Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 8 September 2011

1. XE CỘ

- BẢO DƯỠNG XE TOÀN BỘ:
+ Thay dầu trước khi đi.
+ Kiểm tra lốp xe trước chuyến đi, đảm bảo lốp vẫn còn độ bám tốt và ko bị “cắn săm”. Tốt nhất là thay toàn bộ săm mới, lốp nếu độ bám bắt đầu giảm thì cũng nên thay luôn.
+ Kiểm tra ắc quy, còi, đèn pha, đèn hậu, xi-nhan, bugi… Tất cả phải ở trong tình trạng tốt nhất!
+ Lắp đủ 2 gương.

 - GIẤY TỜ TÙY THÂN:
+ CMND (nên có),
+ Đăng ký xe (bắt buộc),
+ Giấy phép lái xe (bắt buộc),
+ Bảo hiểm xe (bắt buộc)
+ Hộ chiếu (phòng trường hợp đi vùng biên muốn xuất cảnh- nên có).

 - MŨ BẢO HIỂM (nên dùng loại có kính, càng kín gió càng tốt): đi phượt bằng  nói chung là việc mạo hiểm vì vậy cần dùng loại mũ tốt, ko dùng những loại chỉ có tính chất “đối phó”.
 - PHỤ KIỆN CHO MŨ BẢO HIỂM (che tai): có tác dụng giữ ấm tai rất tốt!
- TÚI ĐỒ SỬA, VÁ XE: Đầy đủ các dụng cụ để vá xe, sửa chữa nhẹ, bơm xe, Nên chuẩn bị thêm cả vòi cao su nhỏ và bình nước lavie loại 1,5l để dùng trong trường hợp cần hút xăng giữa các xe hoặc mua xăng khẩn cấp.

- DÂY CHẰNG BUỘC ĐỒ: nên có 3-4 cái, nên chằng ba lô đằng sau và đằng trước xe. Tốt nhất là dây chun cắt từ săm ô tô mua ở mấy cửa hàng bán vật liệu XD.
- SĂM, BUGI: mỗi xe chủ động chuẩn bị theo 2 săm và 1 buzi theo đúng chủng loại xe của mình nhé!
- ĐỔ ĐẦY XĂNG TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG: Nguyên tắc hành quân theo đoàn là cố gắng ko dừng đổ xăng lẻ tẻ dọc đường vì vậy trước khi xuất phát các xe đều phải đổ đầy xăng, trên đường hành quân cả đoàn chỉ dừng đổ xăng tại những điểm nhất định (trừ những trường hợp khẩn cấp).
- 02 BỘ CHÌA KHÓA XE: xế giữ 1 – ôm giữ 1 (nếu xe đi độc hành thì chuyển chéo chìa còn lại giữa các xe).
- TÚI NILON MỎNG MÀU VÀNG (mỗi xe từ 5 – 7 túi nhé) + băng dính: dùng trong trường hợp sương mù (gặp sương mù thì nhanh chóng lấy túi này che đèn xe nhé, chống chỉ định bật đèn pha vì dễ gây lóa mắt cho xe đối diện và làm cho thị lực của xế giảm khi đi trong sương mù).

2. ĐỒ DÙNG ĐI ĐƯỜNG

- BA LÔ: Mỗi xe cần:

+ 01 Balo loại nhỏ – để phía trước xe máy:  Chứa những đồ dùng khẩn cấp và thường xuyên dùng trên đường như: máy ảnh, áo mưa bộ (chống chỉ định áo mưa cánh dơi nhé); ô (trước khi kịp mặc áo mưa vào người thì “những cơn mưa bất chợt” sẽ “ko làm ta bối rối” ); nước (mỗi xe cần 2 chai lavie 0,5l + 1 bình giữ nhiệt chứa trà hoặc café), đồ ăn nhẹ (bánh, kẹo, ômai…), đèn pin, thuốc men.
+ 01 túi bưu tá – dùng thay balo:  giá khoảng 200K/ chiếc, có 2 ngăn lớn đủ cho cả xế và ôm  . Cực kỳ hữu dụng khi đi đường xa, vì nếu buộc balo đằng sau thì thời gian đổ xăng sẽ bị kéo dài và quan trọng nhất là chỗ ngồi nhỏ hẹp, gây khó khăn cho cả xế lẫn ôm.

 - ĐỒ ĐIỆN TỬ (điện thoại, máy nghe nhạc, máy ảnh, sạc pin…)

+ Điện thoại: Sóng khỏe, pin “trâu”, có tai nghe (đi đường nên dùng tai nghe để tránh xảy ra tai nạn), có GPS thì càng tốt (đề phòng… bò lạc  ). SIM nên dùng của một trong 3 nhà mạng:  Vinaphone/MobiFone/Viettel có độ phủ tốt ở các vùng sâu vùng xa.
+ Sạc pin: máy ảnh, điện thoại…  >> tránh trường hợp quên ở nhà, lúc đó thì chỉ có cách khóc hận thôi  )
+ Máy nghe nhạc (ipod, sony walkman …): nhạc cũng giúp giảm cơn buồn ngủ, nhất là khi bạn vừa phượt giữa mênh mông núi rừng và nghêu ngao hát… “người đàn ông không bướm hoa”

- KÍNH ĐI ĐƯỜNG: Đi đường xa, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì kính đi xe là cực kỳ quan trọng. Nên có 2 loại kính:

+ Kính đi đường ban ngày: có thể là kính đen, kính râm, kính đổi màu.
+ Kính đi đường ban đêm: kính trắng.

Có thể dùng loại kính bảo hộ lao động, mua rất dễ dàng tại các cửa hàng  (khoảng 20k/chiếc), có cả loại kính trắng và kính đen. Các loại kính này ưu điểm là dùng buổi tối ko bị lóa đèn pha xe ngược chiều. Nếu mắt bị tật (cận, viễn, loạn..) => Nên có cả kính thuốc trắng (đi ban đêm) và kính thuốc đổi màu (đi ban ngày).

- GĂNG TAY:

+ Găng tay lái xe (rất nên có găng tay khi đi) tạo cảm giác, nắm chặt hơn, đỡ xây xước bàn tay nên chẳng may bị đổ xe phải chống tay xuống đường. Có thể mua loại găng tay lao động bằng len, có hạt nhựa ở long bàn tay ở các cửa hàng bảo hộ lao động trên phố Yết Kiêu, giá vài k/đôi. (1D, 1B Yết Kiêu nhé).
+ Găng tay nilon: Đề phòng có mưa nên cả nhà mang theo cả găng tay nilon loại dùng làm bếp trước khi đi găng tay ấm ra ngoài nhé. Mùa Đông thì nên đi găng tay da cho ấm. Nên có 2 đôi găng tay để thay đổi khi ngấm sương hoặc bị mưa ướt.

- KHẨU TRANG: Không thể không có, nên mang theo 3 chiếc để dự phòng (nếu có khăn Mông là tốt nhất, vừa ấm, vừa thoải mái lại có thể sử dụng để giữ ấm cổ)
- GIẦY – DÉP – ỦNG:

+ Giầy đi đường: tự chuẩn bị nên dùng giầy thể thao hoặc leo núi (tham khảo kinh nghiệm đồ leo Fan)
+ Dép nhựa nên mang thêm đôi trong Balô để lội suối hoặc đến nhà nghỉ dùng cho tiện.
+ Ủng cao su: nên mang theo đề phòng mưa hay phải lội bùn.
+ Ủng nilon: để đi bên ngoài giầy hoặc bên trong (tùy thích) để chống mưa, có điều nhanh rách nên sẽ cần mỗi người vài đôi ạ . Ngoài ra cũng có thể mua loại ủng đi mưa (giá 100K), bạn có thể tham khảo thêm về phụ kiện đi xe máy trên website: bigbox.vn

- BỌC ĐẦU GỐI & KHỦY TAY (giá khoảng 350K): bạn có thể tham khảo website: umove.con.vn
- KHĂN QUẢNG CỔ: chống chỉ định khăn len nhé, nên dùng khăn vải hoặc khăn rằn để nếu có bị ướt thì còn dễ dàng hong khô J.
- ĐỒ ĂN cung cấp năng lượng (Cái này đi đường rất cần vì đường đi APC không nhiều thị trấn): Trang bị theo xe.

+ Socola: ăn vào phát năng lượng lên vùn vụt.
+ Bánh kẹo: tùy khẩu vị.
+ Đồ ăn đóng hộp.
+ Nước: mỗi người cần 1 chai 0,5l, khi nào hết thì đến các điểm nghỉ chân nên bổ sung ngay.
+ Trà, café (cực kỳ cần vì đi đường dài dễ gây mệt mỏi và buồn ngủ): Nên mua loại bình giữ nhiệt loại 0,5 lít hoặc to hơn trong siêu thị để pha café mỗi sáng và mang theo trên đường. Sẽ rất buồn ngủ đấy, nên mang nhiều cho cả xế và ôm. Ngoài ra cũng nên mua mỗi xe 1 gói kẹo café Kopiko dự trự.

- QUẦN ÁO ĐI ĐƯỜNG: nên mặc quần áo dày, chống gió, bụi và khi ngã xe chống được thương tích do xây xát tay chân với mặt đường. Hay nhất là đầu tư bộ quần áo chuyên dụng để đi mô tô, có điều là …. đắt
Tất cả quần áo, đồ dùng trước khi cho vào balo đều nên bọc lại = túi nilon loại dày dặn nhé.

Cụ thể:

+Áo mưa: thời điểm chúng ta đi sẽ rất lạnh nên cả nhà nên mua áo mưa bộ (loại 2 lớp) vừa có tác dụng chống nước vừa có tác dụng chống lạnh (như 1 áo khoác ấm rùi).
Không chơi áo mưa giấy hay loại cánh dơi, xẻ tà, tung bay rất cản gió và nguy hiểm.

+ Quần áo đi đường: 1 – 2 bộ (đề phòng bị ướt còn có cái thay thế)
+ Quần áo mặc bên trong: mỗi ngày 1 bộ (áo phông và….  )
+ Quần áo mặc đi ngủ: 1 bộ
+ Áo len: 2 chiếc
+ Áo gió: 1 chiếc
+ Áo VN: Phục vụ nhu cầu “điệu”  )

- ĐỒ VỆ SINH CÁ NHÂN (khăn mặt, bàn chải, xà phòng, dầu gội, bông tắm… tùy nhu cầu, thậm chí nhiều anh em còn mang kem dưỡng da, nước rửa mặt, sửa tắm, nước hoa…  )

- TÚI SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG:
+ Bông, gạc, băng, thuốc sát trùng, thuốc đau đầu, đau bụng (berberin), viên hạ sốt (panadol viên nén dài rất thích hợp)….
+ 1 túi salopas, 1 lọ deepheat để bôi giảm đau cơ khi leo núi, dầu gió (bạch hổ hoạt lạc cao nhé), cần cả vài gói Arezon (loại dành cho trẻ em uống khi tiêu chảy ấy) để uống phòng khi mất nước.

- TÚI NILON:
+ Túi nilon to dùng để bọc balo: cái này tớ sẽ mua cho đoàn.
+ Túi nilon cỡ nhỏ và vừa dùng để chứa quần áo bẩn và RÁC.

- DỤNG CỤ: dao; kéo; đèn pin (dùng để tắc kè hoặc xử lý sự cố khi phải đi đêm); máy sấy tóc (đặc biệt cần, vì ngoài việc dùng để sấy tóc còn cần dùng khi sương mù hay mưa làm ướt sạch những thứ cần khô, và ko thể chờ nhau cả đêm chỉ để đến lượt sấy quần áo  …)
- GIẤY ƯỚT (cái này sẽ rất hữu dụng đấy  )
- DÂY THỪNG DÀI: cần khi chuyến đi có leo núi.

3. CHUẨN BỊ CHUNG THEO ĐOÀN:

- Bản đồ.
- Danh sách thành viên tham gia chuyến, đầy đủ xế ôm, bao gồm các thông tin:

+ Họ tên
+ Số điện thoại
+ Ngày sinh
+ Email
+ YM/FB
+ Vị trí xe đi trong đoàn (đánh theo số thứ tự)
Phát cho tất cả các thành viên.

- Với các chuyến đi dài ngày, nên có lịch trình cụ thể cho từng ngày để mọi thành viên đều nắm rõ.
- Cờ cỡ nhỏ buộc vào mỗi xe để dễ nhận ra nhau khi di chuyển J
- Cờ cỡ to: để pose chung cả đoàn!

CHÚC BẠN LÊN ĐƯỜNG MAY MẮN!

Du lịch, GO! - Theo bác Michaelcao, ảnh internet
Không còn cảnh đầu lân Trung Quốc được bày bán tràn lan như mọi năm. Lân Huế đã có chỗ đứng chững chạc trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Sự kiên nhẫn, khéo léo của người thợ đã thổi hồn qua từng đường nét khiến những chú lân trở nên oai vệ, dũng mãnh nhưng cũng thật gần gũi.

Chững chạc lân Huế

Từ xưa, lân đã được xem là biểu tượng cho sự thái bình, thịnh trị. Thời Nguyễn, múa lân là loại hình nghệ thuật chỉ xuất hiện trong những ngày lễ trọng đại của triều đình như mừng thọ vua, thái hậu và đón tiếp sứ thần... Giờ đây, các cơ quan, đơn vị, những người làm ăn khá giả sẵn sàng mời các đội lân ở những câu lạc bộ lớn nhỏ trong thành phố về biểu diễn trong những ngày hiếu hỉ nhằm chúc phúc cho gia chủ.

Trung thu, ít cảnh những chú lân nhí xuống đường tràn lan như mọi năm, song nhà nhà vẫn muốn mua cho con chiếc đầu lân để chúng tự chơi với nhau trong dịp trăng rằm. Chỉ chừng ấy lý do cũng khiến người người đến tận lò để đặt đầu lân theo ý thích.

Chủ cơ sở làm đầu lân Cao Thắng quả quyết, giờ đây họ có thể sống được với nghề truyền thống khi thị trường không chỉ quanh quẩn ở Huế mà lân Huế đã có thương hiệu để vươn xa ra các tỉnh trong Nam ngoài Bắc.

Không chỉ đợi đến tết Trung thu, các cơ sở tiêu thụ từ 700 đến 1.000 đầu lân lớn nhỏ mà ngày thường người mua cũng lai rai quanh năm. Một tháng, cơ sở Cao Thắng tiêu thụ được vài ba chục đầu nên vẫn duy trì và sống với nghề mà họ yêu thích. Hơn nữa, làm đầu lân không mất nhiều vốn, miễn là sản phẩm phải bắt mắt, chất lượng bền, tinh xảo là nhiều đội lân ở các câu lạc bộ tìm đến dài dài.

Múa lân Huế và múa lân Trung Hoa có nhiều điểm tương đồng song múa lân Huế thường biểu diễn thấp, tấn bộ khoan thai, đĩnh đạc mang cái cốt cách sang trọng và quyền uy của vương triều.

Múa lân Huế mạnh về tuồng tích nên giàu cảm xúc. Vì thế, những người thợ làm đầu lân cũng phải nắm bắt được điều này và biến hóa sao cho phù hợp với ngữ cảnh theo yêu cầu của khách hàng.

Học làm đầu lân không khó, chỉ cần mất 6 tháng là có thể tự tay làm được một đầu lân đơn giản. Để có một chú lân ưng ý, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn kỳ công, tỷ mỉ. Cũng tùy cách múa của người chơi lân (múa dưới đất hoặc múa trên giàn) nên kỹ thuật mỗi con lân phải được làm sao cho phù hợp.

Trước tiên, là giai đoạn tạc khuôn. Khuôn phải được làm từ xi măng, đúc nguyên khối rồi làm mịn. Có được khuôn rồi, người làm phải dùng giấy xay nhuyễn trộn với hồ dán trát lên.
Tiếp đến, dùng dao xẻ đầu lân ra khỏi khuôn rồi dùng keo dán lại chỗ bị xẻ. Người thợ tiếp tục lấy đầu lân gắn “bộ xương” bằng tre cho cứng cáp rồi dán nguội thêm một lần nữa.

Giai đoạn tiếp theo sẽ phun lót sơn U90, tiếp tục phủ bằng sơn Bạch Tuyết. Muốn có một chiếc đầu lân nhẹ để người múa nâng lên đặt xuống đỡ vất vả đòi hỏi cái tâm của người thợ khi phải phơi thô đầu lân thật khô.

Còn để có một đầu lân đẹp, bắt mắt cũng cần đến khiếu thẩm mỹ của người đảm nhận vai trò tạo dáng cho lân. Nghĩa là, từ việc nhỏ nhất là pha màu cho đến việc vẽ hoa văn trang trí.

Những người am hiểu về nghệ thuật múa lân cho rằng, chỉ cần nhìn vào mắt con lân sẽ đánh giá được tài nghệ của người thợ. Một chú lân đẹp phải thể hiện được cái hồn trong đôi mắt, nhất là thần thái oai vệ, dũng mãnh nhưng cũng phải gần gũi.

Giữ nghề truyền thống

Khi đến với các cơ sở làm đầu lân trong thành phố, ít người phải về tay không khi người lớn cũng mê, trẻ em thì tít mắt trước những sản phẩm đẹp mắt bày la liệt. Các cơ sở có ít nhất hàng chục mẫu đầu lân với đủ sắc màu, kích cỡ, từ lân đại, lân trung, lân thiếu, lân nhi và lân tiểu, thượng đế tha hồ chọn lựa.

Cứ bình bình thì mỗi đầu lân cỡ vừa vừa, người thợ làm trong vòng hai ngày. Song nếu là những người gắn bó với nghề làm lân đến vài chục năm, một ngày có thể làm 2 cái. Những chú lân dành cho các tuổi từ thiếu nhi đến thiếu niên có người chỉ trong vòng một ngày đã hoàn thiện từ 7 đến 10 đầu.

Nghe tưởng chừng đơn giản nhưng từ độ giêng hai, các cơ sở làm đầu lân đã tính đến chuyện bắt tay vào làm các công đoạn để kịp tháng 8 xuất hàng. Giá cả cũng khá phong phú và được xem là “mềm” khi đầu lân nhỏ thì độ chừng 40-50 ngàn đồng, còn đầu lân kích cỡ lớn có giá từ 300-500 ngàn đồng.

Anh Nguyễn Hữu Quyết, một trong những thành viên của câu lạc bộ múa lân trong thành phố cho biết: Dẫu thị trường vẫn bày bán lân nhựa rẻ tiền của Trung Quốc nhưng chúng tôi rất thận trọng. Nguyên liệu sản xuất lân Trung Quốc không rõ ràng, biết đâu lại có nhiều chất ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thế nên, cứ chọn lân Huế mà múa, cũng có thể điều chỉnh một vài chi tiết trên đầu lân cho phù hợp mà giá cả lại phải chăng.

Nhiều cơ sở làm đầu lân trong thành phố có thâm niên trên 20 năm với nghề song vẫn ngại nói về cơ sở mình vì sợ “múa rìu qua mắt thợ”. Bởi người thầy của họ là ông Đoàn Văn Trai, chủ của cơ sở làm đầu lân Thu Đông đang phát triển rất mạnh trong thành phố.

Ông Trai được mệnh danh là “đệ nhất lân sư” ở Huế bởi sự tài hoa, sáng tạo trong từng tác phẩm sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Cụ Đoàn Văn Hiến, thân sinh của ông là một trong những người đầu tiên ở Huế biết làm đầu lân.

Nhớ về tuổi thơ của mình được chơi múa lân rồi lại sống với nghề suốt 50 năm nay, ông Trai bùi ngùi: “Hồi nớ, cứ đến trung thu là chúng tôi rủ nhau dán giấy vào thùng, vào cái rổ rồi say sưa nhảy múa. Thấy con thích chơi lân, ba tôi đã mày mò những cách làm lân cơ bản của Trung Quốc…Vừa làm ông vừa ghi chép để rút kinh nghiệm, khoảng sau đó một thời gian, đầu lân mới thành hình nhưng còn rất đơn giản”.

Sau khi cụ Hiến qua đời, ông Trai tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện chiếc đầu lân và dần dần thương hiệu đầu lân Thu Đông đã được mọi người biết đến. Kể cả các đại lý lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng đặt cơ sở ông làm đầu lân với số lượng lớn khiến lắm lúc “cháy hàng”. Với vẻ đĩnh đạc cần có của người thợ gắn đời mình với nghề truyền thống, cơ sở ông không chạy theo số lượng. Lúc nào ông cũng thẩm định chất lượng, mẫu mã trước khi xuất xưởng.

Bí quyết để đầu lân Huế có chỗ đứng trên thị trường được ông truyền cho học trò rất đơn giản: “Nghề gì cũng cần có niềm đam mê, yêu thích thì mới có sáng tạo. Đầu lân chỉ đẹp khi người làm ra nó có cái tâm và sự kiên nhẫn”.

Một ngày đến các lò làm lân mới hiểu rằng nghề gì cũng cần phải có duyên nợ. Những người như ông Trai có thâm niên đến 50 năm quyết không bỏ nghề đã đành nhưng những thế hệ học trò mà ông truyền bí quyết cũng nhất nhất sống chết với lân. Họ đều có chung tâm nguyện giữ gìn nghề truyền thống để tuổi thơ của trẻ em được hưởng những cái Tết trung thu có ý nghĩa khi có sự xuất hiện của những chú lân hiền lành, chất phác.

Du lịch, GO! - Theo báo Nguoilaodong, internet
Món bánh ấy, tiếng Dao (Lai Châu) gọi là Dua Ít. Người ta ăn bánh cả cặp, không ai ăn bánh 1 chiếc. Tục truyền rằng: ngày xưa, có một chàng trai nọ ở đi hỏi vợ. Gia đình người con gái muốn thử thách chàng trai bèn yêu cầu chàng ở lại làm công. Đến hết mùa gặt, bố mẹ cô gái đã ưng nết ăn, nết làm của chàng trai bèn cho phép về thưa chuyện với bố mẹ.

Trước khi chàng về, cô gái muốn chuẩn bị một món ăn để chàng đem theo đi đường và cũng thể hiện sự yêu mến của mình. Cô nghĩ mãi, cuối cùng quyết định chọn lấy những hạt gạo nếp ngon nhất đem ngâm, giã nhuyễn, sau đó trộn với mật mía và nước gừng rồi gói với lá chuối và đồ lên. Sáng hôm sau, cô gái đưa đồ ăn và dặn rằng: tình cảm đôi ta cũng như cặp bánh này, lúc nào cũng có nhau, dù cho ngọt bùi, đắng cay vẫn thắm thiết…

< Bánh Dua Ít - bánh của tình yêu lứa đôi.

Về sau, thứ bánh được gói dài chừng 10cm, rộng 2cm ấy được người Dao dùng như là một biểu tượng của tình yêu.

Mỗi một chàng trai khi hết hạn làm công mà nhận được một gói xôi ăn đường có nghĩa là cô gái không ưng mình, còn nếu chàng mang về một vài cặp Dua Ít thì gia đình hiểu rằng đã đến lúc mình lo đám cưới cho con, vì nhà gái đã đồng ý con mình.

< Cách bóc và ăn bánh độc đáo.

Món bánh này cũng có cách ăn rất đặc biệt. Người ta bóc lớp lá phía trên, theo chiều dọc của bánh. Hai tay sẽ cầm lớp lá phía dưới, uốn cong đi, phần ruột bánh sẽ bong dần ra, bong đến đâu cắn đến đó để cảm nhận dần dần vị bùi, thơm, ngọt và cay cay của gạo nếp, mật mía, gừng.

Ngày nay, Dua Ít xuất hiện trong nhiều dịp lễ tết của đồng bào Dao. Người ta cũng làm tặng nhau để thể hiện sự quý mến. Ai ăn món bánh này cũng thấy thích, nhưng thú vị nhất có lẽ là những đôi trai gái đang yêu nhau. Một cặp bánh chia đôi, vừa từ tốn bóc ăn, vừa nhìn nhau âu yếm…

Trong dịp Lễ hội Qua miền Tây Bắc được tổ chức từ 27-8 đến 2-9 năm nay, nếu có dịp đến Mộc Châu, bạn hãy ghé qua trại văn hóa của xã Phiêng Luông để thưởng thức món bánh độc đáo và nhiều ý nghĩa này. Hoặc nếu thích khám phá, bạn có thể tìm đến bản Muống, xã Phiêng Luông (cách thị trấn nông trường Mộc Châu khoảng 5km) để trải nghiệm những món ăn độc đáo ở nơi này.

Du lịch, GO! - Theo báo Tâyninh, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống