Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 8 August 2011

Thác Cây Si (còn gọi là thác Thanh sơn) thuộc ấp Hòa Hiệp, xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Sông Đồng Nai có nhiều thác nước và thác Cây Si chính là con thác cuối cùng của sông trước khi dòng nước này đổ vào lòng hồ Trị An. 
Gọi là thác Cây Si vì cận thác có một cây Si cổ thục rất lớn. Khung cảnh ở đây hoang sơ với bãi cát trắng mịn màng và nhiều cây xanh mát nên thu hút nhiều người đến vui chơi, giải trí, nhất là những dịp lễ tết.

Thác cây si là một phần của dòng thác Ba Giọi (Ba Giọt) nằm trên sông Đồng Nai, có lưu vực rất rộng (trên dưới 1km tùy đoạn) với rất nhiều nhánh chen lẫn các bờ đá.
.
< Câu cá ở thác Cây Si.

Vào mùa kiệt, nước lòng hồ thấp, nước trên nguồn bớt chảy về nên khá an toàn cho việc dã ngoại tại thác và các khu vực lân cận. Còn trong mùa mưa lũ: nước trên nguồn đổ về nhiều chảy xiết và sâu, có chỗ sâu tới 14m bên cạnh những bãi đá lởm chởm rất đẹp nhưng cũng hết sức nguy hiểm.

Từ thác Cây Si lên thượng nguồn khoảng 5km theo đường chim bay là thác Ba Zọt, thác này nằm trong khu du lịch sinh thái Hoa Phượng (Phú Hòa, Định Quán, Đồng Nai). Không rộng lắm nhưng con đường vào thác được trải nhựa khá đẹp.

Thác Ba Zọt như một bức tranh thủy mặc với những dòng chảy bọt tung trắng xóa, với hồ nước mênh mông, giữa hồ, cụm đảo tình nhân xanh um cây cỏ, với vài chiếc thuyền nhỏ nằm chờ khách trên bến.
Về độ cao, Thác Ba Zọt không thể sánh với những thác khác nhưng xét về độ rộng thì thác tỏ ra vượt trội với những ghềnh đá chồng chất nối tiếp nhau trải dài tưởng chừng đến vô tận.

Du lịch, GO! tổng hợp
Những ngày hè nắng nóng, có một điểm du lịch gần Hà Nội được “dân phượt” gọi là “cái tủ lạnh của đồng bằng Bắc bộ” đáng để bạn cùng gia đình tìm đến dịp cuối tuần. 

Tam Đảo nằm cách Hà Nội chừng 89 km, nếu đi từ 8 giờ sáng, khoảng hơn 10 giờ bạn đã có thể nghỉ chân ở thị xã Vĩnh Yên giữa những con phố cổ rợp bóng cây xanh trước khi “lên núi”.

Nhà nghỉ ở Tam Đảo có nhiều hạng, nếu đi ngày thường bạn không cần đặt phòng trước, cứ lên đó gặp chỗ nào trông ưng ý là hỏi (hỏi đúng chủ nhà để tránh gặp “cò”) và nhớ mặc cả, hiện giá phòng ở bình dân khoảng 300 - 400 ngàn đồng/tối.

.
Giá ngày cuối tuần thông thường sẽ đắt gấp đôi. Nếu chịu khó đi theo con đường nhựa lên đến điểm cao nhất, bạn có thể tìm thấy nhà nghỉ Tư Phương - một địa chỉ được “Tây ba lô” ưa thích và truyền tai nhau.
Đây là một căn villa cũ xây lại, được tổ chức kiểu nhà trọ, có sân, vườn và sườn đồi thoai thoải phía sau. Từ chỗ này, có thể tận hưởng không gian yên tĩnh cách xa mọi ồn ào và nhìn được toàn cảnh Tam Đảo, cũng có thể đốt lửa trại khi đêm xuống.

Chủ nhà vốn dễ tính, nhiệt tình, sẵn sàng nấu cơm cho khách với thực phẩm tự chăn nuôi. Nếu cần chỗ nghỉ “sang” hơn, bạn có thể tham khảo và đặt phòng trước ở khách sạn Ánh Dương, một điểm được nhiều người đánh giá tốt.

Đặc sản ở Tam Đảo chủ yếu là rau su su, bình dân nhất thì có thể đến quán xôi gà ở chợ trung tâm, gọi thêm món gì đơn giản, song tuyệt đối bạn không nên gọi thịt thú rừng, vì vừa không ngon vừa dễ gặp thịt... lợn nhà.

Điểm chơi ở Tam Đảo không có nhiều, ban ngày có thể đến vườn Quốc gia Tam Đảo, suối bạc, nhà thờ đá cổ, phế tích khách sạn Metropole hoặc lên chơi tháp truyền hình, cái duy nhất bạn cần chuẩn bị là... sức khỏe vượt qua những bậc thang dốc đá.

Buổi tối, khi nền nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể ngồi ăn khoai nướng, ngô, trứng nướng và lên “bến Hàn Quốc” ngắm thị xã Vĩnh Yên đẹp lung linh và lãng mạn.    

Du lịch, GO! - Theo An Ninh Thủ Đô, Quangdai blog
“Đã mấy chục năm rồi người Hà Nội không còn nghe tiếng tàu hơi nước âm vang trên sông Hồng” - lý do giản dị đó đưa đẩy ông Trần Tất Chủng, giám đốc trung tâm du lịch đường sắt, mở tour du lịch bằng những chiếc đầu máy có tuổi thọ cả thế kỷ về đền Đô (Bắc Ninh) trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Điều thú vị cho những hành khách tham gia tour du lịch về nguồn bằng đường sắt này là cơ hội được ngắm nhìn muôn mặt lễ hội. Những du khách ưa hoài cổ cũng có thể tìm lại hình ảnh Hà Nội mấy chục năm về trước, nghe lại tiếng còi tàu vang vang trên sông Hồng những sáng sớm tinh sương.

“Người Hà Nội giờ đây ít đi tàu, gần thì đi ôtô, xa thì đi máy bay. Nhưng mỗi khi nghe còi tàu rú vang, tiếng máy xình xịch, tiếng bánh xe chạy trên đường ray vẫn khiến lòng người xao động.

Về nguồn bằng... đường sắt

Có lẽ nó đánh thức nhiều hình ảnh quá khứ đã lãng quên bởi vòng quay hối hả của cuộc sống. Với riêng tôi, những chuyến tàu ấy mang lại cảm giác về sự bình lặng, thư thái” - ông tiến sĩ sử học, giám đốc trung tâm du lịch giải thích về ý tưởng mở tour du lịch bằng đường sắt trên những con tàu cổ.

Từ đầu tháng 9, những người lên kế hoạch tour đã phải giải quyết hàng loạt khó khăn. Việc tàu chạy qua thành phố vào ban ngày, thời điểm đại lễ với mật độ giao thông đông đúc cũng khiến ban tổ chức đau đầu suy nghĩ.

Làm thế nào để dẫn tàu ra khỏi khu vực nội thành trong hai ngày đại lễ an toàn, trong khi chỉ một quãng đường mấy kilômet từ ga Hà Nội đến cầu Long Biên đã có đến sáu đường ngang dân sinh. Đây lại là tuyến đường sắt độc đạo đi các tỉnh phía Bắc, việc khởi hành của các chuyến tàu đi Từ Sơn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tàu đến và đi ở khu vực đầu mối...

Khó và lỗ, vẫn cứ làm

Ông Trần Tất Chủng thành thật: “Năm ngoái dù bán với giá 1 triệu đồng/vé nhưng tour vẫn cứ lỗ vì chi phí bỏ ra quá lớn. Năm nay khi lên kế hoạch anh em cũng nhận định sẽ lỗ vì giá vé chỉ có 200.000 đồng, nhưng chúng tôi xác định phải làm vì lễ hội 1.000 năm có một”.

Năm 2009, khi làm tour thử nghiệm về đền Đô, các nhân viên trung tâm và cán bộ ngành đường sắt phải lên Yên Bái hàng chục lần để khảo sát hiện trạng đầu máy, kiểm tra suốt cả hành trình để kéo về Hà Nội. Chiếc đầu máy hơi nước sản xuất từ thời Pháp (năm 1932) là đầu máy cổ nhất ngành đường sắt VN. Các thợ máy đã mất mấy tuần liền để sửa chữa mới đưa được đầu máy về đến nơi an toàn.

Việc sử dụng các toa tàu cũ và đầu máy chạy bằng hơi nước thật sự là một thử thách. Theo ông Chủng, số người biết lái tàu chạy bằng hơi nước và các thợ máy biết về cơ cấu của đầu máy hơi nước không còn nhiều. Hơn nữa, đa số họ đã chuyển sang làm nghề khác nên rất khó khăn cho việc sửa chữa, vận hành. Một nhân viên trung tâm tiết lộ để đảm bảo an toàn cho hành khách, các kỹ thuật viên phải dùng đến một vài “kỹ xảo” đặc biệt.

Người lái chuyến tàu về đền Đô năm ngoái ở tận Yên Bái, là người biết lái tàu hơi nước duy nhất mà họ tìm thấy lúc đó. Suốt mấy tuần liền vật lộn với cái đầu máy đến nỗi gầy rộc và sau chuyến đi, một lần nữa họ lại vã mồ hôi để chuyển đầu máy về bảo quản tại Yên Bái.

“Chuyến thử nghiệm đầu tiên dù lỗ nhưng an toàn, nhận được nhiều phản hồi tốt của hành khách và lãnh đạo TP Hà Nội. Bởi vậy, năm nay ngoài việc sử dụng đầu máy hơi nước cổ đó, chúng tôi sẽ đề nghị ngành đường sắt dùng thêm một hoặc hai đầu máy diesel có sức kéo tốt hơn và nối thêm toa chở khách nếu lượng khách tăng cao so với dự kiến”, ông Chủng khẳng định.

Tour du lịch đặc biệt chỉ mở trong hai ngày 9 và 10-10 với 200-300 suất vé bán ra cho hai chuyến. Mỗi vé giá 200.000 đồng. Khoảng năm toa tàu được nối với nhau, hai toa được sản xuất từ những năm 1960 dành cho những người thích đi toa cũ, còn lại ba toa mới có ghế ngồi thuận tiện. Dự kiến tàu khởi hành từ ga Hà Nội lúc 8g sáng, qua cầu Long Biên và dừng ở ga Từ Sơn (Bắc Ninh).

Trong suốt hành trình sẽ có một đoàn nghệ thuật trình diễn phục vụ du khách. Từ đây, du khách được di chuyển bằng ôtô về đền Đô. Các liền anh, liền chị quan họ sẽ chào khách bằng làn điệu mời trầu. Khách sẽ được tham dự lễ tế tám vị vua nhà Lý và nghe một canh hát quan họ trên thuyền.

Du lịch, GO! - Theo TTO

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống