Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 9 August 2011

“Vào năm 1995, tôi từng thắp đuốc chui vào pháo đài. Chân tôi dẫm lên trên những bộ xương kêu lạo xạo. Dưới ánh lửa lập lòe, tôi thấy đầy xương xẩu, đầu lâu to nhỏ nhiều kích cỡ. Vài ngày sau tôi bị ốm, trong cơn miên man, tôi thường giật nảy mình vì những cơn ác mộng”- ông Phạm Văn Lợi, người dẫn chúng tôi vào pháo đài Đồng Đăng rùng mình nhớ lại.

Thám hiểm khu mồ chôn tập thể

Nhà ông Lợi ngay gần pháo đài. Nhưng khi chúng tôi đề nghị ông dẫn đường vào trong pháo đài, ông nhất quyết từ chối. Một hồi lâu, ông mới miễn cưỡng nhận lời. “Các anh phải chuẩn bị mỗi người một chiếc đèn pin thật sáng nhé. Trong ấy tối lắm đấy”. Nói rồi ông vào trong nhà cầm thêm chiếc dao găm để tự trấn an khi dẫn chúng tôi vào thăm pháo đài.
.
Mon men theo mỏm đồi được mấy trăm mét, hiện ra trước mặt chúng tôi là những tảng bêtông lớn nằm ngổn ngang, nghiêng ngả như sắp lăn xuống. Ông Lợi chỉ tay lên bảo: “Đấy là cửa chính của pháo đài. Ngày xưa nó bị hàng tấn thuốc nổ tàn phá nên giờ mới ngổn ngang thế này”.

Vừa cẩn thận luồn mình qua những khe hở giữa các tảng bê tông lớn, vừa rùng mình sợ hãi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được cửa pháo đài. Giữa mùa hè oi ả, khi nhìn xuống cửa pháo đài, từng luồng gió mát lạnh phả vào mặt chúng tôi, ớn lạnh. Cửa chui xuống phía dưới pháo đài sâu hút hút. Bởi vậy chúng tôi tìm đủ cách nhưng không thể xuống được pháo đài ở cửa chính này.

Chúng tôi theo lời ông Lợi đi tìm những cửa phụ khác để xuống phía dưới pháo đài. Sau một hồi tìm kiếm, thấy thêm một số cửa, tuy nhiên cửa thì bị vùi lấp bởi đất đá, cửa thì quá sâu không thể xuống được. Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được một cửa chỉ sâu khoảng 4m, có thể nhảy xuống để chui vào sâu bên trong tầng hầm pháo đài.

Mỗi người một chiếc đèn pin, chúng tôi len vào tầng hầm của pháo đài sâu hun hút. Đường hầm được thiết kế theo hình mái vòm lớn, các bức tường có nhiều vết nứt lớn ngang dọc đan xen vào nhau. Ông Lợi giải thích, những vết nứt ấy là hậu quả của những trận bộc phá trước đây công phá pháo đài.

Càng vào sâu bên trong, chúng tôi càng rùng mình ớn lạnh. Ngửa mặt lên phía trên đường hầm, từng mảng bêtông lớn nham nhở, cảm tưởng như có thể rơi xuống đầu chôn vùi chúng tôi bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó là nỗi sợ mơ hồ về rắn rết, bom mìn còn sót lại... Nền hầm nhớt nháp, ẩm thấp. Thỉnh thoảng, tất cả lại giật thót mình vì vài cánh dơi thấy động vụt bay ra từ phía trong hầm tối.

Tiến sâu vào bên trong khoảng 40m, chúng tôi chỉ có thể di chuyển sang các đường hầm ngang dọc mà không thể tiến sâu hơn vì các cửa đường hầm đã bị lấp, bị sập. Cố gắng tìm đường xuống tầng hầm thứ 3 mãi, nhưng chúng tôi đành bất lực. Ông Lợi cho biết, hồi trước ông cũng đã thử tìm cửa xuống tầng hầm dưới nhưng không thể tìm ra.

Nỗi ám ảnh rắn rết, ma quái

Pháo đài Đồng Đăng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, là mồ chôn của hàng nghìn người. Theo các tài liệu lịch sử, khi Nhật tiến vào Đông Dương qua đường Lạng Sơn (năm 1940) và khi Nhật đảo chính Pháp (năm 1945), pháo đài Đồng Đăng chứng kiến những trận đánh ác liệt giữa quân Nhật và quân Pháp, thương vong của binh lính hai bên rất nặng nề.

Trong chiến tranh năm 1979, tại pháo đài Đồng Đăng, quân dân ta đã cầm chân được quân địch gần 10 ngày, phá tan kế hoạch đánh nhanh của địch. Trong những trận chiến ác liệt đó, thương vong của cả quân dân ta và quân địch đều rất lớn. Điều đáng đau buồn là nhiều dân thường bao gồm cả trẻ con và người già khi chui vào đây tránh bom đạn của kẻ thù cũng không tránh khỏi số phận thảm khốc.

Ông Lợi kể: “Vào năm 1995, tôi từng thắp đuốc chui vào pháo đài. Chân tôi dẫm lên trên những bộ xương kêu lạo xạo. Dưới ánh lửa lập lòe, tôi thấy đầy những xương xẩu, đầu lâu to nhỏ nhiều kích cỡ. Vài ngày sau tôi bị ốm, trong cơn miên man, tôi thường giật nảy mình vì những cơn ác mộng. Tôi hay mơ thấy có một chú bé cứ níu quần tôi kéo lại. Sau đó, tôi được các bà then, thầy mo phán rằng, tôi ốm đau là do bị hồn ma không nơi nương tựa quyến luyến(?!)”. Câu chuyện “hồn ma” nhập vào ông Lợi làm xôn xao dư luận cả thị trấn Đồng Đăng trong một thời gian dài, nói đến ai cũng biết.

Năm 2006, bộ đội Quân khu 2 đã có đợt thu lượm hài cốt tại pháo đài Đồng Đăng. Sau hàng tuần khai quật, bộ đội ta chỉ thu lượm được khoảng 30 bộ hài cốt. Hài cốt quân ta được gói bằng vải đỏ, quân địch gói bằng vải đen, còn dân thường thì gói bằng vải vàng. Trong đợt thu lượm, bộ đội cũng phát hiện hai bộ hài cốt mà kích thước của bộ xương to và dài hơn những bộ xương khác. Theo dự đoán thì đó có thể là hài cốt quân lính người Pháp ngày xưa tử trận tại đây.

Điều làm cho người dân Đồng Đăng ai cũng rùng mình khi nghĩ tới chuyện chui xuống pháo đài, theo ông Lợi cũng như nhiều người dân ở Đồng Đăng, là vì hiện nay trong pháo đài vẫn còn nhiều hài cốt, xương xẩu bị chôn vùi dưới các lớp đất đá, bêtông cốt thép, sâu hàng chục mét, rộng hàng trăm mét. Không rõ thực hư thế nào, nhưng đây là nguyên nhân chính dẫn đến những đồn thổi ma quái về pháo đài Đồng Đăng.

Ông Hoàng Văn Niềm (Khu Pá Phiêng, thị trấn Đồng Đăng) kể, trước đây khu vực pháo đài này còn có hai con trăn rất to. Vào sáng sớm, đồng ruộng phía dưới pháo đài thường xuất hiện rõ ràng những đường trườn lớn uốn lượn giữa ruộng làm cây lúa ngả dạt sang hai bên. Người dân đoán chắc đó chính là đường đi của những con trăn lớn này.

Còn ông Lợi thì quả quyết, cách đây gần 10 năm, khi ông đi phơi sắn trên pháo đài đã nhìn thấy da con trăn lột xác để lại, dài khoảng 6 - 7m. Ông Lợi cho biết thêm, vào những ngày trời nắng, dân chuyên đi săn rắn đi quanh pháo đài Đồng Đăng trong một buổi trưa có thể bắt được 4, 5 con rắn khác nhau.
Có lẽ chính vì sự hoang phế của pháo đài mà người dân nơi đây đã thêu dệt nên những câu chuyện rắn rết, ma quỷ rùng rợn như vậy.

Phần 1: Di tích Pháo Đài Cao Bằng

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Giaoduc.net, Du lịch Cao Bằng và các nguồn khác
Ngay thị trấn vùng biên ải Đồng Đăng sầm uất, có một pháo đài bí ẩn bị lãng quên mấy chục năm nay. Nhiều người trẻ sống ngay ở thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) nhưng họ không biết ở ngay nơi mình sống tồn tại một pháo đài nổi tiếng. Chúng tôi đã dành nửa ngày để cùng một số người dân leo trèo khám phá bên trong pháo đài này.
Không chỉ với chúng tôi, người dân nơi đây cũng có cảm giác rùng rợn, sợ hãi khi nghĩ đến chuyện chui vào phía trong pháo đài, vì trong thời chiến, rất nhiều người đã bỏ mạng nơi đây. Hơn nữa, hệ thống lô cốt đã nhiều lần bị đánh thuốc nổ, bị ném mìn, chẳng may trong quá trình đi sâu vào pháo đài mà vô tình động phải mìn thì mất mạng.

Pháo đài này do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1941, đến năm 1943 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng, pháo đài được xây ở vị trí phía Đông – Nam thị xã Cao Bằng, đây là một vị trí có ưu thế về mặt quân sự, có thể quan sát được toàn bộ các khu vực ngoại vi, đặc biệt là cầu Bằng Giang và cầu Sông Hiến, đây là hai cây cầu mà thực dân Pháp cho là những trở ngại lớn nhất khi đối phương muốn tấn công vào trung tâm.

< Mặt trên của pháo đài là ruộng ngô.

Pháo đài Cao Bằng được nhiều nhà quân sự phương tây đánh giá là một trong những pháo đài đẹp và kiên cố nhất Đông Dương, do một kỹ sư người Đức thiết kế, pháo đài có diện tích 10 ha, xung quanh xây tường cao 8 – 10m, tường được xây bằng loại đá rắn chắc, có độ bền cao, hệ thống phòng ngự được chia thành 4 cụm hoả lực chính, mỗi cụm có một lô cốt, hình thù như những con sư tử hung mãnh rình mồi để gây đòn tâm lý với đối phương, Pháo đài chỉ có một cổng chính ra vào, cách cổng khoảng 0,5m có một cầu rút, khi có báo động hoặc chiến đấu, cầu rút sẽ được trục tời điều khiển đóng kín cổng và lập tức toàn bộ vành đai pháo đài được khép kín.

< Một lô cốt của pháo đài.

Theo quan sát, các bức tường của pháo đài rất kiên cố, được đúc bằng bê tông cốt thép, bề dày khoảng 2m. Ở tầng trên cùng là nóc pháo đài, cứ cách một khoảng lại có một lỗ rộng chừng 0,3m2, là nơi bố trí các khẩu đại liên, trung liên, đồng thời để quan sát 4 hướng quanh pháo đài.

Để chui lên trên pháo đài, chúng tôi phải luồn qua những khe hở giữa các tảng bêtông lớn nằm chềnh ềnh, nghiêng ngả như sẵn sàng sập xuống bất cứ lúc nào.

Sau một thời gian leo trèo, chui rúc, chúng tôi cũng lên đến điểm cao nhất của pháo đài. Một khung cảnh hoang sơ, tan nát hiện ra trước mặt. Trên diện tích với chiều rộng khoảng 60m, chiều dài khoảng 100m, từng tảng bê tông lớn nhỏ nằm nghiêng ngả, lăn lóc mỗi tảng một nơi, là dấu tích còn lại sau những trận bộc phá nhằm phá hủy pháo đài.


< Cửa chính của pháo đài rất sâu, không có phương tiện thì không thể xuống được.

Cũng ở trên pháo đài, vẫn còn một vài hố sâu đến mấy chục mét, mà theo những người dẫn đường là do những trận bộc phá trước đây gây nên. Ngoài ra, trên đó còn ngổn ngang một số bức tường đã rêu phong, bụi phủ.

Tận dụng diện tích rộng lớn trên bề mặt của pháo đài, người dân tranh thủ thâm canh thêm cây sắn, cây ngô. Hiện tại, những ruộng ngô đã cao gần đầu gối. Chẳng mấy chốc nơi đây sẽ biến thành màu xanh mướt mát, che phủ tất cả. Rất ít người dân nơi đây ít người biết rằng, dưới kia, bên trong pháo đài là những bí ẩn rùng rợn.


< Những lô cốt của pháo đài dù bị phá hủy nặng nề song vẫn còn rất vững chắc.

Pháo đài Đồng Đăng được người Pháp xây dựng ở một vị trí chiến lược quân sự quan trọng. Từ pháo đài Đồng Đăng có thể quan sát và bảo vệ các tuyến giao thông huyết mạch, từ đường sắt đến đường bộ như ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng – Hà Nội, quốc lộ 1A Lạng Sơn – Hà Nội, quốc lộ 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên, quốc lộ 4B Lạng Sơn - Cao Bằng.

Theo các tài liệu lịch sử, pháo đài Đồng Đăng được xây dựng từ thời Pháp và phải mất 3 năm mới xây xong, từ năm 1939 đến năm 1941. Đây là một công trình quân sự kiên cố của thực dân Pháp.

Trong thời gian chống thực dân Pháp, pháo đài Đồng Đăng trở thành lô cốt bất khả xâm phạm. Nhiều lần quân dân ta đánh chiếm pháo đài nhưng đều thất bại. Mãi đến năm 1944 – 1945, lợi dụng Nhật đảo chính Pháp, quân dân ta được lệnh khởi nghĩa mới chiếm được pháo đài.

Tuy nhiên, sau khi Pháp quay trở lại đô hộ nước ta năm 1946, chúng đã cướp lại pháo đài và biến nơi đây thành một căn cứ quân sự vững chắc trong tuyến phòng thủ quân sự hành lang biên giới phía Bắc.


< Một phần pháo đài trông như đầu người.

Trong chiến dịch Biên giới 1950, quân dân ta chiến thắng ở Đông Khê (Cao Bằng), Thất Khê (huyện Tràng Định, Lạng Sơn), quân Pháp phải rút chạy về xuôi theo đường đường số 4. Đến thị trấn Đồng Đăng, chúng đã kịp dùng thuốc nổ để phá hoại pháo đài nhằm không cho quân ta chiếm giữ một điểm quân sự quan trọng. Tuy nhiên, do được thiết kế kiên cố bằng bê tông cốt thép nên pháo đài chỉ bị hư hỏng nhẹ.

Chúng tôi đã tìm gặp ông Trần Bá Hồng thuộc Đại đội 42, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 12, Sư đoàn 3, từng có thời gian đóng quân tại pháo đài Đồng Đăng từ tháng 5 – 1978 đến tháng 3 – 1979, hiện đang sinh sống ở Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông cho biết, trong chiến tranh biên giới năm 1979, ông được giao nhiệm vụ chiến đấu ở mỏm trên của pháo đài. Riêng đơn vị của ông có trên 100 người, nhưng hi sinh đến quá nửa. Bản thân ông bị thương nặng và được điều về tuyến sau điều dưỡng.

Ông Hồng cho biết thêm, trong chiến tranh biên giới 1979, pháo đài Đồng Đăng trở thành nơi trú ẩn cho nhiều người dân sống ở khu vực Đồng Đăng. Tuy nhiên, do nắm rõ vị trí chiến lược quan trọng của pháo đài, quân Trung Quốc đã tập trung lực lượng đánh phủ đầu pháo đài. Bởi vậy, nhiều dân thường cũng bị chết trong pháo đài này.

< Nóc của pháo đài cao ngang với một số ngọn đồi xung quanh.

Ông kể, dù lúc đó xét về lực lượng thì quân mình ít hơn so với quân địch, nhưng quân dân ta đã chiến đấu anh dũng và kìm chân địch nhiều ngày ở pháo đài này, làm chậm tiến kế hoạch đánh nhanh của địch. Sau 10 ngày kiên cường chiến đấu, bộ đội và nhiều dân địa phương phải rút chạy vào sâu trong pháo đài.

Quân xâm lược không dám tiến sâu vào bên trong mà đã dùng thuốc nổ đánh sập cửa để bịt lối ra vào. Đồng thời chúng dùng lựu đạn, hơi cay bắn vào phía trong nhằm tiêu diệt quân dân ta. Chúng huy động khoảng 10 tấn thuốc nổ nhằm biến pháo đài thành mồ chôn tập thể.


< Nhiều bức tường trên mặt pháo đài đã rêu phong.

Theo các tài liệu, trong trận đánh này, lợi dụng đêm tối, đã có 6 đồng chí bộ đội thoát ra khỏi lô cốt và rút về tuyến sau. Trong đó, có đồng chí Triệu Quang Điện, sau này được tặng danh hiệu Anh hùng và là Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lạng Sơn.

Xung quanh việc xây dựng pháo đài Đồng Đăng còn có nhiều câu chuyện kể rùng rợn khác, mà đến nay dư luận người dân nơi đây vẫn còn biết rất rõ. Anh Hoàng Đình Chuyên ( thôn Koòn Quyền, xã Hồng Phong, Cao Lộc) cho biết, ông nội của anh là một trong những người bị thực dân Pháp bắt đi phu để xây dựng pháo đài.

< Nhiều người dân thị trấn Đồng Đăng đã chết trong pháo đài này.

Anh Chuyên nghe bà nội kể lại rằng, người Pháp bắt dân phu làm việc rất vất vả, phải khuân vác đất đá, trộn bêtông cả ngày lẫn đêm mà chế độ ăn uống rất kham khổ. Bởi vậy, cứ chiều tối là bà mang cháo đến cho ông. Khoảng vài tháng sau, khi bà mang cháo ra thì không gặp ông nữa. Về sau mới biết, ông cụ đã chết mất xác vì lao động khổ sai.

Từ trước đến nay, dư luận ở Đồng Đăng vẫn truyền tai nhau rằng, trong quá trình xây pháo đài Đồng Đăng, người Pháp bắt phu phen khuân vác lên những cái hòm rất nặng mà không biết là bên trong đựng những gì. Họ ngờ rằng có thể là vàng bạc hoặc đồ trang sức mà người Pháp cướp bóc được của dân mình mang vào đó cất giấu, trước khi vận chuyển về nước qua đường sắt. Cũng có người cho rằng, đó là vũ khí đạn dược mà Pháp đem vào trong pháo đài.

< Những tảng bêtông rất lớn và dày của pháo đài.

Theo những người lớn tuổi ở Đồng Đăng từng chứng kiến quá trình xây dựng pháo đài, trước khi pháo đài được xây, họ cho san lấp ngọn đồi bằng phẳng, rồi bắt dân phu đào sâu xuống lòng đất, sau đó mới bắt đầu quá trình xây dựng. Sau khi xây xong pháo đài, chúng lại bắt dân phu chở đất đá đổ lên trên, rồi trồng lại cây tạo nên quang cảnh giống như ngọn đồi trước kia.

Theo ông Trần Bá Hồng cũng như những tài liệu mà chúng tôi thu thập được, pháo đài Đồng Đăng được xây dựng thành 3 tầng, chiều rộng 60m, chiều dài 100m. Bên trong pháo đài được thiết kế phức tạp. Tầng cao nhất được thiết kế làm nơi quan sát, tầng thứ hai có đủ các phòng và lỗ châu mai để chiến đấu, tầng thứ 3 là nơi chứa quân trang, đạn dược, lương thực, phòng họp, phòng ngủ, nhà bếp...

< Từ trên đỉnh pháo đài có thể quan sát được 4 hướng.

Ngoài ra, hệ thống đèn chiếu sáng và các cửa hầm thoát hiểm cũng được thiết kế rất bài bản, khoa học. Pháo đài Đồng Đăng có thể chứa được hàng chục nghìn binh lính khi có biến xảy ra.

Theo tài liệu cung cấp của ông Nguyễn Trọng Quyền, Trưởng phòng Văn hóa huyện Cao Lộc, Pháo đài Đồng Đăng được công nhận là di tích lịch sử, cần được bảo vệ. Tuy vậy, tìm mỏi mắt mà chúng tôi không thấy một tấm biển đề di tích, cũng không thấy bóng dáng ai bảo vệ khu vực này.

Còn tiếp phần 2: Ám ảnh ma quái trong pháo đài.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Du lịch Cao Bằng, Giaoduc.net và các nguồn khác
Mọi chuyện bắt đầu cách đây 2 tháng, khi em tò mò lên trang Phượt xem có gì hay ho, và topic "Đi ăn cưới người Mán tại Tả Phìn" đập ngay vào mắt. Thế là off 1 lần làm quen với chủ topic, thỏa thuận việc mình sẽ leo đèo bằng xe đạp, mọi người còn lại đi xe máy, vậy là lên đường. 

Câu chuyện tất nhiên là đạp xe từ Lào Cai lên Tả Phìn ăn cưới, nhưng sẽ miêu tả phần ăn cưới là chính, vì phần đạp xe thì không có gì đặc sắc cả
- Địa điểm:
Tả Phìn là một bản vùng cao giáp Trung Quốc. Bản này có tầm hơn 40 nóc nhà của người dân tộc Mán, hay còn gọi là người Dao Đỏ. Đây là bản du lịch, cách Sapa 12km, và là nơi đầu tiên khách du lịch ghé thăm sau khi tới Sapa.
- Con người:
Người Mán, hay còn gọi là Dao Đỏ sống rải rác vùng núi giáp Trung Quốc. (Người Mán rất ghét người khác gọi mình là người Mán.... hi...hi...... nên tốt nhất ta gọi họ là người Dao Đỏ).
.

Tên phổ thông là người Mán, nhưng gọi là Dao Đỏ thì dễ nhận ra họ hơn vì trang phục rất đặc trưng là cái khăn đỏ quấn trên đầu phụ nữ từ già đến trẻ. Già có khăn của già, trẻ có khăn của trẻ, nhưng đều giống nhau ở đặc điểm là màu đỏ rất tươi.

Ngoài cái mũ ra, quần áo của cả nam lẫn nữ đều thêu những hoa văn rất đẹp và đậm chất của dân tộc Dao Đỏ. Em show tạm 1 cái ảnh lên đây, các hình chi tiết kỹ hơn sẽ được post ở phần chi tiết miêu tả chuyến đi.


Tạm thời sơ qua là vậy, em sẽ kể chi tiết về văn hóa người Dao Đỏ trong các bức ảnh tiếp theo.

Bắt đầu nào....
----------------------------------
Bỏ qua những câu chuyện trước khi đi, em đi vào luôn hành trình ha....
2h trước khi nhảy lên tàu hỏa đi Lào Cai, em cuống cuồng vơ vội 2 bộ quần áo, 1 cái áo khoác mỏng, vội vã đạp xe ra ga.

< Cô đơn giữa đèo:

Biết là Sapa rét lắm, nhưng nghĩ tới 30km leo đèo một mình, em quyết định mang càng ít hành lý càng tốt. Trước đó gạ gẫm mỏi mồm mà các bác đi xe máy không nhận khiêng hộ cái balo, nên đành liều. Xem ra đây là quyết định đúng đắn. 3 ngày không tắm rửa, mặc nguyên quần áo ẩm ướt bẩn nhoe nhoét, một thử thách khá thú vị.

< Hành lý chỉ gồm 1 túi topeak cỡ trung bình, ghi đông thì treo túi máy ảnh.

Để có đủ sức khỏe cho buổi sáng đạp xe, lên tàu em quyết định nện 2 viên thuốc ngủ, đây là quyết định sai lầm, vì sáng hôm sau đầu cứ quay quay, cũng may lúc đạp xe thì bắt đầu tỉnh táo.

Trời dở mây mù dở mưa phùn, cực kỳ khó chịu, tầm nhìn có lúc chỉ khoảng trong vòng 10m, sợ nhất là ô tô nó không nhìn thấy mình, thế nên em phải lắp đèn đóm cả trước lẫn sau, bật đèn giữa ban ngày.

Chuyến này quyết định leo đèo bằng xe Folding để xem khả năng của xe này thế nào. Nếu ổn thì có nghĩa là có thể khiêng nó đi touring khắp nơi.

Bò lóp ngóp 6 tiếng, cuối cùng cũng tới nơi. Tiêu thụ hết 2 chai nước, 4 miếng lương khô và 4 cái kẹo lạc.
< Show 2 cái ảnh để các bác thấy lúc đó mưa gió rét mướt thế nào.

Lúc này đoàn đi xe máy vẫn còn cách Lào Cai 100km, xem ra phải chờ họ ít nhất 3 tiếng nữa. Gọi điện cho anh trai chú rể ra đón thì anh này đang có việc bận, thành ra phải co ro ngồi chờ ở trung tâm bản. Cũng may đây là bản du lịch, em nhờ cô bán hàng lưu niệm pha cho ấm trà nóng, mời mấy bác tài xế quanh đó nguồi uống cho vui.

Chờ tầm nửa tiếng thì ông anh cũng xuất hiện, thế là được đưa về nhà sâu tít gần cuối bản. Anh này tên là anh Giảo. Đây không hẳn là tên, anh Giảo nghĩa là anh Cả.

Nói chung người Dao Đỏ có cách đặt tên theo nguyên tắc khá phức tạp, khiên cho 1 người nào đó nhất thiết phải có cái tên như thế, bố mẹ không tự đặt tên cho con được. Cụ thể nguyên tắc gọi tên thế nào, em sẽ miêu tả sau.
< Rốt cục là cũng vào được ngôi nhà ấm cúng, có cái quan trọng nhất: Lửa:

Em ngồi rịt không rời cái bếp này. Trong thời gian ngồi đây chờ đoàn xe máy, em quan sát được khá nhiều điều thú vị trong ngôi nhà lạ lẫm này.

Ảnh chụp thoải mái, và không thoải mái ... một số nghi lễ không được chụp ảnh, một số sự kiện em ghét em không chụp, he..he.... , cú nhất là gái bản rất xinh, trai bản cũng rất đẹp, mà không chụp được. Thế nên phần lớn ảnh của em chỉ chụp trẻ con với bà già thôi.

Quay lại câu chuyện ở ngôi nhà lạ lẫm, trong hơn 2h, em được 1 anh khác tên là anh Lở ngồi tiếp chuyện. Lở nghĩa là anh thứ 2 trong gia đình, đang bị què do đi lợp mái nhà cho hàng xóm bị ngã, đâm ra không làm việc được. Anh này cũng là người duy nhất nói tiếng Kinh với em, còn lại họ nói tiếng Dao Đỏ thì em không hiểu chữ nào.


Đặc biệt tiếng Dao Đỏ nghe như tiếng Tây nhé, không giống tiếng TQ tẹo nào.. he.....he....... Người Dao Đỏ dùng chữ Nho làm chữ chính thống, trong bản chỉ có tầm gần chục người biết đọc và biết viết chữ nho, gần chục người này nói chung đều là thầy cúng. Còn lại những người khác mù chữ , hoặc mới xóa mù, kể cả trẻ em đang đi học tới tầm lớp 4-5 là bỏ học rồi.

Đầu tiên là nói về thầy cúng:
Trong ảnh là ông thầy cúng cao tay nhất làng đang ngồi làm tiền giấy để cúng ma. Số tiền giấy này cũng đốt như vàng mã của mình.

Thế nào là thầy cúng cao tay? Thầy cúng cũng có dăm bảy hạng, mỗi làng có tầm chục ông thầy cúng, nên sự phân hạng cũng rõ ràng lắm. Thầy cúng cao tay nhất này có thể học thuộc các bài cúng rất dài, em thấy ông này ngồi cúng ma, đọc bài cúng ma tầm 2 tiếng đồng hồ liên tục, tất nhiên là em không hiểu gì.... hì.....

Việc của thầy cúng này sẽ là cúng cho những việc rất trọng đại như dựng nhà, lấy vợ... Nếu dựng nhà ngon lành, hoặc sau đám cưới vợ chồng hòa thuận thì danh tiếng thầy cúng sẽ nổi nhanh chóng. Nhưng nếu dựng nhà mà có người bị ngã què chân như anh Lở, hoặc sau đám cưới vợ chồng đánh nhau thì coi như do thầy cúng thấp tay..... he..he......

< Cảnh thương tâm đây: chọc huyết heo!


Mỗi đám cưới, 7 con lợn sẽ về cõi vĩnh hằng. Nhà trai thịt 6 con, nhà gái thịt 1 con. Kế hoạch là như thế này:
Hàng năm đến mùa, nhà trai đến hỏi cưới, cái này phụ thuộc cả vào thầy cúng, thầy cúng phán hợp tuổi thì mới được hỏi cưới. Thực tế thì nhiều cô gái xinh được nhiều nhà trai hỏi, nên vụ đấu tranh giành giật khá gay gắt.... he...... he......
Sau khi nhà gái nhận lời, nhà trai về bắt đầu nuôi lợn, tiêu chuẩn là 6 con. Nhà gái bắt đầu nuôi 1 con lợn, và cô dâu bắt đầu may áo cưới. Tròn 1 năm sau 7 con lợn mỗi con được gần 1 tạ, cô dâu cũng thêu xong quần áo, là lúc chuyện đại hỉ bắt đầu.


< Một nhân vật khá quan trọng em gặp trong lúc ngồi chờ đoàn xe máy là cậu bé này:


Ở đây có chế độ "xã hội chủ nghĩa" rất bài bản: Nếu nhà trai không nuôi đủ 6 con lợn, hoặc chẳng may chết mất 1 - 2 con thì hàng xóm có thể cho vay lợn. Bao giờ nhà hàng xóm tổ chức cưới, giỗ thì họ sẽ mang lợn sang trả. Các việc khác cũng vậy, dựng nhà, thổi kèn, cúng.... hôm nay tôi giúp ông, ngày mai ông giúp lại tôi, ghi sổ nợ đàng hoàng, cực kỳ rõ ràng sòng phẳng. Chung quy một gia đình cưới dâu về sẽ tiêu tốn tầm 30 triệu đồng.
Một tín hiệu mừng là nếu cô dâu Dao Đỏ lấy chồng người Kinh thì cả hai nhà chỉ thịt duy nhất 1 con lợn. Bác nào định làm rể ở đây yên tâm nhé, không lo tốn kém.

< Các bác để ý cái quần chỗ đầu gối thủng to đùng nhé, do nó bò khắp nhà mà ra.

Không sinh ra trong gia đình này, trong bản này. Cậu bé này là sản phẩm của một ông thầy cúng thấp tay bên bản Khoan. Bố mẹ cãi vã bỏ nhau khi cậu bé mới tầm 1 tháng tuổi, họ quyết định rao bán đứa trẻ (ở dân tộc Dao Đỏ, điều này là hợp pháp), thế là anh cả (Giảo) của nhà này mua về nuôi. Nhưng không may là đến nay đã hơn 4 tuổi mà cậu bé này nói không sõi, chân bị teo không đi lại được, chỉ vịn ghế đứng, hoặc bò trong nhà.
Điều an ủi duy nhất là cậu bé được nuôi nấng trong 1 gia đình rất tốt tính, và là con của ông bố Giảo rất tháo vát và tốt bụng.


< Nhìn xô thịt lợn mà hãi.

Ngotrantrung: người dân ở vùng miền núi phía bắc quan niệm: cho chụp người khác chụp hình là bắt hồn họ vào cái máy ảnh, nên họ thường yêu cầu trả xiền cho họ để chụp ảnh.
Chả biết thế nào, nhưng muốn chụp ảnh ở chợ Bắc Hà chẳng hạn, em thường phải trả 5000Đ!

Hi....hi... đó là cái cớ để gạ tiền khách du lịch thôi bác ạ. Người dân tộc quen thuộc với máy ảnh nhiều nhất 10 năm, lấy đâu ra tập tục với quan niệm.
Em đến bản Tả Phìn lần này với tư cách là khách mời, nên không có chuyện bị gạ tiền trong bất cứ chuyện gì. Nói về khách mời, người dân ở đây cực kỳ hiếu khách. Em có thể đập cửa xin ngủ nhờ bất kỳ nhà nào trong bản, họ mời ngủ, mời uống rượu, ăn cơm như người trong gia đình. Nhưng cũng phải cẩn thận, theo lời anh Lở, một số nhà có rất nhiều bọ chó, không nên ngủ nhờ... he...he.......


< Người thi lo bếp núc.

Em tiếp tục câu chuyện: Điều đau khổ nhất lúc này là em phải chứng kiến 2 con lợn bị chọc tiết, tiếng kêu nghe thảm lắm.... hix....
Sau đó người ta mổ lợn, mang cái đầu con lợn để lên bàn cúng, thầy cúng bắt đầu khấn rất to và rõ ràng. Cảnh này em ngại động chạm nên không chụp ảnh.
< Người thi căng mặt trống.

Ngoài ra thì mỗi người một việc, có đội thổi kèn phụ họa với thầy cúng (tiếc là ảnh chụp đội này hỏng cả, do em lười, cứ để máy ảnh chụp auto, không chỉnh iso gì cả).....

Ông già đang ngồi căng mặt trống là ông Cỏ (có nghĩa là Bố), như vậy mỗi nhà có một ông Cỏ.
Cái trống này cũng là cái trống đặc trưng riêng của người Dao Đỏ, sẽ được dùng trong việc đón dâu.

Còn tiếp...
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3

Capcuu

Du lịch, GO! - Theo forum Xedap.org

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống