Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 20 August 2011

Người Thượng hoặc đồng bào sắc tộc là danh từ được dùng thời trước 75 để gọi chung những nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống trên cao nguyên miền Trung, như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... 

"Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Tây Nguyên, còn gọi là miền Thượng (tức là miền thượng du). Chính sách dân tộc dành cho miền này được gọi là Thượng Vụ. Ngày nay, thường dùng chữ "người dân tộc" để gọi chung những sắc dân thiểu số.

Trước thế kỷ 19 thì Tây Nguyên là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ.


< Những đàn voi với số lượng không đếm xuể ở Tây nguyên ngày xưa.

Ổ Tây Nguyên thuở xưa thì chiêng, ché, voi, trâu có thể đổi được nô lệ. Có loại chiêng chỉ ngang giá vài con trâu nhưng cũng có loại chiêng giá trị tới 40 con trâu hay một tá tù binh, nô lệ.

< Vợ chồng người Thượng.

Người dân Tây Nguyên ngày ấy ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường cuốn váy ở trần - về mùa lạnh thì choàng thêm tấm mền cũ.

Trang phục khi đi hội của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc cả nam, nữ đều đeo vòng bạc.
< Đà Lạt năm 1925.

Tháng 2 năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Chà Bàn, bắt sống vua Chăm Pa là Trà Toàn, sáp nhập phần lãnh thổ Chăm Pa thời đó vào Đại Việt.
< Một gia đình người dân tộc ở GiaRay.

Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ.
< Thác Liên Khang ngày ấy.

Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789).
< Thiếu nữ Tây nguyên, ảnh Life.

Dưới triều nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ - 1834).

Người Việt vẫn chú yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ).
< Làm đường xe lửa có răng cưa lên Dalat.

Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này.
< Những phụ nữa trẻ trong một dịp lễ hội.


< Một chiến binh.

Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành lập Vương quốc Sedang có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất.

Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayréna. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán.
< Cô gái đang sàng gạo.



< Phu trạm.

Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây.

Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam.
< Voi xưa và nay bao giờ cũng là biểu trưng của Tây nguyên.
< Cả xưa và nay: phụ nữa Tây nguyên vẫn chăm con trong tình mẫu tử.

Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ.

Năm 1898, vương quốc Sedang bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây.
< Một gia đình người Thượng ở Đà Lạt.
< Phụ nữ ở bản làng.

Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp.
< Trưởng bản.

Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo.

Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồn điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được. Năm 1917, tại đó, thị xã Đà Lạt được thành lập.
< Phụ nữ An Nam sau cuộc đi săn thú.
< Tiếng cồng chiêng trong ngày hội.

Năm 1956, Ngô Đình Diệm của chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam cho thành lập Văn phòng Cố vấn Thượng Vụ để góp ý về những vấn đề liên quan đến cao nguyên miền Thượng. Năm 1957, Văn phòng Cố vấn Thượng Vụ được nâng cấp lên thành Nha Công tác Xã hội Miền Thượng trực thuộc Phủ Tổng Thống, trụ sở đặt tại Huế.
< Những phụ nữ đang địu con.
< Một phụ nữ trẻ.

Năm 1958, Phòng Xã Hội được thành lập tại Tây Nguyên với mục đích chính giúp học sinh người sắc tộc được theo học như người Kinh. Năm 1964, Nha Công tác Xã hội miền Thượng đổi thành Nha Ðặc trách Thượng Vụ trực thuộc Bộ Quốc Phòng và sau đó được nâng cấp lên thành Phủ Ðặc ủy Thượng Vụ.
< Hồ Lak ngày xưa.
< Phụ nữ Tây nguyên xưa và những trang sức trên người.

Năm 1969, Bộ Sắc Tộc (Bộ Phát triển Sắc Tộc) được thành lập ngay trong chính phủ VNCH thời Đệ nhị Cộng hòa do một người Thượng lãnh đạo, và có chức năng tương đương các bộ khác trong chính phủ.

Tổng trưởng Bộ Sắc tộc là các ông Paul Nưr, Ya Ba, cuối cùng là ông Nay Luett (Nay Louette), một lãnh tụ Gia Rai, cho đến khi Việt Nam thống nhất năm 1975.
< Thiếu nữ dân tộc ở Dalat.

Tây Nguyên có nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Kinh như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Chính quyền cũ gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung.
< Chợ Dalat xưa.


Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê.
< Vợ con của trưởng bản.

Người Mạ sống tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng. Trang phục của họ có cá tính riêng về tạo hình áo nữ, đặc biệt là phong cách thẩm mỹ. Mùa làm nông, nhiều người ở trần, mùa rét choàng tấm mền. Dân tộc Mạ có tục cà răng, căng tai, đeo nhiều vòng trang sức.
< Người bán gà.

Đàn ông Mạ thường để tóc dài búi sau gáy, ở trần, đóng khố. Khố cũng có nhiều loại khác nhau về kích thước và hoa văn trang trí. Loại khố trang trọng có đính hạt cườm, tua dài. Bên cạnh đó họ còn mặc áo chui đầu, xẻ tà, vạt sau dài hơn vạt trước che kín mông. Áo có các loại : dài tay, ngắn tay và cộc tay. Thủ lĩnh búi tóc cắm lông chim có bộ khiên giáo kèm theo.
< Phụ nữ Thượng trong nhà với bộ da hổ, thúng và chuối kề bên.

Phụ nữ Mạ ngày xưa họ ở trần mặc váy, có bộ phận mặc áo chui đầu để tóc dài búi sau gáy. Áo nữ mặc vừa sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và sau áo bằng nhau; cổ áo tròn thấp.

< Thác Langbian gần Đà Lạt.

Tổng thể áo chỉ là hình chữ nhật màu trắng. Nửa thân dưới áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn các màu đỏ, xanh là chính trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo được dệt viền các sọc trang trí. Váy là loại váy hở được dệt trang trí hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng.
< Phụ nữ Thượng.

Về cơ bản là các sọc : màu xanh, đỏ, vàng, trắng trên nền chàm chủ yếu là hoa văn hình học theo nguyên tắc bố cục dải băng ngang truyền thống. Có trường hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín trên nền sáng (trắng) với hoa văn hình học màu đỏ xanh. Nam nữ thường thích mang vòng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm - ký hiệu các lễ hiến sinh tế thần cầu mát cho chủ nhân nó. Nam nữ đều đeo hoa tai cỡ lớn bằng đồng, gà voi, gỗ; cổ đeo hạt cườm. Phụ nữ còn mang vòng chân đồng nhiều vòng xoắn
< Phu phát thư kiện.

Từ 1976 đến đầu thập kỷ 1990, Tây Nguyên gồm 3 tỉnh là Gia Lai-Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Sau đó tỉnh Gia Lai-Công Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum (thay đổi cả cách viết chính thức tên tỉnh). Tỉnh Đắc Lắc chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
< Bức ảnh nổi tiếng về người Tây nguyên.


Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
< Tắm con bên suối.

Ngày nay, Tây nguyên phát triển mạnh về kinh tế với các đồn điền bạt ngàn trồng ao su, cà phê, hồ tiêu, chè bát ngát - trở thành vùng kinh tế động lực, vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày.

Chuyện điện đã về tận các buôn làng biên giới của Chư Prông, Đức Cơ, Chư Pah, Ia Grai, đường giao thông xẻ núi về với “ốc đảo” Kon Pne - vùng căn cứ kháng chiến. Đường giao thông, chợ búa, trường học, trạm xá và những cánh đồng bạt ngàn, quanh năm xanh ngắt nhờ hệ thống thủy nông Ayun Hạ.
< Phụ nữ Tây nguyên ngày nay.
< Ảnh nghệ thuật về Tây nguyên.

Tây Nguyên là một vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả là sử thi, mà trước đây chúng ta thường gọi là Trường ca, Anh hùng ca, một thể loại tự sự dân gian truyền miệng, cho tới nay vẫn được lưu giữ trong trí nhớ của người dân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng.

Việc phát hiện, sưu tầm và công bố các tác phẩm sử thi là cố gắng của nhiều thế hệ các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian gần một thế kỷ qua.
< Ảnh nghệ thuật về Tây nguyên.

Riêng văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.
Tây nguyên xưa và nay vẫn là một vùng đất huyền thoại giàu đẹp, một điểm nhấn giữa ngã ba Đông dương.

Du lịch, GO! - sưu tầm
Cuộc sống của người dân trên đảo Phú Quý (Bình Thuận) ngày nay đã có nhiều thay đổi, khấm khá, hiện đại nhưng việc tổ chức cưới hỏi của những đôi trai gái trên đảo vẫn chưa hề xảy ra.

< Nhìn từ núi Cao Các.

Huyện đảo Phú Quý có lẽ là huyện duy nhất trên đất nước ta không có đám cưới. Cụ Hai Dương (xã Đông Hải) cho biết: Hơn 80 tuổi mà tui chưa ăn đám cưới ai trên đảo bao giờ… Có lẽ tập tục này bắt nguồn từ thuở xa xưa khi những cư dân đầu tiên phát hiện ra đảo và định cư tại đây.

Đảo Phú Qúy rộng 16,4 km², gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ, nằm cách TP Phan Thiết 56 hải lý về phía Đông. Huyện đảo có 3 xã Ngũ Phụng, Tam Thanh và Đông Hải bao quanh còn có nhiều hòn nổi lớn, nhiều bãi biển, gành đá, vịnh hoang sơ rất đẹp.

< Núi Cao Các nhìn từ Gành Hang.

Những năm trước đây, khi ghe thuyền ra đảo mỗi tuần một chuyến, đảo gần như biệt lập với đất liền. Dân trong Phan Thiết, Phan Rí gọi người ngoài đảo là dân Hòn. Tiếng nói, âm điệu rất khó nghe. Chưa nói đến vốn từ vựng sử dụng rất nhiều phương ngữ và từ cổ.

Hồi năm 80 thế kỷ trước, một tàu vượt biên cập vào đảo Phú Qúy mà cứ tưởng đã ra nước ngoài. Trên đảo không có xe cộ, thời tiết hanh hao lúc nào cũng vàng ươm như mùa thu, tóc của đàn ông nắng gió biển làm vàng hoe, đỏ quạch, nghe giọng nói lạ của người dân khiến cho những người vượt biên cứ tưởng đang đến một đảo quốc nào đó.

< Vịnh Ông Tỉnh trong nắng chiều.

Hỏi thăm đường đến… trụ sở cơ quan công quyền, dân trên đảo nghe câu được, câu không nên chỉ đại về phía doanh trại Tiểu đoàn 475 của Tỉnh đội Thuận Hải cũ đóng quân trên đảo. Cả thuyền vượt biên đều bị bắt giải về đất liền.

Có thể do cuộc sống biệt lập, thường xuyên đối mặt với thiên tai, khắc nghiệt và cực khổ mưu sinh trên biển nên các tập tục truyền thống không được chú trọng và không lưu truyền.

Tục cưới hỏi trên đảo Phú Quý rất đơn giản gần như không ai để ý đến. Trước đây trên đảo không có đường nhựa, không có xe ô tô, gắn máy nên khái niệm “lên xe hoa” càng không thể có.

< Bãi biển Phú Quý.

Những chàng ngư dân khỏe mạnh khi đến tuổi trưởng thành, sẽ được các cô gái quan tâm đến với những thành tích như: lặn sâu, lâu nhất, đánh cá giỏi, câu mực nhiều, hoặc giả bị bão tố vẫn sống trên biển nhiều ngày…

Nếu để ý, nhớ nhung một cô gái, không cần mai mối dạm ngõ như các nơi, chàng trai trình bày với cha mẹ, người thân hoặc với chủ ghe nếu không còn người thân. Nhân dịp nhà bên cô gái có tiệc tùng, đám giỗ nhà trai sang “đánh tiếng” . Tục lệ ở trên đảo gọi là “nói chừng”. Nghĩa là đề cập việc con cái muốn thành vợ chồng. Việc này không cần bất cứ lễ vật hay nghi lễ gì cả. Cộng đồng cư dân trên đảo không đông, không bị chi phối bởi tác động từ bên ngoài nên các gia đình đều rất biết nhau, quen nhau như trong đại gia đình. Con ai, nhà ai, ghe ai tất cả đều rành rẽ.

< Một góc đảo nhìn từ trên núi.

Nếu nhà cô gái đồng ý, thì chính thức ngay sau đó, chàng trai đã có thể đến nhà gái để ngủ. Không cần nghi lễ động phòng hay tuần trăng mật, những cặp uyên ương trên xây tổ rất tự nhiên, rất đơn giản như biển và thuyền ghe không thể thiếu nhau.

Cô gái cũng chính thức trở thành vợ anh chàng kia mà không cần tốn kém, thách cưới gì cả. Rất ít có đám từ chối lời “nói chừng” của nhà trai. Vì các điều kiện cần và đủ đã hội tụ, nên việc “nói chừng” là cái cớ để xác lập hôn nhân.

Thông thường nhà có con gái bao giờ cũng dành buồng riêng. Nếu gia đình khá giả có thể cho luôn căn nhà riêng cho hai bạn trẻ xây tổ ấm. Chàng rễ ban ngày làm việc bên gia đình mình, tối về ngủ với cô dâu. Nếu hai bên gia đình có công việc, hoặc giỗ kỵ, dựng nhà mới…thì sang “mượn” cô dâu, hoặc chú rễ về nhà giúp vài hôm tùy theo công việc.

< Đảo Ngọc Phú Quý.

Thời gian “ngủ bên nhà vợ” nếu xảy ra những mâu thuẫn, hay phát hiện sự rạn nứt, bất ổn nào đó trong hạnh phúc, tình yêu chàng trai có thể “chia tay” mà không cần phải hòa giải hoặc ly hôn.

Cũng không hiếm những trường hợp sau thời gian chung sống rất ngắn ngủi, các cô vợ “sa thải” chồng vì những lý do không thể chung sống lâu dài. Bao giờ thì cô dâu về sống bên nhà chồng? Câu trả lời: bao giờ cũng được nhưng có điều kiện.

< Bãi biển hoang sơ.

Nhà chồng cảm thấy cần có con dâu chung sống, phải được con dâu đồng thuận thì chọn dịp nhà bên gái có giỗ kỵ, tiệc vui sang trình bày và xin đưa con dâu về sống. Đa phần người dân trên đảo không chọn cách này vì sống bên chồng hay bên nhà gái thì vẫn “ngày việc ai người ấy làm” chỉ có tối về ngủ chung. Nếu ra riêng thì miễn bàn.

Ngày trước, chỉ khi nào cô dâu sinh ra con trai, gia đình bên chồng mới tổ chức bữa tiệc ăn mừng, sang nhà gái xin đón con dâu về sống bên nhà chồng. Nếu cô dâu chỉ sinh con gái thì bên nhà trai ít khi đón về. Quan niệm của dân biển: sinh càng nhiều con trai càng tốt. Con trai chính là lao động trên biển và cũng là người mang lại của cải, tài sản bảo đảm cuộc sống.

< Cảng đảo Phú Qúy.

Ảnh hưởng của quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (nam trọng, nữ khinh) đã bám sâu gốc rễ vào các thế hệ tuy không bộc lộ rõ nét, nhưng ngấm ngầm tư tưởng phong kiến trong việc chọn dâu và cháu nội nối dõi tông đường.

Ông Dương Minh, 70 tuổi, ở xã Ngũ Phụng, có 10 người con (7 trai, 3 gái) tỏ ra lạ lẫm: “Dòng họ tôi ở đây mấy đời rồi, nhưng tôi chưa dự qua đám cưới nào cả. 10 đứa con có vợ, có chồng hết rồi, nhưng chẳng có đứa nào tổ chức đám cưới”.

Người dân trên đảo lạ lẫm và không hiểu nổi: đám tiệc cưới tại sao có khách dự. Họ quan niệm đó là chuyện của hai bên gia đình thôi. Vì vậy mà nhiều đời nay dân trên đảo không quan tâm đến hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn.

Anh Nguyễn Văn Nhị - Một anh bạn cán bộ Công an Bình Thuận cho biết: năm 2010, đơn vị anh tập trung nhiều tháng trời ở đảo Phú Qúy để làm giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu cho dân, hướng dẫn pháp luật… nhiều câu chuyện cười ra nước mắt mà chúng tôi sẽ kể vào dịp khác. Lấy chồng sớm, đẻ nhiều, thất học mù chữ, ít hiểu biết pháp luật là vấn nạn ngày nay vẫn còn khá phổ biến trên đảo.

Từ năm 2000 trở lại đây, do việc tăng cường cán bộ, giáo viên từ đất liền ra đảo nên trên đảo xuất hiện vài tiệm thuê đồ cưới và chụp ảnh. Nhưng đám cưới của “công dân nhập cư” cũng chỉ là hình thức để chụp ảnh, quay phim…lưu niệm. Tiệc cưới cũng chỉ là bánh kẹo, nước trà, nước ngọt như thời bao cấp. Vì nếu tổ chức rình rang, có mời dân trên đảo cũng không ai dự vì xa lạ. Nhờ vậy mà phong trào “tiết kiệm” tiệc tùng cưới hỏi trên đảo Phú Quý không cần phát động cũng trở thành điển hình, gương mẫu.

Trên đất Việt, vẫn còn hòn đảo ngọc Phú Quý là nơi không tổ chức đám cưới bao giờ, nhưng các cặp vợ chồng trẻ ở đây đều sống rất hạnh phúc, cho đến khi răng long, đầu bạc.

Du lịch, GO! - Theo Phunutoday, internet
Đến được ĐạM'ri rồi thì xem ra sắp đến lúc được ngơi nghỉ thật, dẫu gì bọn mình đã chạy suốt từ 5h sáng đến hơn 3h30 chiều - tàn tạ hai tấm thân... chưa quá già, hi hi...

< Phía xa là đỉnh núi Lu Gu

Mình nói sơ về nơi này một tý: đây là địa phận huyện Đạ Huoai, một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Lâm Đồng, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Đà Lạt 155Km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 145km về phía Tây Nam.

Đạ Huoai trước kia là một vùng đất thuộc quận BLao. Năm 1959, quận BLao được đổi tên thành quận Bảo Lộc. Madagouil là một xã thuộc quận Bảo Lộc, sau này trở thành xã Mađagui và thị trấn Mađagui, huyện lỵ của Đạ Huoai.


Ngày 12-7-1965, xã BSar thuộc quận Tánh Linh (tỉnh Bình Tuy) được sáp nhập vào quận Bảo Lộc.
Trước năm 1975, vùng đất Đạ Huoai hiện nay chỉ có 2 xã: BSar và Madagouil.


Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, vùng đất Đạ Huoai thuộc huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng gồm 4 xã: Lộc Thọ, Lộc Phước, Lộc Phú, Lộc Trung.

Ngày 14-3-1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 116-CP chia huyện Bảo Lộc thành hai huyện lấy tên là huyện Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai. Huyện Đạ Huoai gồm có các xã: Ma Đa Goui, Đa Oai, Đa MRi, Đa Ploa, Đa Teh, Đa Kô, Đa Lay; thị trấn Ma Đa Goui, thị trấn nông trường Đa Teh và thị trấn nông trường Đa MRé.

Ngày 29-12-1981, Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ II, ra Nghị quyết sáp nhập xã Đồng Nai thuộc huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé vào huyện Đạ Huoai.
Ngày 6-6-1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 68-HĐBT chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
< Cầu Đại Quay.

Hiện nay, huyện Đạ Huoai có 9 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: Mađaguôi, Đạ Mri và 7 xã: Đạ Plơa, Hà Lâm, Madagui, Đạ Oai, Đạ Tồn, Đoàn Kết, Đạ Mri.
< Phía dưới nước chảy cuồn cuộn.

Trong thật tế nếu nói về khu vực này thì người ta sẽ nghĩ ngay đến khu du lịch Madagui với súng sơn, cắm trại và hàng khối tiết mục du lịch khác với chi phí không hề mềm.

< Sông Đạ Mí: một chi lưu của sông đồng Nai với dòng nước cuồn cuộn.

Bọn này chỉ nhắm đến thị trần như một điểm dừng chân và từ đó "tiến quân" đi các hướng - đơn giản vì thị trấn nằm khoảng giữa nên xuất phát dễ dàng, chi phí sinh hoạt ăn uống phòng ốc cũng mềm mại, chỉ vậy thôi.
Trên đoạn đường từ Đạ Mri về Madagui (thị trấn) cũng có khối cảnh hay hay nhưng do bọn mình muốn tìm chổ nghỉ nên chỉ ngừng lại ngắm nghía vài chổ, còn bao nhiêu là chạy nước rút. Vả lại đoạn này còn tái ngộ trong lịch trình "khám phá các đèo" trong một vài ngày sau.

Trên đoạn này có 2 điểm đáng chú ý là cầu Đạ Quay và đèo chuối. Lúc qua cầu dừng lại nhìn xuống thấy nước réo ầm ầm đã lắm.

< Vào đèo Chuối.

Còn về tên đèo Chuối thì do khi người dân kinh tế mới đến đây, ngọn đèo toàn chuối rừng - Con đèo quanh co chạy bên rừng núi xanh mát, cũng có những khúc cua gấp, nhưng lại đẹp như một sợi dây mềm mại. Còn loại chuối rừng này đã giúp người dân cải thiện bữa ăn trong những ngày đầu lập nghiệp.
Đèo Chuối vừa hao hao giống đèo Ngoạn Mục ở những khúc cua gấp như cùi chỏ, vừa lạ lẫm ở những đoạn đường tưởng như chạy thẳng vào núi đá rừng xanh, nhưng khi đến gần lại uốn cong như một chiếc dây mềm mại.
< Vách hai bên toàn cây rừng, mát rượi.
Nhưng cái lạnh của đèo Chuối cùng không khí tinh khiết đến không ngờ mới là điểm khác biệt của nơi đây. Cái lạnh không đủ khiến du khách khoác thêm tấm áo mỏng. mà chỉ hơi se se lạnh như ngầm báo đã đến cao nguyên.
< Thơ mộng chưa?
Cũng có khi cái lạnh như mời gọi du khách mở toang lồng ngực, hít đầy phổi không khí rất riêng của nơi đây để gột sách cái bụi bặm của thành phố, của chuyến đi cùng những mệt mỏi, lo toan của cuộc sống.
Mà Đèo Chuối lành lạnh cũng phải vì hai bên vách đèo phủ đầy cây rừng, chính những cây xanh này giúp ta cảm nhận thấy cái hơi ẩm, cái se se trong cả lúc thời tiết nóng bức. Bạn đang ngoài nắng, bước vào một bụi rậm đầy cây xanh thử xem: tự nhiên thấy mát liền.
Pin của máy chụp ảnh chỉ sạc được một tẹo năng lượng từ hồi ở thác Tà Pứa nhưng bà xã bấm lia lịa. Biết sao bây giờ, chỉ vì cảnh vật đẹp quá...
Có một điều ít ai biết đến (cả tụi mình cũng không biết cho tới ngày cuối cùng tại đây) là đầu đèo Chuối phía TT Madagui có một con thác 9 tầng đấy.

Thác này mình sẽ đề cập tới trong phần sau theo ưu tiên cái gì đến trước thì bàn trước, đến sau phải chờ hồi sau.
< Rồi cũng đến lúc hết đèo, hết chuối...
Ghé vào thị trấn Madagui, bọn mình chạy qua vài chổ nhà nghỉ lẫn khách sạn. Cuối cùng chọn chổ này:
100K/ngày - truyền hình cáp nhiều kênh, WC sạch sẽ, có nước nóng, quạt.

Ban đầu hỏi cô chủ rằng ở đây có wifi không thì cô ấy khẳng định là có, nhưng phải xuống dưới nhà xài vì trên lầu yếu lắm. Tắm táp xong, mày mò tẩn mẩn hoài chả thấy song wifi đâu cả: hóa ra "wifi" theo ý cô là... internet! He he, qua đò rồi.

Có điều nhà chủ sẳn sàng mở máy dưới phòng khách cho mình truy cập mạng thoải mái, free.
< Trước khách sạn chính là QL20, từ đây đến ngã tư công viên hồ là khu trung tâm của thị trấn.
< Nhà thờ Madagui gần đó, sáng sớm nào cũng nghe đổ một hai hồi chuông - bảo đảm không dậy muộn.
Ra ngã tư trung tâm có chợ, tạt vào làm bậy tô bún riêu 15k, thường thôi nếu không nói là dở.
< Cái này mới là món độc chiêu: Bánh xèo miền Trung nhỏ nhỏ 2k/cái - ăn thử một dĩa 5 cái là bảo đảm muốn làm thêm vài dĩa.


Chẹp chẹp: giòn tan nhưng có cái ngộ là cô hàng dọn ra chung với dĩa rau sống và bánh tráng. Bánh tráng làm gì vậy cà? Hóa ra khi ăn người ta dùng bánh tráng cuốn lại, thêm rau sống và chấm nước mắm.
Lộn xộn quá nên mình ăn kiểu miền Nam: gắp và chấm, ngon tê mỏ!
< Khu trung tâm Madagui sắp vào đêm. 

Thị trấn thưa người, nghe nói chỉ sau 9 h là vắng hoe. Xem ra mức độ "xôm tụ" thì ở đây không bằng thị trấn Đạ Tẻh.
Vậy càng phẻ, dễ làm một giấc ngủ dài để sáng hôm sau: bọn này sẽ trực chỉ Đạ Tẻh rồi truy tìm tông tích những thác hoang sơ đẹp nhất tại đây.
Đêm binh yên...

Còn tiếp

Điền Gia Dũng

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống