Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 10 August 2011

Tôi thật sự ấn tượng khi lần đầu tiên chứng kiến cách dựng cũng như chất liệu làm nên những ngôi nhà này vào năm 2004 khi 20 người thợ dân tộc Hà Nhì từ xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) về Hà Nội trình tường những ngôi nhà của dân tộc mình tại khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học.
^ Dịp cuối năm (nhất là tháng 12 âm lịch) đến Lao Chải sẽ chứng kiến nhiều gia đình trong thôn làm nhà mới để ăn tết và đón năm mới. Sau khi gia cố móng, người ta lấy khung gỗ làm khuôn, đổ đất và nện chặt làm tường nhà.

Sau gần hai tháng thi công, nhà ở và tổ hợp chuồng ngựa, chuồng trâu cùng các địa điểm thờ cúng làm theo nguyên mẫu từ thôn Lao Chải hiện là điểm nhấn cho bộ sưu tập nhà ở của đồng bào dân tộc ít người tại khuôn viên bảo tàng này...
.
< Ngoài khuôn gỗ để định hình, công cụ trình tường đất còn lại chỉ là chày và vồ đều bằng gỗ. Đất trình tường không có gì đặc biệt, được lấy ngay cạnh nền nhà.

Đó là “vương quốc” của gần 100 căn nhà trình tường trông xa giống như những cây nấm khổng lồ mọc bên sườn núi với độ cao trên 2.000m ở thôn Lao Chải, phía bắc huyện Bát Xát (Lào Cai). Đến đây, người ta như lạc vào thế giới trình tường của người Hà Nhì đen với những huyền thoại như "trâu bò húc vào tường không rung rinh, đạn AK bắn gần không thể thủng"...

< Chiều ở vùng biên giới đầy hơi lạnh càng làm những ngôi nhà xinh xắn, thiết kế riêng biệt không lẫn vào đâu được nằm lưng chừng thung lũng mờ ảo đẹp và hư vô đến khó tin.

Quần cư trong một thung lũng vùng biên giới, những ngôi của người Hà Nhì trông cục mịch như những cây nấm mọc trên sườn núi, nơi thường được chọn để dựng nhà. Nếu nhà trình tường của người Dao, người Mông ở các nơi có hình chữ nhật thì nhà của người Hà Nhì gần như hình vuông với chiều rộng 4 sải tay, chiều dài 4,5 sải tay của gia chủ, cao chừng 5m.

< Để làm móng cho tường nhà, người Hà Nhì phải chọn loại đá núi bằng phẳng ở các con suối, khe sâu. Móng được đặt ngay trên mặt đất bằng mà không phải đào sâu xuống lòng đất như ở dưới xuôi xây nhà, sau đó chọn ván khuôn đặt xuống nẹp lại cho chắc như ta đổ bêtông.
< Nhà thường được kết cấu hình chữ nhật, có một cửa chính và cửa tò vò thông gió ở trên cao, không có cửa sổ.

Diện tích trung bình mỗi ngôi nhà dao động 65-80m2 với một cửa ra vào chiều cao không quá đầu người, rộng chừng 80cm, thêm một "cửa tò vò" thông gió ở trên cao. Tường nhà được nện bằng đất rất dày, 30-40cm. Mái nhà được lợp bằng gỗ hoặc cỏ tranh theo hình tròn hoặc hình chóp lợp cỏ, địa y mọc xanh rờn trên mái.

< Bên trong nhà của người Hà Nhì, đồng bào còn làm thêm một bức tường phụ cũng bằng đất nện chạy song song tường chính cách cửa ra vào 1-2m. Sau bức tường phụ này là bếp và giường ngủ của người làm chủ gia đình.

Từ tháng 8 đến 12 âm lịch trong năm là mùa trình tường của  người Hà Nhì để ăn tết và đón năm mới. Đây cũng là khoảng thời gian mùa vụ đã xong, lại làm nhà bởi tường trình bằng đất nên phù hợp mùa khô.

< Ngôi nhà trình tường hai tầng duy nhất ở Lao Chải trước đây được dùng làm UBND xã Ý Tý bây giờ đang được Phân hiệu Lao Chải (Trường Tiểu học Ý Tý) sử dụng.
< Nhưng chủ nhân tương lai của “vương quốc” trình tường.

Tường nhà được trình rất công phu, quan trọng nhất là làm khuôn thẳng, chuẩn. Đất được đổ vào khuôn và đầm bằng chày gỗ cho chặt và chắc làm sao khi rút khuôn ra đất thành hình vuông thành, sắc cạnh. Công đoạn tiếp theo người Hà Nhì dùng táp làm cho mặt tường phẳng và bóng.
< Buổi trưa bên bậu cửa ngôi nhà trình tường của anh Sì Xe Phả. Cuộc sống thường nhật của những người dân tộc Hà Nhì đen như bố con anh Phả dễ bắt gặp khi lên thăm “vương quốc” trình tường Lao Chải.

Nếu là người ưa khám phá, thôn Lao Chải (Ý Tý) là điểm du lịch mới có thể ghé thăm từ Sa Pa qua những địa danh Tả Giàng Phìn, Pa Cheo, Bản Xèo, Mường Hum, Sáng Ma Sáo, Dền Sáng, Ngải Chồ... Cung đường với hơn 120km nép mình trong mây ngàn, thoắt ẩn thoắt hiện giữa lưng trời, chơi vơi quanh những dãy núi hùng vĩ đệ nhất địa đầu Tây Bắc.

Du lịch, GO! - Theo DulichTuoitre
Du lịch, GO!: Tả Phìn cao tới 1600m nên rét lắm. Theo tục lệ của người Dao xưa thì nhà trai phải đi từ 4 giờ sáng, nếu xa hơn thì phải đi từ 3 giờ để đón cô dâu. Cô dâu phải về nhà chồng sớm, trước mặt trời mọc, mới không bị ma theo và sau này sẽ trở thành dâu ngoan và đảm đang. Vậy nên dàn nhạc của bản phải rộn rã vui mừng đánh thức mọi người bà con cùng dậy rất sớm.

Nào đàn, nào trống, nào chiêng: Tất cả rộn rã cùng lời ca tiếng hát. Khi nào thầy cúng làm lễ xong thì mới đến lượt người của chính quyền ở Tả Phìn đến tuyên bố chứng nhận hai bạn trẻ là vợ chồng. Mọi người ở lại liên hoan, ca múa tại nhà trai cho đến tận hôm sau, để tỏ lòng vui mừng và chúc hạnh phúc cho cặp vợ chồng mới...

(Tiếp theo): Và rốt cục thì cô dâu cũng đến! Cô dâu phải bịt mặt hoàn toàn, có ô che, có dí máy ảnh vô chụp từ dưới lên thì cũng không thấy mặt cô dâu.
.
Phong tục là vậy, xem ra giống phim Tàu ha, chắc đến đêm động phòng thì mới được xe mặt cô dâu á.

Cô bé đi trước chắc là phù dâu.
Đi theo cô dâu là một đám phù dâu nữa, và một anh chàng thổi kèn. Kỹ thuật thổi kèn của người Dao Đỏ khá đặc biệt. Họ có thể thổi liền một lèo mà không cần nghỉ lấy hơi, nghĩa là vừa thổi kèn vừa thở vô tư. Nhưng nói chung kèn kêu như kèn đám ma ý..... hix...
< Mẹ cô dâu đây, trông quá ngầu! Bà này mất con gái nên mặt mũi hằm hằm quá nhỉ.
< Còn đồng chí đèo cái gùi này là em trai cô dâu, khiêng đồ đạc và của hồi môn sang hộ cô dâu.
Nói chung là khá bài bản.
Phía nhà trai, đây là đội nhạc đối đáp. Gọi là đối đáp, em thấy 2 thằng thổi kèn, mạnh thằng nào thằng đó thổi, nghe như đám ma, buồn cười ghê. Tiếc là không thu âm cho các bác thưởng thức.

Cô dâu phải đứng ngoài cửa tầm nửa tiếng rồi mới được chào đón bằng đội kèn của nhà trai. Đăc biệt lúc này chú rể không xuất hiện.
Màn chào hỏi là màn "hỗn chiến" của 2 đội kèn 2 bên, nói chung là em không hiểu vụ này, mất tầm nửa tiếng đối đáp bằng kèn. Hôm nay, cô dâu nhất thiết không được vào nhà, gia đình chú rể phải làm sẵn cái lán ở ngoài nhà để cô dâu ngủ tạm một đêm. Chắc là cho bọn ma trong nhà nó quen với cô dâu.

Chuẩn bị vào lán, cô dâu không có ô nữa nên phải đội cái này. Cu cậu ngồi trong cái mũ to này tạm thời làm Ma nơ canh.
< Đây là cái lán, thực ra chỉ có cái giường, rồi quây lại tránh mưa gió. Em chỉ chụp được pô này, không biết các bác tưởng tượng được không.

Vậy là xong màn thủ tục đón cô dâu về. Hôm sau cô dâu và chú rể làm lễ vu quy, rồi cô dâu được vào nhà, khấn vái này nọ. Phần này ông Cỏ đã nhắc là không được chụp ảnh, nên em không có pô nào. Và xem ra, cũng không có gì đặc biệt nữa.

Em nói kỹ hơn về vấn đề trang phục. Đám cưới là dịp để cả nhà trai lẫn nhà gái diện trang phục đẹp nhất, mới nhất. Vậy nên đây là điều không thể bỏ qua.
Các bác xem kỹ, ống quần cô dâu đây.

Nhân nói về cô dâu khi về nhà chồng, vài ngày đầu nói chung không được ngồi ghế trước mặt bố chồng, nghĩa là ông Cỏ. Một là đứng, hai là ngồi xổm. Sau lưng ông này thì không sao, ngồi ghế thoải mái, nhưng theo em quan sát thì cô dâu đứng suốt, cúi gằm mặt ăn cơm, cơm xong thì lấy khăn che mặt, theo lời cô chị dâu thì là do cô dâu ngượng. Thì ra người Dao Đỏ ngượng thì như vậy đây.
Vài ngày sau, ông Cỏ và thầy cúng sẽ làm lễ đặt lại tên cho cô dâu, lấy họ và tên mới của nhà chồng, lúc này cô dâu mới được phép ngồi ghế trước mặt ông Cỏ.

< Mẹ cô dâu ăn mặc cũng rất cầu kỳ, Đằng sau mũ gắn toàn bạc xịn đó.

Thêu rất cầu kỳ và tỉ mỉ, màu sắc tươi sáng. Trang phục với màu sắc như thế này, đảm bảo các bác không thể mua ở các cửa hàng lưu niệm.
Lưng áo cũng gắn bạc, và thêu rất cầu kỳ.
Phía trước cũng đeo một cái Cravat bằng bạc.
Ngoài ra nếu các bác để ý các bức ảnh, người Dao Đỏ đã cải tiến đối giày, họ chọn giày thể thao TQ, vừa ấm vừa êm chân.
Thắt lưng cũng đẹp. Theo lời các cô gái bản, nếu giật được cái thắt lưng này ra thì quần áo sẽ rơi sạch...... em chưa có cơ hội thử vụ này...hi hi.....
Lại nói về mũ, Các bà già có mũ như thế này, đằng sau có gắn bạc.
Trẻ em thì có mũ khác hẳn. Em gái mũ đơn giản hơn. Cái mũ em gái đội thực ra là cái khăn hình tam giác, họ vấn lên đầu thôi. Lớn lên, các cô thiếu nữ vẫn dùng cái mũ như vậy.
Mũ của các em trai thì đặc biệt đẹp và cầu kỳ, bạc gắn khắp nơi.
< Cậu bé của chúng ta với cái mũ rất đẹp đây.

Vậy là kết thúc chuyến đi đám cưới người Dao Đỏ ở Tả Phìn.
Phần đổ dốc từ Sapa xuống không có gì đáng nói, chỉ có vài đoạn mây phủ che hết tầm nhìn, vừa đổ đèo vừa run.
Mạn bàn....

Theo dõi topic này chắc các bác cũng hiểu, chuyến đi này để lại những cảm xúc rất mạnh mẽ về văn hóa, về con người nơi núi cao mây phủ này.

Lúc đổ dốc xuống Lào Cai, em chợt lẩm nhẩm đọc bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ, xin viết ra đây coi như lời kết của topic này:

Chí làm trai

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng bốn bể

Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ

Cũng có lúc mấy tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hung đâu đấy tỏ

Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bông trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu

--- Nguyễn Công Trứ ---

Thật khó có thể nhận xét một cách đầy đủ về dân tộc ít người này. Cái văn hóa truyền thống của những con người này nó như ngọn lửa, người ta có thể tạo ra lửa, điều khiển lửa, nhưng để nói là thực sự hiểu ngọn lửa thì không, không ai có thể hiểu.

Vậy nên chuyến đi của em thực ra cũng chỉ là nếm tí chút một hai món trong bữa đại tiệc văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Còn rất nhiều, rất nhiều tập tục, văn hóa nữa, của người Dao Đỏ và của cả những dân tộc anh em khác.

Nếu nhìn nhận 1 cách đơn giản, xem ra nhiều thứ kỳ lạ trong văn hóa lại thuộc về người Kinh: Ăn thịt chó giải đen, không ăn thịt chó và vịt đầu tháng, quỳ lạy khấn vái suốt ngày ở vỉa hè (đoạn đường Nguyễn Thái Học ở góc Văn Miếu), không ăn xôi lạc ngày đi thi, thủ tờ 2$ trong ví để lấy may.......
Vậy nên, cái hay, cái thú vị về văn hóa ẩn hiện khắp mọi nơi, chỉ cần người quan sát chịu khó tìm tòi, sẽ nhìn thấy rất nhiều điều thú vị xung quanh ta.
Hết.

Capcuu
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3

Du lịch, GO! - Theo forum Xedap.org








Ngày cuối tuần, ca sĩ Phạm Anh Khoa mời bạn bè thu xếp công việc về quê anh nghỉ hè. 

< Thuyền vừa cập bãi Hõm.

Bằng nhiều phương tiện khác nhau, mọi người tề tựu ở một điểm hẹn để cùng ra “hoang đảo” làm Robinson.

Thật ra nơi đến - bãi Hõm - là một thung lũng rộng 5ha chen giữa hai ngọn núi đá cao 50m-100m nhìn ra biển nhưng do chưa có đường vào, muốn đến phải ngồi xe từ thị xã Ba Ngòi (Cam Ranh, Khánh Hòa) theo quốc lộ 1A đi Bình Tiên (Ninh Thuận) rồi rẽ trái theo hướng Bình Lập (Cam Lập, Cam Ranh), sau đó phải đi bộ chừng 15 phút, rồi thêm 20 phút ngồi thuyền mới ra “đảo”. Cũng có thể ngồi thuyền đi từ cảng Ba Ngòi nhưng mất nhiều thời gian hơn.
.
< Hoàng Bách và Phạm Anh Khoa làm ngư ông trên chiếc thuyền câu.

Đến nơi, mọi người chuyển lều bạt, xoong nồi, lương thực… vào khu vực hạ trại sát bờ biển. Trong lúc phụ nữ lo giăng võng và đánh vật với những cái lều mới mua chưa dùng lần nào, cánh đàn ông tìm củi khô, ra ghềnh đá câu mực, ai “có nghề” thì lặn biển bắn cá...


< Thanh Thảo với những con cá vừa được anh Bảy săn.

Chẳng mấy chốc, anh Bảy - một cư dân bản địa là người thân của “chúa đảo” Ngô Minh Thịnh - săn được con cá đuối cát chừng 5kg, một con cá hồng bạc, một con cá bò giấy và một con cá chình. Bên góc núi đá, nhóm bạn của Anh Khoa câu được mấy con mực, vớt được một xô đầy nhum (cầu gai hay nhím biển) và ốc hương.

Thực phẩm cho buổi chiều đã đầy đủ, mọi người xuống tắm hoặc chơi đá bóng trên bãi cát trắng mịn được coi là nơi đẹp nhất trên “đảo”. Biển ở đây lặng do phía đông có đảo Bình Ba án ngữ, nước xanh trong vắt có thể nhìn được cá bơi dưới đáy.

< Hai “nàng tiên cá” Thùy Trang và Thanh Thảo tha hồ bơi lặn ngắm các loài thủy tộc.

Nghe mọi người xuýt xoa vẻ đẹp kỳ ảo của “thủy cung”, hai bà mẹ trẻ Thùy Trang và Thanh Thảo vội vàng gửi con, đeo kính bơi, lặn xuống độ sâu chỉ khoảng 2m để được ngắm thỏa thích các loại hải quỳ, san hô, hải sâm, sao biển… đầy màu sắc. Sau đó tất cả cùng lên tàu thám hiểm rừng san hô ở bãi Rạng, mặt sau bãi Hõm. Bạn Debu, người Nepal, cho biết: “Đây là bờ biển đẹp và hoang sơ nhất mà tôi được biết”.

< Phạm Phố “xử” ngay con nhum vừa tóm được.

Tối đến, sau bữa ăn dã chiến mọi người lại được nhóm hậu cần mời thưởng thức thêm các món sống: cá, mực, nhum tươi rói chấm mù tạt muối chanh, nhấp thêm ly rượu cay nồng. Và trong hơi men lâng lâng, bên ánh lửa bập bùng, các ca sĩ thứ thiệt cũng như ca sĩ nghiệp dư cùng say sưa ca hát. Tiếng đàn, tiếng hát hòa với tiếng sóng vỗ nhịp vào bờ.

Đến giờ nghỉ, kẻ thì vào lều ru con ngủ, người nằm võng hoặc ngả lưng lên những tấm trải, một số bạn trẻ noi theo “chúa đảo” vùi mình xuống cát để vừa tránh gió lạnh từ biển, vừa có thể cảm nhận được tiếng sóng vỗ ru mình vào giấc ngủ. Giữa trời biển bao la, đầu óc tạm thời gạt bỏ hết những lo toan ngày thường, chúng tôi ngỡ mình đều trở thành Robinson sống hoang dã ở nơi đảo xa, nhưng với 20 người bạn chứ không chỉ với một chàng “Thứ Sáu” (*)!

(*): Nhân vật được Robinson Crusoe giải cứu khỏi bộ lạc ăn thịt người trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Daniel Defoe (1660-1731)

Du lịch, GO! -Theo TuoitreCuoituan

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống