Đỉnh Ngọc Linh huyền bí giữa đại ngàn Tây Nguyên ngày nay đã trở thành một “vương quốc” của loài sâm có giá trị cao bậc nhất thế giới.
Người đã lập nên “vương quốc” sâm ấy chính là anh Trần Hoàn (sinh năm 1975, quê miền chiêm trũng Hà Nam), vào Tây Nguyên lập nghiệp năm 1995. Thời điểm anh Trần Hoàn vào Tây Nguyên lập nghiệp cũng chính là thời điểm mà sâm Ngọc Linh đã trở nên khan hiếm, sâm quý hơn… vàng, người người, nhà nhà đổ xô nhau đi săn lùng sâm trên khắp các khu rừng giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Giá sâm Ngọc Linh tươi trên thị trường có lúc lên đến cả trăm triệu đồng/kg, bình thường từ 50-60 triệu đồng/kg, một người dân ở rừng đi tìm suốt 6 tháng ròng, chỉ cần tìm được 1kg củ sâm là đủ nuôi sống gia đình họ cả năm. Củ sâm nhỏ như ngón tay có giá thấp nhất cũng không dưới 1 triệu đồng. Vì thế, nguồn sâm Ngọc Linh trong tự nhiên vài năm qua gần như không còn.
.
< Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Đào Xuân Quý (mũ tai bèo) thăm vườn sâm Ngọc Linh.
Thế là từ những năm 1998-1999, anh Trần Hoàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã bắt đầu nghĩ đến việc thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình: cứu sâm Ngọc linh thoát khỏi “cửa tử”.
Tỷ đô cũng không bán vườn sâm
Bắt đầu những ngày tháng gian nan nhất. Anh Hoàn và các cộng sự lặn lội tìm kiếm, thu mua lại sâm của người dân đào được rồi đem về rừng trồng lại. Sâm Ngọc Linh có lẽ là loài thực sinh mỏng manh nhất của đại ngàn Tây Nguyên, bởi mỗi năm chỉ mọc lên một cành lá vào mùa xuân đến cuối hạ đầu thu lụi tàn, ngủ đông mãi đến đầu xuân sau mới nhú mầm. Nó phải được trồng hoàn toàn dựa vào tự nhiên, không có tác động khoa học kỹ thuật bên ngoài. Nói là củ sâm, song thực chất là đốt của cây sâm Ngọc Linh, mỗi cây sâm chỉ ra một đốt, một năm, thân nằm trên mặt đất được lá rừng rụng xuống phủ kín nên gọi là củ.
Tiền tỷ như muối đổ xuống biển. Đã có lúc mồ hôi thấm đẫm nước mắt nhưng anh Hoàn không hề nản chí. Anh Hoàn tâm sự, có những đêm trắng anh không ngủ mà chỉ mơ về chuyện trồng sâm Ngọc Linh, kỹ thuật trồng sâm sao cho hiệu quả.
“Nhiều khi tôi thấy mình cứ như điên, như khùng ấy. Bao nhiêu vốn liếng, tất cả tâm huyết đều đổ vào vườn sâm. Thậm chí có lúc còn đi vay “nóng” để có thể mua sâm giống kịp thời, nếu không sâm sẽ bị bán cho người khác mất.
Đến bây giờ, tôi chưa thu lại được một đồng nào từ sâm, nhưng nếu có ai trả cả tỷ đô tôi cũng không bán vườn sâm của mình. Tôi không cầu danh lợi, mà chỉ muốn gìn giữ một giống sâm quý cho đất nước, cho Kon Tum mà thôi. Với tôi, đây là tài sản vô giá”- vị Tổng giám đốc nói.
Đến nay, trên 130 ha sâm Ngọc Linh đã được hình thành trên đỉnh Ngọc Linh tạo thành một “vương quốc” ẩn mình giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Bí mật vườn sâm
Gần 10 năm trước, một tờ báo đưa tin: một công ty trồng sâm ở Kon Tum đã được thành lập mang tên Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Cũng theo tờ báo này, đại diện Hội đồng quản trị công ty đã không giấu giếm “tham vọng” của mình: “Chúng tôi không muốn nhìn thấy sâm Ngọc Linh bị tiệt diệt ngay ở “thủ đô” sâm Kon Tum. Ước mơ cháy bỏng của chúng tôi là làm sao bảo tồn, phát triển cây sâm; xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh - Kon Tum. Cũng coi như là cách để chúng tôi tri ân vùng đất đã cưu mang mình…”.
< Cán bộ kỹ thuật đang hướng dẫn khách tham quan vườn sâm Ngọc Linh.
Mẩu tin ngắn và “tuyên bố hùng hồn” ấy của đại diện HĐQT công ty không mấy người quan tâm và nó cũng nhanh chóng bị lãng quên qua thời gian. Và “vương quốc” sâm của anh Hoàn tiếp tục chìm hoàn toàn vào vòng bí mật.
"Không phải không có những ánh mắt soi mói, rình rập. Thời buổi sâm quý hơn…vàng, nếu đem vườn sâm ra “khoe” thì có khác gì “mời các bác xơi”" - anh Hoàn nói.
Nhưng rồi cũng đến lúc anh Hoàn công bố cho bàn dân thiên hạ biết kết quả của mười mấy năm trời miệt mài, lặng lẽ làm “gã khùng”. Để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh trước vấn nạn sâm Ngọc Linh giả; để chứng minh rằng, sâm Ngọc Linh đã thoát khỏi sự tuyệt chủng và đang dần phát triển trở lại ở “thủ phủ” của mình; để bảo vệ uy tín của tỉnh trước dư luận cho rằng Kon Tum không bảo vệ được loài cây quý.
< Công nhân đang chăm sóc sâm Ngọc Linh.
"Tôi cũng muốn kêu gọi mọi người, hãy bắt tay vào bảo vệ sâm Ngọc Linh bằng những việc làm cụ thể chứ không chỉ trông chờ vào người khác... Đây là một quyết định khó khăn đối với tôi và các cộng sự. Bởi lẽ công bố vườn sâm quý đồng nghĩa với việc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác bảo vệ" - anh Hoàn khẳng định.
Vị Tổng giám đốc này cũng đã huấn luyện cho gần cả trăm người dân Xê Đăng ở địa phương từ bỏ việc phá rừng làm rẫy mà tự nguyện lên rừng để trồng và chăm sóc, canh giữ sâm Ngọc Linh trên 130ha cho mình.
Sắp tới, doanh nghiệp có kế hoạch liên kết với cộng đồng dân cư 6 xã ở 2 huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei, phát giống miễn phí cho họ, tổ chức để các cộng đồng làng trồng sâm và ăn chia với doanh nghiệp.
Khắc Lịch
Du lịch, GO! - Theo Bee
Người đã lập nên “vương quốc” sâm ấy chính là anh Trần Hoàn (sinh năm 1975, quê miền chiêm trũng Hà Nam), vào Tây Nguyên lập nghiệp năm 1995. Thời điểm anh Trần Hoàn vào Tây Nguyên lập nghiệp cũng chính là thời điểm mà sâm Ngọc Linh đã trở nên khan hiếm, sâm quý hơn… vàng, người người, nhà nhà đổ xô nhau đi săn lùng sâm trên khắp các khu rừng giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Giá sâm Ngọc Linh tươi trên thị trường có lúc lên đến cả trăm triệu đồng/kg, bình thường từ 50-60 triệu đồng/kg, một người dân ở rừng đi tìm suốt 6 tháng ròng, chỉ cần tìm được 1kg củ sâm là đủ nuôi sống gia đình họ cả năm. Củ sâm nhỏ như ngón tay có giá thấp nhất cũng không dưới 1 triệu đồng. Vì thế, nguồn sâm Ngọc Linh trong tự nhiên vài năm qua gần như không còn.
.
< Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Đào Xuân Quý (mũ tai bèo) thăm vườn sâm Ngọc Linh.
Thế là từ những năm 1998-1999, anh Trần Hoàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã bắt đầu nghĩ đến việc thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình: cứu sâm Ngọc linh thoát khỏi “cửa tử”.
Tỷ đô cũng không bán vườn sâm
Bắt đầu những ngày tháng gian nan nhất. Anh Hoàn và các cộng sự lặn lội tìm kiếm, thu mua lại sâm của người dân đào được rồi đem về rừng trồng lại. Sâm Ngọc Linh có lẽ là loài thực sinh mỏng manh nhất của đại ngàn Tây Nguyên, bởi mỗi năm chỉ mọc lên một cành lá vào mùa xuân đến cuối hạ đầu thu lụi tàn, ngủ đông mãi đến đầu xuân sau mới nhú mầm. Nó phải được trồng hoàn toàn dựa vào tự nhiên, không có tác động khoa học kỹ thuật bên ngoài. Nói là củ sâm, song thực chất là đốt của cây sâm Ngọc Linh, mỗi cây sâm chỉ ra một đốt, một năm, thân nằm trên mặt đất được lá rừng rụng xuống phủ kín nên gọi là củ.
Tiền tỷ như muối đổ xuống biển. Đã có lúc mồ hôi thấm đẫm nước mắt nhưng anh Hoàn không hề nản chí. Anh Hoàn tâm sự, có những đêm trắng anh không ngủ mà chỉ mơ về chuyện trồng sâm Ngọc Linh, kỹ thuật trồng sâm sao cho hiệu quả.
“Nhiều khi tôi thấy mình cứ như điên, như khùng ấy. Bao nhiêu vốn liếng, tất cả tâm huyết đều đổ vào vườn sâm. Thậm chí có lúc còn đi vay “nóng” để có thể mua sâm giống kịp thời, nếu không sâm sẽ bị bán cho người khác mất.
Đến bây giờ, tôi chưa thu lại được một đồng nào từ sâm, nhưng nếu có ai trả cả tỷ đô tôi cũng không bán vườn sâm của mình. Tôi không cầu danh lợi, mà chỉ muốn gìn giữ một giống sâm quý cho đất nước, cho Kon Tum mà thôi. Với tôi, đây là tài sản vô giá”- vị Tổng giám đốc nói.
Đến nay, trên 130 ha sâm Ngọc Linh đã được hình thành trên đỉnh Ngọc Linh tạo thành một “vương quốc” ẩn mình giữa đại ngàn Tây Nguyên.
Bí mật vườn sâm
Gần 10 năm trước, một tờ báo đưa tin: một công ty trồng sâm ở Kon Tum đã được thành lập mang tên Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Cũng theo tờ báo này, đại diện Hội đồng quản trị công ty đã không giấu giếm “tham vọng” của mình: “Chúng tôi không muốn nhìn thấy sâm Ngọc Linh bị tiệt diệt ngay ở “thủ đô” sâm Kon Tum. Ước mơ cháy bỏng của chúng tôi là làm sao bảo tồn, phát triển cây sâm; xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh - Kon Tum. Cũng coi như là cách để chúng tôi tri ân vùng đất đã cưu mang mình…”.
< Cán bộ kỹ thuật đang hướng dẫn khách tham quan vườn sâm Ngọc Linh.
Mẩu tin ngắn và “tuyên bố hùng hồn” ấy của đại diện HĐQT công ty không mấy người quan tâm và nó cũng nhanh chóng bị lãng quên qua thời gian. Và “vương quốc” sâm của anh Hoàn tiếp tục chìm hoàn toàn vào vòng bí mật.
"Không phải không có những ánh mắt soi mói, rình rập. Thời buổi sâm quý hơn…vàng, nếu đem vườn sâm ra “khoe” thì có khác gì “mời các bác xơi”" - anh Hoàn nói.
Nhưng rồi cũng đến lúc anh Hoàn công bố cho bàn dân thiên hạ biết kết quả của mười mấy năm trời miệt mài, lặng lẽ làm “gã khùng”. Để bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh trước vấn nạn sâm Ngọc Linh giả; để chứng minh rằng, sâm Ngọc Linh đã thoát khỏi sự tuyệt chủng và đang dần phát triển trở lại ở “thủ phủ” của mình; để bảo vệ uy tín của tỉnh trước dư luận cho rằng Kon Tum không bảo vệ được loài cây quý.
< Công nhân đang chăm sóc sâm Ngọc Linh.
"Tôi cũng muốn kêu gọi mọi người, hãy bắt tay vào bảo vệ sâm Ngọc Linh bằng những việc làm cụ thể chứ không chỉ trông chờ vào người khác... Đây là một quyết định khó khăn đối với tôi và các cộng sự. Bởi lẽ công bố vườn sâm quý đồng nghĩa với việc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác bảo vệ" - anh Hoàn khẳng định.
Vị Tổng giám đốc này cũng đã huấn luyện cho gần cả trăm người dân Xê Đăng ở địa phương từ bỏ việc phá rừng làm rẫy mà tự nguyện lên rừng để trồng và chăm sóc, canh giữ sâm Ngọc Linh trên 130ha cho mình.
Sắp tới, doanh nghiệp có kế hoạch liên kết với cộng đồng dân cư 6 xã ở 2 huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei, phát giống miễn phí cho họ, tổ chức để các cộng đồng làng trồng sâm và ăn chia với doanh nghiệp.
Khắc Lịch
Du lịch, GO! - Theo Bee
0 comments:
Post a Comment