Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 1 September 2011

(Tiếp theo phần 1) Từ nơi dừng chân, bạn cũng có thể đi theo đường mòn Ngũ Hồ qua cánh rừng có nhiều chim, bướm tới một loạt thác nước và 5 hồ trong xanh, phẳng lặng, còn nếu không đủ thời gian đi hết tuyến đường này, bạn có thể tách ra đi theo đường mòn đỗ quyên dốc thoai thoải tới đỉnh thác Đỗ Quyên với độ cao trên 300m, chiều rộng hơn 20m.

Muốn thăm chim thú quý, bạn đi theo đường mòn Trĩ Sao dài khoảng hơn 2km, ngoài việc thưởng thức cảnh rừng và các hồ nước trong veo, bạn sẽ thấy khu vực này là nơi ở của các loài chim trĩ và heo, hươu, mang.

< Sau khi "làm công tác tư tưởng", "nói nhỏ" với bác thi công: GLK lại trực chỉ thẳng hướng núi...

Từ khu nhà nghỉ đi xuống 3km theo đường ô tô, bạn có thể rẽ vào đường mòn Chò Đen, một đoạn đường chỉ non nửa cây số nhưng rất dốc và khó đi, bạn sẽ bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy nhiều cây cổ thụ cao ngất trên 30m và đều có đường kính trên 1m tụ họp với nhau san sát...


< Đường đang thi công taluy âm, dương nên sạc lở liên tục.


Những du khách yêu nông nghiệp có thể lựa chọn đến các nhà vườn ở thôn Khe Su để tìm hiểu về đời sống canh tác của cư dân địa phương, rồi kết thúc chuyến du ngoạn sẽ là điểm dừng chân tại các suối thác đẹp như Thủy Điện, Đá Dựng để cắm trại và bơi lội thỏa thích.
< Kè bê tông có từ thời Pháp.

Sau các cuộc đi rừng, lên thác, ngắm cảnh, du khách có thể quay về 4 nhà nghỉ tại khu vực đỉnh gồm Đỗ Quyên, Sao La, Kim Giao và Bạch Mã hoặc xuống các nhà nghỉ khác ở khu đón tiếp của các công ty du lịch Huế như Phong Lan, Cẩm Tú, Hoàng Yến...
< Sắp đến rồi...
< Qua một cua cùi chỏ gắt thì tới phần trung tâm với lác đát những villa.
< Đá dăm xây dựng đổ đầy ven đường.

Các phòng nghỉ ở đây đều đầy đủ tiện nghi, một số phòng còn được thiết kế dành cho gia đình và tập thể với công trình phụ bên ngoài.
< Khung cảnh tuyệt đẹp nhưng vắng tanh, không bóng người. Đây là biệt thự Phong Lan.

Đặc biệt, những du khách yêu thích thiên nhiên có thể thuê trại dành cho 2 người hay 6 người để dựng trại nghỉ qua đêm ở bãi Thông Nàng, được tận hưởng vị sương lạnh của núi và nghe văng vẳng tiếng tâm sự của muông thú qua gió rừng thủ thỉ năm canh...
< Bia toàn chữ Tây.
< Thời tiết tốt nên phong cảnh thật thoáng đãng. Đi trên đèo Hải Vân thấy nó cao sừng sửng, vậy mà leo lên đỉnh Bạch Mã nhìn xuống như một hòn núi nhỏ nhô ra biển để ngăn cách Đà Nẳng và Huế
< Chổ này có mấy công nhân làm đường.
Tiếp tục mở đường lên đỉnh Bạch Mã:

Thừa Thiên-Huế đã dừng các tour du lịch để tiếp tục công việc mở đường lên đỉnh Bạch Mã, cho đến trước tháng 4/2012.

< Tìm đường lên đỉnh.
< Đường loanh quanh vào các villa hiện đang bỏ hoang phế.

Đường lên đỉnh Bạch Mã vốn là tuyến đường độc đạo dài 19km. Tuyến đường này vốn được đầu tư mở rộng từ 3,5m lên 5-7m mặt đường bằng bê tông với tổng kinh phí đầu tư gần 120 tỷ đồng từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, sau gần 2 năm khởi công (tháng 9/2009 đến nay), tuyến đường chỉ mới thi công hoàn thành được khoảng 10km.
< Biệt thự vắng lạnh ở độ cao 1450m, KVL phá niêm phong để vào , nhưng thấy lạnh lạnh chân nên thôi.
< Một nhà hàng của hệ thống khách Morin, bác VinhNam vừa vào đến cửa là tái mặt chạy mất dép. BN....,KVL, trong... trong đó có tiếng gì lạ lắm. Em đành vào thử xem sao... bác VinhNam cũng sợ ma ra mặt.
< Khách sạn Đổ Quyên.

Hiện nay, ngoài tuyến đường đang thi công, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã cho phép Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long nghiên cứu dự án xây dựng hệ thống cáp treo và khai thác du lịch tại vườn quốc gia Bạch Mã. Hệ thống cáp dự kiến nối từ chân đến đỉnh núi Bạch Mã dài khoảng 3.600-4.000m...
< Từ KS Morin chạy lên thêm khoảng 2km nữa thì đến đỉnh. Đỉnh Bạch Mã tại đây.
< Từ đỉnh nhìn xuống...
< Hồi sáng đến Đà Nẳng chỉ lót bụng tí xíu, đi leo một hồi đến 4h chiều , chân cẳn ai cũng ra rời. Về Huế thôi.
< Vẫn chưa được yên, lại tắt đường do bị sạc lở - phải chờ...
< Rồi cũng thông đường.


Vài tấm chụp panorama để thấy đường đi lên nó mong manh thế nào. Nhiều nơi nguy hiểm thấy rất nhiều miếu thờ chắc những người đã nằm lại tại đây.

Phần 1 - Phần 2

Du lịch, GO! - Biên tập từ Otosaigon, Hanoimoi
Cà Mau là tỉnh cực nam của Tổ quốc, là vùng đất mới - vùng đất gắn với quá trình khẩn hoang của người Việt. Vùng đất này đã góp nên nhiều món ăn ngon cho nền ẩm thực Việt Nam.

Trong số các món ngon của đất Cà Mau, cháo trăn sông Trẹm, cá lóc nước trui, ba khía Rạch Gốc, lẩu mắm U Minh mới đây đã được xếp vào danh sách những món đặc sản Việt Nam.

Cháo trăn sông Trẹm

Nhiều người khẳng định, về Miệt Thứ mà chưa ăn cháo trăn thì chưa thấy hết cái đã, cái hương vị thời khẩn hoang của vùng bán đảo Cà Mau.

Thịt trăn vàng lựng, chặt miếng vuông xen lẫn mấy thớt mỡ trăn bóng ngần mới trông đã phát thèm. Diu khách chỉ cắn một cái đã nghe sừn sựt rồi vị béo, ngọt, là lạ đến tê đầu lưỡi. Phần bao bên ngoài miếng thịt giòn giòn, ngon nhất mà hình như không phải da.  Phần làm cho nồi cháo thơm nhất có lẽ là mỡ trăn, thấy vậy mà không béo.


Cháo trăn sông Trẹm thường ăn kèm với rau rừng đặc biệt là loại dây leo đọt trại và nước mắm biển Kiên Giang thì rất tuyệt. Có thể nấu kèm đậu xanh cùng với cháo trăn ăn cũng có tác dụng giải nhiệt và tẩm bổ rất tốt.

Cá lóc nướng trui Cà Mau

Là món ăn dân dã, dễ làm và đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ Việt nhưng cá lóc nướng trui lại có một hương vị vô cùng độc đáo.

Cá khi vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, dùng que tre xuyên cá từ đầu đến đuôi rồi vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.

Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vùa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me, cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại ăn thì rất tuyệt.

Ba khía Rạch Gốc

Ba khía Rạch Gốc có nhiều nhất là vào thời điểm khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm. Loại ba khía này ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và chắc hơn giống ba khía ở các nơi khác. Ba khía sau khi bắt xong, rửa sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5 đến 7 ngày đêm là có thể ăn được. Muối ba khía không nên mặn quá, cũng không muối lạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lại, còn nếu lạt quá thì thịt mau bủng, ăn mất ngon.

Ba khía muối cho vừa ăn, bẻ ngoe, càng ra rồi trộn chung với tỏi, ớt băm nhỏ. Sau đó, nặn thêm chanh vào tạo vị chua cho bùi rồi thưởng thức. Còn cái mai của ba khía thì bỏ cơm nóng vào, trộn đều với gạch son, ăn rất đặc biệt. Vị mặn, ngọn, chua, cay hòa với mùi thơm của tỏi và thịt của ba khía chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.

Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng cách luộc sả ăn cùng với nước chấm. Nước chấm được chế biến rất đơn giản nhưng không kém phần đặc biệt; gồm sả băm nhuyễn, trộn chung với cơm mẻ, cho chút ớt vào tạo vị cay rồi bỏ thêm chút gia vị cho vừa ăn. Với cách ăn này, thịt của ba khía rất ngọt, thơm do hòa với hơi cay của ớt, sả và chút chua, nồng của cơm mẻ; Ba khía luộc ăn cùng với nước chấm sẽ là một món ăn không thể quên đối với du khách.

Lẩu mắm U Minh

Lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của người Nam bộ nói chung và U Minh nói riêng.

Để có một lẩu mắm ngon, mùi thơm đặc trưng phải lựa từng con cá sặc bướm. Sau đó là khâu làm sạch vảy, ruột, rửa sạch, đem phơi cho cá ráo mặt, rắc muối giã nhỏ, cho vào một cái khạp, bên trên dùng mo cau và sống dừa cài chặt để giữ cho con nắm không nổi lên bề mặt.

Lẩu mắm phải ăn kèm với rất nhiều rau, như bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi... Ngoài ra còn có đọt choại, loại rau rừng chỉ có ở rừng tràm U Minh. Rồi đậu bắp, nấm rơm bỏ vào khi lẩu vừa sôi, với các loài cá đồng tươi vừa chín như lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc... cùng “lên lửa” với nước cốt mắm sặc thơm lừng. Cũng không thể thiếu bát ốc lác sôi sùng sục dưới đáy nồi lẩu.

Du lịch, GO! - Theo Datviet
Đây là chuyến đi tiền trạm của KVL và VinhNam đến một dịa danh mà nếu đi ngang, nếu biết thì không thể bỏ qua được vì nó tựa như Đà Lạt của miền Tây nguyên hay Sapa của miền Bắc.

< Mũi tên chỉ đỉnh Bạch Mã.

Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế 40 km. Được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.

Từ thành phố Huế xuôi theo quốc lộ 1A vào Đà Nẵng khoảng 40km, trước khi đến hầm Hải Vân, bạn rẽ vào con đường nhỏ lên Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQGBM) nằm ngay cạnh chợ Cầu Hai, đi tiếp khoảng 3km bạn sẽ đến cửa chính vào vườn.

< Khi anh em đến cửa đã 12h trưa, phòng kiểm lâm vẫn mở cửa và treo vài bộ áo quần nhưng gọi hoài không thấy ai. Em đi vòng vòng hỏi những mấy nhà gần đó xem có được vào không thì mấy cô nói không được lên vì đường đang thi công, nếu mấy chú lên coi chừng bị bắt đó.

Bạch Mã là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp, là trung tâm dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam và cũng là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt - Lào ra tận biển Đông, trong đó đỉnh Bạch Mã cao 1.450m so với mực nước biển với phong cảnh ngoạn mục, nhiều đèo cao, thác nước. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, mùa hè từ 18 - 23oC và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau được xem là nơi có lượng mưa lớn nhất Việt Nam, 8000mm/năm.

< Mấy anh em nghe thấy cũng ớn nhưng với máu offroad đang nóng trong người, kệ họ cấm thì cấm mình leo thì leo. Sau này đường đã thi công xong rồi có lên cũng chẳng sướng.

Điều kiện nhiệt độ này chính là lý do từ những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã xây dựng nhiều biệt thự, khách sạn và đường lên núi để biến nơi đây thành khu nghỉ mát lý tưởng.

< Bác Bannang quyết định vào rừng mặc dù nhân viên ở đây khuyên không được vào. Đi được gần 1km thì gặp môt xe chở đá chạy ngược chiều yêu cầu quay lại vì hiện thời không cho du khách lên tham quan và đường rất xấu.


Năm 1925, một dự án thành lập Vườn Quốc gia Bạch Mã - Hải Vân để bảo tồn loài gà lôi lam mào trắng đã được trình lên Bộ Thuộc địa Pháp. Cho đến đầu những năm 1930, Pháp đã xây dựng 139 khu biệt thự, chợ, bưu điện và một con đường chạy ra tận quốc lộ 1A.
< Giải trình một lúc đành quay ra nơi xuất phát nhưng trước tiên GLK phải lùi lại tìm khoảng trống cho xe tải chở vật liệu thi công xuống núi. Đúng như các bác bên thi công bảo trước đó:"Xe này (GLK ?) 1 cầu không nên đi vì đường xấu".

< Tuy nhiên, xuống rồi nhìn những tấm bản ghi: "Không lấy gì ngoài những bước chân" - "Không lấy gì ngoài những bức ảnh đẹp" - "Không lấy gì ngoài thời gian"... 
Những tấm bảng như thế này lại thôi thúc 3 anh em chúng tôi quay đầu xe lần nữa vào rừng. Đi đến đâu tính đến đó, nếu kiểm lâm hay nhân viên khu bảo tồn có đuổi thì đi xuống.

< Đường lên đỉnh chỉ một lối nhỏ đủ một xe hơi đi, sau này sửa xong sẽ được mở rộng thành 5 đến 7 mét... nhưng đến 2012 mới xong!

Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh sau này, quân đội Mỹ xây dựng sân bay trực thăng dã chiến trên đỉnh Bạch Mã và quanh khu vực này xảy ra nhiều trận chiến ác liệt. Một phần lớn rừng bị tàn phá nặng nề và các công trình biệt thự hầu hết chỉ còn lại dấu tích đổ nát. Năm 1988, khu rừng cấm Bạch Mã - Hải Vân được hoàn thành. Ngày 15/7/1991, Vườn QGBM chính thức được thành lập với diện tích 22.030ha.

< Trên đường lên ngang qua nhiều thác nhỏ. Đường đang thi công, xe thì mượn nên không dám đi nhanh...

Rừng Bạch Mã được cấu tạo bởi 2 loại rừng chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đai thấp dưới 900m và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m. Khu rừng là ngôi nhà chung trú ngụ của hàng ngàn loài động thực vật khác nhau, nhiều loài đặc chủng, quý hiếm.

< ... mà có đi nhanh cũng đâu có được vì đá đụng gầm liên tục. Thấy xót cho xe quá chừng!

Các nhà khoa học đã thống kê được 83 loài thú từ những giống động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng đến những giống mới của thế giới và Việt Nam như hổ, vượn, voọc ngũ sắc, voọc vá chân nâu, sao la, gấu ngựa, báo gấm, khỉ mặt đỏ, mang lớn...
Bạch Mã là nơi trú ngụ của 333 loài chim, tức là hơn 1/3 loài chim hiện có của nước ta. Nhiều loài chim đẹp và lạ như họa mi, khướu bạc má, chích chòe lửa, gà so, gà lôi trắng, gà lôi lam mào trắng và có đến 7 loài chim trĩ khác nhau, trong đó có loài quý hiếm như trĩ sao. Bạch Mã còn 256 loài bướm cùng nhiều loài bò sát, ếch nhái, cá và côn trùng trong đó 68 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

< Bác Nam sợ quá xuống đi bộ cho chắc ăn.

Nhiều loài côn trùng kỳ lạ và độc đáo như bọ que có thân dài xương xẩu, màu sắc cơ thể giống như cành cây; kỳ nhông xanh cùng hàng đàn bướm màu sắc sặc sỡ rập rờn trên những khóm hoa hay đậu thành hàng trên vách đá rêu xanh.
< Thỉnh thoảng phải tìm chổ né tránh những chiếc xe tải chở vật liệu.

Các nhà khoa học đã lên danh sách 1406 loài thực vật ở nơi đây gồm những giống cây quý hiếm như trắc, trầm hương... và 338 loài cây có thể sử dụng làm thuốc nam. Một số cây dược liệu có giá trị lớn về kinh tế cần được bảo vệ và nhân giống như cây vàng đắng dùng chữa bệnh sốt rét và bệnh vàng da; cây hoàng tinh hoa trắng sử dụng làm thuốc bổ và chữa bệnh đau lưng.

< 40 phút mới đi được khoảng 5km, trong ảnh: phía xa là vịnh Lăng Cô.

Một số loài lần đầu được phát hiện ở đây được đặt tên của vườn như Côm Bạch Mã, chìa vôi Bạch Mã. Vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa, rừng Bạch Mã còn sặc sỡ sắc màu của các loại hoa đỗ quyên, râu hùm, lan vani, trà hoa vàng cùng các giống nấm, địa y, dương xỉ thân gỗ có màu sắc và hình thù kỳ dị, phong phú...

< Mấy khúc cua ghê quá, xuống xe đi bộ cho nó lành...
< Nhưng GLK vẫn  cứ từ từ tiếng lên đỉnh...

Thời gian đến thăm vườn đẹp nhất trong năm từ tháng 3 đến tháng 9. Sau khi dừng chân nghỉ tạm ở trung tâm giới thiệu và đón tiếp du khách, bạn tiếp tục đi theo đường nhựa dài 14km ngoằn ngoèo đèo dốc dẫn lên đỉnh chính của Bạch Mã, nơi có khu nhà nghỉ chính, xây dựng theo phong cách lâu đài cổ kính được đặt tên theo các sản vật của rừng. Từ đây, bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến tham quan trong khu vực...

< Nhìn vực thẳm sâu hun hút , thấy muốn nổi ga gà. Điều đặt biệt: khi me đi từ cửa Bạch Mã vào thấy rất nhiều ngôi miếu nhỏ còn giấy tiền vàng bạc cho cõi âm thì rải đầy đường...
< Từ cho em đứng quay lại Cầu Hai 12km.
< Vực thẳm thì vực thẳm , 3 anh em toàn dân off dốt nên chẳn sợ mấy.

Trước hết là tuyến đường mòn Hải Vọng Đài dài khoảng 1km từ bãi đỗ xe lên đỉnh núi Bạch Mã. Từ đây bạn có thể quan sát cảnh đẹp tuyệt vời của toàn bộ rừng Bạch Mã, đầm phá Cầu Hai, cảng Chân Mây, bãi biển Cảnh Dương, Lăng Cô...
< Nhìn xa xa là hồ chứa nước thuỷ lợi của Truồi và cũng là nơi có ngôi chùa rất lớn: Thiền Viện Trúc Lâm.
< Láng trại thi công, phía sau là cái thác nước.

Đi xuống từ đỉnh núi khoảng 2km theo đường dốc thoai thoải xuyên qua khu rừng á nhiệt đới, bạn tới thăm nhà sưu tập hàng trăm loài phong lan núi và các loài hoa khác...
< Đến đây thì mấy bác đang thi công không cho tụi em lên , em phải xuống làm công tác tư tưởng mất 30p không được. Móc túi 100k dúi, bác ấy nói thôi cho mấy lên một đoạn nửa thôi nhé! Khi em vừa cho xe qua, bác suy nghĩ lại và cho đi hết con đường, he he...

Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2

Du lịch, GO! - Biên tập từ Otosaigon, Hanoimoi

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống