Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 2 September 2011

Thuộc xã Bàu Năng  huyện Dương Minh Châu, Thạch hương uyển là khu vườn đá khá ấn tượng với du khách. “ Thắng đá “: biệt danh của chủ nhân mà dân trong vùng cũng như các đại gia tỉnh Tây Ninh gọi có sở thích khá đặc biệt là đá!
Anh sưu tầm đá tảng mang về đất vườn, xếp đặt, đẻo khắc… thổi hồn vào những khối thạch vô tri này.

Đây có thể tạm gọi là một khu vườn nghệ thuật, một chốn dừng chân cho những ai muốn tìm lại chính mình với những giá trị chân - thiện - mỹ của cuộc sống này mà đôi lúc giữa chốn ồn ào ta đã lỡ quên. Đó là cảm nhận của nhiều người gần xa khi đặt chân đến Thạch Hương Uyển.

Cách thị xã Tây Ninh 9 km theo hướng Đông-Đông Bắc về xã Bàu Năng huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, Thạch Hương Uyển không khó tìm vì ở một vị trí khá đẹp nhưng để hiểu được Thạch Hương Uyển chắc bạn phải đến nhiều lần, không chỉ vì Thạch Hương Uyển huyền bí mà còn vì bạn bị cuốn hút không thể dứt ra được ước muốn: gội rửa bản thân bằng những triết lý nhân sinh từ những pho tượng đá.

Không đâu ở nước ta có được những tượng đá như ở Thạch Hương Uyển và ông chủ Danh Quốc Thắng được xem là vua đá ở Tây Ninh-người thổi hồn vào đá.

Khối đá mang hình bức tượng phật di lạt một cách kỳ lạ, người nghệ sỹ chỉ một vài nét chạm là giật mình vì không phải mình điêu khắc mà tự nhiên đã sinh ra một khối đá lạ kỳ theo hình Đức Phật.

Đây là công trình Thạch Hương Uyển vừa làm hồ sơ đề nghị công nhận kỷ lục Việt Nam: một tấm bản đồ bằng đá lớn nhất nước, chiều dài 70 mét với hàng chục ngàn viên đá. Từ địa đầu Móng Cái đến Mũi Cà Mau, những di tích lịch sử danh thắng đều được tạo hình trên tấm bản đồ bằng đá quy mô này.

Và đây là cúp WTO cao 5 mét nặng hơn 20 tấn công trình kỷ niệm ngày 7.11.2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới cũng là công trình đang hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận kỷ lục Việt Nam.

Những khối đá tại Thạch Hương Uyển được sắp đặt một cách hài hòa. Nét độc đáo không đâu có được là: chỉ một khối đá nhưng nếu nhìn ở những góc nhìn khác nhau sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, từng nét thư pháp được nghiên cứu và đặt đúng nội dung theo hình dáng. Đó là nhờ vào con mắt tài hoa của người nghệ sỹ sắp đặt.

Tự đốt lòng mình tạo nên ngọn đuốc sống, vượt thất bại đến thành công, dưới chân mình luôn có lối đi, mẹ là biển cả, vẫn mãi yêu em, mỗi một tượng đá ở Thạch Hương Uyển là một câu chuyện về tình yêu, một bài học về cuộc sống, một triết lý nhân sinh thấm đẫm nhân văn.

Đi trên con đường thơm ngát hương tràm, Qua cầu Bán Nguyệt, thưởng thức ly cà pê nhìn ngọn Núi Bà trên cao và lủng lẳng bên gốc si già là những nhánh lan rừng, đá, hoa, cây cỏ của Thạch Hương Uyển dường như mang một tâm hồn, là tri kỷ của khách tham quan, du khách sẽ cảm thấy yêu biết bao cái đẹp của thiên nhiên tạo hóa mà ông chủ Danh Quốc Thắng may mắn được cuộc đời chọn anh là người trông coi, bảo vệ.

Đầu tư hơn 8 tỷ đồng cho các công trình nhưng khi bạn tham quan hay ngồi trong gian nhà cổ 5 gian 2 nóc, nghe nhạc phát ra từ chiếc máy Akai cổ và uống một ly cà pê thượng hạng giá chỉ 10.000 đ nhiều người bảo ông chủ Danh Quốc Thắng không biết kinh doanh. Nhưng anh thì tâm niệm rằng: Hội quán là nơi để tôi tìm gặp những tâm hồn đồng điệu, để một anh nông dân cũng có thể ghé thăm, tôi không quan tâm đến lợi nhuận mà chỉ mong sao mọi người khi đến Thạch Hương Uyển như tìm về lại một nơi yên bình giữa chốn non nước này.

Đây là 2 bộ rễ cây có hình dáng độc nhất vô nhị một tuyệt tác cảu thiên nhiên chỉ tại Thạch Hương Uyển (Tây Ninh) mớí có: “Anh hùng tương ngộ” và “bộ Tứ linh”. Anh Hùng tương ngộ độc đáo là bộ rễ cây tự nhiên mang hình hài của một bức tranh sinh tồn sống động, Bộ Tứ Linh độc đáo hiếm thấy vì rễ cây quý tự nhiên đã mang một dáng hình kỳ lạ với long lân quy phụng. Bộ tứ linh bày có tác dụng tăng cường cát khí, chống lại hung khí, tránh được vận hạn và tăng cường tài lộc.

Chỉ riêng 2 bộ rễ cây tuyệt tác độc nhất vô nhị này cũng đủ để anh trưng bày và bán vé vào xem nhưng Thạch Hương Uyển vẫn rộng mở cánh cửa cho mọi người thưởng lãm miễn phí. Giá của 2 bộ rễ cây này đã được hỏi mua hơn 1,5 tỷ đồng nhưng Anh Thắng không bán. Anh bảo: Trời cho mình con mắt, cơ may nhìn thấy và có được 2 vật quý này là một cơ duyên lớn giữa tôi và cái đẹp của thiên nhiên, tôi không dám bán sợ phụ lòng trời”.

Thạch Hương Uyển được thiết kế theo luật phong thuỷ Á Đông và đằm thắm thần hồn văn hoá Việt. Khi đến với Thạch Hương Uyển bạn cảm thấy tâm hồn mình thanh thoát, nhẹ nhàng và vun bồi thêm đời sống đạo đức tâm linh tốt đẹp, xây dựng được cho mình một cuộc sống hướng thượng làm căn bản cho việc xây dựng hạnh phúc bản thân đó là tâm nguyện của Ông chủ Danh Quốc Thắng khi đặt cả cuộc đời mình xây dựng nên Thạch Hương Uyển-Nơi hội tụ cái đẹp của thiên nhiên.

Hội quán Thạch Hương Uyển
Vòng xoay K13 - Xã Bàu Năng - Huyện Dương Minh Châu
Điện thoại: 0663 770888

Du lịch, GO! - Theo Caravanviet, Chotayninh
Các triều vua Đinh, Lê, Lý đã sử dụng triệt để sự lợi hại của những dãy núi và hệ thống sông hào của vùng đất đá Ninh Bình làm nên thành quách và những cung điện nguy nga, tráng lệ. 
Quy mô và sự tráng lệ của nó chẳng kém gì kinh đô Tràng An phương Bắc.

< Toàn cảnh cố đô Hoa Lư nhìn từ trên cao.

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở, Hoa Lư xưa từng được gọi kinh đô thiên tạo bởi thành quách và đền đài, lăng tẩm chủ yếu được xây dựng dựa vào núi non, sông nước. Trải qua thời gian, nhiều hạng mục của công trình vẫn tồn tại cùng tế nguyệt, nhắc nhở về một thời hoàng kim của các triều đại cũng như các bậc tiền nhân.

Núi Mã Yên

Trông xa núi có hình yên ngựa. Tương truyền khi dựng kinh đô, Đinh Bộ Lĩnh đã lấy núi này làm án. Đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn cảnh Cố đô với dãy núi Rù bao quanh đền hai vua, rặng Phi Vân, núi Kiến, núi Cột Cờ và khu dân cư.

Người xưa đã án táng Đinh Tiên Hoàng trên đỉnh núi với quan niệm đề cao tinh thần thượng võ của người, dù mất vẫn còn trên yên ngựa, vì vậy, để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá của núi Mã Yên.

Núi Cột Cờ - Ghềnh Tháp

Núi Cột Cờ là nơi vua Đinh Tiên Hoàng cắm cờ nước Đại Cồ Việt. Phía đông nam có ghềnh tháp là nơi vua duyệt thủy quân; hang Tiền, hang muối - nơi cất giữ tài sản quốc gia; động Am Tiên nhốt hổ, báo để xử người có tội

Sông Hoàng Long

Là con sông gắn với những truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh thưở nhỏ. Sông nằm ở phía bắc kinh đô Hoa Lư, một nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu di tích mà người dân địa phương gọi là sông Sào Khê. Tương truyền, bên bến sông này là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến về Thăng Long. Sông Sào Khê hiện nay được nạo vét và là một cửa ngõ đường thủy dẫn vào các khu di tích, thắng cảnh Hoa Lư.

Kinh đô Hoa Lư

Các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô.

Thành Hoa Lư có hai vòng: thành ngoài (thành ngoại) và thành trong (thành nội). Các nhà khảo cổ đào một số đoạn tường thành phát hiện ở những khu vực này có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0,45 m, cao từ 8-10 mét. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30 x 16 x 4 cm, trên gạch thường có in các dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngoài tường gạch là tường đất đắp rất dày.

Thành Đông

< Cửa Đông vào khu di tích Hoa Lư.

Đây còn được gọi là thành ngoài, rộng khoảng 140 ha, thuộc địa phận hai thôn Yên Thượng và Yên Thành xã Trường Yên, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê nằm ở trung tâm.

Thành Tây

Còn gọi là thành trong, có diện tích tương đương thành ngoài, thuộc thôn Chi Phong; có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi.

< Dê núi ở Ninh Bình.

Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được nhánh sông Sào Khê chảy dọc, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Trong hai tòa thành có bố trí các khu triều đình, quan lại và quân lính. Hiện nay, thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và cung điện chỉ còn là những dấu tích đang được khai quật.

Thành Nam

Thành nằm ở phía Nam kinh thành Hoa Lư, có núi cao bao bọc xung quanh, bảo vệ mặt sau thành, từ đây có thể nhanh chóng rút ra ngoài bằng đường thủy. Đây là hệ thống hang động Tràng An hiện tại. Khu thành hào, hang động Tràng An xưa được sử dụng như là hệ thống phòng thủ mặt sau của kinh thành Hoa Lư.

Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
Khu du lịch Mà Giá (nằm ở huyện Khánh Vĩnh, Nha Trang), một khu du lịch sinh thái đặc biệt do một người dân tộc Raglay khai phá, vẫn còn rất hoang sơ với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ như một món quà tặng quý giá của thiên nhiên dành cho con người.

Khánh Vĩnh cách thành phố Nha Trang khoảng 30km, là huyện có con đường mới mở Nha Trang - Đà Lạt (rút ngắn lộ trình từ thành phố cao nguyên về biển chỉ còn 140km), chạy ngang qua. Trên con đường này, nơi ngã ba tiếp giáp giữa đường cũ và đường mới có lối rẽ vào xã Yang-ly. Đi thêm khoảng 2km, chúng ta sẽ đến một khu du lịch sinh thái đặc biệt do một người dân tộc Raglay khai phá.

Xuất phát từ dãy Trường Sơn, dòng sông Cái Nha Trang băng qua nhiều ghềnh thác đổ xuống đồng bằng, qua nhiều dải đá cheo leo, tạo thành những con suối đẹp. Trong một lần đi tìm nước về tưới ruộng cho bà con, Mà Giá - nguyên Chủ tịch xã Yang-ly đã tìm thấy dòng nước len qua địa hình xã mình rất ngoạn mục. Khi ấy, vì chỉ muốn đem nước về tưới tiêu nên Mà Giá chưa nghĩ đến giá trị sinh thái của nó.

Năm 2000, khi đã nghỉ hưu, Mà Giá dựng một ngôi nhà sàn nhỏ ở rẫy của mình rồi khoanh vùng khu vực dòng sông Cái chảy qua xã Yang-ly khoảng 6ha cốt để giữ rừng. Để cuộc sống thuận lợi hơn, Mà Giá đào ao thả cá, tạo thêm vài tiện nghi cho sinh hoạt, bỏ công sức ra khuân đá chặn dòng nước để tạo thành dòng chảy nhỏ, tài bố trí cảnh quan, dựng thêm nhà sàn… Đến năm 2003, Khu du lịch sinh thái Mà Giá hình thành.

Khu du lịch Mà Giá vẫn còn rất hoang sơ. Càng đi sâu vào bên trong, cảnh trí thiên nhiên càng hùng vĩ. Nhiều loại cây rừng lạ như tre, nứa, mây ré, cọ, mác… cùng đủ loại đá giăng ngang, trải dọc rất tự nhiên, đúng nghĩa là quà tặng của thiên nhiên cho con người.

Dòng suối ở đây có nhiều tên. Người ta lấy tên xã Yang-ly đặt tên cho con suối, cũng có người gọi nó là suối Lách bởi từ dòng suối mẹ, con suối chảy qua khu vực này len lách thành nhiều nhánh nhỏ. Cũng có người gọi là suối Lau, nhưng tên gọi thông dụng nhất là suối Mà Giá.

Trên đường đi đến Khu du lịch sinh thái Mà Giá, khách sẽ đi qua vùng định cư của đồng bào dân tộc Raglay của xã Yang-ly. Tại đây, khách sẽ có dịp thấy được cuộc sống định canh, định cư của bà con và những sản vật của huyện Khánh Vĩnh. Bước qua những tảng đá thật lớn giống như cổng chào, khách sẽ thấy một bảng chỉ dẫn có dòng chữ nhắc nhở mọi người chú ý giữ sạch rừng.

Sau khi băng qua một dòng nước nhỏ, khách như lạc vào một thế giới của âm thanh nước vì đó là chỗ hội tụ của bảy dòng suối nhỏ. Rải rác những nhà sàn nhỏ khuất dưới tán lá rừng, bên dưới có dòng nước trong vắt chảy qua. Những chiếc cầu bắc ngang suối tạo điều kiện cho khách thám hiểm sâu vào bên trong. Lẫn trong giai điệu của dàn nhạc nước thiên nhiên, khách còn được nghe tiếng đàn đá ngân vang gần xa phát ra từ bộ đàn đá do chính của chủ nhân làm.

Từ xưa, người dân tộc Raglay đã có truyền thống làm bộ đàn đá rất công phu. Họ vào rừng lấy búa gõ vào viên đá nào có tiếng kêu “ma la”, đánh dấu để đó, rồi hàng ngày đến đó khai thác đá. Một bộ đàn đá phải có ít nhất từ chín đến mười một tảng đá. Đá được cột bằng hai sợi dây, loại dây mây chỉ có ở trong rừng, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Tảng đá lớn nhất (ma la mẹ) có thể bằng chiếc bàn, còn tảng nhỏ nhất (ma la con) chỉ bằng hai bàn tay.

Để thử đàn, phải làm một máng nước cho nước chảy từ trên suối xuống đổ vào đàn đá. Tùy theo con suối xa hay gần, có khi để thử một bộ đàn đá phải kéo cái máng dài cả trăm thước. Đá con kêu trước, đá mẹ kêu sau. Lại phải kéo dây cho các viên đá cụng vào nhau để kiểm tra âm thanh của toàn bộ đàn đá. Một bộ đàn đá phải làm mất nhiều năm mới xong. Bộ đàn đá của Mà Giá dù không được chế tác công phu như những bộ đàn cổ nhưng cũng tạo được những âm thanh của đá rộn rã, mời gọi bước chân du khách thám hiểm.

Những ngày cuối tuần hay ngày lễ, khách đến Khu du lịch Mà Giá đa phần là thanh niên hay gia đình trẻ. Khách có thể đem theo thức ăn và vui chơi, tắm suối. Chủ nhân khu du lịch không đòi hỏi khách phải trả tiền thuê nhà sàn, nhưng bắt buộc khách phải dọn dẹp sạch sẽ khi ra về và khi vui chơi không được chặt phá cây rừng. Mục đích của Mà Giá là giữ rừng, bảo vệ môi trường chứ không phải kinh doanh du lịch.

Đã có nhiều Công ty du lịch đặt vấn đề mua lại khu này với giá khá cao, nhưng Mà Giá nhất quyết không nhượng. Ông nói: “Mình giữ rừng, giữ nguồn nước là để lại tài sản to lớn cho con cháu rồi!”.

DU lịch, GO! - Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống