Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 18 August 2011

Là người được đi khá nhiều nơi và được tắm suối khoáng ở nhiều địa danh khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên, nơi khiến tôi “nghiền” nhất vẫn là suối nước nóng bản Mòng, xã Hua La (Thành phố). 
Bởi lẽ, nơi đây ngoài việc được đắm mình trong dòng suối khoáng, du khách còn được thưởng thức những món ăn dân tộc cùng những nét văn hóa đậm sắc Tây Bắc...

Không biết dòng suối khoáng bản Mòng có từ bao giờ, chỉ biết rằng, từ ngày thành lập bản Mòng, người dân nơi đây đã biết sử dụng nguồn nước này trong mọi sinh hoạt hằng ngày.

Suối nước nóng bản Mòng là một trong điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nằm trong quần thể du lịch sinh thái, cách trung tâm Thành phố chừng 5 km.
.

Khu vực này bắt đầu được chính thức khai thác theo hình thức dịch vụ từ năm 1997, còn trước đó chỉ là tự phát do một số hộ đầu tư xây bể tắm công cộng phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn. Dòng suối khoáng có nhiệt độ 38 độ C, với các đặc tính lý hóa, thành phần khoáng chất tự nhiên mà theo các nhà khoa học có tác dụng chữa trị một số bệnh ngoài da, thấp khớp, thần kinh, tim mạch...

Giờ đây, với sự khai thác hợp lý theo quy định của Thành phố, khu vực này đã trở thành một điểm đến không chỉ du khách trong nước mà còn thu hút cả du khách nước ngoài. Trải dài hai bên con đường nhựa tại khu vực suối khoáng đã có 16 hộ kinh doanh dịch vụ tắm suối khoáng. Những ngôi nhà sàn mang đậm bản sắc của dân tộc Thái vùng Tây Bắc cùng những phòng tắm được thiết kế, trang trí hợp lý của các hộ kinh doanh dịch vụ nơi đây luôn thu hút đông đảo du khách lui tới. Tại đây, họ còn được tham quan, thưởng thức những nét văn hóa Thái, mua sắm những đồ dệt thổ cẩm của người Thái vùng Tây Bắc hay được thưởng thức những điệu múa, lời khắp của các cô gái Thái “ngực câu, eo ong với bộ trang phục áo cóm, khăn piêu cùng tiếng xà tích kêu leng keng khi xòe” đẹp đến hút hồn...

Nhiều người cho rằng cái thú của tắm suối khoáng bản Mòng là vì nhiệt độ nước của dòng suối khoáng nơi đây thay đổi thích hợp theo mùa. Cũng bởi, do cấu trúc địa tầng nơi đây thẩm thấu nước mưa tan hóa cùng dòng khoáng, nên vào mùa hè độ nóng dịu hơn. Mùa đông thì lại khác, nước nóng phù hợp, nghi ngút hơi nước tỏa lên khiến cho người tắm không còn cảm giác của mùa đông lạnh giá nữa... Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, điều thú vị nhất khi về đây tắm suối nước nóng chính là vì: nơi đây đã lồng ghép được những nét đẹp văn hóa dân tộc cùng phong cách phục vụ du khách tận tình, đậm chất vùng cao Tây Bắc. Chả vậy, nhiều du khách mỗi khi đặt chân tới đây luôn có trong mình cảm giác như được về nhà...

Sau cảm giác sảng khoái, tinh thần phấn chấn khi hòa mình trong dòng suối khoáng, du khách sẽ tiếp tục được cảm nhận những nét văn hóa đặc sắc của Tây Bắc khi hòa mình trong điệu xòe, lời Khắp Thái mượt mà bên ánh lửa bập bùng dưới những ngồi nhà sàn hay thưởng thức những món ăn của dân tộc Thái do chính những người phụ nữ Thái đảm đang nội trợ.

Đến với suối khoáng bản Mòng, không một du khách nào có thể quên được hình ảnh quây quần quanh chiếc mâm đan của dân tộc Thái làm từ mây, tre đan với món “cáy pỉnh” (gà nướng) vàng đượm - gà tơ bản ướp với các loại gia vị đặc trưng của người Thái, được nướng đều trên than củi rực hồng có một mùi thơm hấp dẫn, hòa trong làn gió chiều thổi về từ những cánh đồng lúa hay như mùi thơm của các loại gia vị, rau thơm, cùng vị cay cay của ớt trong món “pa pỉnh tộp” (cá nướng).

Tiếp đến, du khách còn được thưởng thức món thịt hun khói, lòng khô, lòng nướng đậm đà cũng được ướp từ các loại gia vị đặc trưng của người Thái, làm từ thịt hoặc lòng phèo của trâu, bò hoặc lợn; rồi món rau rừng đồ, hoa ban xào măng chua, măng lay, canh bon đặc mùi Mắc khén rừng cùng chút ngầy ngậy của da bò, đuôi bò hòa trong bát canh. Cùng những món ăn đặc trưng trên, du khách còn được thưởng thức vị thơm dẻo của món cơm lam nướng trên than hồng hay món cơm nếp đồ được đựng trong những chiếc Ếp khẩu chỉ người Thái mới có...

Đi khắp vùng Tây Bắc, không ai không biết tới món chẩm chéo - một loại nước chấm được làm từ muối rang, ớt nướng, hạt mắc khén cùng với tỏi và các loại rau thơm được giã nhuyễn. Đây là món nước chấm đặc trưng duy nhất cũng chỉ của người Thái mới có. Điều đặc biệt, chỉ với món nước chấm đó nhưng lại phù hợp để làm đồ chấm cho các món ăn của người Thái Tây Bắc từ món gà, cá, măng hay xôi...

Cũng bởi “nghiền” cái cảm giác đắm mình trong dòng suối khoáng bản Mòng cùng nét văn hóa Tây Bắc với những món ăn đậm sắc dân tộc, nên sau những ngày làm việc căng thẳng, giữa lòng thủ đô Hà Nội tôi thường bất chợt nhớ về dòng suối khoáng bản Mòng; nhớ những đêm trăng tròn, trăng khuyết bên ánh lửa bập bùng, hòa mình trong điệu xòe tình tứ với tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã; nhớ cảm giác thăng hoa trong những ngôi nhà sàn khi cùng nhau chụm đầu bên chum rượu vít cần hay cảm giác sảng khoái khi đắm mình trong dòng suối khoáng...

Những cảm giác, nỗi nhớ đó cứ vậy òa về với âm điệu của lời hát “Inh lả ơi, sao noong ời; khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời; mùa xuân đến ngàn hoa hé cười; inh lả ơi, sao noong ơi...”

Du lịch, GO! - Theo Báo Sơn La, ảnh internet
Trong những năm gần đây thác Thạch Lâm (ở thôn Thượng, xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) hay còn gọi là thác “Chín bậc tình yêu”, thác “Chín tầng” được nhiều nguời biết đến với vẻ đẹp nguyên sơ, đẹp như trong mơ, nơi “bồng lai tiên cảnh”.

Là nơi rất thích hợp để khách thập phương đến du ngoạn và hòa mình vào dòng thác mát, nhất là những ngày hè oi bức…
.
Thác được đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm, ở độ cao khoảng 100m, với 9 chín bậc thác, chính vì vậy nó được gọi là thác “Chín bậc tình yêu”. Tương truyền, rằng xưa kia có 9 nàng tiên đã giáng trần và tắm tại thác này.

Khi các nàng tiên đang tắm thì có lệnh trời gọi về, 9 nàng tiên bay lên trời để lại dấu chân là chín bậc thác, bốn mùa vẫn róc rách, ầm ầm tiếng thác đổ.
Mỗi bậc thác tượng trưng cho một nàng tiên, chín bước chân, chín bậc tình yêu…

< Mùa kiệt nước nhưng vẫn có nhiều bạn trẻ vào tham quan...

Ngoài chín bậc thác chính, còn có các bậc thác “cha, mẹ”, thác con trải dài từ trên đỉnh xuống khoảng 200m. Hai bên dòng thác là những cây cổ thụ to vào người ôm luôn tỏa bóng mát, rọi bóng xuống dòng thác.

Thác “Chín bậc tình yêu” thu hút du khách và các bạn trẻ, nhất là những đôi trai gái yêu nhau, bằng vẻ đẹp mạnh mẽ, kiêu sa, huyền bí. Không biết cái sự “thật” và mức độ tin cậy đến đâu, dựa vào cơ sở nào, nhưng từ bao đời nay họ vẫn truyền tai nhau rằng, những đôi lứa đang yêu nhau cùng nhau lên tắm thác “Chín bậc tình yêu”, thì tình yêu sẽ ngày càng mặn nồng và nên vợ thành chồng.

Ông Hà Văn Thành 86 tuổi, nhà gần chân thác chia sẻ: “Ngọn thác này vào mùa khô nước có giảm, nhưng chưa bao giờ cạn kiện nước. Nếu để ý, sẽ nghe tiếng nhạc được tạo thành từ tiếng thác chảy vang dội vào vách đá tạo ra âm thanh như một bản nhạc rất du dương. Thời gian gần đây có nhiều khách nước ngoài đến đây chiêm ngưỡng và trải lòng cùng thác lắm. Nếu xây khu này thành điểm du lịch chắc đông khách lắm chú nhỉ!”.

Không biết có phải bởi những “lời hay ý đẹp” từ câu chuyện tương truyền huyền bí, mà mỗi ngày có hàng trăm du khách thập phương và các bạn trẻ kéo nhau lên thác để được thả hồn, ngâm mình và vui đùa với ngọn thác… tình yêu này!?

Du lịch, GO! - Theo Dan Việt, internet
Trong khi nếp nhà cổ người Mường đang dần bị “bê tông hóa” thì ở thôn Tháu (xã Lạc Sĩ, Yên Thủy, Hòa Bình) lại giữ nguyên được bản sắc dân tộc về cách dựng nhà sàn cổ người Mường kiểu "con rùa".
Theo trưởng thôn Bùi Văn Tường, hiện cả thôn có 49 hộ tất cả đều dựng nhà theo kiểu cổ xưa. Cụ Bùi Văn Te (75 tuổi), người già nhất thôn, cho biết kiến trúc này có từ thời xa xưa, khi các Lang đạo được chia nhau cai quản từng vùng.

Chuyện kể rằng, sau khi vị Lang đầu tiên cai quản đất Mường đi bẫy và bắt được một con rùa. Con rùa van nài Lang đừng giết nó, bù lại rùa mách bảo cho cách làm nhà sàn. Rùa dạy: “Bốn chân tôi là bốn cột cái, hai mai tôi là hai mái nhà, xương sống tôi là đòn nóc, chặt cây lim làm cột, lạt buộc bằng cây giang, cỏ gianh dùng để lợp”.
.

Cũng từ câu chuyện đó, đến nay hầu hết các vùng dân tộc, nhất là người Mường đang sinh sống trên khắp đất nước ta có nhà để ở. Nhà sàn đã gắn liền với phong tục tập quán sinh hoạt thường ngày của người dân bản. Theo cụ Te, người Mường không cho phép dựng theo kiểu hàng lối. Nhà sàn nào dựng lên cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng.

Nhà sàn của người Mường thường phân ra 3 mặt bằng: Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình; sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi; còn gầm sàn nhà dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm. Nguyên liệu để làm nên kết cấu ngôi nhà được người Mường sử dụng là gỗ, thường là các loại gỗ trai, chò chỉ, nghiến, sến, táu, dổi, de, đinh, lát...

Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính, nhà sàn của người Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan vách... Cột nhà làm bằng gỗ tròn hoặc vuông nhưng phổ biến là tròn; chân cột thường được chôn xuống đất từ 80 - 100 cm nên phải làm cột bằng thứ gỗ không bị mối ăn, không mục, không mọt.

Nhà sàn cổ truyền của người Mường thường có cấu trúc đơn giản như: một gian, hai gian, ba gian, nhà nào có điều kiện cũng có thể làm nhiều gian hơn nữa thể hiện sự giàu có. Đặc biệt, cửa chính và cửa sổ đều được làm ở phía trước của ngôi nhà. Người Mường quan niệm, ở bất kỳ hướng cửa sổ nào đều được coi là thứ rất linh thiêng.

Cầu thang lên nhà thường được làm bằng gỗ hoặc nguyên thân cây gỗ tròn và tạo bậc trên chính những thân cây đó hay cũng có thể được đẽo thành hình chữ nhật. Cầu thang không dựng thẳng vào cửa chính mà dựng vào mép một cái sảnh gỗ và đặt vuông góc với chiều đòn nóc của nhà.

Theo phong tục khi làm cầu thang thì bậc thang nhất thiết phải là số lẻ và được dựng ở các thế đất khác nhau. Số lẻ của bậc thang thể hiện ước nguyện quy luật vào - ra - vào thì của cải sẽ không đi ra ngoài, gia đình luôn được êm ấm, đoàn tụ, con cháu thành đạt. Số lượng bậc có thể là 3, 5, 7, 9… nhưng tuyệt đối không được là số chẵn.

Điều thú vị nhất trong tổng thể cách xây dựng nhà sàn của người Mường - đó là những kết cấu hoàn chỉnh không chỉ tạo dựng nên một ngôi nhà sàn đặc trưng từ cổ kim đến giờ vẫn nguyên vẹn. Lý thú hơn cả, là ở mỗi bộ phận cấu thànhnhà sàn mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc gắn kết chặt chẽ với con người hàng nghìn năm không thay đổi. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện nét văn hóa độc đáo mà đến nay người Mường vẫn còn giữ nguyên được bản sắc của dân tộc.

Du lịch, GO! - Theo Đất Việt

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống