Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 6 August 2011

Những cổ thụ 3 vòng tay người ôm, những thảm thực vật nguyên sơ chưa từng bị tác động… trong Vườn Quốc gia Cát Tiên đang đứng trước nguy cơ chìm xuống lòng hồ thủy điện vĩnh viễn.
Ngày 6-8, các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường, bảo tồn sinh học… đã có chuyến khảo sát thực tế Vườn Quốc gia Cát Tiên tại khu vực xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên - Lâm Đồng, nơi dự kiến xây dựng Thủy điện Đồng Nai 6.

Nhiều loài quý hiếm bị “bỏ quên”

Với cao trình mực nước dâng 224 m, đập thủy điện Đồng Nai 6 sẽ làm ngập khoảng 86,43 ha rừng vườn Cát Tiên, gồm các Tiểu khu 421, 422 và 506 thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Để tiếp cận được vị trí xây thủy điện trên sông Đồng Nai, đoàn khảo sát đã lội bộ băng rừng trên 5 km, xuống sâu gần 100 m. Chặng đường nào cũng khiến đoàn khảo sát ngạc nhiên vì vẻ đẹp, sự trù phú và hùng vĩ của vườn quốc gia này.

Khác với những báo cáo chung chung của Bộ NN-PTNT, rằng khu vực dự án chỉ là rừng gỗ nghèo, rừng nghèo hỗn giao…, chúng tôi đã bắt gặp khá nhiều loài cây quý có tên trong Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, như: cẩm lai, trắc, mun, kơ-nia…, trong đó nhiều cổ thụ đến 3 vòng tay người ôm  mới kín.

< TS Vũ Ngọc Long, Viện Sinh học nhiệt đới,  lúc phát hiện loài hùng lan Việt. 

Bất ngờ trong chuyến khảo sát, TS Vũ Ngọc Long, thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, đã phát hiện thêm 2 loài thực vật đặc hữu của khu vực Cát Lộc, đó là hùng lan Việt và một loài thực vật hoại sinh (dạng nấm) khác. TS Long cho biết hùng lan Việt chỉ có một họ, một chi, là loài hơi cổ và có quan hệ với hệ thực vật Malaysia.

“Về mặt giá trị kinh tế của cây gỗ thì 2 loại này không có nên có thể bị xếp vào loại rừng gỗ nghèo. Tuy nhiên, nó có giá trị rất lớn về mặt di truyền học và chỉ duy nhất có ở khu vực này mà thôi. Bên cạnh đó, sự tồn tại của 2 loại thực vật này cho thấy hệ thực vật ở khu vực dự kiến là lòng hồ ngập nước cũng như khu vực lân cận còn khá nguyên sơ, chưa bị tác động, có giá trị rất lớn trong nghiên cứu”- TS Long nhấn mạnh.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều loài thực vật quý hiếm trong lĩnh vực dược học, như: ba gạc, sâm cau, vài loại cây họ gừng… và một số loài thực vật khác chưa được định tên. Những phát hiện này tiếp nối bất ngờ khác, đến nỗi TS Đào Trọng Tứ, thuộc mạng lưới sông ngòi Việt Nam, phải thốt lên: “Làm kinh tế có nhiều cách nhưng không có cách gì để một lần nữa có lại những loại cây này!”.

Vậy mà, những loài thực vật quý hiếm này đã bị Bộ NN-PTNT cũng như các đơn vị thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “phớt lờ” khi trình Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng như báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Những cổ thụ đến 3 vòng tay người ôm, những thảm thực vật nguyên sơ chưa từng bị tác động… trong Vườn Cát Tiên đang đứng trước nguy cơ chìm xuống lòng hồ thủy điện vĩnh viễn khiến các nhà khoa học không giấu được nỗi xót xa.

“Họ không biết quý rừng”!

Tại xã Đồng Nai Thượng, bên cạnh một số người dân không hay biết gì về hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, nhiều người khác có quyền lợi thiết thực bị ảnh hưởng tại đây đã phản ứng gay gắt.
Anh Ba Thiều, một người dân sống bằng nghề đánh bắt cá, lo ngại: “Họ làm thủy điện tràn lan như thế này thì rồi đây, sông đâu có còn là sông nữa! Tôi và nhiều người dân khác sống bằng nghề này cũng phải bỏ sông lên rừng mà thôi”.

< TS Kỷ Quang Vinh, ĐH Cần Thơ, lấy mẫu nước sông Đồng Nai để nghiên cứu.

Theo anh Ba Thiều, tuy sống ở thượng nguồn nhưng có nhiều người dân địa phương cùng làm nghề chài lưới dọc “miệt dưới” sông Đồng Nai. Anh cho biết từ ngày có quá nhiều thủy điện mọc lên, dòng sông càng thêm đục ngầu và ngày càng cạn kiệt.
Chị Nguyễn Minh Tâm, một người gắn bó với rừng từ nhiều năm nay, dù thú thật chưa một lần vào Vườn Cát Tiên nhưng vẫn băn khoăn: “Tôi thấy tiếc cho vườn quốc gia này quá”…

Tỏ ra tâm huyết và quan tâm nhiều đến thông tin dự án thủy điện sẽ được khởi công ngay đầu nguồn con sông này, ông Nguyễn Lắm, gần 60 tuổi, bức xúc: “Tại sao lại có thể suy nghĩ thiển cận như vậy được, chỉ vì mục đích nào đó mà làm ảnh hưởng đến con cháu mai sau là không được. Thủy điện đã băm nát con sông này rồi. Thủy điện có thể làm hoặc không làm nhưng vườn thì cần phải bảo vệ vì không dễ gì trồng lại được”.

Có mặt trong chuyến khảo sát, ông Vũ Ngọc Lân, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên, nhận xét: “Họ không biết quý rừng, họ chỉ chăm chăm thực hiện ý đinh đem lại cái lợi cho mình mà thôi”.

Xã Đồng Nai Thượng, nơi đang được “nhăm nhe” làm thủy điện, thuộc vùng đệm của vườn Cát Tiên. Tham gia cuộc khảo sát cùng với các nhà khoa học, chúng tôi nhận thấy đây là khu vực còn hết sức hoang sơ, các loài cây ken nhau dày đặc, chỉ thỉnh thoảng mới có dấu chân người. Dòng sông đoạn này cuồn cuộn chảy nhưng chiều rộng chỉ khoảng vài chục mét, đứng từ phía xã Đồng Nai Thượng nhìn sang ngay mép sông bên kia là vách núi cao còn nguyên vẻ hoang sơ. Đây là vùng rừng phòng hộ, thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông. Những người tâm huyết với rừng tại Đắk Nông cũng đang phản ứng quyết liệt khi hay tin về hai dự án Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A này.


< Sơ đồ thuỷ điện trên hệ thống sông Đồng Nai: chằn chịt!

Chiều 6-8, đứng giữa khu rừng hoang sơ, ngay sát bên mép nước thượng nguồn sông Đồng Nai, một nhà khoa khọc chuyên về môi trường đã thốt lên: “Đây chắc chắn là những thủy điện cuối cùng trên sông Đồng Nai. Họ sẽ không xây dựng thêm bởi sẽ không còn có lợi kinh tế nữa nhưng hỡi ôi, thủy điện đã lên đến tận điểm đầu nguồn sông rồi. Họ sẽ không thêm thủy điện khác nữa nhưng sông và rừng cũng đã bị băm nát cả rồi”.

Những thực tế ghi nhận trong chuyến khảo sát sẽ được trình bày trong buổi hội thảo hôm nay, 7-8, về quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông Đồng Nai - trường hợp Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Vườn Quốc gia Cát Tiên và Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đồng tổ chức.

Rừng quý, không phải rừng nghèo!

Theo TS Vũ Ngọc Long, khu vực dự kiến xây đập thủy điện Đồng Nai 6 có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học rất cao. Thứ nhất, vì có khu vực này nên có nhiều loài đặc hữu của vùng, còn khá nguyên sơ, chưa có tác động lớn. Thứ hai,  hệ sinh thái hỗn giao giữa gỗ, tre, nứa… giúp thoát nước tốt. Thứ ba, rừng hỗn giao này có đan xen thảm thực vật đặc trưng bên dưới, tạo ra một thảm mùn tốt để giữ nước.


< Hùng lan Việt - một loài đặc hữu ở vùng Cát Lộc, được tìm thấy trong chuyến khảo sát ngày 6-8.

“Rừng này rất giàu đối với môi trường và bảo tồn sinh học. Khu vực này là rừng quý chứ không phải rừng nghèo!”- TS Long nhấn mạnh.

Ngoài ra, với 26 loài thú quý hiếm xếp trong Sách đỏ Việt Nam và 22 loài thú quý hiếm bị đe dọa xếp trong danh lục đỏ thế giới, như: tê giác một sừng (loài cực kỳ nguy cấp), hổ Đông Dương, voọc chà vá chân đen, bò tót…, khu hệ thú rừng Cát Lộc còn rất giá trị về mặt bảo tồn nguồn gien và đa dạng sinh học.

Sông Đồng Nai giờ là... sông Hồng

Gặp gỡ trước hội thảo về vấn đề thủy điện và Vườn Quốc gia Cát Tiên, nhiều nhà nghiên cứu môi trường chỉ vào dòng sông Đồng Nai vùng thượng nguồn rồi chua xót: “Sông Đồng Nai bây giờ cũng là sông Hồng rồi”.

Chúng tôi chợt nhận ra tất cả những lần đến đây đều thấy dòng sông này trong tình trạng một màu đục ngầu.
Chị Trần Thị Xuân, một người dân sinh sống bên sông, trăn trở: “Nhiều năm nay rồi, sông chỉ đục ngầu thế thôi. Màu trong xanh chỉ có cách đây cả 10 năm, khi tôi mới về khu này ở”.

Du lịch, GO! - Theo NLĐ, thêm ảnh internet
Nói một chút về hòn đảo này:
Tên đảo: Thạnh An
Dân cư: hơn 800 hộ với khoảng 4600 dân (nghe bảo người ta sinh sống trên đảo này gần 100 năm trước).
Cơ sở vật chất: 1 trường mẫu giáo, 1 trường cấp 1, 1 trường cấp 2 và vài cơ quan nhà nước khác
Điện + nước: trên đảo có 1 nhà máy phát điện Diesel cung cấp điện từ 6h sáng đến tầm 10h tối và trạm cấp nước ngọt (chở từ đất liền).

Nói thêm chút xíu nữa: Sau trận bão lịch sử năm ... nào đó, chính quyền địa phương đã có kế hoạch di dời dân cư trên đảo về đất liền vì đảo khá yếu và chi phí trợ cấp điện nước sinh hoạt cho nhân dân trên đảo khá lớn (khoảng 15 tỉ VNĐ mỗi năm). Tuy nhiên, do quỹ đất của huyện không đủ lớn, chi phí đền bù khá cao và 1 phần do bà con sinh sống trên đảo đã quen với cuộc sống ở đây nên kế hoạch vẫn chưa thực hiện được (hầu hết dân cư trên đảo hiện nay đã xây dựng nhà ở kiên cố). Đây là thông tin mình tổng hợp được khi nói chuyện với anh cán bộ xã.

Sau 1 lúc nghỉ ngơi, mấy anh em đi ăn để chuẩn bị làm việc. Trên đường đi thấy 1 đống lửa giữa đường, hổng biết có phải do nhóm này đến mà người ta đốt lửa không.

< Hơn 9h tối nhưng trung tâm đảo vẫn khá nhộn nhịp (đặc biệt là những quán ăn đêm).


Đồ ăn ở đây cũng khá ngon và rẻ, tầm 15k/tô, khổ nỗi muỗi nhiều quá, vừa ăn vừa đuổi mệt nghỉ. Nhắc đến chuyện này lại nhớ bữa đi rừng, cũng bữa ăn tối như thế này nhưng có điều muỗi lúc đó còn nhiều hơn cả ... quân Nguyên Mông.

Ăn xong, anh cán bộ dẫn mấy anh em đến khu vực "đi săn", cái công việc này bao nhiêu năm nay vẫn thế - vẫn đem "da tươi thịt sống" ra làm mồi cho "tụi nó" xơi  Ấy vậy mà bọn nó cũng chẳng chịu đếm xỉa cho, 8 cặp chân "ngon lành" chìa ra cả buổi mà chỉ có vài con để mắt tới (bình thường ở mấy chỗ khác chắc tụi nó "làm gỏi" từ lâu rồi). Lết hết góc này đến góc kia, cuối cùng cũng bắt được gần mười mấy chú!

< 2 "em" đang no máu, vài ngày nữa có lẽ sẽ bị phanh thây.

Quân chủng: Muỗi Anopheles
Vòng đời: vài ngày đến 1 tháng
Kích thước: to
Tốc độ: ko xác định
Vũ khí (nếu có): kí sinh trùng sốt rét
Đặc điểm nhận dạng: khi đốt, đầu muỗi chúc xuống, vòi và thân hợp với mặt phẳng (da) một góc nhọn (tầm 45 độ).

Xong việc, anh em thu dọn đồ đạc rồi rút về trạm. Phòng ngủ cũng khá đặc biệt!
Phòng có 4 chiếc giường (vừa đủ), mình chọn cái trong cùng.


Không biết có bao nhiêu bà đẻ nằm trên cái giường này rồi nhưng mình ngủ rất ngon giấc . Có lẽ 1 phần tại không khí trên đảo rất trong lành và yên tĩnh (chứ không sặc mùi "bệnh viện" như những trạm xá khác )

Nghe ông anh bảo tháng này mặt trời mọc sớm lắm nên hẹn giờ 4h sáng. Điện thoại vừa reo thì đã thức ngay dậy tắt đi rồi ... ngủ tiếp (bình thường chắc là nằm thêm vài tiếng nhưng tối hôm trước ngủ sớm nên nằm thêm 15' thì bò dậy).

Thu dọn giường chiếu, đánh răng rửa mặt rồi bỏ vào túi: điện thoại, máy ảnh, 1 hộp sữa và mấy gói AFC, sau đó nhẹ nhàng ra ngoài.

< Trên đường đi có vài kí hiệu lạ (có lẽ là trò chơi mật thư gì đó).

4h20' sáng, đã thấy 1 vài hàng quán sáng đèn chuẩn bị dọn hàng. Đang không biết đi ra hướng nào để ngắm bình minh thì 1 bác tập thể dục sớm đi ngang qua nên hỏi luôn, lúc đó mới té ngửa vì bác ấy bảo gần 6h mặt trời nó mới mọc X_X. Lỡ thu dọn giường rồi nên đi lòng vòng chơi luôn ...

Gần 4h30 sáng, trời vẫn tối đen như mực, nhìn về phía đất liền chỉ thấy những ánh đèn le lói ....

Đứng trên bờ đê nghe sóng vỗ ì oạch, gió thổi nhè nhẹ, xung quanh thì tối đen nên tự nhiên thấy hơi ... ơn ớn nhưng lại nhún vai: "Da mình thế này, lại mặc áo trắng, nếu người ta có gặp khéo họ cũng vắt chân mà chạy, thôi thì cứ đi 1 vòng quanh đảo xem sao ".

Nghĩ là làm, mình ... móc bánh và hộp sữa mang theo trong túi quần ra "xử lý" (làm tí cho nóa ấm bụng, mình là người chứ có phải ma thật đâu )

Bờ đê tối om, 1 phía là biển, phía còn lại là rừng đước với đủ hình thù kì quái.

Đi được 1 lúc thì thấy đằng xa có 1 bóng người tối tối làm mình hơi chột dạ , đi thêm chút xíu thì thấy bóng người đó di chuyển về phía trong làng nên tự trấn an: "chắc chiêu nhát ma của mình có hiệu lực rồi " và lại đi tiếp

Khoảng vài trăm mét nữa thì đến bến tàu phía đông hòn đảo. Chụp luôn lại lịch tàu của bến này.

< Đang đi thì gặp một con quái vật 1 mắt , hết hồn!

Từ đảo này, mất khoảng 45' để đến Vũng Tàu và 40' để đi Thiềng Liềng (1 hòn đảo ít người hơn ở gần đó).

Vì bờ kè dừng lại tại đó nên mình rẽ vào con đường trong làng để về trạm.
< Đường trên đảo.

Về đến trạm thì mọi người đã dậy và chuẩn bị xong hành lý nên vào phòng lấy đồ rồi mấy anh em cùng đi ra bến tàu. Ra đến nơi mới biết hơn 30' nữa mới có chuyến sớm nhất, lại kéo nhau vào quán uống cafe, riêng mình làm 1 đĩa cơm sườn (bánh + sữa lúc nãy bị tiêu hóa hết lúc đi lòng vòng rồi).
< Cầu lên tàu (bên trái).
< 6h30 sáng, mặt trời mới "ngóc" lên được chừng này.
Từ đầu đến giờ hình như thiếu thiếu gì đó thì phải . Ah đúng rồi, hình của mềnh!
< Về gần đến đất liền cũng là lúc 1 chiếc tàu tuần tra ra khơi.
< Có "bảo kê" nên mấy tàu nhỏ cũng bắt đầu rời bến. Chúc mọi người 1 ngày may mắn ^^.
Khi đến bến tàu thì bác tài đã chờ sẵn từ bao giờ , anh em xếp đồ lên xe về thành phố.

Qua phà Bình Khánh, lại thấy đoàn xe cộ chen chúc nối đuôi nhau, lại ồn ào và bụi bặm, lại muốn được quay xe đi về cánh rừng đước kia nhưng nghĩ đến bao nhiêu việc ở nhà nên thôi không mơ nữa, về nhà ngủ cho lành.

HCM - 22/6/2011
viethack911

Phần 1

Du lịch, GO!
Vừa đi rừng về được mấy ngày chưa kịp thở thì anh bạn đã PM rủ đi đảo Thạnh An (nó là nơi khỉ ho nào thì chút mình giới thiệu sau), tất nhiên là đồng ý ngay vì đã đợi dịp này từ hơn ... 1 năm trước.

Xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM) có diện tích 13.141 hecta, trong đó rừng phòng hộ chiếm 60%;  cách trung tâm thành phố hơn 70km đường bộ và thêm 45 phút đi tàu.
Vì phải ở lại qua đêm nên ngoài quần áo còn phải mang thêm cả chăn màn. Không quên ghé tiệm tạp hóa mua thêm 2 hộp sữa tươi + 1 hộp AFC phòng thân lúc ... đói. Định mượn thêm cái máy chụp hình thì ông anh nhờ mua hộ, thế là tiện thể test máy luôn. Ok, tạm đủ để lên đường...
Sắp xếp xong công việc ở nhà, mới 12h30 nhưng sợ trễ nên phóng xe đi luôn. Rút kinh nghiệm lần trước phải chạy đi gửi xe nên lần gần đến điểm hẹn (TT Y Tế Dự Phòng tp) thì tìm chỗ gửi xe rồi đi bộ.

Đến nơi lúc 1h (sớm 30') nên vào quán cafe cóc bên kia đường làm ly cafe cho tỉnh táo, 1h30 thì xe tới ...

< Chẹp, mấy sếp chơi hoành tráng thật!

< Ah ko mình nhầm, là chiếc này.

Mấy anh em chất đồ lên xe rồi lên đường, mình bé nên được ưu tiên ngồi đằng trước.
Đường tốt, xe chạy nhanh nên chỉ 1 lúc đã tới Cần Giờ (chẳng kịp chụp chọt gì X__X).

Đến bến tàu, bác tài lái xe về thành phố còn mấy anh em ngồi lại đợi vì mãi 5h chiều tàu mới chạy (ngồi đợi gần 2h). Tranh thủ đi lòng vòng xung quanh.

Không quên ghi lại lịch tàu chạy cho những lần đi sau (nếu có).

< Trông giống giống như thế này nhưng lớn hơn 1 chút.

Theo lịch này thì đi từ Cần Thạnh (đất liền) ra Thạnh An (đảo) mất khoảng 45' còn đến Vũng Tàu thì mất 1h30' (thực tế thì lâu hơn chút xíu).

1 ngày có 6 chuyến qua lại giữa đất liền và đảo, 5h chiều là chuyến cuối cùng
Giá vé cũng khá mềm, 10k/người lớn/lượt, 20k/xe máy còn trẻ em hoặc học sinh là 5k
Tàu chở khách cũng không lớn lắm (chắc tại nhu cầu chỉ có thế), chứa được khoảng vài chục người (tùy tàu).
< 1 thuyền cá cập bến lấy thêm hàng ...
< ... và ra khơi ngay sau đó.
< Đồn biên phòng ngay gần bến.

Tên: ông già (và biển cả)
Tuổi: U60
Nghề nghiệp: phụ tàu
Mức lương: 2.7tr/th (tuần làm 6 ngày, ngày làm 6 chuyến).
< Tàu chạy được khoảng 15' thì bắt đầu đi vào vùng có mưa.

Xung quanh toàn sông nước không hề thấy đất liền.

5' sau thì mưa bắt đầu nặng hạt, chủ tàu cho hạ mấy tấm bạt che hai bên để mưa không tạt vào trong nhưng nước vẫn xối xả hắt vào những chỗ hở, đoạn này hơi hơi giống mấy bộ film mà mình đã xem!

Mưa càng lúc càng mạnh và có kèm theo giông khiến con tàu hơi chao đảo và đi chậm lại, nhìn sang bên cạnh thấy 1 anh mặt tái mét nên nghĩ thầm trong bụng: "ông ấy đi nhiều lần rồi mà còn tái mét thế kia thì chuyến này lành ít dữ nhiều rồi >"<".

Nhìn ra đằng sau, mưa trắng xóa, tầm nhìn xa giảm xuống vài trăm mét.
Móc điện thoại ra đăng nhập yahoo định chia tay bạn bè lần cuối thì mưa bắt đầu ngớt, "cái ông gì đó" thiệt biết cách trêu người ta.

Vài phút sau thì mưa tạnh, bầu trời lại sáng như người ta vẫn thường nói.
Mặt trời không thể xua tan màn màn mây dày nhưng cũng đủ mang đến 1 chút ánh sáng ấm áp, lúc này thì yên tâm là mình vẫn còn sống rồi.
Rời bến tàu lúc 6h (trễ 15' so với dự kiến), đi bộ vài phút thì đến điểm dừng chân của nhóm.
Cất đồ xong, mấy anh em tranh thủ vòng ra bờ biển đi dạo, đây là mặt phía nam, tiếp giáp biển lớn nên được xây kè bảo vệ.

Còn tiếp Phần 2
Viethack911

Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống