Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 5 September 2011

Quần thể di tích tháp Tường Long nằm trên núi Ngọc, thuộc phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn là di tích khảo cổ học được xếp hạng cấp quốc gia năm 2005 và cũng là công trình văn hóa kiến trúc độc đáo, di tích lịch sử gắn với đời nhà Lý thế kỷ XI.

Tháp Tường Long tự hào là một trong 3 công trình cùng với Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (Kiến Thụy), đền Gắm (Tiên Lãng) chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của Hải Phòng.

Tháp Tường Long được xây dựng vào thời vua Lý Thánh Tông. Công trình kiến trúc Phật giáo này được xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000 m2, thuộc địa phận phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm, lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tượng A di đà.

Công trình được xây bằng gạch và đá có kích thước khác nhau. Ngoài loại gạch xây còn có loại gạch ốp ngoài vỏ tháp với nghệ thuật trang trí độc đáo như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh. Cách trang trí này biểu hiện nghệ thuật kiến trúc điển hình thời Lý.

Tháp Tường Long đã từng được liệt vào hạng đại danh lam cùng với chùa Long Đọi (Duy Tiên - Nam Hà), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Thắng Nghiêm, Chân Giáo (Hà Nội), tháp Chương Sơn (Ý Yên - Hà Nam)... dưới triều nhà Lý (1010 - 1225).

Theo sách Đại Việt sử lược thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là “thấy rồng vàng hiện lên” để ghi nhớ điềm lành.

Lại có người cho rằng, cửa biển Đồ Sơn là một trong những cái nôi tiếp nhận cho dựng tháp ở đây để thờ Phật. Khi xưa, có thể nơi đây còn là một đài quan sát nằm trong hệ thống “truyền đăng”. Mỗi khi có biến, các trạm quan sát ven biển liền đốt cỏ khô cho khói bay lên trời, truyền tín hiệu báo động về kinh thành.

Tháp Tường Long có 9 tầng, cửa mở hướng Tây, phía xuất phát của đạo Phật. Tháp cao 100 thước (đơn vị đo lường thời Nguyễn), tương đương cao khoảng 40-50 m. Song vì được xây trên đỉnh núi cao hơn 100m so với mực nước biển nên tháp Tường Long ở bình địa cao nhất so với các tháp xây cùng thời.

Tháp Tường Long nay chỉ còn là nền tháp hình vuông, mỗi chiều 7,86m, bề dày của tường là 3m. Móng tháp hình vuông, mỗi chiều tới 15m, lòng tháp rỗng, nơi đặt tượng Phật có diện tích 9 mét vuông. Tháp Tường Long nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương.

Bên cạnh tháp còn có chùa Vân Bản được xây ở thời Trần với chuông Vân Bản, một trong những chuông cổ và to nhất của nước ta hiện được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Cùng với di tích lịch sử văn hoá đình Ngọc, suối Rồng, tháp Tường Long tạo ra một quần thể du lịch sinh thái - lịch sử - văn hoá nổi tiếng của Đồ Sơn.

Dự án phỏng dựng, tôn tạo tháp Tường Long - chùa Tháp được thành phố phê duyệt và giao cho quận Đồ Sơn làm chủ đầu tư có tổng vốn lên tới gần 180 tỷ đồng. Dự án thực hiện từ 2009-2015, trong đó chùa Tháp dự kiến hoàn thành trong năm 2010; giai đoạn 2009-2011 xây dựng tháp Tường Long, nhà che hố khảo cổ.

Theo báo cáo của UBND quận Đồ Sơn, đến nay quận đã thực hiện 16/19 gói thầu trong Dự án phỏng dựng, tôn tạo tháp Tường Long - chùa Tháp. Trong đó 5 gói thầu đã triển khai xong như: Khảo sát địa chất, địa hình; thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công các công trình văn hóa; đánh giá tác động môi trường; khảo sát địa hình, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500; rà phá bom mìn, vật liệu nổ với tổng giá trị các hợp đồng gần 5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các đơn vị thi công đã triển khai chế tác cơ bản xong phần gỗ và tượng đồng của chùa Tháp, đang triển khai thi công xây dựng nhà tam bảo; xây kè, san lấp mặt bằng; đang thi công móng tháp Tường Long. Đặc biệt, ngày 2-10, Thành hội Phật giáo Hải Phòng phối hợp với quận Đồ Sơn tổ chức lễ rước tượng Phật về chùa tháp Tường Long và đúc chuông nặng 1 tấn. Ngày 8-10, quận Đồ Sơn sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại tháp Tường Long - chùa Tháp.

Du lịch, GO! - Theo Anninh Haiphong, internet
Trên vách núi Quỷ Môn Quan có các hốc đá tạo thành hình mặt người, đầu lâu kỳ dị, mỗi khi gió thổi qua các hốc đá gây ra âm thanh như tiếng ma kêu quỷ khóc, làm kinh hãi biết bao quân thù phương Bắc ngày xưa mỗi khi qua đây xâm lấn nước Nam.

Núi có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn Quan, tức là cửa mặt quỷ.

Ngọn núi này có điểm đặc biệt là ở giữa khoảng xanh của cây cỏ, lộ lên một hình thù rất giống mặt của một con quái vật khổng lồ. Nhìn từ xa, khuôn mặt này có đầy đủ cả mắt, mũi.

Theo ông Vi Ngọc Lưu, 57 tuổi, trưởng thôn Quán Thanh, núi đá hình mặt quỷ này đã có từ rất lâu đời. Người dân bản địa cũng không thể giải thích được tại sao vị trí của khuôn mặt từ ngàn đời nay vẫn không có cây cỏ nào mọc lên như những chỗ xung quanh khác.

Cũng theo ông Lưu, vì người dân quan niệm đây là mặt quỷ, nên chẳng ai dám leo lên. Họ quan niệm, trèo lên trên mặt quỷ là không tôn trọng “đấng tạo hóa”, sẽ bị quỷ trừng phạt.

Một điều thú vị là, dù được coi là mặt quỷ, nhưng người dân nơi đây không coi đấy là biểu tượng của cái ác, mà ngược lại, như lời ông Lưu nói “mặt quỷ bảo vệ cuộc sống bình an cho dân làng”.

Theo nhiều người, nhờ có mặt quỷ phù hộ, mà trong lịch sử chống giặc phương Bắc, nơi đây đã chứng kiến nhiều trận thắng oanh liệt. Có thể kể đến như trận Lê Hoàn đánh tan quân Tống năm 981, trận nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt quân xâm lược nhà Minh năm 1427...

Xung quanh việc chủ tướng nhà Minh là Liễu Thăng bị chém đầu năm 1427 ở Quỷ Môn Quan, đến nay người dân vẫn truyền tai nhau về một giai thoại liên quan đến núi đá hình mặt quỷ.

Liễu Thăng bị tướng Lam Sơn là Lê Sát chém ở núi Mã Yên nhưng lúc này đầu chưa bị đứt. Liễu Thăng cố gắng chạy ngược về mạn Bắc. Đi được khoảng 3 dặm thì đến chân núi Mặt Quỷ. Liễu Thăng nhìn thấy mặt quỷ sợ quá, bị ngã ngựa, rồi bỗng dưng đầu rơi xuống đất. Sau đó thân của Liễu Thăng hóa thành một tượng đá cụt đầu. Hiện nay, người dân gọi tượng đá cụt đầu này là Liễu Thăng Thạch.

Du lịch, GO! - Theo NTO, internet
Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam, Ngũ Hành Sơn được xem là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung và là niềm tự hào của người dân xứ Quảng.

Đây là nhóm núi đá nằm liền kề với biển. Mỗi ngọn núi tượng trưng cho các yếu tố cấu thành vũ trụ: Kim Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Mộc Sơn và Hỏa Sơn. Không gian huyền ảo, thơ mộng với chùa chiền, hang động, cây cỏ, tiếng chuông chùa...

Ngũ Hành Sơn thật sự là cõi thiên thai giữa chốn trần gian. Khách thập phương khi đến đây, được hòa mình vào thiên nhiên phóng khoáng với núi non trùng điệp, sóng vỗ dạt dào, cây cỏ xanh mướt và lắng lòng nghe tiếng chuông chùa xa xa vọng lại, mọi tạp niệm của cõi trần tục dường như được rũ sạch.

Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt tên nó là Ngũ Chỉ, tượng trưng cho 5 ngón tay vì từ trên cao nhìn xuống, thấy các ngọn núi như 5 ngón tay ấn xuống đất. Người dân Quảng Nam gọi nó là núi Non Nước. Người Pháp ghi trên bản đồ địa dư đặt tên là núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ Hành Sơn là do vua Minh Mạng đặt.

Nơi đây, các dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trên các công trình chùa, tháp đầu thế kỷ 19, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chàm của thế kỷ 14, 15.  Những di tích văn hóa lịch sử như mộ thân mẫu tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự vẫn còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ... Tất cả là những  minh chứng hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.

Ngũ Hành Sơn không cao, sườn núi dốc đứng cheo leo, cây cỏ lơ thơ. Đá ở Ngũ Hành Sơn là loại đá cẩm thạch có nhiều màu: sáng đục, trắng sữa, hồng phấn, xám vân đỏ, nâu đen, xanh đậm không cứng lắm và là chất liệu rất tốt cho tạc tượng và đồ mỹ nghệ trang trí.

Tận dụng nét độc đáo đó mà nhiều bàn tay tài hoa đã biến các khối đá vô tri vô giác kia thành những tác phẩm điêu khắc tinh xảo đến tuyệt vời, để rồi dần dần nơi đây hình thành nên làng đá mỹ nghệ - một làng nghề truyền thống, một điểm du lịch ấn tượng của Đà Nẵng và khu vực.

Thật ra Ngũ Hành Sơn có đến 6 ngọn chứ không phải 5 ngọn như mọi người thường nghĩ, bởi ngọn Hỏa Sơn chia thành 2 ngọn nhỏ gồm: Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn nối với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao lên. Tuy nhiên khi nhắc đến Ngũ Hành Sơn, hầu như người ta chỉ biết đến 5 ngọn núi và quên đi tiểu tiết của ngọn Hỏa Sơn. Hơn nữa trong tư duy và trong đời sống phương Đông, 5 là con số cực kỳ quan trọng, vì vậy 5 ngọn: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tự nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường. Thủy Sơn và Mộc Sơn ở phía đông, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn ở phía tây.

Kim Sơn là hòn núi khiêm tốn nhất trong 5 ngọn núi. Trong ngọn Kim Sơn có một hang động với những lớp thạch nhũ lấp lánh như kim tuyến bám vào vách núi tạo thành hình tượng Quan Thế Âm cao bằng người thật rất thanh tú, dưới chân tượng là một con rồng đang cuộn mình giữa những làn sóng. Sau khi phát hiện ra bức tượng, một vị hòa thượng đã mở rộng lối vào động và cho xây dựng chùa Quan Thế Âm dựa lưng vào núi, hướng mặt ra khúc sông đầy hoa sen thơm ngát. Hằng năm vào đầu xuân (19.2 âm lịch), chùa mở hội lấy tên là Hội Quán Âm thu hút phật tử thập phương tề tựu về.

Mộc Sơn nằm song song với Thủy Sơn. Ngọn núi này không có chùa chiền, chỉ có một khối đá cẩm thạch màu trắng tựa như một người đang ngồi, người địa phương gọi là Cô Mụ hay Bà Quan Âm. Trong núi có một động nhỏ, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ và nhân dân địa phương thường vào đây để tránh máy bay địch.

Thủy Sơn là núi đẹp nhất và lớn nhất trong cụm với phong cảnh hữu tình. Ngọn núi này có nhiều chùa, đẹp nhất là 2 chùa Tam Thai và Linh Ứng. Chùa Tam Thai được xây dựng từ năm 1630. Đến năm Minh Mạng thứ 6 (1825), vua cho xây lại chùa. Sau đó, nhà Nguyễn sắc phong ngôi chùa này là quốc tự. Từ trên ngọn Thủy Sơn, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn thấy sông Cẩm Lệ, sông Hàn đẹp như tranh vẽ; hay ra Vọng Hải đài ngắm nhìn bãi biển Non Nước quanh năm sóng vỗ; rồi vào động Huyền Không, động Linh Nham, động Lăng Hư, động Âm Phủ… để có cảm giác như được chạm vào cái thâm u, huyền bí sâu thẳm trong lòng núi.

Hỏa Sơn có sườn núi hiểm trở, cây cối mọc dày đặc trong các kẽ đá, và cũng ẩn chứa trong mình nhiều hang động tĩnh mịch.

Thổ Sơn là núi nằm chính giữa có dạng vuông, cạnh không đều nhau. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như một con rồng nằm dài trên bãi cát. Thổ Sơn không có phong cảnh đẹp, chỉ có đất sét đỏ và đá cát lẫn lộn. Theo truyền thuyết, Thổ Sơn là nơi ngày xưa người Chiêm Thành đồn trú nơi đây. Ngày nay, người ta vẫn tìm thấy những nét văn minh người Chiêm Thành điêu khắc vào đá. Hãy thử một lần đến đây để chiêm nghiệm thêm về “thuyết ngũ hành” giữa đất trời quê ta.

Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống