Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 12 September 2011

1.300 chiếc thuyền là con số ấn tượng, để phục vụ du khách có một chuyến đi trên sông Ngô Đồng vào Tam Cốc, nằm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ. Cảm giác đi trên con sông có cái tên lãng mạn ấy khó phai cho bất cứ ai, nhất là như chúng tôi đã có một buổi sáng trên những chiếc thuyền dạo chơi trên sông Ngô Đồng, khi bất ngờ chạm gặp hai bên dòng sông những ruộng lúa đang vào mùa gặt, nhuộm vàng cả con sông...

Chúng tôi mua vé ngay cửa ra vào với giá 50.000 đồng trong cuộc hành trình. Trong đó có 30 ngàn đồng phí tham quan và 20 ngàn đồng phí đi thuyền. Mỗi chiếc thuyền chở được bốn người, với cuộc hành trình chèo bằng mái chèo như thế họ nhận được 70.000 đồng. Anh Chu Anh Khanh, 32 tuổi là người chèo thuyền đưa chúng tôi đi, cho biết là anh phải đợi đúng 10 ngày để đến lượt thuyền của mình được đưa du khách.

Tam Cốc là một điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình, cách Hà Nội 100 km. Còn dòng sông Ngô Đồng tạo nên xuyên qua các dãy núi đá vôi, len qua tới ba hang đá gồm Hang Cả, hang Hai và hang Ba, khiến du khách có cảm giác như mình đang dạo chơi ở một Vinh Hạ Long khác là một dòng sông trữ tình. Những chiếc thuyền ốp bằng tole nhỏ nhoi, chồng chành giống như những chiếc lá đậu san sát nhau dọc bến thuyền Vũng Trắm. Mỗi chiếc thuyền, ngoài hai chiếc chèo được cột đính vào mạn thuyền cho người chèo thuyền còn có mấy mái chèo khác để khách phụ giúp cho con thuyền trôi nhanh.

Hỏi: "Tại sao không dùng thuyền máy cho nhanh?" Một người lái thuyền cho biết, việc đi thuyền máy sẽ gây tiếng động, ô nhiễm dòng sông. Chính cái chầm chậm của con thuyền nhỏ, mái chèo khua đều vào vùng cổ tích ấy mới đủ cho du khách nhấm nháp cái hương vị đi vào con đường thủy, độc đạo, lạ lùng kia. Sông Ngô Đồng, cái tên đẹp lạ lùng kia khiến cho tôi tò mò, bởi quanh núi kia đâu có thấy một cây Ngô Đồng nào đâu? Thì ra, đây là con sông xuất phát từ đá vôi rồi đổ nước vào hệ thống sông Vạc tại gần cầu Vũng Trắm.
Tôi may mắn đi trên con sông Ngô Đồng đang vào mùa gặt lúa. Quả thật, chính màu vàng của các ruộng lúa ngập trong nước ven hai bờ sông, những nông dân chèo thuyền thu hoạch trong cái vàng óng ả ấy đã lý giải tại sao con sông mang tên Ngô Đồng. Sự lạ kỳ về sự tận dụng lợi thế khi con nước của sông rút, để hai bên bờ là khoảng đất đầy phù sa, người nông dân gieo hạt, rồi cây lúa cứ vươn lên theo con nước cho đến khi chín trĩu hạt, chẳng khác nào cách trồng lúa ở các tỉnh phía Nam, thật là khó ngờ. Đi bên cạnh tôi là một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh cứ đứng lên con thuyền nhỏ mà hăng say ghi lại vẻ đẹp của mùa thu hoạch lúa ấy. Lãng mạn hơn là đôi khi những người trên thuyền hò đối đáp với những người đang thu hoạch lúa ở hai bên bờ sông.

Trở lại chuyện 1.300 chiếc thuyền để đưa khách dạo chơi trên sông Ngô Đồng, len vào ba động và dừng lại điểm cuối, nơi có rất nhiều chiếc thuyền nhỏ đi theo khách để bán hàng. Trên các thuyền nhỏ ấy có cả búp sen, chuối, dứa gọt sẵn và các loại thức uống, bánh kẹo ăn vặt. Tôi đi theo cô bé Hải chừng 17 tuổi. Hải là một trong những cô gái trẻ chèo thuyền trên sông Ngô Đồng. Hải trùm kín gương mặt bằng chiếc áo chuyên dùng, dùng đôi chân đạp hai mái chèo để con thuyền nhỏ cứ lướt trong ánh vàng vụ mùa. Ở đây còn có cụ Lộc, râu tóc bạc dài vẫn chèo thuyền và được khách chụp ảnh nhiều nhất, cụ đã 75 tuổi.

Chuyện kể là để cả xã Ninh Hải đều hưởng "lộc" từ dịch vụ chèo thuyền đưa du khách dạo chơi sông Ngô Đồng, Ban Quản lý Khu Du lịch Tam Cốc cho phép tất cả cácc hộ dân ở đây có thuyền đã qua kiểm định đều đăng ký hoạt động. Các con thuyền đều đánh số thứ tự, tới lượt thì xếp hàng trên bến sông chở khách. Cái hay là nếu khách có điều đình thuê đi riêng cũng phải qua Ban Quản lý với giá 70 ngàn đồng cho chuyến đi trên sông đi và về gần 4 km đó. Vậy đợi bao lâu tới lượt mình? Bài toán đơn giản là ngày đông khách có 300 thuyền rời bến, như vậy 4 ngày mới tới lượt. Vắng khách thì mỗi ngày có 100 thuyền rời bến, phải 13 ngày mới tới vòng thuyền. Chiếc thuyền chưa tới lượt lại đi gặt lúa, gieo mạ, làm cỏ lúa hay chở hàng hóa bán cho khách du lịch. Thuyền bán hàng không được chở khách, đó là quy định nghiêm ngặt và cũng được chấp hành rất tốt.

Cô bé An cho biết gần như bất cứ ai ở xã Ninh Hải cũng có thể chèo thuyền. Với số tiền 70 ngàn đồng một chuyến đò, chèo trong ba giờ đồng hồ sẽ rã rời chân tay, cho nên ở đây mọi người học cách chèo thuyền bằng chân. Và vì thế, sau khi rời bến Thánh, đi vượt qua Đền Thái Vy là cô bắt đầu dùng đôi chân để chèo thuyền. Đền Thái Vy là ngôi đền xây dựng vào thế kỷ 13 là nơi thờ Vua Trần Thái Tông. Trước Đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh, sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn. Cứ thế, những người chèo thuyền bắt đầu nhịp nhàng điều khiển con thuyền lướt sóng nhẹ nhàng trên con sông Ngô Đồng bằng đôi chân.

An bảo: "Chèo thuyền bằng chân ngó vậy chứ không dễ dàng. Ai không biết chèo sẽ làm cho con thuyền bị lật úp." Thật vậy, có một con thuyền do điều khiển không khéo đã lệch hướng, đâm thẳng vào trong ruộng lúa, một người lái thuyền khác phải tới thay người chèo thuyền, để đưa con thuyền ra khỏi nơi mắc cạn.

Thuyền len vào hang Cả dài 127 mét rồi tiếp theo là hang Hai, hang Ba. Đá gần như sát trên đầu, nước trên đá nhỏ xuống từng giọt, không gian mát lạnh. Là thỏa lòng ngắm những triền núi đá vôi để ngạc nhiên vì bầy dê núi lông màu trắng cứ leo lên trên vách núi kiếm ăn. Một người chèo thuyền cho biết: tất cả dê trên núi ấy là dê nuôi. Khi có người mua, chủ của bầy dê phải lên tận nơi để lùa bầy dê xuống núi. Món thịt dê núi Ninh Bình cũng chính là đặc sản vùng đất này.

Còn tôi, theo nhịp chậm của những đôi chân nhẹ nhàng điều khiển hai mái chèo đưa khách đi qua mùa lúa vàng trên con sông có cái tên Ngô Đồng trữ tình ấy. Có cảm giác như mình đang bước vào trong cổ tích. Cổ tích của dòng sông hiền hòa, dòng sông len qua ba ngọn núi, dòng sông có hai bờ ruộng hai bên, có mùi thơm nồng của thiên nhiên và có cả những ân cần của những người chèo thuyền, họ như một Hướng dẫn viên du lịch, không vội vã đưa khách đi và về, mà còn muốn kể cho du khách nghe những câu chuyện về vẻ đẹp quê mình. Đặc biệt là những đôi chân chèo thuyền.

Du lịch, GO! - Theo báo Du lịch
Nói đến du lịch biển miền Trung, du khách thường nhắc đến Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận... mà bỏ quên những bãi biển đẹp và hoang sơ đến mức được ví như "nàng tiên còn say ngủ" của Quảng Ngãi.

Biển Dung Quất

Nhắc đến Dung Quất, du khách thường nhớ đến cảng và nhà máy lọc dầu Dung Quất mà quên rằng nơi đây còn sở hữu vụng Nho Na với làn nước trong xanh uốn mình bên những đụn cát trắng phau.
Ngoài việc tắm biển, đến đây, bạn còn có dịp thưởng thức những món ngon chế biến từ dông (nhông) - loại bò sát sống trên vùng đất cát có thịt thơm ngon, hay thưởng thức món bánh tráng nướng nhúng nước cuốn rau và những con mực tươi rói, chén nước mắm cay đậm.
Đừng quên dạo một vòng quanh cảng Dung Quất, chiêm ngưỡng những chiếc tàu “khổng lồ”, hay ngắm thành phố trẻ Vạn Tường đang phát triển.

Biển Sa Huỳnh

Tên chính xác của địa danh này là Sa Hoàng (cát vàng) nhưng do trùng với tên của vua Nguyễn Hoàng thời Nguyễn Sơ nên đọc trại thành Sa Huỳnh. Nằm trên trục đường tiên lý Bắc Nam, sở hữu ga xe lửa Sa Huỳnh, bãi biển này là địa điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khắp các miền
Nét quyến rũ của biển Sa Huỳnh là bờ cát vàng, mềm mịn như một áng tóc dài của người con gái. Trên biển, những đảo nhỏ nhiều hình dạng nổi bật trên làn nước tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Nằm cách bờ vài km, ẩn dưới làn nước sâu khỏng 2-3m là rặng san hô nhấp nhô theo sóng và đàn cá nhiền màu sắc lượn lờ.

Đến Sa Huỳnh, ngoài tắm biển, bạn có thể ghé thăm các thắng cảnh khác như ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ, khu di chỉ “Văn hóa Sa Huỳnh”, hoặc quan sát sự tất bật của các diêm sinh trên đồng muối rộng hơn 500ha với trữ lượng hàng ngàn tấn mỗi năm. Đặc sản nổi tiếng của nơi đây là mắm nhum và cua Huỳnh Đế, một giống cua to con, toàn thân có màu đỏ gạch, thịt nhiều và chắc.

Biển Mỹ Khê

Bãi biển Mỹ Khê nằm trên quốc lộ 24B cách thị xã Quảng Ngãi 15 km, cách cảng Dung Quất 16 km và gần cảng Sa Kỳ, thuộc địa phận thôn Cổ Luỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
Biển Mỹ Khê gây ấn tượng mạnh với khách du lịch bằng vẻ yên tĩnh, thanh bình của một bờ biển trong xanh được che chắn bởi rừng dương xanh thẳm và cung biển uốn lưỡi liềm. Ngoài nghỉ ngơi, tắm biển, bạn còn có dịp thăm quan tưởng niệm khu chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ.

Biển Khe Hai

Biển Khe Hai hay còn gọi là biển Thiên Đàng thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cách TP. HCM 875km.
Khe Hai có bãi cát trắng mịn, rặng phi lao ngút ngàn song hành với bờ biển xanh. Phía tây có dãy bàn Than chạy dài từ bờ rồi lấn sâu ra biển tạo thành một nửa vòng cung. Phía đông có hòn núi nhô lên gọi là Hòn Ông. Với hai địa danh này, du khách có thể lên thuyền đến Hòn Trà, Hòn Ông khám phá những hang động kỳ thú, hoặc men theo bãi đá ngầm bắt ốc đụn, khảy hàu.

Ngoài tắm biển, bạn còn được "no mắt" với bộ sưu tập 10.000 cổ vật của khu bảo tàng tư nhân nằm ven bãi biển Khe Hai - Chu Lai.

Biển trên đảo Lý Sơn

Với những bãi cát trắng dài, hàng dừa xanh ngát, làn nước trong vắt in bóng những viên cội nhiều hình dáng dưới dáy, bãi tiên thuộc đảo Bé của Lý Sơn mang vẻ đẹp của nàng tiên đang say ngủ.

Ngoài những bãi biển tuyệt đẹp, đảo Lý Sơn còn ghi dấu với du khách với hình ảnh chùa Hang 300 tuổi, chùa Đục nằm dưới chân miệng núi lửa, tượng Phật cao 27m nhìn ra đảo Bé, và cả những kiến trúc cổ độc đáo ở đền thờ Lăng Chánh, đình An Hải, đền thờ Cá Ông, dinh Tam Hòa...

Du lịch, GO! - Theo BĐVN

Sunday, 11 September 2011

Chặng 9: Hộ Phòng - Sóc Trăng
Dec 23, 2009
Đoạn đường thực tế: 99 km (61.5 miles)
Hộ Phòng - Giá Rai - Bạc Liêu - Phú Lộc - Sóc Trăng.
(Bạc Liêu - Sóc Trăng)

< Gió.

Thức dậy 6h, trả phòng ăn sáng xong 7h lên đường Hôm nay gió hướng Đông-Bắc mà đọan đường mình đi cũng hướng Đông-Bắc nên có bao nhiêu gió ăn cho hết. Lúc này cái tay nắm phụ trên xe phát huy được hết công năng của nó tốc độ vẫn giữ được khỏan 19-20km/h. Đường đi hôm nay là QL1 nên chẳng có gì để chụp chỉ có nhà với xe và gió.

< Nhà Công Tử Bạc Liêu.

Từ Hộ Phòng đến Bạc Liêu phải qua chục cây cầu mà cây cầu nào cũng đang sửa chửa. Cứ đền cầu là phải dừng lại chờ đòan xe đi ngược lại qua hết mới đi qua. Đến Bạc Liêu lúc 9h. làm một vòng quanh TP tham quan sau đó ghé và nhà của Công Tử Bạc Liêu làm ly cà phê.
< Chùa chén kiểu.

10h tiếp tục lên đường, đến 11h30 khi còn cách Sóc Trăng độ 30km trời nắng gió mạnh, ghé vào một quán ăn có võng bên đường nghỉ ngơi. Làm một tô canh chua cá lóc đồng ngon tuyệt. sau đó leo lên võng làm một giấc tới 2h chiều. Tiếp tục chiến đấu với gió tới 3h30 thì đến Sóc Trăng. Ghé vào mấy cái chùa khơ-me chụp mấy tấm hình.
< Lại thêm một cái chùa Miên.

Đến 4h30 thì anh Lâm Tuyền phone (Một người bạn chơi ảnh ở Sóc Trăng)
- Em tới đâu rồi anh đang chờ ở em ở Bưu điện.
Cắm đầu cắm cổ chạy vào TP.
- Trời, mày làm gì mà đen như cột nhà cháy vậy. Đi nhậu nghen.
- Da không, mấy hôm nay em kiên rượu bia.
Mặt chả dài thòn. Anh em lâu ngày gặp lại kéo ra quán nước ngồi tán dóc.

Chia tay ông anh, chui vào KS, tắm rửa xong là lại phóng ra đường. định đi làm tô bún nước lèo đặc sản Sóc Trăng thì thấy có cái quán bà con ăn đông đông bên lề đường, không biết là món gì cứ xà vào ăn thử. Chả biết gọi là món gì thấy ai cũng ăn một tô mình cũng làm như sành điệu giơ ngón lên – cho một tô - Nhìn qua thì giống bún nem nướng nhưng bún được xào nóng qua với gia vi, ăn cũng hay hay. 16k/tô quá đã.

< Không biết gọi là món gì.

Đi tiếp thấy có chổ mấy chị áo dài xanh áo dài trắng súm năm súm bảy ngồi uống nước cũng ghé vô thì ra là sữa đậu nành. ừ thì đậu nành. 4k/ly nóng hổi. Vừa ăn tô bún cũng chưa no nhưng giờ ăn thêm cũng mất ngon dạo một vòng quanh TP. Mua một hộp xôi gà, nước suối đem về tối sử. về phòng lúc 8h, vừa viết nhật ký vừa nhâm nhi xôi gà. Ngon hết biết.

Chặng 10: Sóc Trăng - Cần thơ
Dec 24, 2009
Đoạn đường thực tế: 93km (57.8 miles)
Sóc Trăng - TL13 - Mỹ Tú - Cây Dương - Một Ngàn - Cần Thơ.
(Sóc Trăng - Hậu Giang - Cần Thơ)

Chán ngán với cảnh đạp xe trên đại lộ như ngày hôm qua, hôm nay quyết định tìm một con đường tiểu lộ để đi. Trên bản đồ thấy có con đường nhỏ đi qua Mỹ Tú - Cây Dương – Một Ngàn có lý, lại đi qua phần mộ của ông bà Nội nên quyết định chọn con đường này. 7h, Sau khi làm tô bún bò bự chảng ở Sóc Trăng, hỏi đường đi Mỹ Tú, theo TL13 hướng về Mỹ Tú. Đọan này đường rộng ít xe lớn lại suôi gió nên chẳng mấy chốc đã đến Cầu Mỹ Hương. Ghé vào cây xăng của Đa (anh em chú bác) hô: đổ cho mấy lít xăng đê… ổng tròn mắt một lúc sau bỏ kính bỏ mũ ra ổng mới nhận ra mình, nói chuyện dăm câu chạy tiếp đến Cầu Bà Lui nơi có phần mộ của gia đình, vào nhà ba Bảy (Chú Bảy) bướt vào ngồi xuống uống nước nói chuyện với ba Bảy một lúc mà ổng cứ tưởng thằng tưng tửng nào vào nhà nói chuyện chơi.

< Ghé thăm các tiền bối.

Một lúc sau nhắc khéo đến tên của ông già mình, ba má Bảy mới giực mình, Trời thằng quỷ, mày uống lộn thuốc hay sao mà đạp xe đi chơi một mình dậy nè. Bà con hàng xóm chạy qua coi thằng con ông Sáu xuống chơi như người ngòai hành tinh. Sau khi đốt nhan cho ông bà cụ kị một lượt, ở chơi tới gần 10h thì mình xin phép đi. Tội nghiệp má Bảy bọc cho một ổ bánh mì thịt lọai kingsize để đem theo sợ đói. Khổ nhất là từ ngày hôm nay chuyến đi mình đã bị lộ, cứ chốc chốc là bị điện thọai hỏi thăm, chửi rủa, trách móc sao đi không nghé nhà người này người kia, sao về không cho tao biết bla.. bla.. thấy cũng có lỗi nhưng biết làm sao bây giờ, ghé thì từ Cà Mau về tới Vĩnh Long đâu đâu cũng có bà con. Đi có một tháng cũng không ghé hết.

< Những luống cúc dại cứ chạy dọc hai bên đường.

Trở lại chặn đường, Đọan từ Mỹ Tú (Hùynh Hửu Nghĩa) đến Rạch Gòi (Thị Tứ) dài khỏan 30km là một con đường off road tuyệt vời. Đường đan rộng chừng 2,5m, có đoạn trải nhựa chạy dọc theo kênh Xáng và kênh Đông Lợi, xuyên qua những vườn trái cây với đủ tất cả các đặc sản nam bộ. hai bên lề đường thường có những luống hoa cúc dại trổ bông vàng tươi chạy dọc hai hàng trông thật nên thơ.

< Con đường mát, đi qua nhiều vườn trái cây.

Đến những ngã ba ngã tư sông phải hỏi đường cẩn thận vì thường phải vòng qua 2-3 cây cầu mới qua được bờ cần đến. hoặc phải đi đò ngang mà mỗi bến đò đi một hướng nên cần phải đi hỏi lại cẩn thận. khỏan 11h mình dừng chân ở một quán nước ven đường gần ngã tư Cây Dương (thuộc Hậu Giang) nghỉ ngơi lôi ổ bánh mì ra gậm. tới 12h tiếp tục đi tiếp tục hỏi đường.

< Cạnh bên đường là kênh Đông Lợi.

Hôm nay tuy trời nắng nhưng con đường có nhiều bóng cây làm mình quên mất mình đang đi giữa trưa. Tới Rạch Gòi đã gần 1h. từ đây đi Một Ngàn chỉ khỏan 5km, đường nhựa rộng dễ chạy. Tới Một Ngàn vòng qua cây cầu lớn (cầu Tân Hiệp) để đi vào địa phận Cần Thơ. Đọan này có rất nhiều cầu lớn đan thi công đá cuội lổm chổm. đặc biệc có một cây cầu ván dốc rất cao lại nằm ngay khúc quẹo nên không lấy trớn được mình leo lên bị mất trớn may là rút can ra kịp nhảy xuống, đẩy xe muốn không lên nổi, giầy mình cứ bị trượt trên những tấm ván gập ghềnh.
< Rạp video, chợt nhớ tới một giai đoạn.

Đây là cây cầu duy nhất mình phải đẩy xe trong xuốt cuộc hành trình. Đi hết đường phải qua phà Vàm Sáng để vào Cần Thơ. Từ đây tiếp tục đi bọc theo đường vành đai khỏan 10km nữa đến Cái Răng rồi quẹo vào trung tâm. Lúc này đã 2h30, bụng đói meo thấy một quán cơm trên đường 3 tháng 2 liền tấp vào ăn vội đĩa cơm, móc điện thọai gọi bác Toàn (Toanho) 30’ sau Tòan và anh Dũng (cũng cũng chơi xe với Tòan) có mặt.

< Cụ ông cụ bà này đã ngoài 70 nhưng vẫn tần tảo làm việc.

Biết Tòan qua xedap.org đã lâu nhưng nay mới gặp mặt lần đầu, vậy mà cứ như là thân thiết lâu năm vậy. Mấy anh em ngồi nói chuyện say sửa đến gần 5h. Tòan phải về làm việc (hôm nay là noel ai cũng bận). Tòan giới thiệu mình một khách sạn rất tốt ở trung tâm Cái Khế. Lo mãi nói chuyện đến khi Tòan về quên chụp với bác ý tấm hình làm kỹ niệm.

Nhận phòng, tắm rửa xong móc điện thọai alô cho anh Quang Thoại (Một huynh trưởng Hướng Đạo hồi xưa của mình nay là một Mục Sư ở Cần Thơ. Anh này cũng từng đi xe đạp xuyên Việt). Đêm nay là Giáng Sinh nên chắc chắn anh Thọai rất bận. ảnh kiêu qua nhà thờ chơi dự lễ. Tuy bận nhưng anh Thọai vẫn nhiệt tình dẫn mình đi hết vòng nhà nhờ giới thiệu với mọi người. Do không đem theo quần dài nên mình không lên dự lễ chỉ ở sau phụ mọi người làm thức ăn cho mấy em ca đòan và chơi với các em nhỏ. Rời nhà thờ lúc 9h30, đi ra chợ làm tô mì, lòng vòng xem bà con đi chơi noel. 10h30 về ks nghỉ.

Còn tiếp
VictorPhung - Forum Phuot.com
Du lịch, GO!

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống