Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 22 July 2011

Nhắc đến tên gọi Vĩnh Nghiêm, người dân TP.HCM đều nhớ đến ngôi chùa lớn toạ lạc tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, nhưng ít ai biết, chùa Vĩnh Nghiêm ở TP.HCM được xây dựng theo nguyên mẫu chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang.

"Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành”.

Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm - hay có tên gọi khác là chùa Đức La, thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, là trường đào tạo tăng ni, Phật tử đầu tiên ở Việt Nam.

Ngôi chùa cổ Vĩnh Nghiêm nằm tại ngã ba sông Phượng Nhỡn, nơi gặp gỡ của 2 con sông lớn (sông Thương và sông Lục Nam), nơi phù sa hội tụ trước khi đổ ra biển. Từ chùa nhìn về bên kia sông, có thể trông rất rõ đền Kiếp Bạc - nơi  thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
.
Kề bên Kiếp Bạc là dãy Côn Sơn - nơi nhà chính trị, nhà quân sự, nhà thơ lỗi lạc Nguyễn Trãi về mai danh ẩn tích. Xa hơn chút nữa là danh lam thắng tích Yên Tử - vùng đất thánh của thiền phái Trúc Lâm.

Du khách hành hương về Vĩnh Nghiêm sẽ được nghe sự tích vua Trần chọn đất xây chùa. Chuyện xưa kể, sau chiến thắng quân Nguyên Mông, vị vua anh hùng Trần Nhân Tông đã đi du ngoạn khắp nơi, ngắm nhìn giang sơn cẩm tú để chọn đất dựng chùa. Khi ngài tới nơi này, con ngựa chiến từng xông pha trận mạc cùng ngài bỗng lồng lên dẫm nát hoa màu. Dân làng kéo nhau đến xem và quỳ xuống lạy thì con ngựa dừng lại. Vua hỏi dân làng, được biết đây là vùng đất thiêng nên cho dựng ở đây một ngôi chùa lớn đặt tên là Vĩnh Nghiêm.

Vĩnh Nghiêm dần trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng dưới thời Trần, là nơi đào tạo tăng đồ. Vĩnh Nghiêm cũng là nơi tu hành của 3 nhân vật sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm gồm: vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa thiền sư Đồng Kiên Cương và Huyền Quang đại sư Lý Đạo Toái.

Chùa Vĩnh Nghiêm có kiến trúc bề thế, khuôn viên chùa rộng và đẹp gồm tam quan, tam bảo, nhà tổ đệ nhất, nhà tổ đệ nhị, gác chuông, khách đường, hành lang tả hữu, vườn tháp... được bố trí hài hoà theo bố cục kiến trúc ‘‘nội vương, ngoại quốc”.

Ngoài những giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa Vĩnh Nghiêm còn được xem như một bảo tàng văn hoá Phật giáo Đại thừa tiêu biểu ở miền Bắc Việt Nam. Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật quý như: hệ thống tượng thờ, đồ thờ, các bức phù điêu, chạm khắc, hệ thống văn bia, hoa văn trên kiến trúc...

Đặc biệt, chùa có kho mộc thư với những bộ ván in kinh như: Hoa Nghiêm sớ, Di Đà sớ, Yên Tử nhật trình, Bản Nguyện chân kinh, Tỳ Khâu Ni giới kinh, Thần Du phương ký… Tổng cộng, chùa còn giữ được 34 đầu sách với hơn 3000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt có 2 trang sách khắc ngược bằng chữ Hán. Đây là một trong những di sản văn hoá đặc biệt quý mà hiếm nơi nào trên đất nước ta còn lưu giữ được.

Chùa Vĩnh Nghiêm còn có tấm bia đá cổ 6 mặt đặt trên bệ sen, thân bia cao 1,18m, mỗi mặt rộng 0,32m, 5 mặt được chạm trổ ‘‘lưỡng long chầu nguyệt”. Bia dựng năm Hoằng Định 1606, nội dung bia ghi lại việc trùng tu chùa năm đó.

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra vào ngày 14 tháng 2 Âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc xưa và Bắc Giang nay. Hơn 700 năm đã trôi qua, với những giá trị văn hoá lớn lao, chốn tổ Vĩnh Nghiêm vẫn là đích đến của nhiều đoàn khách hành hương tìm về nguồn cội, về cái thiện, về sự thanh thản trong tâm hồn…

Du lịch, GO! - Theo báo Phụ Nữ, ản internet
Đỉnh Ngọc Linh huyền bí giữa đại ngàn Tây Nguyên ngày nay đã trở thành một “vương quốc” của loài sâm có giá trị cao bậc nhất thế giới. 

Người đã lập nên “vương quốc” sâm ấy chính là  anh Trần Hoàn (sinh năm 1975, quê miền chiêm trũng Hà Nam), vào Tây Nguyên lập nghiệp năm 1995. Thời điểm anh Trần Hoàn vào Tây Nguyên lập nghiệp cũng chính là thời điểm mà sâm Ngọc Linh đã trở nên khan hiếm, sâm quý hơn… vàng, người người, nhà nhà  đổ xô nhau đi săn lùng sâm trên khắp các khu rừng giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Giá sâm Ngọc Linh tươi trên thị trường có lúc lên đến cả trăm triệu đồng/kg, bình thường từ 50-60 triệu đồng/kg, một người dân ở rừng đi tìm suốt 6 tháng ròng, chỉ cần tìm được 1kg củ sâm là đủ nuôi sống gia đình họ cả năm. Củ sâm nhỏ như ngón tay có giá thấp nhất cũng không dưới 1 triệu đồng. Vì thế, nguồn sâm Ngọc Linh trong tự nhiên vài năm qua gần như không còn.
.
< Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Đào Xuân Quý (mũ tai bèo) thăm vườn sâm Ngọc Linh.

Thế là từ những năm 1998-1999, anh Trần Hoàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã bắt đầu nghĩ đến việc thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình: cứu sâm Ngọc linh thoát khỏi “cửa tử”.

Tỷ đô cũng không bán vườn sâm 

Bắt  đầu những ngày tháng gian nan nhất. Anh Hoàn và các cộng sự lặn lội tìm kiếm, thu mua lại sâm của người dân đào được rồi đem về rừng trồng lại. Sâm Ngọc Linh có lẽ là loài thực sinh mỏng manh nhất của đại ngàn Tây Nguyên, bởi mỗi năm chỉ mọc lên một cành lá vào mùa xuân đến cuối hạ đầu thu lụi tàn, ngủ đông mãi đến đầu xuân sau mới nhú mầm. Nó phải được trồng hoàn toàn dựa vào tự nhiên, không có tác động khoa học kỹ thuật bên ngoài. Nói là củ sâm, song thực chất là đốt của cây sâm Ngọc Linh, mỗi cây sâm chỉ ra một đốt, một năm, thân nằm trên mặt đất được lá rừng rụng xuống phủ kín nên gọi là củ.

Tiền tỷ như muối đổ xuống biển. Đã có lúc mồ hôi thấm đẫm nước mắt nhưng anh Hoàn không hề nản chí. Anh Hoàn tâm sự, có những đêm trắng anh không ngủ mà chỉ mơ  về chuyện trồng sâm Ngọc Linh, kỹ thuật trồng sâm sao cho hiệu quả.

“Nhiều khi tôi thấy mình cứ như điên, như khùng ấy. Bao nhiêu vốn liếng, tất cả tâm huyết đều đổ vào vườn sâm. Thậm chí có lúc còn đi vay “nóng” để có thể mua sâm giống kịp thời, nếu không sâm sẽ bị bán cho người khác mất.

Đến bây giờ, tôi chưa thu lại được một đồng nào từ sâm, nhưng nếu có ai trả cả tỷ đô tôi cũng không bán vườn sâm của mình. Tôi không cầu danh lợi, mà chỉ muốn gìn giữ một giống sâm quý cho đất nước, cho Kon Tum mà thôi. Với tôi, đây là tài sản vô giá”- vị Tổng giám đốc nói.

Đến nay, trên 130 ha sâm Ngọc Linh đã được hình thành trên đỉnh Ngọc Linh tạo thành một “vương quốc” ẩn mình giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Bí mật vườn sâm 

Gần 10 năm trước, một tờ báo đưa tin: một công ty trồng sâm ở Kon Tum đã được thành lập mang tên Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Cũng theo tờ báo này, đại diện Hội đồng quản trị công ty đã không giấu giếm “tham vọng” của mình: “Chúng tôi không muốn nhìn thấy sâm Ngọc Linh bị tiệt diệt ngay ở “thủ đô” sâm Kon Tum. Ước mơ cháy bỏng của chúng tôi là làm sao bảo tồn, phát triển cây sâm; xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh - Kon Tum. Cũng coi như là cách để chúng tôi tri ân vùng đất đã cưu mang mình…”.


< Cán bộ kỹ thuật đang hướng dẫn khách tham quan vườn sâm Ngọc Linh.

Mẩu tin ngắn và “tuyên bố hùng hồn” ấy của đại diện HĐQT công ty không mấy người quan tâm và nó cũng nhanh chóng bị lãng quên qua thời gian. Và “vương quốc”  sâm của anh Hoàn tiếp tục chìm hoàn toàn vào vòng bí mật.

"Không phải không có những ánh mắt soi mói, rình rập. Thời buổi sâm quý hơn…vàng, nếu đem vườn sâm ra “khoe” thì có khác gì “mời các bác xơi”" - anh Hoàn nói.

Nhưng rồi cũng đến lúc anh Hoàn công bố cho bàn dân thiên hạ biết kết quả của mười mấy năm trời miệt mài, lặng lẽ làm “gã khùng”.  Để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh trước vấn nạn sâm Ngọc Linh giả; để chứng minh rằng, sâm Ngọc Linh đã thoát khỏi sự tuyệt chủng và đang dần phát triển trở lại ở “thủ phủ” của mình; để bảo vệ uy tín của tỉnh trước dư luận cho rằng Kon Tum không bảo vệ được loài cây quý.

< Công nhân đang chăm sóc sâm Ngọc Linh.

"Tôi cũng muốn kêu gọi mọi người, hãy bắt tay vào bảo vệ sâm Ngọc Linh bằng những việc làm cụ thể chứ không chỉ trông chờ vào người khác... Đây là một quyết định khó khăn đối với tôi và các cộng sự. Bởi lẽ công bố vườn sâm quý đồng nghĩa với việc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác bảo vệ" - anh Hoàn khẳng định.

Vị Tổng giám đốc này cũng đã huấn luyện cho gần cả trăm người dân Xê Đăng ở địa phương từ bỏ việc phá rừng làm rẫy mà tự nguyện lên rừng để trồng và chăm sóc, canh giữ sâm Ngọc Linh trên 130ha cho mình.

Sắp tới, doanh nghiệp có kế hoạch liên kết với cộng đồng dân cư 6 xã ở 2 huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei, phát giống miễn phí cho họ, tổ chức để các cộng đồng làng trồng sâm và ăn chia với doanh nghiệp.

Khắc Lịch
Du lịch, GO! - Theo Bee
Có những điều giản đơn nhưng chứa nhiều bí ẩn bởi chưa có lời giải thích thuyết phục và có những thắng cảnh ngay gần chúng ta, nhưng không mấy người biết đến. Suối đá trứng ở xã Gia Phú (Bảo Thắng, Lào Cai) là một địa chỉ như vậy.

Mỗi dòng sông, con suối đều gắn với mình một huyền thoại và như đời người, trên mỗi khúc sông, khúc suối lại có một phẩm hạnh riêng. Bắt nguồn từ núi rừng Hoàng Liên hùng vĩ, nơi có đỉnh Phan Xi Păng cao ngất, đoạn đầu đời như đứa trẻ hiếu động quần quật chảy để lại đằng sau nó những khối đá ngổn ngang bên thung lũng Mường Hoa (huyện Sa Pa).

Vượt qua khe núi hẹp cuối dãy Hoàng Liên (xã Thanh Phú, Sa Pa), dòng suối đổ ra địa phận xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng) và cũng kể từ đây nó đã mang tên gọi khác, suối Ngòi Bo. Dấu hiệu của "sự trưởng thành, quãng đời đẹp nhất" của dòng suối là ở đây. Trước khi lững lờ trôi giữa đôi bờ yên ả và kết thúc sứ mệnh khi hòa mình với dòng sông Hồng ở cửa Ngòi Bo, dòng suối đã hiến cho đời những tinh túy với chuỗi thắng cảnh đậm màu thi ca và cơ man bí ẩn hấp dẫn.

< Trứng đá đồ chơi yêu thích của lũ trẻ.

Một trong những điểm như thế là suối Đá trứng. Suối Đá trứng là ranh giới giữa thôn Tả Thàng và thôn Khe Luộc, xã Gia Phú. Suối Ngòi Bo đang cuồn cuộn chảy đến đây bỗng lặng lờ trôi êm đềm và phóng khoáng với bến nước rộng như hình thái của một dòng sông.
Phía bờ hữu (thôn Tả Thàng), bên bồi là một doi những cát vàng và bãi đá màu trắng tăm tắp. Điều thú vị là những viên đá ở đây dù to hay nhỏ đều rất nhẵn và tròn hoặc chí ít cũng là hơi dẹt hoặc hình bầu dục như quả trứng. Vì thế từ lâu người dân nơi đây vẫn gọi là suối Đá trứng, suối Đá tròn.

Thiên nhiên khéo tạo dựng, người dân thôn Tả Thàng, Khe Luộc chọn những viên đá trứng, đá tròn mang về làm cảnh, trang trí cho ngôi nhà.
< Tác giả bên suối đá trứng.

Một vài người đã nghĩ đến việc sơn màu hoặc sơn họa tiết nghệ thuật cho các viên đá này với mục đích thương mại. Ý tưởng này là hoàn toàn có cơ sở bởi mới đây ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì… nhiều cửa hiệu đã bán chạy như tôm tươi những viên đá cảnh tự nhiên như thế với giá từ 500.000 tới 1 triệu đồng, với viên có khối lượng lớn giá còn cao hơn.

Để đến tham quan suối Đá trứng kỳ thú và chứa nhiều bí ẩn bạn có thể đi từ chợ Xuân Giao hoặc từ chân cầu Bến Đền, nhưng chỉ từ chợ Xuân Giao mới có đường nhựa.

Du lịch, GO! - Theo báo Lào Cai

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống