Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Saturday, 20 August 2011

Người Thượng hoặc đồng bào sắc tộc là danh từ được dùng thời trước 75 để gọi chung những nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống trên cao nguyên miền Trung, như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... 

"Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Tây Nguyên, còn gọi là miền Thượng (tức là miền thượng du). Chính sách dân tộc dành cho miền này được gọi là Thượng Vụ. Ngày nay, thường dùng chữ "người dân tộc" để gọi chung những sắc dân thiểu số.

Trước thế kỷ 19 thì Tây Nguyên là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương quốc Champa hoặc Chân Lạp nhằm cướp bóc nô lệ.


< Những đàn voi với số lượng không đếm xuể ở Tây nguyên ngày xưa.

Ổ Tây Nguyên thuở xưa thì chiêng, ché, voi, trâu có thể đổi được nô lệ. Có loại chiêng chỉ ngang giá vài con trâu nhưng cũng có loại chiêng giá trị tới 40 con trâu hay một tá tù binh, nô lệ.

< Vợ chồng người Thượng.

Người dân Tây Nguyên ngày ấy ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường cuốn váy ở trần - về mùa lạnh thì choàng thêm tấm mền cũ.

Trang phục khi đi hội của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc cả nam, nữ đều đeo vòng bạc.
< Đà Lạt năm 1925.

Tháng 2 năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Chà Bàn, bắt sống vua Chăm Pa là Trà Toàn, sáp nhập phần lãnh thổ Chăm Pa thời đó vào Đại Việt.
< Một gia đình người dân tộc ở GiaRay.

Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ.
< Thác Liên Khang ngày ấy.

Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789).
< Thiếu nữ Tây nguyên, ảnh Life.

Dưới triều nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ - 1834).

Người Việt vẫn chú yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ).
< Làm đường xe lửa có răng cưa lên Dalat.

Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên. Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này.
< Những phụ nữa trẻ trong một dịp lễ hội.


< Một chiến binh.

Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương, chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta thành lập Vương quốc Sedang có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất.

Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayréna. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán.
< Cô gái đang sàng gạo.



< Phu trạm.

Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉ mát tại đây.

Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này. Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của triều đình Đại Nam.
< Voi xưa và nay bao giờ cũng là biểu trưng của Tây nguyên.
< Cả xưa và nay: phụ nữa Tây nguyên vẫn chăm con trong tình mẫu tử.

Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ.

Năm 1898, vương quốc Sedang bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trực thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây.
< Một gia đình người Thượng ở Đà Lạt.
< Phụ nữ ở bản làng.

Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp.
< Trưởng bản.

Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và Cheo Reo.

Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồn điền đồng thời cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được. Năm 1917, tại đó, thị xã Đà Lạt được thành lập.
< Phụ nữ An Nam sau cuộc đi săn thú.
< Tiếng cồng chiêng trong ngày hội.

Năm 1956, Ngô Đình Diệm của chính quyền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam cho thành lập Văn phòng Cố vấn Thượng Vụ để góp ý về những vấn đề liên quan đến cao nguyên miền Thượng. Năm 1957, Văn phòng Cố vấn Thượng Vụ được nâng cấp lên thành Nha Công tác Xã hội Miền Thượng trực thuộc Phủ Tổng Thống, trụ sở đặt tại Huế.
< Những phụ nữ đang địu con.
< Một phụ nữ trẻ.

Năm 1958, Phòng Xã Hội được thành lập tại Tây Nguyên với mục đích chính giúp học sinh người sắc tộc được theo học như người Kinh. Năm 1964, Nha Công tác Xã hội miền Thượng đổi thành Nha Ðặc trách Thượng Vụ trực thuộc Bộ Quốc Phòng và sau đó được nâng cấp lên thành Phủ Ðặc ủy Thượng Vụ.
< Hồ Lak ngày xưa.
< Phụ nữ Tây nguyên xưa và những trang sức trên người.

Năm 1969, Bộ Sắc Tộc (Bộ Phát triển Sắc Tộc) được thành lập ngay trong chính phủ VNCH thời Đệ nhị Cộng hòa do một người Thượng lãnh đạo, và có chức năng tương đương các bộ khác trong chính phủ.

Tổng trưởng Bộ Sắc tộc là các ông Paul Nưr, Ya Ba, cuối cùng là ông Nay Luett (Nay Louette), một lãnh tụ Gia Rai, cho đến khi Việt Nam thống nhất năm 1975.
< Thiếu nữ dân tộc ở Dalat.

Tây Nguyên có nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Kinh như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Chính quyền cũ gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung.
< Chợ Dalat xưa.


Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê.
< Vợ con của trưởng bản.

Người Mạ sống tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng. Trang phục của họ có cá tính riêng về tạo hình áo nữ, đặc biệt là phong cách thẩm mỹ. Mùa làm nông, nhiều người ở trần, mùa rét choàng tấm mền. Dân tộc Mạ có tục cà răng, căng tai, đeo nhiều vòng trang sức.
< Người bán gà.

Đàn ông Mạ thường để tóc dài búi sau gáy, ở trần, đóng khố. Khố cũng có nhiều loại khác nhau về kích thước và hoa văn trang trí. Loại khố trang trọng có đính hạt cườm, tua dài. Bên cạnh đó họ còn mặc áo chui đầu, xẻ tà, vạt sau dài hơn vạt trước che kín mông. Áo có các loại : dài tay, ngắn tay và cộc tay. Thủ lĩnh búi tóc cắm lông chim có bộ khiên giáo kèm theo.
< Phụ nữ Thượng trong nhà với bộ da hổ, thúng và chuối kề bên.

Phụ nữ Mạ ngày xưa họ ở trần mặc váy, có bộ phận mặc áo chui đầu để tóc dài búi sau gáy. Áo nữ mặc vừa sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và sau áo bằng nhau; cổ áo tròn thấp.

< Thác Langbian gần Đà Lạt.

Tổng thể áo chỉ là hình chữ nhật màu trắng. Nửa thân dưới áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn các màu đỏ, xanh là chính trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo được dệt viền các sọc trang trí. Váy là loại váy hở được dệt trang trí hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng.
< Phụ nữ Thượng.

Về cơ bản là các sọc : màu xanh, đỏ, vàng, trắng trên nền chàm chủ yếu là hoa văn hình học theo nguyên tắc bố cục dải băng ngang truyền thống. Có trường hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín trên nền sáng (trắng) với hoa văn hình học màu đỏ xanh. Nam nữ thường thích mang vòng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm - ký hiệu các lễ hiến sinh tế thần cầu mát cho chủ nhân nó. Nam nữ đều đeo hoa tai cỡ lớn bằng đồng, gà voi, gỗ; cổ đeo hạt cườm. Phụ nữ còn mang vòng chân đồng nhiều vòng xoắn
< Phu phát thư kiện.

Từ 1976 đến đầu thập kỷ 1990, Tây Nguyên gồm 3 tỉnh là Gia Lai-Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Sau đó tỉnh Gia Lai-Công Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum (thay đổi cả cách viết chính thức tên tỉnh). Tỉnh Đắc Lắc chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.
< Bức ảnh nổi tiếng về người Tây nguyên.


Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
< Tắm con bên suối.

Ngày nay, Tây nguyên phát triển mạnh về kinh tế với các đồn điền bạt ngàn trồng ao su, cà phê, hồ tiêu, chè bát ngát - trở thành vùng kinh tế động lực, vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày.

Chuyện điện đã về tận các buôn làng biên giới của Chư Prông, Đức Cơ, Chư Pah, Ia Grai, đường giao thông xẻ núi về với “ốc đảo” Kon Pne - vùng căn cứ kháng chiến. Đường giao thông, chợ búa, trường học, trạm xá và những cánh đồng bạt ngàn, quanh năm xanh ngắt nhờ hệ thống thủy nông Ayun Hạ.
< Phụ nữ Tây nguyên ngày nay.
< Ảnh nghệ thuật về Tây nguyên.

Tây Nguyên là một vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả là sử thi, mà trước đây chúng ta thường gọi là Trường ca, Anh hùng ca, một thể loại tự sự dân gian truyền miệng, cho tới nay vẫn được lưu giữ trong trí nhớ của người dân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng.

Việc phát hiện, sưu tầm và công bố các tác phẩm sử thi là cố gắng của nhiều thế hệ các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian gần một thế kỷ qua.
< Ảnh nghệ thuật về Tây nguyên.

Riêng văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.
Tây nguyên xưa và nay vẫn là một vùng đất huyền thoại giàu đẹp, một điểm nhấn giữa ngã ba Đông dương.

Du lịch, GO! - sưu tầm

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống