Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Tuesday, 9 August 2011

Mọi chuyện bắt đầu cách đây 2 tháng, khi em tò mò lên trang Phượt xem có gì hay ho, và topic "Đi ăn cưới người Mán tại Tả Phìn" đập ngay vào mắt. Thế là off 1 lần làm quen với chủ topic, thỏa thuận việc mình sẽ leo đèo bằng xe đạp, mọi người còn lại đi xe máy, vậy là lên đường. 

Câu chuyện tất nhiên là đạp xe từ Lào Cai lên Tả Phìn ăn cưới, nhưng sẽ miêu tả phần ăn cưới là chính, vì phần đạp xe thì không có gì đặc sắc cả
- Địa điểm:
Tả Phìn là một bản vùng cao giáp Trung Quốc. Bản này có tầm hơn 40 nóc nhà của người dân tộc Mán, hay còn gọi là người Dao Đỏ. Đây là bản du lịch, cách Sapa 12km, và là nơi đầu tiên khách du lịch ghé thăm sau khi tới Sapa.
- Con người:
Người Mán, hay còn gọi là Dao Đỏ sống rải rác vùng núi giáp Trung Quốc. (Người Mán rất ghét người khác gọi mình là người Mán.... hi...hi...... nên tốt nhất ta gọi họ là người Dao Đỏ).
.

Tên phổ thông là người Mán, nhưng gọi là Dao Đỏ thì dễ nhận ra họ hơn vì trang phục rất đặc trưng là cái khăn đỏ quấn trên đầu phụ nữ từ già đến trẻ. Già có khăn của già, trẻ có khăn của trẻ, nhưng đều giống nhau ở đặc điểm là màu đỏ rất tươi.

Ngoài cái mũ ra, quần áo của cả nam lẫn nữ đều thêu những hoa văn rất đẹp và đậm chất của dân tộc Dao Đỏ. Em show tạm 1 cái ảnh lên đây, các hình chi tiết kỹ hơn sẽ được post ở phần chi tiết miêu tả chuyến đi.


Tạm thời sơ qua là vậy, em sẽ kể chi tiết về văn hóa người Dao Đỏ trong các bức ảnh tiếp theo.

Bắt đầu nào....
----------------------------------
Bỏ qua những câu chuyện trước khi đi, em đi vào luôn hành trình ha....
2h trước khi nhảy lên tàu hỏa đi Lào Cai, em cuống cuồng vơ vội 2 bộ quần áo, 1 cái áo khoác mỏng, vội vã đạp xe ra ga.

< Cô đơn giữa đèo:

Biết là Sapa rét lắm, nhưng nghĩ tới 30km leo đèo một mình, em quyết định mang càng ít hành lý càng tốt. Trước đó gạ gẫm mỏi mồm mà các bác đi xe máy không nhận khiêng hộ cái balo, nên đành liều. Xem ra đây là quyết định đúng đắn. 3 ngày không tắm rửa, mặc nguyên quần áo ẩm ướt bẩn nhoe nhoét, một thử thách khá thú vị.

< Hành lý chỉ gồm 1 túi topeak cỡ trung bình, ghi đông thì treo túi máy ảnh.

Để có đủ sức khỏe cho buổi sáng đạp xe, lên tàu em quyết định nện 2 viên thuốc ngủ, đây là quyết định sai lầm, vì sáng hôm sau đầu cứ quay quay, cũng may lúc đạp xe thì bắt đầu tỉnh táo.

Trời dở mây mù dở mưa phùn, cực kỳ khó chịu, tầm nhìn có lúc chỉ khoảng trong vòng 10m, sợ nhất là ô tô nó không nhìn thấy mình, thế nên em phải lắp đèn đóm cả trước lẫn sau, bật đèn giữa ban ngày.

Chuyến này quyết định leo đèo bằng xe Folding để xem khả năng của xe này thế nào. Nếu ổn thì có nghĩa là có thể khiêng nó đi touring khắp nơi.

Bò lóp ngóp 6 tiếng, cuối cùng cũng tới nơi. Tiêu thụ hết 2 chai nước, 4 miếng lương khô và 4 cái kẹo lạc.
< Show 2 cái ảnh để các bác thấy lúc đó mưa gió rét mướt thế nào.

Lúc này đoàn đi xe máy vẫn còn cách Lào Cai 100km, xem ra phải chờ họ ít nhất 3 tiếng nữa. Gọi điện cho anh trai chú rể ra đón thì anh này đang có việc bận, thành ra phải co ro ngồi chờ ở trung tâm bản. Cũng may đây là bản du lịch, em nhờ cô bán hàng lưu niệm pha cho ấm trà nóng, mời mấy bác tài xế quanh đó nguồi uống cho vui.

Chờ tầm nửa tiếng thì ông anh cũng xuất hiện, thế là được đưa về nhà sâu tít gần cuối bản. Anh này tên là anh Giảo. Đây không hẳn là tên, anh Giảo nghĩa là anh Cả.

Nói chung người Dao Đỏ có cách đặt tên theo nguyên tắc khá phức tạp, khiên cho 1 người nào đó nhất thiết phải có cái tên như thế, bố mẹ không tự đặt tên cho con được. Cụ thể nguyên tắc gọi tên thế nào, em sẽ miêu tả sau.
< Rốt cục là cũng vào được ngôi nhà ấm cúng, có cái quan trọng nhất: Lửa:

Em ngồi rịt không rời cái bếp này. Trong thời gian ngồi đây chờ đoàn xe máy, em quan sát được khá nhiều điều thú vị trong ngôi nhà lạ lẫm này.

Ảnh chụp thoải mái, và không thoải mái ... một số nghi lễ không được chụp ảnh, một số sự kiện em ghét em không chụp, he..he.... , cú nhất là gái bản rất xinh, trai bản cũng rất đẹp, mà không chụp được. Thế nên phần lớn ảnh của em chỉ chụp trẻ con với bà già thôi.

Quay lại câu chuyện ở ngôi nhà lạ lẫm, trong hơn 2h, em được 1 anh khác tên là anh Lở ngồi tiếp chuyện. Lở nghĩa là anh thứ 2 trong gia đình, đang bị què do đi lợp mái nhà cho hàng xóm bị ngã, đâm ra không làm việc được. Anh này cũng là người duy nhất nói tiếng Kinh với em, còn lại họ nói tiếng Dao Đỏ thì em không hiểu chữ nào.


Đặc biệt tiếng Dao Đỏ nghe như tiếng Tây nhé, không giống tiếng TQ tẹo nào.. he.....he....... Người Dao Đỏ dùng chữ Nho làm chữ chính thống, trong bản chỉ có tầm gần chục người biết đọc và biết viết chữ nho, gần chục người này nói chung đều là thầy cúng. Còn lại những người khác mù chữ , hoặc mới xóa mù, kể cả trẻ em đang đi học tới tầm lớp 4-5 là bỏ học rồi.

Đầu tiên là nói về thầy cúng:
Trong ảnh là ông thầy cúng cao tay nhất làng đang ngồi làm tiền giấy để cúng ma. Số tiền giấy này cũng đốt như vàng mã của mình.

Thế nào là thầy cúng cao tay? Thầy cúng cũng có dăm bảy hạng, mỗi làng có tầm chục ông thầy cúng, nên sự phân hạng cũng rõ ràng lắm. Thầy cúng cao tay nhất này có thể học thuộc các bài cúng rất dài, em thấy ông này ngồi cúng ma, đọc bài cúng ma tầm 2 tiếng đồng hồ liên tục, tất nhiên là em không hiểu gì.... hì.....

Việc của thầy cúng này sẽ là cúng cho những việc rất trọng đại như dựng nhà, lấy vợ... Nếu dựng nhà ngon lành, hoặc sau đám cưới vợ chồng hòa thuận thì danh tiếng thầy cúng sẽ nổi nhanh chóng. Nhưng nếu dựng nhà mà có người bị ngã què chân như anh Lở, hoặc sau đám cưới vợ chồng đánh nhau thì coi như do thầy cúng thấp tay..... he..he......

< Cảnh thương tâm đây: chọc huyết heo!


Mỗi đám cưới, 7 con lợn sẽ về cõi vĩnh hằng. Nhà trai thịt 6 con, nhà gái thịt 1 con. Kế hoạch là như thế này:
Hàng năm đến mùa, nhà trai đến hỏi cưới, cái này phụ thuộc cả vào thầy cúng, thầy cúng phán hợp tuổi thì mới được hỏi cưới. Thực tế thì nhiều cô gái xinh được nhiều nhà trai hỏi, nên vụ đấu tranh giành giật khá gay gắt.... he...... he......
Sau khi nhà gái nhận lời, nhà trai về bắt đầu nuôi lợn, tiêu chuẩn là 6 con. Nhà gái bắt đầu nuôi 1 con lợn, và cô dâu bắt đầu may áo cưới. Tròn 1 năm sau 7 con lợn mỗi con được gần 1 tạ, cô dâu cũng thêu xong quần áo, là lúc chuyện đại hỉ bắt đầu.


< Một nhân vật khá quan trọng em gặp trong lúc ngồi chờ đoàn xe máy là cậu bé này:


Ở đây có chế độ "xã hội chủ nghĩa" rất bài bản: Nếu nhà trai không nuôi đủ 6 con lợn, hoặc chẳng may chết mất 1 - 2 con thì hàng xóm có thể cho vay lợn. Bao giờ nhà hàng xóm tổ chức cưới, giỗ thì họ sẽ mang lợn sang trả. Các việc khác cũng vậy, dựng nhà, thổi kèn, cúng.... hôm nay tôi giúp ông, ngày mai ông giúp lại tôi, ghi sổ nợ đàng hoàng, cực kỳ rõ ràng sòng phẳng. Chung quy một gia đình cưới dâu về sẽ tiêu tốn tầm 30 triệu đồng.
Một tín hiệu mừng là nếu cô dâu Dao Đỏ lấy chồng người Kinh thì cả hai nhà chỉ thịt duy nhất 1 con lợn. Bác nào định làm rể ở đây yên tâm nhé, không lo tốn kém.

< Các bác để ý cái quần chỗ đầu gối thủng to đùng nhé, do nó bò khắp nhà mà ra.

Không sinh ra trong gia đình này, trong bản này. Cậu bé này là sản phẩm của một ông thầy cúng thấp tay bên bản Khoan. Bố mẹ cãi vã bỏ nhau khi cậu bé mới tầm 1 tháng tuổi, họ quyết định rao bán đứa trẻ (ở dân tộc Dao Đỏ, điều này là hợp pháp), thế là anh cả (Giảo) của nhà này mua về nuôi. Nhưng không may là đến nay đã hơn 4 tuổi mà cậu bé này nói không sõi, chân bị teo không đi lại được, chỉ vịn ghế đứng, hoặc bò trong nhà.
Điều an ủi duy nhất là cậu bé được nuôi nấng trong 1 gia đình rất tốt tính, và là con của ông bố Giảo rất tháo vát và tốt bụng.


< Nhìn xô thịt lợn mà hãi.

Ngotrantrung: người dân ở vùng miền núi phía bắc quan niệm: cho chụp người khác chụp hình là bắt hồn họ vào cái máy ảnh, nên họ thường yêu cầu trả xiền cho họ để chụp ảnh.
Chả biết thế nào, nhưng muốn chụp ảnh ở chợ Bắc Hà chẳng hạn, em thường phải trả 5000Đ!

Hi....hi... đó là cái cớ để gạ tiền khách du lịch thôi bác ạ. Người dân tộc quen thuộc với máy ảnh nhiều nhất 10 năm, lấy đâu ra tập tục với quan niệm.
Em đến bản Tả Phìn lần này với tư cách là khách mời, nên không có chuyện bị gạ tiền trong bất cứ chuyện gì. Nói về khách mời, người dân ở đây cực kỳ hiếu khách. Em có thể đập cửa xin ngủ nhờ bất kỳ nhà nào trong bản, họ mời ngủ, mời uống rượu, ăn cơm như người trong gia đình. Nhưng cũng phải cẩn thận, theo lời anh Lở, một số nhà có rất nhiều bọ chó, không nên ngủ nhờ... he...he.......


< Người thi lo bếp núc.

Em tiếp tục câu chuyện: Điều đau khổ nhất lúc này là em phải chứng kiến 2 con lợn bị chọc tiết, tiếng kêu nghe thảm lắm.... hix....
Sau đó người ta mổ lợn, mang cái đầu con lợn để lên bàn cúng, thầy cúng bắt đầu khấn rất to và rõ ràng. Cảnh này em ngại động chạm nên không chụp ảnh.
< Người thi căng mặt trống.

Ngoài ra thì mỗi người một việc, có đội thổi kèn phụ họa với thầy cúng (tiếc là ảnh chụp đội này hỏng cả, do em lười, cứ để máy ảnh chụp auto, không chỉnh iso gì cả).....

Ông già đang ngồi căng mặt trống là ông Cỏ (có nghĩa là Bố), như vậy mỗi nhà có một ông Cỏ.
Cái trống này cũng là cái trống đặc trưng riêng của người Dao Đỏ, sẽ được dùng trong việc đón dâu.

Còn tiếp...
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3

Capcuu

Du lịch, GO! - Theo forum Xedap.org

1 comment:

  1. đám cưới của mỗi dân tộc thật khác nhau đúng là hay thiệt

    Trọng Nghĩa – Thiết kế
    -------------------------------------------------------------------
    Xem chi tiết về Những địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở Đà Lạt
    Hoặc nhung dia diem chup anh cuoi o Da Lat

    ReplyDelete

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống