Đây là chuyến đi tiền trạm của KVL và VinhNam đến một dịa danh mà nếu đi ngang, nếu biết thì không thể bỏ qua được vì nó tựa như Đà Lạt của miền Tây nguyên hay Sapa của miền Bắc.
< Mũi tên chỉ đỉnh Bạch Mã.
Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế 40 km. Được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.
Từ thành phố Huế xuôi theo quốc lộ 1A vào Đà Nẵng khoảng 40km, trước khi đến hầm Hải Vân, bạn rẽ vào con đường nhỏ lên Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQGBM) nằm ngay cạnh chợ Cầu Hai, đi tiếp khoảng 3km bạn sẽ đến cửa chính vào vườn.
< Khi anh em đến cửa đã 12h trưa, phòng kiểm lâm vẫn mở cửa và treo vài bộ áo quần nhưng gọi hoài không thấy ai. Em đi vòng vòng hỏi những mấy nhà gần đó xem có được vào không thì mấy cô nói không được lên vì đường đang thi công, nếu mấy chú lên coi chừng bị bắt đó.
Bạch Mã là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp, là trung tâm dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam và cũng là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt - Lào ra tận biển Đông, trong đó đỉnh Bạch Mã cao 1.450m so với mực nước biển với phong cảnh ngoạn mục, nhiều đèo cao, thác nước. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, mùa hè từ 18 - 23oC và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau được xem là nơi có lượng mưa lớn nhất Việt Nam, 8000mm/năm.
< Mấy anh em nghe thấy cũng ớn nhưng với máu offroad đang nóng trong người, kệ họ cấm thì cấm mình leo thì leo. Sau này đường đã thi công xong rồi có lên cũng chẳng sướng.
Điều kiện nhiệt độ này chính là lý do từ những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã xây dựng nhiều biệt thự, khách sạn và đường lên núi để biến nơi đây thành khu nghỉ mát lý tưởng.
< Bác Bannang quyết định vào rừng mặc dù nhân viên ở đây khuyên không được vào. Đi được gần 1km thì gặp môt xe chở đá chạy ngược chiều yêu cầu quay lại vì hiện thời không cho du khách lên tham quan và đường rất xấu.
Năm 1925, một dự án thành lập Vườn Quốc gia Bạch Mã - Hải Vân để bảo tồn loài gà lôi lam mào trắng đã được trình lên Bộ Thuộc địa Pháp. Cho đến đầu những năm 1930, Pháp đã xây dựng 139 khu biệt thự, chợ, bưu điện và một con đường chạy ra tận quốc lộ 1A.
< Giải trình một lúc đành quay ra nơi xuất phát nhưng trước tiên GLK phải lùi lại tìm khoảng trống cho xe tải chở vật liệu thi công xuống núi. Đúng như các bác bên thi công bảo trước đó:"Xe này (GLK ?) 1 cầu không nên đi vì đường xấu".
< Tuy nhiên, xuống rồi nhìn những tấm bản ghi: "Không lấy gì ngoài những bước chân" - "Không lấy gì ngoài những bức ảnh đẹp" - "Không lấy gì ngoài thời gian"...
Những tấm bảng như thế này lại thôi thúc 3 anh em chúng tôi quay đầu xe lần nữa vào rừng. Đi đến đâu tính đến đó, nếu kiểm lâm hay nhân viên khu bảo tồn có đuổi thì đi xuống.
< Đường lên đỉnh chỉ một lối nhỏ đủ một xe hơi đi, sau này sửa xong sẽ được mở rộng thành 5 đến 7 mét... nhưng đến 2012 mới xong!
Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh sau này, quân đội Mỹ xây dựng sân bay trực thăng dã chiến trên đỉnh Bạch Mã và quanh khu vực này xảy ra nhiều trận chiến ác liệt. Một phần lớn rừng bị tàn phá nặng nề và các công trình biệt thự hầu hết chỉ còn lại dấu tích đổ nát. Năm 1988, khu rừng cấm Bạch Mã - Hải Vân được hoàn thành. Ngày 15/7/1991, Vườn QGBM chính thức được thành lập với diện tích 22.030ha.
< Trên đường lên ngang qua nhiều thác nhỏ. Đường đang thi công, xe thì mượn nên không dám đi nhanh...
Rừng Bạch Mã được cấu tạo bởi 2 loại rừng chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đai thấp dưới 900m và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m. Khu rừng là ngôi nhà chung trú ngụ của hàng ngàn loài động thực vật khác nhau, nhiều loài đặc chủng, quý hiếm.
< ... mà có đi nhanh cũng đâu có được vì đá đụng gầm liên tục. Thấy xót cho xe quá chừng!
Các nhà khoa học đã thống kê được 83 loài thú từ những giống động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng đến những giống mới của thế giới và Việt Nam như hổ, vượn, voọc ngũ sắc, voọc vá chân nâu, sao la, gấu ngựa, báo gấm, khỉ mặt đỏ, mang lớn...
Bạch Mã là nơi trú ngụ của 333 loài chim, tức là hơn 1/3 loài chim hiện có của nước ta. Nhiều loài chim đẹp và lạ như họa mi, khướu bạc má, chích chòe lửa, gà so, gà lôi trắng, gà lôi lam mào trắng và có đến 7 loài chim trĩ khác nhau, trong đó có loài quý hiếm như trĩ sao. Bạch Mã còn 256 loài bướm cùng nhiều loài bò sát, ếch nhái, cá và côn trùng trong đó 68 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
< Bác Nam sợ quá xuống đi bộ cho chắc ăn.
Nhiều loài côn trùng kỳ lạ và độc đáo như bọ que có thân dài xương xẩu, màu sắc cơ thể giống như cành cây; kỳ nhông xanh cùng hàng đàn bướm màu sắc sặc sỡ rập rờn trên những khóm hoa hay đậu thành hàng trên vách đá rêu xanh.
< Thỉnh thoảng phải tìm chổ né tránh những chiếc xe tải chở vật liệu.
Các nhà khoa học đã lên danh sách 1406 loài thực vật ở nơi đây gồm những giống cây quý hiếm như trắc, trầm hương... và 338 loài cây có thể sử dụng làm thuốc nam. Một số cây dược liệu có giá trị lớn về kinh tế cần được bảo vệ và nhân giống như cây vàng đắng dùng chữa bệnh sốt rét và bệnh vàng da; cây hoàng tinh hoa trắng sử dụng làm thuốc bổ và chữa bệnh đau lưng.
< 40 phút mới đi được khoảng 5km, trong ảnh: phía xa là vịnh Lăng Cô.
Một số loài lần đầu được phát hiện ở đây được đặt tên của vườn như Côm Bạch Mã, chìa vôi Bạch Mã. Vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa, rừng Bạch Mã còn sặc sỡ sắc màu của các loại hoa đỗ quyên, râu hùm, lan vani, trà hoa vàng cùng các giống nấm, địa y, dương xỉ thân gỗ có màu sắc và hình thù kỳ dị, phong phú...
< Mấy khúc cua ghê quá, xuống xe đi bộ cho nó lành...
< Nhưng GLK vẫn cứ từ từ tiếng lên đỉnh...
Thời gian đến thăm vườn đẹp nhất trong năm từ tháng 3 đến tháng 9. Sau khi dừng chân nghỉ tạm ở trung tâm giới thiệu và đón tiếp du khách, bạn tiếp tục đi theo đường nhựa dài 14km ngoằn ngoèo đèo dốc dẫn lên đỉnh chính của Bạch Mã, nơi có khu nhà nghỉ chính, xây dựng theo phong cách lâu đài cổ kính được đặt tên theo các sản vật của rừng. Từ đây, bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến tham quan trong khu vực...
< Nhìn vực thẳm sâu hun hút , thấy muốn nổi ga gà. Điều đặt biệt: khi me đi từ cửa Bạch Mã vào thấy rất nhiều ngôi miếu nhỏ còn giấy tiền vàng bạc cho cõi âm thì rải đầy đường...
< Từ cho em đứng quay lại Cầu Hai 12km.
< Vực thẳm thì vực thẳm , 3 anh em toàn dân off dốt nên chẳn sợ mấy.
Trước hết là tuyến đường mòn Hải Vọng Đài dài khoảng 1km từ bãi đỗ xe lên đỉnh núi Bạch Mã. Từ đây bạn có thể quan sát cảnh đẹp tuyệt vời của toàn bộ rừng Bạch Mã, đầm phá Cầu Hai, cảng Chân Mây, bãi biển Cảnh Dương, Lăng Cô...
< Nhìn xa xa là hồ chứa nước thuỷ lợi của Truồi và cũng là nơi có ngôi chùa rất lớn: Thiền Viện Trúc Lâm.
< Láng trại thi công, phía sau là cái thác nước.
Đi xuống từ đỉnh núi khoảng 2km theo đường dốc thoai thoải xuyên qua khu rừng á nhiệt đới, bạn tới thăm nhà sưu tập hàng trăm loài phong lan núi và các loài hoa khác...
< Đến đây thì mấy bác đang thi công không cho tụi em lên , em phải xuống làm công tác tư tưởng mất 30p không được. Móc túi 100k dúi, bác ấy nói thôi cho mấy lên một đoạn nửa thôi nhé! Khi em vừa cho xe qua, bác suy nghĩ lại và cho đi hết con đường, he he...
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2
Du lịch, GO! - Biên tập từ Otosaigon, Hanoimoi
< Mũi tên chỉ đỉnh Bạch Mã.
Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách thành phố Huế 40 km. Được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam.
Từ thành phố Huế xuôi theo quốc lộ 1A vào Đà Nẵng khoảng 40km, trước khi đến hầm Hải Vân, bạn rẽ vào con đường nhỏ lên Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQGBM) nằm ngay cạnh chợ Cầu Hai, đi tiếp khoảng 3km bạn sẽ đến cửa chính vào vườn.
< Khi anh em đến cửa đã 12h trưa, phòng kiểm lâm vẫn mở cửa và treo vài bộ áo quần nhưng gọi hoài không thấy ai. Em đi vòng vòng hỏi những mấy nhà gần đó xem có được vào không thì mấy cô nói không được lên vì đường đang thi công, nếu mấy chú lên coi chừng bị bắt đó.
Bạch Mã là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp, là trung tâm dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam và cũng là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt - Lào ra tận biển Đông, trong đó đỉnh Bạch Mã cao 1.450m so với mực nước biển với phong cảnh ngoạn mục, nhiều đèo cao, thác nước. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, mùa hè từ 18 - 23oC và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau được xem là nơi có lượng mưa lớn nhất Việt Nam, 8000mm/năm.
< Mấy anh em nghe thấy cũng ớn nhưng với máu offroad đang nóng trong người, kệ họ cấm thì cấm mình leo thì leo. Sau này đường đã thi công xong rồi có lên cũng chẳng sướng.
Điều kiện nhiệt độ này chính là lý do từ những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã xây dựng nhiều biệt thự, khách sạn và đường lên núi để biến nơi đây thành khu nghỉ mát lý tưởng.
< Bác Bannang quyết định vào rừng mặc dù nhân viên ở đây khuyên không được vào. Đi được gần 1km thì gặp môt xe chở đá chạy ngược chiều yêu cầu quay lại vì hiện thời không cho du khách lên tham quan và đường rất xấu.
Năm 1925, một dự án thành lập Vườn Quốc gia Bạch Mã - Hải Vân để bảo tồn loài gà lôi lam mào trắng đã được trình lên Bộ Thuộc địa Pháp. Cho đến đầu những năm 1930, Pháp đã xây dựng 139 khu biệt thự, chợ, bưu điện và một con đường chạy ra tận quốc lộ 1A.
< Giải trình một lúc đành quay ra nơi xuất phát nhưng trước tiên GLK phải lùi lại tìm khoảng trống cho xe tải chở vật liệu thi công xuống núi. Đúng như các bác bên thi công bảo trước đó:"Xe này (GLK ?) 1 cầu không nên đi vì đường xấu".
< Tuy nhiên, xuống rồi nhìn những tấm bản ghi: "Không lấy gì ngoài những bước chân" - "Không lấy gì ngoài những bức ảnh đẹp" - "Không lấy gì ngoài thời gian"...
Những tấm bảng như thế này lại thôi thúc 3 anh em chúng tôi quay đầu xe lần nữa vào rừng. Đi đến đâu tính đến đó, nếu kiểm lâm hay nhân viên khu bảo tồn có đuổi thì đi xuống.
< Đường lên đỉnh chỉ một lối nhỏ đủ một xe hơi đi, sau này sửa xong sẽ được mở rộng thành 5 đến 7 mét... nhưng đến 2012 mới xong!
Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh sau này, quân đội Mỹ xây dựng sân bay trực thăng dã chiến trên đỉnh Bạch Mã và quanh khu vực này xảy ra nhiều trận chiến ác liệt. Một phần lớn rừng bị tàn phá nặng nề và các công trình biệt thự hầu hết chỉ còn lại dấu tích đổ nát. Năm 1988, khu rừng cấm Bạch Mã - Hải Vân được hoàn thành. Ngày 15/7/1991, Vườn QGBM chính thức được thành lập với diện tích 22.030ha.
< Trên đường lên ngang qua nhiều thác nhỏ. Đường đang thi công, xe thì mượn nên không dám đi nhanh...
Rừng Bạch Mã được cấu tạo bởi 2 loại rừng chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đai thấp dưới 900m và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m. Khu rừng là ngôi nhà chung trú ngụ của hàng ngàn loài động thực vật khác nhau, nhiều loài đặc chủng, quý hiếm.
< ... mà có đi nhanh cũng đâu có được vì đá đụng gầm liên tục. Thấy xót cho xe quá chừng!
Các nhà khoa học đã thống kê được 83 loài thú từ những giống động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng đến những giống mới của thế giới và Việt Nam như hổ, vượn, voọc ngũ sắc, voọc vá chân nâu, sao la, gấu ngựa, báo gấm, khỉ mặt đỏ, mang lớn...
Bạch Mã là nơi trú ngụ của 333 loài chim, tức là hơn 1/3 loài chim hiện có của nước ta. Nhiều loài chim đẹp và lạ như họa mi, khướu bạc má, chích chòe lửa, gà so, gà lôi trắng, gà lôi lam mào trắng và có đến 7 loài chim trĩ khác nhau, trong đó có loài quý hiếm như trĩ sao. Bạch Mã còn 256 loài bướm cùng nhiều loài bò sát, ếch nhái, cá và côn trùng trong đó 68 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
< Bác Nam sợ quá xuống đi bộ cho chắc ăn.
Nhiều loài côn trùng kỳ lạ và độc đáo như bọ que có thân dài xương xẩu, màu sắc cơ thể giống như cành cây; kỳ nhông xanh cùng hàng đàn bướm màu sắc sặc sỡ rập rờn trên những khóm hoa hay đậu thành hàng trên vách đá rêu xanh.
< Thỉnh thoảng phải tìm chổ né tránh những chiếc xe tải chở vật liệu.
Các nhà khoa học đã lên danh sách 1406 loài thực vật ở nơi đây gồm những giống cây quý hiếm như trắc, trầm hương... và 338 loài cây có thể sử dụng làm thuốc nam. Một số cây dược liệu có giá trị lớn về kinh tế cần được bảo vệ và nhân giống như cây vàng đắng dùng chữa bệnh sốt rét và bệnh vàng da; cây hoàng tinh hoa trắng sử dụng làm thuốc bổ và chữa bệnh đau lưng.
< 40 phút mới đi được khoảng 5km, trong ảnh: phía xa là vịnh Lăng Cô.
Một số loài lần đầu được phát hiện ở đây được đặt tên của vườn như Côm Bạch Mã, chìa vôi Bạch Mã. Vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa, rừng Bạch Mã còn sặc sỡ sắc màu của các loại hoa đỗ quyên, râu hùm, lan vani, trà hoa vàng cùng các giống nấm, địa y, dương xỉ thân gỗ có màu sắc và hình thù kỳ dị, phong phú...
< Mấy khúc cua ghê quá, xuống xe đi bộ cho nó lành...
< Nhưng GLK vẫn cứ từ từ tiếng lên đỉnh...
Thời gian đến thăm vườn đẹp nhất trong năm từ tháng 3 đến tháng 9. Sau khi dừng chân nghỉ tạm ở trung tâm giới thiệu và đón tiếp du khách, bạn tiếp tục đi theo đường nhựa dài 14km ngoằn ngoèo đèo dốc dẫn lên đỉnh chính của Bạch Mã, nơi có khu nhà nghỉ chính, xây dựng theo phong cách lâu đài cổ kính được đặt tên theo các sản vật của rừng. Từ đây, bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến tham quan trong khu vực...
< Nhìn vực thẳm sâu hun hút , thấy muốn nổi ga gà. Điều đặt biệt: khi me đi từ cửa Bạch Mã vào thấy rất nhiều ngôi miếu nhỏ còn giấy tiền vàng bạc cho cõi âm thì rải đầy đường...
< Từ cho em đứng quay lại Cầu Hai 12km.
< Vực thẳm thì vực thẳm , 3 anh em toàn dân off dốt nên chẳn sợ mấy.
Trước hết là tuyến đường mòn Hải Vọng Đài dài khoảng 1km từ bãi đỗ xe lên đỉnh núi Bạch Mã. Từ đây bạn có thể quan sát cảnh đẹp tuyệt vời của toàn bộ rừng Bạch Mã, đầm phá Cầu Hai, cảng Chân Mây, bãi biển Cảnh Dương, Lăng Cô...
< Nhìn xa xa là hồ chứa nước thuỷ lợi của Truồi và cũng là nơi có ngôi chùa rất lớn: Thiền Viện Trúc Lâm.
< Láng trại thi công, phía sau là cái thác nước.
Đi xuống từ đỉnh núi khoảng 2km theo đường dốc thoai thoải xuyên qua khu rừng á nhiệt đới, bạn tới thăm nhà sưu tập hàng trăm loài phong lan núi và các loài hoa khác...
< Đến đây thì mấy bác đang thi công không cho tụi em lên , em phải xuống làm công tác tư tưởng mất 30p không được. Móc túi 100k dúi, bác ấy nói thôi cho mấy lên một đoạn nửa thôi nhé! Khi em vừa cho xe qua, bác suy nghĩ lại và cho đi hết con đường, he he...
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2
Du lịch, GO! - Biên tập từ Otosaigon, Hanoimoi
0 comments:
Post a Comment