1.300 chiếc thuyền là con số ấn tượng, để phục vụ du khách có một chuyến đi trên sông Ngô Đồng vào Tam Cốc, nằm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ. Cảm giác đi trên con sông có cái tên lãng mạn ấy khó phai cho bất cứ ai, nhất là như chúng tôi đã có một buổi sáng trên những chiếc thuyền dạo chơi trên sông Ngô Đồng, khi bất ngờ chạm gặp hai bên dòng sông những ruộng lúa đang vào mùa gặt, nhuộm vàng cả con sông...
Chúng tôi mua vé ngay cửa ra vào với giá 50.000 đồng trong cuộc hành trình. Trong đó có 30 ngàn đồng phí tham quan và 20 ngàn đồng phí đi thuyền. Mỗi chiếc thuyền chở được bốn người, với cuộc hành trình chèo bằng mái chèo như thế họ nhận được 70.000 đồng. Anh Chu Anh Khanh, 32 tuổi là người chèo thuyền đưa chúng tôi đi, cho biết là anh phải đợi đúng 10 ngày để đến lượt thuyền của mình được đưa du khách.
Tam Cốc là một điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình, cách Hà Nội 100 km. Còn dòng sông Ngô Đồng tạo nên xuyên qua các dãy núi đá vôi, len qua tới ba hang đá gồm Hang Cả, hang Hai và hang Ba, khiến du khách có cảm giác như mình đang dạo chơi ở một Vinh Hạ Long khác là một dòng sông trữ tình. Những chiếc thuyền ốp bằng tole nhỏ nhoi, chồng chành giống như những chiếc lá đậu san sát nhau dọc bến thuyền Vũng Trắm. Mỗi chiếc thuyền, ngoài hai chiếc chèo được cột đính vào mạn thuyền cho người chèo thuyền còn có mấy mái chèo khác để khách phụ giúp cho con thuyền trôi nhanh.
Hỏi: "Tại sao không dùng thuyền máy cho nhanh?" Một người lái thuyền cho biết, việc đi thuyền máy sẽ gây tiếng động, ô nhiễm dòng sông. Chính cái chầm chậm của con thuyền nhỏ, mái chèo khua đều vào vùng cổ tích ấy mới đủ cho du khách nhấm nháp cái hương vị đi vào con đường thủy, độc đạo, lạ lùng kia. Sông Ngô Đồng, cái tên đẹp lạ lùng kia khiến cho tôi tò mò, bởi quanh núi kia đâu có thấy một cây Ngô Đồng nào đâu? Thì ra, đây là con sông xuất phát từ đá vôi rồi đổ nước vào hệ thống sông Vạc tại gần cầu Vũng Trắm.
Tôi may mắn đi trên con sông Ngô Đồng đang vào mùa gặt lúa. Quả thật, chính màu vàng của các ruộng lúa ngập trong nước ven hai bờ sông, những nông dân chèo thuyền thu hoạch trong cái vàng óng ả ấy đã lý giải tại sao con sông mang tên Ngô Đồng. Sự lạ kỳ về sự tận dụng lợi thế khi con nước của sông rút, để hai bên bờ là khoảng đất đầy phù sa, người nông dân gieo hạt, rồi cây lúa cứ vươn lên theo con nước cho đến khi chín trĩu hạt, chẳng khác nào cách trồng lúa ở các tỉnh phía Nam, thật là khó ngờ. Đi bên cạnh tôi là một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh cứ đứng lên con thuyền nhỏ mà hăng say ghi lại vẻ đẹp của mùa thu hoạch lúa ấy. Lãng mạn hơn là đôi khi những người trên thuyền hò đối đáp với những người đang thu hoạch lúa ở hai bên bờ sông.
Trở lại chuyện 1.300 chiếc thuyền để đưa khách dạo chơi trên sông Ngô Đồng, len vào ba động và dừng lại điểm cuối, nơi có rất nhiều chiếc thuyền nhỏ đi theo khách để bán hàng. Trên các thuyền nhỏ ấy có cả búp sen, chuối, dứa gọt sẵn và các loại thức uống, bánh kẹo ăn vặt. Tôi đi theo cô bé Hải chừng 17 tuổi. Hải là một trong những cô gái trẻ chèo thuyền trên sông Ngô Đồng. Hải trùm kín gương mặt bằng chiếc áo chuyên dùng, dùng đôi chân đạp hai mái chèo để con thuyền nhỏ cứ lướt trong ánh vàng vụ mùa. Ở đây còn có cụ Lộc, râu tóc bạc dài vẫn chèo thuyền và được khách chụp ảnh nhiều nhất, cụ đã 75 tuổi.
Chuyện kể là để cả xã Ninh Hải đều hưởng "lộc" từ dịch vụ chèo thuyền đưa du khách dạo chơi sông Ngô Đồng, Ban Quản lý Khu Du lịch Tam Cốc cho phép tất cả cácc hộ dân ở đây có thuyền đã qua kiểm định đều đăng ký hoạt động. Các con thuyền đều đánh số thứ tự, tới lượt thì xếp hàng trên bến sông chở khách. Cái hay là nếu khách có điều đình thuê đi riêng cũng phải qua Ban Quản lý với giá 70 ngàn đồng cho chuyến đi trên sông đi và về gần 4 km đó. Vậy đợi bao lâu tới lượt mình? Bài toán đơn giản là ngày đông khách có 300 thuyền rời bến, như vậy 4 ngày mới tới lượt. Vắng khách thì mỗi ngày có 100 thuyền rời bến, phải 13 ngày mới tới vòng thuyền. Chiếc thuyền chưa tới lượt lại đi gặt lúa, gieo mạ, làm cỏ lúa hay chở hàng hóa bán cho khách du lịch. Thuyền bán hàng không được chở khách, đó là quy định nghiêm ngặt và cũng được chấp hành rất tốt.
Cô bé An cho biết gần như bất cứ ai ở xã Ninh Hải cũng có thể chèo thuyền. Với số tiền 70 ngàn đồng một chuyến đò, chèo trong ba giờ đồng hồ sẽ rã rời chân tay, cho nên ở đây mọi người học cách chèo thuyền bằng chân. Và vì thế, sau khi rời bến Thánh, đi vượt qua Đền Thái Vy là cô bắt đầu dùng đôi chân để chèo thuyền. Đền Thái Vy là ngôi đền xây dựng vào thế kỷ 13 là nơi thờ Vua Trần Thái Tông. Trước Đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh, sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn. Cứ thế, những người chèo thuyền bắt đầu nhịp nhàng điều khiển con thuyền lướt sóng nhẹ nhàng trên con sông Ngô Đồng bằng đôi chân.
An bảo: "Chèo thuyền bằng chân ngó vậy chứ không dễ dàng. Ai không biết chèo sẽ làm cho con thuyền bị lật úp." Thật vậy, có một con thuyền do điều khiển không khéo đã lệch hướng, đâm thẳng vào trong ruộng lúa, một người lái thuyền khác phải tới thay người chèo thuyền, để đưa con thuyền ra khỏi nơi mắc cạn.
Thuyền len vào hang Cả dài 127 mét rồi tiếp theo là hang Hai, hang Ba. Đá gần như sát trên đầu, nước trên đá nhỏ xuống từng giọt, không gian mát lạnh. Là thỏa lòng ngắm những triền núi đá vôi để ngạc nhiên vì bầy dê núi lông màu trắng cứ leo lên trên vách núi kiếm ăn. Một người chèo thuyền cho biết: tất cả dê trên núi ấy là dê nuôi. Khi có người mua, chủ của bầy dê phải lên tận nơi để lùa bầy dê xuống núi. Món thịt dê núi Ninh Bình cũng chính là đặc sản vùng đất này.
Còn tôi, theo nhịp chậm của những đôi chân nhẹ nhàng điều khiển hai mái chèo đưa khách đi qua mùa lúa vàng trên con sông có cái tên Ngô Đồng trữ tình ấy. Có cảm giác như mình đang bước vào trong cổ tích. Cổ tích của dòng sông hiền hòa, dòng sông len qua ba ngọn núi, dòng sông có hai bờ ruộng hai bên, có mùi thơm nồng của thiên nhiên và có cả những ân cần của những người chèo thuyền, họ như một Hướng dẫn viên du lịch, không vội vã đưa khách đi và về, mà còn muốn kể cho du khách nghe những câu chuyện về vẻ đẹp quê mình. Đặc biệt là những đôi chân chèo thuyền.
Du lịch, GO! - Theo báo Du lịch
Chúng tôi mua vé ngay cửa ra vào với giá 50.000 đồng trong cuộc hành trình. Trong đó có 30 ngàn đồng phí tham quan và 20 ngàn đồng phí đi thuyền. Mỗi chiếc thuyền chở được bốn người, với cuộc hành trình chèo bằng mái chèo như thế họ nhận được 70.000 đồng. Anh Chu Anh Khanh, 32 tuổi là người chèo thuyền đưa chúng tôi đi, cho biết là anh phải đợi đúng 10 ngày để đến lượt thuyền của mình được đưa du khách.
Tam Cốc là một điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình, cách Hà Nội 100 km. Còn dòng sông Ngô Đồng tạo nên xuyên qua các dãy núi đá vôi, len qua tới ba hang đá gồm Hang Cả, hang Hai và hang Ba, khiến du khách có cảm giác như mình đang dạo chơi ở một Vinh Hạ Long khác là một dòng sông trữ tình. Những chiếc thuyền ốp bằng tole nhỏ nhoi, chồng chành giống như những chiếc lá đậu san sát nhau dọc bến thuyền Vũng Trắm. Mỗi chiếc thuyền, ngoài hai chiếc chèo được cột đính vào mạn thuyền cho người chèo thuyền còn có mấy mái chèo khác để khách phụ giúp cho con thuyền trôi nhanh.
Hỏi: "Tại sao không dùng thuyền máy cho nhanh?" Một người lái thuyền cho biết, việc đi thuyền máy sẽ gây tiếng động, ô nhiễm dòng sông. Chính cái chầm chậm của con thuyền nhỏ, mái chèo khua đều vào vùng cổ tích ấy mới đủ cho du khách nhấm nháp cái hương vị đi vào con đường thủy, độc đạo, lạ lùng kia. Sông Ngô Đồng, cái tên đẹp lạ lùng kia khiến cho tôi tò mò, bởi quanh núi kia đâu có thấy một cây Ngô Đồng nào đâu? Thì ra, đây là con sông xuất phát từ đá vôi rồi đổ nước vào hệ thống sông Vạc tại gần cầu Vũng Trắm.
Tôi may mắn đi trên con sông Ngô Đồng đang vào mùa gặt lúa. Quả thật, chính màu vàng của các ruộng lúa ngập trong nước ven hai bờ sông, những nông dân chèo thuyền thu hoạch trong cái vàng óng ả ấy đã lý giải tại sao con sông mang tên Ngô Đồng. Sự lạ kỳ về sự tận dụng lợi thế khi con nước của sông rút, để hai bên bờ là khoảng đất đầy phù sa, người nông dân gieo hạt, rồi cây lúa cứ vươn lên theo con nước cho đến khi chín trĩu hạt, chẳng khác nào cách trồng lúa ở các tỉnh phía Nam, thật là khó ngờ. Đi bên cạnh tôi là một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh cứ đứng lên con thuyền nhỏ mà hăng say ghi lại vẻ đẹp của mùa thu hoạch lúa ấy. Lãng mạn hơn là đôi khi những người trên thuyền hò đối đáp với những người đang thu hoạch lúa ở hai bên bờ sông.
Trở lại chuyện 1.300 chiếc thuyền để đưa khách dạo chơi trên sông Ngô Đồng, len vào ba động và dừng lại điểm cuối, nơi có rất nhiều chiếc thuyền nhỏ đi theo khách để bán hàng. Trên các thuyền nhỏ ấy có cả búp sen, chuối, dứa gọt sẵn và các loại thức uống, bánh kẹo ăn vặt. Tôi đi theo cô bé Hải chừng 17 tuổi. Hải là một trong những cô gái trẻ chèo thuyền trên sông Ngô Đồng. Hải trùm kín gương mặt bằng chiếc áo chuyên dùng, dùng đôi chân đạp hai mái chèo để con thuyền nhỏ cứ lướt trong ánh vàng vụ mùa. Ở đây còn có cụ Lộc, râu tóc bạc dài vẫn chèo thuyền và được khách chụp ảnh nhiều nhất, cụ đã 75 tuổi.
Chuyện kể là để cả xã Ninh Hải đều hưởng "lộc" từ dịch vụ chèo thuyền đưa du khách dạo chơi sông Ngô Đồng, Ban Quản lý Khu Du lịch Tam Cốc cho phép tất cả cácc hộ dân ở đây có thuyền đã qua kiểm định đều đăng ký hoạt động. Các con thuyền đều đánh số thứ tự, tới lượt thì xếp hàng trên bến sông chở khách. Cái hay là nếu khách có điều đình thuê đi riêng cũng phải qua Ban Quản lý với giá 70 ngàn đồng cho chuyến đi trên sông đi và về gần 4 km đó. Vậy đợi bao lâu tới lượt mình? Bài toán đơn giản là ngày đông khách có 300 thuyền rời bến, như vậy 4 ngày mới tới lượt. Vắng khách thì mỗi ngày có 100 thuyền rời bến, phải 13 ngày mới tới vòng thuyền. Chiếc thuyền chưa tới lượt lại đi gặt lúa, gieo mạ, làm cỏ lúa hay chở hàng hóa bán cho khách du lịch. Thuyền bán hàng không được chở khách, đó là quy định nghiêm ngặt và cũng được chấp hành rất tốt.
Cô bé An cho biết gần như bất cứ ai ở xã Ninh Hải cũng có thể chèo thuyền. Với số tiền 70 ngàn đồng một chuyến đò, chèo trong ba giờ đồng hồ sẽ rã rời chân tay, cho nên ở đây mọi người học cách chèo thuyền bằng chân. Và vì thế, sau khi rời bến Thánh, đi vượt qua Đền Thái Vy là cô bắt đầu dùng đôi chân để chèo thuyền. Đền Thái Vy là ngôi đền xây dựng vào thế kỷ 13 là nơi thờ Vua Trần Thái Tông. Trước Đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh, sau đền là dãy núi đá Cấm Sơn. Cứ thế, những người chèo thuyền bắt đầu nhịp nhàng điều khiển con thuyền lướt sóng nhẹ nhàng trên con sông Ngô Đồng bằng đôi chân.
An bảo: "Chèo thuyền bằng chân ngó vậy chứ không dễ dàng. Ai không biết chèo sẽ làm cho con thuyền bị lật úp." Thật vậy, có một con thuyền do điều khiển không khéo đã lệch hướng, đâm thẳng vào trong ruộng lúa, một người lái thuyền khác phải tới thay người chèo thuyền, để đưa con thuyền ra khỏi nơi mắc cạn.
Thuyền len vào hang Cả dài 127 mét rồi tiếp theo là hang Hai, hang Ba. Đá gần như sát trên đầu, nước trên đá nhỏ xuống từng giọt, không gian mát lạnh. Là thỏa lòng ngắm những triền núi đá vôi để ngạc nhiên vì bầy dê núi lông màu trắng cứ leo lên trên vách núi kiếm ăn. Một người chèo thuyền cho biết: tất cả dê trên núi ấy là dê nuôi. Khi có người mua, chủ của bầy dê phải lên tận nơi để lùa bầy dê xuống núi. Món thịt dê núi Ninh Bình cũng chính là đặc sản vùng đất này.
Còn tôi, theo nhịp chậm của những đôi chân nhẹ nhàng điều khiển hai mái chèo đưa khách đi qua mùa lúa vàng trên con sông có cái tên Ngô Đồng trữ tình ấy. Có cảm giác như mình đang bước vào trong cổ tích. Cổ tích của dòng sông hiền hòa, dòng sông len qua ba ngọn núi, dòng sông có hai bờ ruộng hai bên, có mùi thơm nồng của thiên nhiên và có cả những ân cần của những người chèo thuyền, họ như một Hướng dẫn viên du lịch, không vội vã đưa khách đi và về, mà còn muốn kể cho du khách nghe những câu chuyện về vẻ đẹp quê mình. Đặc biệt là những đôi chân chèo thuyền.
Du lịch, GO! - Theo báo Du lịch
0 comments:
Post a Comment