Du lịch, GO!: Tả Phìn cao tới 1600m nên rét lắm. Theo tục lệ của người Dao xưa thì nhà trai phải đi từ 4 giờ sáng, nếu xa hơn thì phải đi từ 3 giờ để đón cô dâu. Cô dâu phải về nhà chồng sớm, trước mặt trời mọc, mới không bị ma theo và sau này sẽ trở thành dâu ngoan và đảm đang. Vậy nên dàn nhạc của bản phải rộn rã vui mừng đánh thức mọi người bà con cùng dậy rất sớm.
Nào đàn, nào trống, nào chiêng: Tất cả rộn rã cùng lời ca tiếng hát. Khi nào thầy cúng làm lễ xong thì mới đến lượt người của chính quyền ở Tả Phìn đến tuyên bố chứng nhận hai bạn trẻ là vợ chồng. Mọi người ở lại liên hoan, ca múa tại nhà trai cho đến tận hôm sau, để tỏ lòng vui mừng và chúc hạnh phúc cho cặp vợ chồng mới...
(Tiếp theo): Và rốt cục thì cô dâu cũng đến! Cô dâu phải bịt mặt hoàn toàn, có ô che, có dí máy ảnh vô chụp từ dưới lên thì cũng không thấy mặt cô dâu.
.
Phong tục là vậy, xem ra giống phim Tàu ha, chắc đến đêm động phòng thì mới được xe mặt cô dâu á.
Cô bé đi trước chắc là phù dâu.
Đi theo cô dâu là một đám phù dâu nữa, và một anh chàng thổi kèn. Kỹ thuật thổi kèn của người Dao Đỏ khá đặc biệt. Họ có thể thổi liền một lèo mà không cần nghỉ lấy hơi, nghĩa là vừa thổi kèn vừa thở vô tư. Nhưng nói chung kèn kêu như kèn đám ma ý..... hix...
< Mẹ cô dâu đây, trông quá ngầu! Bà này mất con gái nên mặt mũi hằm hằm quá nhỉ.
< Còn đồng chí đèo cái gùi này là em trai cô dâu, khiêng đồ đạc và của hồi môn sang hộ cô dâu.
Nói chung là khá bài bản.
Phía nhà trai, đây là đội nhạc đối đáp. Gọi là đối đáp, em thấy 2 thằng thổi kèn, mạnh thằng nào thằng đó thổi, nghe như đám ma, buồn cười ghê. Tiếc là không thu âm cho các bác thưởng thức.
Cô dâu phải đứng ngoài cửa tầm nửa tiếng rồi mới được chào đón bằng đội kèn của nhà trai. Đăc biệt lúc này chú rể không xuất hiện.
Màn chào hỏi là màn "hỗn chiến" của 2 đội kèn 2 bên, nói chung là em không hiểu vụ này, mất tầm nửa tiếng đối đáp bằng kèn. Hôm nay, cô dâu nhất thiết không được vào nhà, gia đình chú rể phải làm sẵn cái lán ở ngoài nhà để cô dâu ngủ tạm một đêm. Chắc là cho bọn ma trong nhà nó quen với cô dâu.
Chuẩn bị vào lán, cô dâu không có ô nữa nên phải đội cái này. Cu cậu ngồi trong cái mũ to này tạm thời làm Ma nơ canh.
< Đây là cái lán, thực ra chỉ có cái giường, rồi quây lại tránh mưa gió. Em chỉ chụp được pô này, không biết các bác tưởng tượng được không.
Vậy là xong màn thủ tục đón cô dâu về. Hôm sau cô dâu và chú rể làm lễ vu quy, rồi cô dâu được vào nhà, khấn vái này nọ. Phần này ông Cỏ đã nhắc là không được chụp ảnh, nên em không có pô nào. Và xem ra, cũng không có gì đặc biệt nữa.
Em nói kỹ hơn về vấn đề trang phục. Đám cưới là dịp để cả nhà trai lẫn nhà gái diện trang phục đẹp nhất, mới nhất. Vậy nên đây là điều không thể bỏ qua.
Các bác xem kỹ, ống quần cô dâu đây.
Nhân nói về cô dâu khi về nhà chồng, vài ngày đầu nói chung không được ngồi ghế trước mặt bố chồng, nghĩa là ông Cỏ. Một là đứng, hai là ngồi xổm. Sau lưng ông này thì không sao, ngồi ghế thoải mái, nhưng theo em quan sát thì cô dâu đứng suốt, cúi gằm mặt ăn cơm, cơm xong thì lấy khăn che mặt, theo lời cô chị dâu thì là do cô dâu ngượng. Thì ra người Dao Đỏ ngượng thì như vậy đây.
Vài ngày sau, ông Cỏ và thầy cúng sẽ làm lễ đặt lại tên cho cô dâu, lấy họ và tên mới của nhà chồng, lúc này cô dâu mới được phép ngồi ghế trước mặt ông Cỏ.
< Mẹ cô dâu ăn mặc cũng rất cầu kỳ, Đằng sau mũ gắn toàn bạc xịn đó.
Thêu rất cầu kỳ và tỉ mỉ, màu sắc tươi sáng. Trang phục với màu sắc như thế này, đảm bảo các bác không thể mua ở các cửa hàng lưu niệm.
Lưng áo cũng gắn bạc, và thêu rất cầu kỳ.
Phía trước cũng đeo một cái Cravat bằng bạc.
Ngoài ra nếu các bác để ý các bức ảnh, người Dao Đỏ đã cải tiến đối giày, họ chọn giày thể thao TQ, vừa ấm vừa êm chân.
Thắt lưng cũng đẹp. Theo lời các cô gái bản, nếu giật được cái thắt lưng này ra thì quần áo sẽ rơi sạch...... em chưa có cơ hội thử vụ này...hi hi.....
Lại nói về mũ, Các bà già có mũ như thế này, đằng sau có gắn bạc.
Trẻ em thì có mũ khác hẳn. Em gái mũ đơn giản hơn. Cái mũ em gái đội thực ra là cái khăn hình tam giác, họ vấn lên đầu thôi. Lớn lên, các cô thiếu nữ vẫn dùng cái mũ như vậy.
Mũ của các em trai thì đặc biệt đẹp và cầu kỳ, bạc gắn khắp nơi.
< Cậu bé của chúng ta với cái mũ rất đẹp đây.
Vậy là kết thúc chuyến đi đám cưới người Dao Đỏ ở Tả Phìn.
Phần đổ dốc từ Sapa xuống không có gì đáng nói, chỉ có vài đoạn mây phủ che hết tầm nhìn, vừa đổ đèo vừa run.
Mạn bàn....
Theo dõi topic này chắc các bác cũng hiểu, chuyến đi này để lại những cảm xúc rất mạnh mẽ về văn hóa, về con người nơi núi cao mây phủ này.
Lúc đổ dốc xuống Lào Cai, em chợt lẩm nhẩm đọc bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ, xin viết ra đây coi như lời kết của topic này:
Chí làm trai
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng bốn bể
Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Cũng có lúc mấy tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hung đâu đấy tỏ
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bông trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu
--- Nguyễn Công Trứ ---
Thật khó có thể nhận xét một cách đầy đủ về dân tộc ít người này. Cái văn hóa truyền thống của những con người này nó như ngọn lửa, người ta có thể tạo ra lửa, điều khiển lửa, nhưng để nói là thực sự hiểu ngọn lửa thì không, không ai có thể hiểu.
Vậy nên chuyến đi của em thực ra cũng chỉ là nếm tí chút một hai món trong bữa đại tiệc văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Còn rất nhiều, rất nhiều tập tục, văn hóa nữa, của người Dao Đỏ và của cả những dân tộc anh em khác.
Nếu nhìn nhận 1 cách đơn giản, xem ra nhiều thứ kỳ lạ trong văn hóa lại thuộc về người Kinh: Ăn thịt chó giải đen, không ăn thịt chó và vịt đầu tháng, quỳ lạy khấn vái suốt ngày ở vỉa hè (đoạn đường Nguyễn Thái Học ở góc Văn Miếu), không ăn xôi lạc ngày đi thi, thủ tờ 2$ trong ví để lấy may.......
Vậy nên, cái hay, cái thú vị về văn hóa ẩn hiện khắp mọi nơi, chỉ cần người quan sát chịu khó tìm tòi, sẽ nhìn thấy rất nhiều điều thú vị xung quanh ta.
Hết.
Capcuu
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3
Du lịch, GO! - Theo forum Xedap.org
Nào đàn, nào trống, nào chiêng: Tất cả rộn rã cùng lời ca tiếng hát. Khi nào thầy cúng làm lễ xong thì mới đến lượt người của chính quyền ở Tả Phìn đến tuyên bố chứng nhận hai bạn trẻ là vợ chồng. Mọi người ở lại liên hoan, ca múa tại nhà trai cho đến tận hôm sau, để tỏ lòng vui mừng và chúc hạnh phúc cho cặp vợ chồng mới...
(Tiếp theo): Và rốt cục thì cô dâu cũng đến! Cô dâu phải bịt mặt hoàn toàn, có ô che, có dí máy ảnh vô chụp từ dưới lên thì cũng không thấy mặt cô dâu.
.
Phong tục là vậy, xem ra giống phim Tàu ha, chắc đến đêm động phòng thì mới được xe mặt cô dâu á.
Cô bé đi trước chắc là phù dâu.
Đi theo cô dâu là một đám phù dâu nữa, và một anh chàng thổi kèn. Kỹ thuật thổi kèn của người Dao Đỏ khá đặc biệt. Họ có thể thổi liền một lèo mà không cần nghỉ lấy hơi, nghĩa là vừa thổi kèn vừa thở vô tư. Nhưng nói chung kèn kêu như kèn đám ma ý..... hix...
< Mẹ cô dâu đây, trông quá ngầu! Bà này mất con gái nên mặt mũi hằm hằm quá nhỉ.
< Còn đồng chí đèo cái gùi này là em trai cô dâu, khiêng đồ đạc và của hồi môn sang hộ cô dâu.
Nói chung là khá bài bản.
Phía nhà trai, đây là đội nhạc đối đáp. Gọi là đối đáp, em thấy 2 thằng thổi kèn, mạnh thằng nào thằng đó thổi, nghe như đám ma, buồn cười ghê. Tiếc là không thu âm cho các bác thưởng thức.
Cô dâu phải đứng ngoài cửa tầm nửa tiếng rồi mới được chào đón bằng đội kèn của nhà trai. Đăc biệt lúc này chú rể không xuất hiện.
Màn chào hỏi là màn "hỗn chiến" của 2 đội kèn 2 bên, nói chung là em không hiểu vụ này, mất tầm nửa tiếng đối đáp bằng kèn. Hôm nay, cô dâu nhất thiết không được vào nhà, gia đình chú rể phải làm sẵn cái lán ở ngoài nhà để cô dâu ngủ tạm một đêm. Chắc là cho bọn ma trong nhà nó quen với cô dâu.
Chuẩn bị vào lán, cô dâu không có ô nữa nên phải đội cái này. Cu cậu ngồi trong cái mũ to này tạm thời làm Ma nơ canh.
< Đây là cái lán, thực ra chỉ có cái giường, rồi quây lại tránh mưa gió. Em chỉ chụp được pô này, không biết các bác tưởng tượng được không.
Vậy là xong màn thủ tục đón cô dâu về. Hôm sau cô dâu và chú rể làm lễ vu quy, rồi cô dâu được vào nhà, khấn vái này nọ. Phần này ông Cỏ đã nhắc là không được chụp ảnh, nên em không có pô nào. Và xem ra, cũng không có gì đặc biệt nữa.
Em nói kỹ hơn về vấn đề trang phục. Đám cưới là dịp để cả nhà trai lẫn nhà gái diện trang phục đẹp nhất, mới nhất. Vậy nên đây là điều không thể bỏ qua.
Các bác xem kỹ, ống quần cô dâu đây.
Nhân nói về cô dâu khi về nhà chồng, vài ngày đầu nói chung không được ngồi ghế trước mặt bố chồng, nghĩa là ông Cỏ. Một là đứng, hai là ngồi xổm. Sau lưng ông này thì không sao, ngồi ghế thoải mái, nhưng theo em quan sát thì cô dâu đứng suốt, cúi gằm mặt ăn cơm, cơm xong thì lấy khăn che mặt, theo lời cô chị dâu thì là do cô dâu ngượng. Thì ra người Dao Đỏ ngượng thì như vậy đây.
Vài ngày sau, ông Cỏ và thầy cúng sẽ làm lễ đặt lại tên cho cô dâu, lấy họ và tên mới của nhà chồng, lúc này cô dâu mới được phép ngồi ghế trước mặt ông Cỏ.
< Mẹ cô dâu ăn mặc cũng rất cầu kỳ, Đằng sau mũ gắn toàn bạc xịn đó.
Thêu rất cầu kỳ và tỉ mỉ, màu sắc tươi sáng. Trang phục với màu sắc như thế này, đảm bảo các bác không thể mua ở các cửa hàng lưu niệm.
Lưng áo cũng gắn bạc, và thêu rất cầu kỳ.
Phía trước cũng đeo một cái Cravat bằng bạc.
Ngoài ra nếu các bác để ý các bức ảnh, người Dao Đỏ đã cải tiến đối giày, họ chọn giày thể thao TQ, vừa ấm vừa êm chân.
Thắt lưng cũng đẹp. Theo lời các cô gái bản, nếu giật được cái thắt lưng này ra thì quần áo sẽ rơi sạch...... em chưa có cơ hội thử vụ này...hi hi.....
Lại nói về mũ, Các bà già có mũ như thế này, đằng sau có gắn bạc.
Trẻ em thì có mũ khác hẳn. Em gái mũ đơn giản hơn. Cái mũ em gái đội thực ra là cái khăn hình tam giác, họ vấn lên đầu thôi. Lớn lên, các cô thiếu nữ vẫn dùng cái mũ như vậy.
Mũ của các em trai thì đặc biệt đẹp và cầu kỳ, bạc gắn khắp nơi.
< Cậu bé của chúng ta với cái mũ rất đẹp đây.
Vậy là kết thúc chuyến đi đám cưới người Dao Đỏ ở Tả Phìn.
Phần đổ dốc từ Sapa xuống không có gì đáng nói, chỉ có vài đoạn mây phủ che hết tầm nhìn, vừa đổ đèo vừa run.
Mạn bàn....
Theo dõi topic này chắc các bác cũng hiểu, chuyến đi này để lại những cảm xúc rất mạnh mẽ về văn hóa, về con người nơi núi cao mây phủ này.
Lúc đổ dốc xuống Lào Cai, em chợt lẩm nhẩm đọc bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ, xin viết ra đây coi như lời kết của topic này:
Chí làm trai
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng bốn bể
Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Cũng có lúc mấy tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hung đâu đấy tỏ
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bông trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu
--- Nguyễn Công Trứ ---
Thật khó có thể nhận xét một cách đầy đủ về dân tộc ít người này. Cái văn hóa truyền thống của những con người này nó như ngọn lửa, người ta có thể tạo ra lửa, điều khiển lửa, nhưng để nói là thực sự hiểu ngọn lửa thì không, không ai có thể hiểu.
Vậy nên chuyến đi của em thực ra cũng chỉ là nếm tí chút một hai món trong bữa đại tiệc văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc. Còn rất nhiều, rất nhiều tập tục, văn hóa nữa, của người Dao Đỏ và của cả những dân tộc anh em khác.
Nếu nhìn nhận 1 cách đơn giản, xem ra nhiều thứ kỳ lạ trong văn hóa lại thuộc về người Kinh: Ăn thịt chó giải đen, không ăn thịt chó và vịt đầu tháng, quỳ lạy khấn vái suốt ngày ở vỉa hè (đoạn đường Nguyễn Thái Học ở góc Văn Miếu), không ăn xôi lạc ngày đi thi, thủ tờ 2$ trong ví để lấy may.......
Vậy nên, cái hay, cái thú vị về văn hóa ẩn hiện khắp mọi nơi, chỉ cần người quan sát chịu khó tìm tòi, sẽ nhìn thấy rất nhiều điều thú vị xung quanh ta.
Hết.
Capcuu
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3
Du lịch, GO! - Theo forum Xedap.org
0 comments:
Post a Comment