Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Thursday, 18 August 2011

Trong khi nếp nhà cổ người Mường đang dần bị “bê tông hóa” thì ở thôn Tháu (xã Lạc Sĩ, Yên Thủy, Hòa Bình) lại giữ nguyên được bản sắc dân tộc về cách dựng nhà sàn cổ người Mường kiểu "con rùa".
Theo trưởng thôn Bùi Văn Tường, hiện cả thôn có 49 hộ tất cả đều dựng nhà theo kiểu cổ xưa. Cụ Bùi Văn Te (75 tuổi), người già nhất thôn, cho biết kiến trúc này có từ thời xa xưa, khi các Lang đạo được chia nhau cai quản từng vùng.

Chuyện kể rằng, sau khi vị Lang đầu tiên cai quản đất Mường đi bẫy và bắt được một con rùa. Con rùa van nài Lang đừng giết nó, bù lại rùa mách bảo cho cách làm nhà sàn. Rùa dạy: “Bốn chân tôi là bốn cột cái, hai mai tôi là hai mái nhà, xương sống tôi là đòn nóc, chặt cây lim làm cột, lạt buộc bằng cây giang, cỏ gianh dùng để lợp”.
.

Cũng từ câu chuyện đó, đến nay hầu hết các vùng dân tộc, nhất là người Mường đang sinh sống trên khắp đất nước ta có nhà để ở. Nhà sàn đã gắn liền với phong tục tập quán sinh hoạt thường ngày của người dân bản. Theo cụ Te, người Mường không cho phép dựng theo kiểu hàng lối. Nhà sàn nào dựng lên cũng đều ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh hoạt, săn bắn, đi rừng.

Nhà sàn của người Mường thường phân ra 3 mặt bằng: Mặt trên cùng là gác để đựng lương thực, đồ dùng gia đình; sàn nhà là nơi sinh hoạt nghỉ ngơi; còn gầm sàn nhà dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc, gia cầm. Nguyên liệu để làm nên kết cấu ngôi nhà được người Mường sử dụng là gỗ, thường là các loại gỗ trai, chò chỉ, nghiến, sến, táu, dổi, de, đinh, lát...

Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính, nhà sàn của người Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan vách... Cột nhà làm bằng gỗ tròn hoặc vuông nhưng phổ biến là tròn; chân cột thường được chôn xuống đất từ 80 - 100 cm nên phải làm cột bằng thứ gỗ không bị mối ăn, không mục, không mọt.

Nhà sàn cổ truyền của người Mường thường có cấu trúc đơn giản như: một gian, hai gian, ba gian, nhà nào có điều kiện cũng có thể làm nhiều gian hơn nữa thể hiện sự giàu có. Đặc biệt, cửa chính và cửa sổ đều được làm ở phía trước của ngôi nhà. Người Mường quan niệm, ở bất kỳ hướng cửa sổ nào đều được coi là thứ rất linh thiêng.

Cầu thang lên nhà thường được làm bằng gỗ hoặc nguyên thân cây gỗ tròn và tạo bậc trên chính những thân cây đó hay cũng có thể được đẽo thành hình chữ nhật. Cầu thang không dựng thẳng vào cửa chính mà dựng vào mép một cái sảnh gỗ và đặt vuông góc với chiều đòn nóc của nhà.

Theo phong tục khi làm cầu thang thì bậc thang nhất thiết phải là số lẻ và được dựng ở các thế đất khác nhau. Số lẻ của bậc thang thể hiện ước nguyện quy luật vào - ra - vào thì của cải sẽ không đi ra ngoài, gia đình luôn được êm ấm, đoàn tụ, con cháu thành đạt. Số lượng bậc có thể là 3, 5, 7, 9… nhưng tuyệt đối không được là số chẵn.

Điều thú vị nhất trong tổng thể cách xây dựng nhà sàn của người Mường - đó là những kết cấu hoàn chỉnh không chỉ tạo dựng nên một ngôi nhà sàn đặc trưng từ cổ kim đến giờ vẫn nguyên vẹn. Lý thú hơn cả, là ở mỗi bộ phận cấu thànhnhà sàn mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc gắn kết chặt chẽ với con người hàng nghìn năm không thay đổi. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện nét văn hóa độc đáo mà đến nay người Mường vẫn còn giữ nguyên được bản sắc của dân tộc.

Du lịch, GO! - Theo Đất Việt

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống