Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 1 September 2011

Cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa khoảng 40km, tới địa bàn xã Nâm N’Jang, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, mọi người sẽ bắt gặp thác Lưu Ly, là thắng cảnh có vẻ đẹp tự nhiên, hùng vĩ.

Đẹp như một bức tranh sơn thủy mà thiên nhiên ban tặng, quần thể thác Lưu Ly nằm trong Khu du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử Nâm Nung có tổng diện tích lên tới trên 5.000ha. Thác Lưu Ly là một trong số những hạng mục thuộc dự án đã được UBND tỉnh Đăk Nông xây dựng đường nhựa xuống tận chân thác, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án. Vào những dịp cuối tuần hay lễ tết, du khách có thể tới để nghỉ dưỡng hoặc tham quan.

< Bắt cua ở thác.

Trên đỉnh thác là những bậc đá tự nhiên tạo thành những hồ nước với mặt nước xanh trong, là nơi lý tưởng để vui đùa tắm mát. Chân thác là dòng nước từ trên cao hơn 50m ồ ạt đổ xuống mặt hồ sâu rộng, tung bọt trắng xóa rồi sau đó lại hiền hòa chảy dài, dịu dàng uốn lượn như mái tóc của thiếu nữ.

Có thể nói thác Lưu Ly không những có giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, khai thác du lịch mà còn có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, giáo dục truyền thống... Các giá trị đó được thể hiện qua những huyền thoại, truyền thuyết dân gian đầy tính nhân văn của người dân tộc bản địa.

< Nước từ thác tạo thành dòng suối.

Ngoài ra, nơi đây còn có những chứng tích lịch sử của các buôn làng đồng bào M’nông đã anh dũng, kiên trung theo Đảng, theo cách mạng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Bên cạnh đó, nơi đây còn có quần thể nhiều loài thực vật, động vật phong phú, quý hiếm, đa dạng gắn liền với Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung. Thác Lưu Ly cũng là nguồn cảm xúc bất tận cho các văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh đến thưởng ngoạn, sáng tác những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cao.

Với vẻ đẹp của thắng cảnh thiên nhiên cùng những giá trị vốn có và những tiềm năng quan trọng, UBND tỉnh Đăk Nông đang có kế hoạch quản lý, khai thác, phát huy tác dụng của di tích danh lam thắng cảnh và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia “đánh thức” tiềm năng to lớn của thác Lưu Ly trong việc phát triển du lịch sinh thái của vùng danh thắng đang bị “ngủ quên” này.

Thông tin thêm về thác lưu ly:
- Thác Lưu Ly là con thác của núi Nam Nung thuộc xã Quảng Sơn, Huyện Dak Song, Daknong,
- Thác Lưu Ly cao chừng 50 m, nước xanh trong, sạch, có rất ít người đến nên mức độ xả rác chưa là bao.
- Đường xuống Thác thật là khó, trẻ em không thể đi được, không cẩn thận là bị ngã ngay. Thế nhưng xuống đến nơi mới thấy một con đường mòn dẫn xuống Thác, có bậc tam cấp, đi lại dễ dàng.

Du lịch, GO! - Theo ĐSCT, BTM7
Búng (hồ) Bình Thiên nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Theo truyền thuyếtngày xưa, một vị tướng nhà Tây Sơn đã chọn vùng này làm nơi đóng quân. Thế nhưng, đất đai ở đây khô cằn, thiếu nguồn nước. Vị tướng đã lập đàn tế trời và cắm thanh gươm vào đất, khi rút gươm lên, một dòng nước đã phun trào tạo thànhhồ nước.

Búng (hồ) Bình Thiên nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An và Nhơn Hội thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Theo truyền thuyết ngày xưa, một vị tướng nhà Tây Sơn đã chọn vùng này làm nơi đóng quân. Thế nhưng, đất đai ở đây khô cằn, thiếu nguồn nước. Vị tướng đã lập đàn tế trời và cắm thanh gươm vào đất, khi rút gươm lên, một dòng nước đã phun trào tạo thành hồ nước.

< Con sông Bình Di đỏ đục phù sa dẫn nước vào búng Bình Thiên.

Về mặt vị trí, búng Bình Thiên nằm ngay vùng biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Chính vì vậy cộng đồng dân cư sống quanh búng là sự giao lưu kinh tế và văn hóa giữa hai dân tộc láng giềng.

< Mớ cá nước ngọt vừa đánh bắt được ở búng đem bán cho dân trong làng.


Đại đa số dân cư trên búng sống dựa vào nguồn lợi thủy sản phong phú của con sông Mê Công nên hầu hết dân cư ở đây đều sử dụng những chiếc xuồng làm phương tiện sinh sống.
< Cả nhà cùng kiểm tra tay lưới trước khi đi đánh cá.


Độc đáo nhất ở búng Bình Thiên là vào mùa nước nổi, mặt búng rộng đến 900 ha, nhưng mùa khô chỉ còn khoảng 300 ha. Trong mùa nước lũ, mặc dù nhánh sông Bình Di nơi dẫn nước vào búng đục đỏ phù sa, nhưng nước trong búng vẫn trong xanh. Ở chung quanh búng  có một làng Chăm  sinh sống và còn lưu giữ lại  những nét văn hóa độc đáo.
< Lúc rảnh rỗi bà con còn có nghề đan lát.
< Một sạp trái cây nhỏ cung cấp hàng cho bà con.


Chúng tôi đã dạo một vòng quanh búng Bình Thiên, trên con đường làng rợp mát bóng cây đúng vào tháng chay "Ramadan” của đạo Hồi. Trong thời gian này, đồng bào dân tộc Chăm ở đây đã phô diễn trang phục mang những nét riêng nhất của mình. Theo sư cả Masalê làng Chăm đã hình thành hơn 100 năm với hàng trăm nhà sàn san sát quanh một thánh đường.
< Em bé Chăm với trang phục truyền thống lúc đến trường.


Chúng tôi đã bắt gặp những hình ảnh êm đềm với những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm trong trang phục truyền thống, đầu trùm kín khăn đi trên đường làng, trẻ thơ đùa nghịch dưới bóng nhà sàn… trong lễ hội Ramadan. Cộng đồng người Chăm ở búng Bình Thiên theo đạo Hồi còn được gọi là Chăm Islam hoặc Chăm Muslim. Chính những tín đồ theo đạo Hồi này đã làm nên một bản sắc văn hóa Chăm độc đáo giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long.
< Thu hoạch ngô.
< Trẻ em người Chăm trên đường đến trường.
< Thi bơi trên búng Bình Thiên.

Theo ông Đoàn Công Huy, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hội, hiện nay huyện An Phú xác định nơi này nằm trong quy hoạch khu du lịch phục vụ nhu cầu bảo tồn văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí nằm trong tuyến du lịch thuộc khu vực kinh tế và cửa khẩu Khánh Bình của huyện An Phú.
< Xóm người Chăm ở búng Bình Thiên.

Dự án  bao gồm khu phía bắc giáp khu dân cư sinh thái với 400 hộ dân sống bằng nghề nông kết hợp phục vụ du lịch và khu phía nam giáp búng Bình Thiên lớn, tổng diện tích quy hoạch 139ha với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.

Du lịch, GO! - Theo Báo Ảnh Việt Nam
Gò Quao là huyện có đông đồng bào Khmer và nhiều món ăn của người dân nơi đây chế biến rất ngon, trong đó có món bún cà chơi.

Ở Sóc Ven, xã Định An (Gò Quao), bún cà chơi là món bún mắm dân dã do bà con Khmer sáng tạo, được xem là “đệ nhất bún”, với mùi thơm ngon rất riêng, rất độc đáo, hương vị nồng nàn đến lạ. Chị Thị Cẩm Hồng, bán bún cà chơi lâu năm ở chợ Sóc Ven cho biết: “Khi tôi còn nhỏ, quê tôi đã có món bún cà chơi. Tôi rất thích hương vị bún, nhất là ngày mưa, ăn vào có thể giải cảm. Tôi chọn nghề nấu bún mắm cà chơi vì muốn đem món ngon dân tộc mình giới thiệu với mọi người”.

Cách nấu bún cà chơi khá cầu kỳ, phải thật chú ý khi nấu mới tạo được hương vị đặc trưng. Khâu chọn mắm nấu nước dùng rất quan trọng, phải chọn loại mắm chất lượng được làm từ cá đồng.

Con mắm ủ phải chín, thịt hồng, không nát, vẫn giữ mùi cá thơm ngon quyện với mùi thính ngào ngạt. Sau đó, chọn những con cá lóc đồng loại lớn, thịt chắc, đem nấu nước dùng. Cá lóc phải nấu vừa chín tới, không nát. Sau đó, vớt cá ra loại bỏ xương, chọn lấy thịt.

Để nồi nước dùng thêm thơm ngon, cần thả mắm vào nồi súp nấu cá lóc trước đó, thả và ninh từ từ mắm trong nồi nước dùng đang nghi ngút khói. Trong khi chờ nồi mắm sôi, thận trọng vớt từng đám bọt để nước dùng được trong. Chi tiết khá quan trọng là, sau khi vớt mắm ra lược bỏ xương thì cho hỗn hợp gồm củ ngải và sả băm nhuyễn phi cùng hành, tỏi thơm lừng vào nồi nước dùng. Lúc này nước bún có màu rất đẹp do mắm mang lại.

Người Khmer còn gọi củ ngải là củ cà chơi. Củ cà chơi nhỏ, thon dài bằng đầu ngón tay, có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng cơ thể, nhất là có tác dụng giải cảm. Bà con Khmer vẫn lưu truyền câu chuyện cảm động về củ cà chơi: “Xưa, có vợ chồng trẻ người Khmer sống hạnh phúc trong một khu rừng. Hàng ngày, người chồng trồng trọt và vào rừng đốn củi nuôi vợ con. Người vợ thương chồng làm lụng vất vả, luôn chăm sóc miếng ăn, giấc ngủ của chồng chu đáo. Do lao động quá vất vả, một lần gặp phải cơn mưa lớn, người chồng bị cảm nặng. Người vợ rất đau lòng, lặn lội khắp nơi tìm thuốc chữa bệnh cho chồng.

Nghe mọi người chỉ dẫn, cô vào rừng đào củ cà chơi đem về băm nhỏ nấu canh cho chồng uống. Thật kỳ lạ, người chồng uống canh xong, hết bệnh và thêm yêu thương vợ”. Về sau, người Khmer thường dùng củ cà chơi nấu với mắm chan vào bún, ăn kèm cá lóc, thịt heo ba rọi. Củ cà chơi cho vào nồi nước dùng vừa bổ dưỡng, vừa giúp món ăn thêm đậm đà. Với người Khmer, món bún cà chơi còn nhắc nhở con cháu ngày sau biết quý trọng nghĩa tình.

Bún cà chơi sẽ kém ngon nếu thiếu những phụ kiện hấp dẫn. Ngoài thịt ba rọi cũng có thể ăn kèm chả cá, thịt heo quay… để mùi vị bún thêm đậm đà. Rau dùng góp phần quan trọng trong món bún này. Thêm một ít rau muống bào sợi, bắp chuối non, hẹ, vài cọng rau thơm cho dĩa rau thêm màu sắc thì không gì ngon bằng. Chị Thị Thu Hiền (Sóc Ven) cười tươi bên tô bún thơm lừng: “Tôi rất thích ăn bún cà chơi. Bún rất ngon. Tôi đang học cách làm bún cà chơi để nấu cho người thân của mình thưởng thức”.

Bún cà chơi rất dễ ăn, thích hợp mọi khẩu vị khác nhau và giá cũng “mềm”, chỉ 10.000 đồng/tô, có bán rất nhiều ở chợ Sóc Ven. Quán ăn của chị Cẩm Hồng luôn đông khách, nhưng món bún cà chơi vẫn được khách lựa chọn nhiều nhất, bởi đến Sóc Ven, thực khách thường “khoái” bún cà chơi, dù quán có bán thêm nhiều món bún khác. Chị Cẩm Hồng chia sẻ: “Tôi mong có thêm người bán bún như tôi để món bún ý nghĩa này được nhiều người biết đến và trở thành thương hiệu riêng của quê tôi”.

Du lịch, GO! - Theo Chorachgia, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống