Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 27 August 2011

Tượng Kim thân Phật Tổ quy mô hoành tráng đã đưa chùa Long Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa, vào danh sách những kỷ lục Guiness Việt Nam: “Ngôi chùa có bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

Chùa Long Sơn (Long Sơn Tự) còn gọi là chùa Phật Trắng, tọa lạc dưới chân đồi Trại Thủy - số 22, đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, TP Nha Trang. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 125 năm, trải qua nhiều lần trùng tu và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất của tỉnh Khánh Hòa.
Chùa Long Sơn do nhà sư Ngộ Chí - pháp danh Phổ Trí, lập vào năm 1886 với tên gọi Đằng Long tự. Chùa ban đầu chỉ đơn sơ là căn nhà gianh nằm trên đỉnh đồi Trại Thủy. Năm 1900, Chùa bị sập sau một cơn bão, nên nhà sư quyết định dời Chùa xuống chân đồi và đổi tên thành Long Sơn Tự.
.

Kiến trúc của chùa Long Sơn như hiện nay là kết quả của hai lần đại trùng tu vào năm 1941 và 1971. Chùa có Tam quan được làm theo kiểu tứ trụ. Ngôi chùa được cất trên một nền đất cao, thoáng mát, cây cối xanh tươi, gần kề ngay đường giao thông và khu phố đông đúc mà vẫn giữ được vẻ thâm u, tĩnh mịch và uy nghiêm nơi cửa Phật.

Mái chùa lợp ngói âm dương, trên nóc có bánh xe “luân hồi” và cặp rồng đối xứng nhau về hai phía. Chùa có hai mái chồng nhau, giữa hai mái là những bình phong hình chữ nhật có vẽ nhiều bức tranh về chuyện của Nhà Phật…

Vào năm 1936, chùa Long Sơn được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa. Năm Bảo Đại thứ 14 (1938), Chùa đã được phong "Sắc tứ Long Sơn tự". Ngày nay, Chùa vẫn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa.

Từ góc sân Chùa, muốn lên đến đỉnh Trại Thủy phải lên 193 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Nằm (Phật Thích Ca nhập Niết bàn) dài 17m, cao 5m, được xây dựng năm 2003. Lên thêm chút nữa là Tháp Chuông với quả Đại hồng chung nặng 1,5 tấn do phật tử tại Huế tặng năm 2002…

Trên đỉnh Trại Thủy ấn tượng nhất là bức tượng Kim thân Phật Tổ (còn được gọi là tượng Phật Trắng) đang ngồi thuyết pháp. Kim thân Phật Tổ với dáng ngồi uy nghiêm thư thái giữa nền trời xanh mây trắng và đỉnh đồi lộng gió, với nét mặt từ hòa và nụ cười thanh thoát điểm nhẹ trên môi… Tượng Phật Tổ có chiều cao 24 m, ngự trên đài sen trắng và bệ bát giác cao 7m, đường kính 10m.

Xung quanh đài sen là chân dung chạm khắc của bảy vị sư thầy và sư cô tử vì đạo (tự thiêu) trong cuộc đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo vào năm 1963. Từ đỉnh Trại Thủy có thể nhìn được toàn cảnh Nha Trang với những cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy của thành phố biển.

Tượng Phật Tổ trên đỉnh Trại Thủy là một tác phẩm nổi tiếng được dựng từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử khắp vùng lân cận. Chính bức tượng Kim thân Phật Tổ quy mô hoành tráng này đã đưa chùa Long Sơn vào danh sách những kỷ lục Guiness Việt Nam: “Ngôi chùa có bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

Du lịch, GO! - Theo Danviet, internet
Lúc trên đỉnh đèo, mình lấy điện thoại ra xem thì thấy chỉ hơn 8h. Sớm chán nhưng nếu theo dự tính, đến đỉnh rồi sẽ trở về thì tiếc quá nên bọn mình bán tới tính lui: lỡ rồi chơi luôn - mỡ đưa miệng mèo, làm sao có chuyện chê được chứ?

Chơi luôn thì ok rồi, vậy thẳng đến Bảo Lộc, Bảo Lâm ghé thăm chùa sẳn dịp Vu lan rồi ra Bảo Lộc vượt luôn hai đèo để trở về Madagui; hôm nay nhất định vi vu cả ngày.
Nói vậy chứ trong lòng cũng âu lo đôi tý, chỉ chút thôi vì cái chuyện... xăng. Từ Sài gòn lên đây chỉ mới đổ xăng có một đôi lần nhưng chỉ đổ lắt nhắt 2L/lần. Bình xăng của Win có mức hiệu dụng hơn 6L, đổ đầy thì chạy tha hồ nhưng khi ăn sáng ở Đạ Tẻh hồi sáng, mãi lo tán phét với mấy bà quán cơm nên quên khuấy mất, vả lại ý định dũng đi không xa.

Thôi kệ bà, cứ chạy đến đâu thì đến vậy. Có lẽ đến Lộc Bắc cũng có cây xăng (sau này mới biết mấy cây xăng Lộc Bắc là... he he - hồi sau vậy).
.
< Tới một góc quanh rồi chả thấy đường đâu.

Nhiều đoạn đỉnh đèo mù sương, trông xa như những đám mây lòa xòa ngang tầm mắt, chạy đến nơi thì đường xá chỉ lờ mờ đôi chút thôi, vào mùa cuối năm chắc khủng lắm.
< Vô cùng hiếm hoi mới thấy một chiếc xe tải chạy ngược về.

Đỉnh đèo gió chỉ thoang thoảng, tiết se lạnh, hôm nay mình khoác cái áo mưa xanh khá kín kẽ nên không si nhê - trùm thêm cái khăn che mặt dù không nắng, cốt ý để tránh gió lành lạnh. Bà xã chỉ khoác cái áo ngoài mỏng nhưng ngồi phía sau, ổn. Vả lại: chắc mê mẩn với cảnh đẹp xung quanh nên có thấy lạnh lẽo gì đâu.
< Bọn mình bắt gặp một thác nhỏ bên đường...
< Cách đó chừng trăm mét lại có một thác khác: đẹp và lớn hơn với nước đổ rào rào.

Nước ở cái thác này mát khỏi chê, không khác gì nước trong tủ lạnh. Đang mệt mà vốc nước rửa mặt thì tỉnh táo liền - không tin bạn thử xem!
< Nước theo cống ngầm băng đường đổ xuống taluy âm bên kia rồi chảy xuống thung lũng.
< Buổi sớm huyền diệu...
< Trông như chiều tà lãng mạn nhưng thật ra bấy giờ mới 8h28.
< Một vài phút tạm nghỉ: không phải mệt mà chỉ thưởng lãm cảnh đẹp dưới kia: Cõi tiên!
< "Nửa kia" đây, coi vậy chứ "gấu" lắm đấy.

Giờ nhìn hình mới nhận ra những lúc xuống xe: mình quên bẳng chuyện dành lại cái túi bà xã đang đeo, khá nặng đây, sorry bà xã.
< Vách dựng, đẹp nhưng dễ lỡ dù đá khá cứng: nước chảy đá mềm mà.
< Và lở là thế này: ít thôi - sẽ nhanh chóng được khắc phục.
Bạn có biết là suốt đoạn đường này, chỉ tính từ lúc lên và xuống đèo thôi thì bọn mình gặp được bao nhiêu xe không?
Tổng cộng là: Một xe tải nhẹ, một xe du lịch và ba bốn chiếc xe gắn máy, hết! À quên: một chiếc xe cạp nữa, chiếc này đang sửa chổ sạt lở.
< Núi rừng trùng điệp: một phần mảnh đất Tây nguyên hùng vĩ.

Sướng chưa? Sướng vì đường vắng nhưng lòi phèo nếu xế xì xẹp hay hư hỏng nhé.
Hết xăng giữa đường cũng khổ ải, lúc đó chỉ có nước Nam mô cầu Trời khấn Phật.
< Quẩn quanh như cái sự đời.

Nhưng đường vắng do mới mở, các cánh tài xế chưa quen. Trong tương lai thì khó mơ đến những ngày vắng này.
< Không thiết bị gì nhưng mình nghĩ là độ cao đang giảm dần.
< Đến một đoạn xem ra có sự thay đổi kết cấu địa tầng: màu vách đèo sáng và nhạt hơn.
< Lại vào dốc...
< Và đổ đèo, những tấm bảng báo đường cong, dốc 9° đến 10° liên tục xuất hiện.
< Rắn bò thế nào thì đường thế đấy.
< Lên dốc, hết đường rồi á?
< Hóa ra không phải: đến gần hơn thì thấy cua trái...

Do đèo mới, bản đồ chưa cập nhậ nên cũng chưa có số liệu rõ ràng. Nếu không tính các đường dẫn thì đèo Lộc Bắc và đèo Hòn Giao > đèo nào soán ngôi về độ dài?
< Rồi lại cua phải, quẹo liền liền...
< Qua cầu, có tên đàng hoàng nhưng quên mất do không ghi chú.
< Lại tiếp tục dốc...
< ... và cua quẹo.
< Rồi lại thả đèo, gió vù vù bên tai: nhìn công tơ mét thấy 70km/h: quá hớp rồi, bớt lại thôi.
< Lên tiếp nhé.
Xe gắn máy chứ xe đạp chắc phê lòi!
Khúc này xe lựng khựng, cà giật: triệu chứng của "bệnh hết xăng", bèn reset thôi - mức reset này trong bình còn khoảng 1 lít nữa, hết là tiêu luôn.
< Tiếp tục vào các cua phải...
< ... trái...
< ... và lại cua! Chưa chán mắt đâu nhưng đèo thía quái gì mà chạy hoài không thấy hết nhỉ?
< Đến cua này chợt gặp "cố tri": một đàn bò. Người chăn bò phía sau là một chị phụ nữ người dân tộc.
< Chổ này bà xã cứ nhắc hoài: ông xã không chịu dừng làm mất cảnh thiệt đẹp phía dưới kia, những đoạn đèo đã qua chợt lộ rõ...
< Cuối cùng cũng hết đèo: đây bắt đầu là địa phận Lộc Bắc.

Nhưng hồi sau mới biết là đoạn đèo vẫn còn dăm cây số nữa mới tới trung tâm xã Lộc Bắc thuộc huyện Bảo Lâm.

Mình nghĩ là chỉ một vài năm nữa thôi tại chính nơi đây sẽ không còn những mảnh đất trống bao la hai bên vệ đường - chu kỳ phát triển mà.


Còn tiếp

Điền Gia Dũng

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20

Friday, 26 August 2011

Khánh Sơn là huyện miền núi vùng cao ngăn cách với đồng bằng của tỉnh bởi con đèo Khánh Sơn cao vời vợi, phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh, Đông Bắc giáp Diên Khánh, Đông giáp huyện Cam Ranh, Nam và Tây giáp tỉnh Ninh Thuận, Khánh Sơn có 7 xã và 1 thị trấn.

Tổng diện tích tự nhiên là 337km², dân số khoảng 20 ngàn người với mật độ dân số thấp: chỉ 54 người/km². Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp. Thị trấn Tô Hạp là huyện lỵ, nằm ngay trục tỉnh lộ 9, cách thị xã Ba Ngòi 40 km về phía Tây. Diện tích đất lâm nghiệp của Khánh Sơn chiếm đến 94% tổng diện tích tự nhiên. Đồng bào các dân tộc thiểu số đã có cuộc sống định canh định cư, đã có tập quán trồng cây lúa nước, chăm sóc và khai thác nhựa thông, trồng chè và cà phê theo lối thâm canh thành vùng chuyên canh lớn.





Khánh Sơn (Khánh Hòa) có điều kiện khí hậu được ví như “Đà Lạt thứ hai”, cùng với đó là nền văn hóa bản địa hấp dẫn, những danh thắng tự nhiên độc đáo, di tích lịch sử ý nghĩa…

Những lợi thế về thời tiết, thiên nhiên đẹp khiến người ta nghĩ đến việc triển khai nền “công nghiệp không khói” ở huyện miền núi này. Tiềm năng du lịch ở Khánh Sơn nếu được đánh thức đúng hướng thì việc hình thành một nền kinh tế du lịch nơi đây không phải là điều quá xa xôi.

Trong nhiều lần trò chuyện với các đồng chí lãnh đạo huyện Khánh Sơn, điều trăn trở của các anh chính là làm thế nào để khơi dậy tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện. “Làm du lịch ở Khánh Sơn - điều tưởng như xa vời nhưng lại rất thực tế. Cùng với việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh thì việc khơi dậy tiềm năng du lịch chính là điều chúng tôi đang hướng tới”, ông Mấu Thái Cư - Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ.


< Những cô sơn nữ tắm tiên bên bờ suối sau buổi làm đồng, hình ảnh rất thường gặp ở các vùng dân tộc Tây Nguyên. Ảnh chụp tại Khánh Sơn - Khánh Hoà (internet).

Với đặc thù của một huyện miền núi nằm tách biệt với đồng bằng, giao thông đi lại khó khăn, đời sống cũng như trình độ dân trí còn thấp chính là rào cản trên con đường Khánh Sơn hướng tới nền kinh tế du lịch. Tuy nhiên, không vì thế mà Khánh Sơn “nhụt chí” bởi với những tiềm năng đầy mới lạ, hấp dẫn cho du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; du lịch khám phá… sẽ có một ngày những tiềm năng ấy sẽ thức giấc.

Từ TP. Cam Ranh, du khách ngược Tỉnh lộ 9 lên huyện Khánh Sơn. Sau khoảng hơn 30km, đặt chân đến đỉnh đèo, chúng ta đã cảm nhận thấy sự khác biệt của khí hậu nơi đây. Một bầu không khí mát lành, với sương mù vờn quanh đỉnh núi đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Trên đường đến thị trấn Tô Hạp, chúng ta dễ dàng bắt gặp những ruộng lúa nước, những thửa nếp rẫy với hạt đen như than mà đồng bào nơi đây gọi là “nếp quạ”, những nương bắp, những “rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”…

Hai bên đường là những căn nhà nhỏ của đồng bào dân tộc Raglai với lối sinh hoạt giản dị, mộc mạc. Những em bé Raglai nước da ngăm đen, ánh mắt xoe tròn hồn nhiên được các bà mẹ địu trên lưng; những thiếu nữ Raglai với chiếc gùi trên lưng mải miết trỉa bắp, cắt lúa; những người già vô tư lự thả hồn mình theo khói thuốc lá như tìm về một miền ký ức xa xăm.

Khám phá du lịch ở Khánh Sơn, địa điểm đầu tiên được nhiều người hướng tới chính là danh thắng thác Tà Gụ ở xã Sơn Hiệp. Thác Tà Gụ còn có tên gọi là Thác Ngà Voi Đá Đứng bởi nó có hình dáng giống như chiếc ngà voi khổng lồ. Thác cao khoảng 40m, gắn liền với truyền thuyết dân gian đặc sắc của dân tộc Raglai.

Ngọn thác đứng cắt dọc rừng xanh ngắt, thoai thoải uốn lượn, mài mòn từng phiến đá chênh vênh. Xung quanh khu vực thác Tà Gụ là cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng các loài động thực vật. Đến thưởng lãm thác Tà Gụ, du khách còn có thể trải nghiệm để khám phá cuộc sống của người Raglai nơi đây. Những ruộng mía tím, những trang trại cây ăn trái với sầu riêng đã được công nhận thương hiệu độc quyền, măng cụt, chôm chôm, vú sữa… có hương vị độc đáo chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.

Thưởng thức một bữa ăn dân dã bên thác với cơm lam, thịt gà nấu trong ống lồ ô sẽ là một điều rất lý thú với nhiều người. Đến với Khánh Sơn không chỉ có thác Tà Gụ mà còn có nhiều địa điểm hấp dẫn khác như thác Dốc Quy, di chỉ khảo cổ học Dốc Gạo, căn cứ địa cách mạng Tô Hạp…; đặc biệt là nền văn hóa Raglai đậm đà bản sắc.

Đêm đêm, trong những ngôi nhà dài, bên ánh lửa bập bùng, trong hơi men rượu Tapai, người già kể sử thi Akhà Duka cho con cháu nghe. Nam thanh nữ tú cùng nắm tay nhau đung đưa trong âm thanh mã la vang vọng tưởng như không bao giờ dứt. Khúc hát A Lâu thiết tha, trữ tình xua tan đi cái mệt mỏi, vất vả của một ngày lao động cực nhọc trên rẫy.

< Đàn đá Khánh Sơn.

Tiềm năng du lịch ở Khánh Sơn đã rõ, nhưng đầu tư như thế nào để những tiềm năng đó phát huy hết giá trị là một bài toán khó đối với địa phương. Trước hết, huyện cần hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp tuyến Tỉnh lộ 9 để việc đi lại được thuận tiện. Tiếp đó, sớm xây dựng và ban hành Đề án phát triển du lịch - lễ hội trên địa bàn huyện, trong đó nêu rõ việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như thế nào? những sản phẩm du lịch cụ thể Khánh Sơn cung cấp đến du khách là gì? giải pháp thu hút và lưu giữ du khách khi đến với Khánh Sơn…

Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng địa phương, từ đó kêu gọi, thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Mới đây, có thông tin một doanh nghiệp lớn đã nhìn thấy tiềm năng du lịch ở Khánh Sơn và quyết tâm cùng với huyện sẽ đầu tư khai thác những thế mạnh này. Đây thực sự là tín hiệu vui đối với người dân Khánh Sơn cũng như với những ai yêu mến mảnh đất này.

Với một cái nhìn mang tính chiến lược, cùng những bước đi đúng hướng, trong một tương lai không xa, Khánh Sơn có thể trở thành điểm dừng lý tưởng trên hành trình du lịch ở vùng Tây Nam Khánh Hòa.

Khám phá Khánh Sơn

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ báo Khanhhoa, Nhatrang travel và nhiều nguồn khác

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống