Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 13 September 2011

Ai đến Angkor Thom (Xiêm Riệp, Campuchia) cũng đều ngất ngây trước vẻ đẹp, nụ cười huyền bí của các tượng đá bốn mặt ở đền thần Bayon. Nhưng mấy ai biết rằng tại chùa Xà Tón ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cũng có kỳ tích này.

Không chỉ được bao quanh bởi  tượng đá bốn mặt, ngôi chùa hơn 300 năm tuổi còn níu chân người bởi những huyền tích ly kỳ và muôn vàn báu vật bằng xương bằng thịt mà chẳng tiền muôn bạc vạn nào có thể mua được.

Chùa Xà Tón - nơi được nhiều tao nhân mặc khách ví như là “Đền Bayon thu nhỏ trên vùng đất chín rồng” nằm ở khu đất rộng trên 2ha giữa trung tâm thị trấn Tri Tôn. Trên bốn mặt tường sơn vàng là hàng trăm gương mặt tượng thần bốn mặt với nụ cười bí ẩn, vô tư.

Vào trong khuôn viên chùa, khách nhàn du cứ ngỡ mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh nơi hồng trần. Sau hồ sen hoa nở hồng trên diện tích mặt nước rộng gần 1.500m2 được tiền nhân đào lấy đất đắp nền vào năm 1896 là chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền của người Khơme với nóc nhọn, mái cong uy nghiêm mà hùng dũng, được điểm tô bằng hàng ngàn phù điêu Naga - rắn thần bảy đầu, linh vật tượng trưng cho sự dũng mãnh và bất diệt. Quanh khu vực chánh điện là hàng chục mộ tháp cổ kính, trầm mặc dưới những tán cây lâm vồ (bồ đề) khổng lồ hàng trăm năm tuổi, gốc bằng vòng tay của cả chục người kết nối...

Cùng khung cảnh thiên thai với những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, chùa Xà Tón còn in đậm trong tâm khảm những ai từng ghé thăm bởi những pho tượng cổ hàng trăm năm tuổi, đặc biệt là bộ kinh lá buông (kinh ghi trên lá buông) được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa lưu giữ nhiều sách kinh lá nhất Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, kinh lá là loại thư tịch cổ của người Khơme với qui trình kiến tạo rất công phu, đòi hỏi mất nhiều công sức.

Sư cả Tholly cho biết, buông là loài cây rừng ngày trước có nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đây là giống cây có hình dáng như cây cọ. Khi cần sử dụng, nghệ nhân sẽ chọn những búp lá buông non, to bản cột chặt. Khoảng ba tháng sau búp lá dài gần 2m sẽ được chặt rời khỏi cây, mang phơi khô...

Khi cần sử dụng sẽ dùng bút sắt viết chữ trên lá, mỗi lá có kích thước 6cmx60cm được ghi năm hàng, viết xong lấy nước trái cau non chà lên lau sạch, khi ấy chữ thấm nước mủ cau hiện rõ. Người viết giỏi mỗi ngày chỉ viết được một lá. Một quyển sách có hàng trăm lá, thường nặng khoảng 1kg. Chùa hiện có hơn 100 quyển kinh. Các sách lá chép lại tiểu sử Đức Phật, các truyện kể dân gian, những thành ngữ, câu đối hay các bài học rút ra ở đời... Những khi phum sóc có lễ hội lớn, các sư ở chùa sẽ lấy kinh lá trăm năm ra đọc, thuyết pháp...

Vì các giá trị về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền... mà chùa Xà Tón được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1986.

Du lịch, GO! - Theo TCDL, ảnh internet

Monday, 12 September 2011

Dù chỉ là hoạt động leo núi, đi rừng bình thường nhưng những lưu ý dưới đây cũng khá cần thiết cho một hành trình.
.
1. Thời gian leo núi “khô-nắng” hay ‘ngày thuận tiện”

Bạn nên lập kế hoạch cẩn thận cho những chuyến đi dài và khó khăn (như lên Fansipan). Còn những chuyến đi ngắn và đơn giản hơn, bạn có thể đi vào thời gian thuận tiện trong năm. Nếu đi Fansipan, hoặc dài ngày, vất vả, bạn nên đi từ tháng 11 đến tháng 4, khi thời tiết khô ráo.
Nếu bạn vẫn muốn đi vào các tháng khác thì cần chuẩn bị nhiều hơn để đối mặt với ẩm ướt, trơn trượt, vắt và hiểm nguy.

Thời tiết đẹp ảnh hưởng rất lớn (50-60%) đến sự thú vị của chuyến đi, đến chất lượng ảnh chụp, sức khoẻ, độ nguy hiểm. Theo cảm nhận của tôi và nhiều người thời tiết mưa, ẩm ướt làm tăng đến 70% khả năng trượt ngã; 90% sự khó chịu, 30% tốc độ di chuyển.
Bạn cũng nên tìm hiểu về tuyến đường, địa hình, độ dài v.v… để tính thời gian cho hợp với sở thích của mình.

Vào thời gian trên (tháng 11 đến tháng 4), ở miền Bắc thời tiết sẽ phụ thuộc nhiều vào gió mùa Đông Bắc. Khi không khí lạnh về có thể gây mưa 1-2 ngày, sau đó lạnh và khô, rồi ấm lên, có nắng, rồi lại nhiều mây mù. Kiểu thời tiết này sẽ lặp lại, nhưng số ngày mưa-khô ráo-lạnh/nắng – mù thay đổi từng đợt. Vậy về nguyên tắc, bạn nên chọn khoảng giữa 2 đợt không khí lạnh mà đi.
Còn ở miền Nam, chúng ta nên chọn mùa khô, hình như cũng từ tháng 11 đến tháng 4. Riêng khu vực Quảng Nam- TT Huế mùa mưa từ tháng 9 đến tận đầu tháng 1.
Cuối cùng là bạn cũng không nên cầu toàn quá, cái gì cũng có cái hay của nó, kể cả trời mưa!

2 - Chuẩn bị hành trang

Phải nói ngay rằng hành trang phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:
· Ngày khô khác hẳn với hành trang ngày ướt;
· Đường có sẵn, hay đường băng rừng
· Hành trang cho nam khác với nữ;
· Thời gian đi: 2,3 hay 4 ngày;
· Loại hình chuyến đi: đi không guide, không porter, hay đi có trợ giúp (nhiều hay ít).
· Sức khoẻ của bạn: cơ bắp, khả năng chịu rét, chịu khát, chịu bẩn…

Thứ nữa là hành trang phải mang tính dự phòng: có nghĩa là bạn phải dự phòng khi mưa, khi lạc, khi ngã chảy máu, khi lạc đường, khi tối trời, khi bị ốm vv…

Vì tôi chưa có kinh nghiệm đi trời mưa, ướt, nên tôi không có lời khuyên gì cho bạn cả, ngoại trừ về hành trang dự phòng khi mưa.

2.1 - Giày, dép, găng, bọc

Nên đi giày là chủ yếu. Dép dùng khi phải lội suối và trong lán.
Yêu cầu đối với giày là: vừa chân, có đế mềm và gai bám đường, bền, không nặng quá, không dễ bị ướt, thích hợp với địa hình.

Giày thích hợp là loại bằng da, cao cổ (cao hơn mắt cá chân một chút), có gai bám bằng cao su (bám đá tốt hơn đế nhựa mềm), buộc dây. Tiêu chí ‘bền – bám đường’ nên đặt lên trên. Nếu bạn chắc chắn trời khô ráo thì đi giày cao cổ bộ đội là tuyệt vời.
Với đường ít dốc, các bạn nên chọn giầy theo tiêu chí ‘bền-nhẹ’.

Giày chống nước

Không gì khó chịu hơn là giầy bị thấm nước vào trong và trời lạnh. Giày chống nước giúp bạn có thể lội qua các vũng nước nông, khoảng 5-15cm, tuỳ thuộc vào lớp da đệm bên dưới dây buộc liền với thân giày đến đâu. Để chống nước, lớp da của giày được tráng một lớp keo chống nước. Để bảo dưõng lớp chống nước bạn phải có keo xịt phù hợp (!). Giầy chống nước có lúc tôi thấy bán ở đường Lê Duẩn, Hà Nội (với giá ~1tr), Thương xá TAX - SG (chất lượng chưa được kiểm chứng).

Giày da thường cũng chống nước vào khá lâu. Nhưng khi bị nuớc lâu thì da bị thấm nước bên ngoài và trở nên nặng hơn. Nhiều người sử dụng cái bọc giầy để chống ướt cho giày. Tôi nghĩ đó là một cách rất hiệu quả và rẻ.

Các bạn có thể dễ dàng mua các loại giày leo núi ở Sapa với giá rẻ hơn ở Hà nội. Giày bộ đội đã chứng tỏ phù hợp cho chuyến đi, lại rẻ.

Nên sử dụng tất (vớ) cotton loại dày (hoặc 2 tất lồng vào nhau) và cao cổ. Tất dày sẽ làm cho chân bạn đỡ đau khi siết mạnh vào giày, đặc biệt tác dụng khi xuông dốc, mũi chân luôn có xu hướng đâm vào mũi giày.

Dép thì phải có quai hậu. Loại dép rọ của bộ đội là hợp lý. Các chàng H’mông rất thích loại dép này. Bạn có thể tặng lại họ sau khi về.
Găng tay có gai cao su thuộc loại ‘phải có’, xếp trên cả dép. Tôi thậm chí có thể thao tác chụp ảnh mà không phải tháo găng.

Bọc cổ chân, gối là một đoạn ống băng đàn hồi, có tác dụng để cố định gân, dây chằng cơ khỏi bị bong hoặc dịch khỏi vị trí ban đầu. Đa số bọc gối đang bán trên thị trường chỉ có một cỡ, không điều chỉnh được độ căng, và chưa thật phù hợp cho các hoạt động gập chân quá mức như leo núi. Ngoài ra phần lớn bọc làm bằng sợi polyester và sao su, ép chặt chân lâu dễ gây kích ứng da. Vì bọc quá chặt nên cử động gối khó khăn, thậm chí ngăn cản việc lưu thông máu. Bọc cổ chân hở gót có tác dụng tránh bong gân khá tốt. Có một loại bọc quấn có thể điều chỉnh mức độ chặt có lẽ là phù hợp hơn. Vậy nên bạn phải cân nhắc xem mình có cần cái bọc chân (loại hiện có) hay không.

2.2 - Trang phục cá nhân

Yêu cầu chung là:
· Giữ ấm khi lạnh, thoát khí nóng
· Chống trầy xước
· Dễ cử dộng
· Thấm mồ hôi,
· Chống nước
· Chống vắt, côn trùng

Cũng có loại quần áo đặc biệt chống thấm, chống lạnh và thoát hơi. Tuy nhiên chúng khá đắt (50-150$) và không phải ai cũng biết và mua đúng chất lượng. Hơn nữa khi leo nóng, mặc áo quần áo mỏng vẫn dễ chịu hơn.

Quần

Đường mòn rộng (đủ 1 người đi) - Bạn nên sử dụng quần đai chun hoặc có đai treo thay cho thắt lưng để quần đỡ bị tụt và bó chặt người. Vải quần nên là loại cotton, co giãn (dệt kim thì tốt) thì dễ chịu hơn nhiều. Nếu trời khô, không quá lạnh (8-10ºC), bạn có thể mặc quần short nếu là đường có sẵn và rộng. Nếu đường đi không đến nỗi nhiều gai góc quá bạn cũng không cần phải túm gấu quần, để tự nhiên cho thoát hơi nóng.

Nếu mưa ướt, bạn nên đeo cái trùm giày cao đến bắp chân là ổn. Hoặc bạn có thể mặc quần không thấm nước. Nhưng tôi không khuyên bạn sử dụng bộ quần áo mưa có trên thị trường vì chúng rất bí hơi. Trong thời tiết mưa ẩm ướt, bạn không nên băng rừng, trừ trường hợp khẩn cấp.

Đường rậm rạp, hoặc phải băng rừng (không có đường mòn sẵn) - Nên dùng quần vải dày, túm ống để đỡ bị vướng dây, gai đâm, rắn cắn. Bạn nên mang theo một quần dệt kim dày để mặc khi nghỉ lại trong lều/lán.

Áo

Bạn nên mặc 1áo lót cotton dệt kim + 1 áo ngoài cotton. Nếu trời lạnh bạn có thể khoác thêm một cái gilê, có cổ. Mặc nhiều áo hay hơn là mặc một áo dày vì ta có thể bỏ bớt đi một cái. Số lượng áo và độ dày rất tuỳ thuộc vào từng người, bạn phải tự quyết định mình cần gì.

Nếu đi băng rừng, bạn không nên dùng áo dệt kim vì dễ bị gai đâm hơn vải dệt thoi. Ngoài cùng bạn vẫn cần một cái áo khoác dày nhưng thật nhẹ, chỉ để khoác khi dừng lại nghỉ lâu. Tôi thì không có nhu cầu thay quần áo khi nghỉ đêm trong lán. Nhưng bạn vẫn nên có một quần, một áo thun đề phòng ngã xuống vũng nước và buộc phải thay.

Khăn quàng cổ

Cũng nên là cotton, mỏng, có tác dụng giữ ấm cổ và lau mồ hôi, ngăn côn trùng đốt. Thậm chí trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng để lau hoặc băng vết thương. Tốt nhất là bạn nên dùng một khăn mặt cho mục đích này. Bộ đội ta và lính thám báo địch rất hay dùng khăn quàng cổ trong rừng.



Để che nắng, mưa và gai góc. Với đường mòn rộng thì mũ lưỡi trai là OK. Nhưng với đường băng rừng hoặc rậm rạp thì loại mũ có vành (mũ cối hoặc tai bèo) phù hợp hơn nhiều.

Balô, túi

Yêu cầu: độ bền cao, quai, dây và chốt nhựa phải chắc chắn. Vì nếu balô đứt quai giữa đường thì phiền phức lắm. Rất nhiều balô trên thị trường có quai đeo may gắn vào vải rất dễ bị bong rách. Vì chỉ nên mang khoảng 5-6kg, bạn không cần balô to quá.
Túi là để đựng đồ đạc khác gửi porter (nếu có). Bạn nên có một cái túi không thấm nước có thể đựng 6-8kg (to cỡ như cái ba lô vậy). Không nên gửi đồ rời, vừa dễ hỏng, lại dễ thất lạc.

2.2 - Nước và thực phẩm 

Nước và uống nước

Lượng nước uống dùng cho 1 ngày leo núi khoảng 1,5-2 lít (3-4 chai cỡ trung). Còn nước khi ăn uống là chưa tính. Nếu mang toàn bộ lượng nước đó (1,5-2kg) thì khá nặng, nên bạn có thể tự mang 1-2 chai 0,5 lít, còn lại gửi porter rồi y/c họ tiếp ở những lúc nghỉ dài. Nếu cẩn thận bạn nên cho thêm một ít muối và đường gluco vào nước thì tốt.

Cách uống nước rất quan trọng.

Khi leo mồ hôi ra nhiều,bạn sẽ có nhu cầu uống nước thường xuyên. Bạn nên uống theo kiểu nhấp từng ngụm nhỏ, để trong mồm cho nước từ từ tưới xuống họng. Như vậy tức là vừa đi vừa uống. Để có thể uống liên tục mà vẫn đi, bạn nên treo chai nước ngay trước ngực. Nếu có vòi hút ngay cạnh mồm thì tiện nhất, không thì đục một lỗ nhỏ, bóp đáy chai cho nước chảy vào mồm. Nghe vậy có vẻ phức tạp, nhưng thực ra tôi đã làm và nhận thấy rất hiệu quả. Có một loại túi đựng nước (của nước ngoài) với vòi dài để uống rất hay.

Nước rửa, nấu ăn

Tất nhiên là nước suối rồi, nhưng không phải nước suối trên rừng là sạch! Nước đun nấu thì OK. Còn nước rửa: bạn phải kiểm tra, đun sôi hoặc khử trùng! Mùa đông trên núi nước lạnh vô cùng. Bạn có thể đun cho nóng nước bằng các loại cốc, bát bằng giấy! Không tin à? Ban cứ thử rồi khắc biết.

Thực phẩm

Có nhiều tour đảm nhận cả phần ăn uống trên đường (như tour đi Fans). Tuy nhiên nếu muốn sử dụng dịch vụ bạn nên hỏi rõ ăn gì, nấu nướng ra sao…Đó là điều mà người bán tour thường không biết. Còn người biết thì lại không biết bạn muốn ăn uống ra sao (!). Khả năng 50-70% thức ăn tour không phù hợp, hoặc mất vệ sinh. Nhiều người tặc lưỡi chấp nhận. Tôi thì tôi đã thử và sẽ tự lo đồ ăn cho mình.

Thuốc

Cũng thuộc danh mục ‘phải có’ và rất nhiều hạng mục.
Xem bảng danh mục thuốc và lựa chọn cho phù hợp. Và quan trọng nữa là bạn nên học cách dùng thuốc một chút.

3 - Thông tin liên lạc

Bạn có thể sử dụng ĐTDĐ ở rất nhiều nơi. Nhưng có những nơi không có sóng. Vậy sau đây là những giải pháp:
· Qui định trước cách thức liên lạc;
· Qui định các điểm dừng chờ nhau, nếu đã có sơ đồ đi;
· Qui định các đôi đi với nhau,
· Phương tiện hỗ trợ: còi, đèn, pháo bông, đánh dấu đường vv…
· Tín hiệu khẩn cấp qui định trước.

Chiếu sáng

Thông thường thì chúng ta không có ý định di chuyển trong đêm. Nhưng cũng có những trường hợp do nhiều nguyên nhân (đi chậm, sự cố, cấp cứu vv…) mà chúng ta phải đi 1-4g trong đêm. Ở khu lán trại, mặc dù có nến, chúng ta cũng vẫn phải dùng đèn pin.

Gậy leo núi có đèn

Ở điều kiện bình thường bạn nên dự kiến sẽ phải dùng đèn pin khoảng 2-3g/đêm. Đèn có hai loại: dùng pin thường và ắcqui xạc. Bạn nên căn cứ vào loại đèn, thời gian chiếu sáng, mà lựa chọn đèn cho phù hợp. Loại đèn đeo đầu pin xạc mà tôi sử dụng là Zhenyuan (TQ) ZY-1088 có thời hạn chiếu sáng trên 10g (trên nhãn là 12-15g) với độ sáng hơn hẳn các loại đèn tương tự khác của tây.

Nến dùng để chiếu sáng cố định trong lán. Để nến khỏi tắt bạn có thể cắm nó vào cái cốc giấy đã cắt thủng đáy.

Máy ảnh và chụp ảnh

Các bức ảnh đẹp về chuyến đi là vô cùng quan trọng với chúng ta. Có một vấn đề bạn phải lựa chọn là máy ảnh tốt thì nặng (~1kg) mà máy nhẹ thì không cho những bức ảnh đẹp. Ngoài ra bạn sẽ phải vừa quan sát đường đi, vừa tìm ra những cảnh đẹp để chụp. Trong rất nhiều trường hợp, độ ẩm quá cao có thể làm hỏng máy ảnh của bạn. Chỗ để máy tốt nhất là treo trước ngực. Khi cần bạn cho luôn máy vào sát ngực để sưởi khô. Nếu cẩn thận, bạn nên có thêm một dây bảo hiểm nhỏ, hai đầu có hai móc có lẫy nối máy và móc vào ngực.

Vắt và chống vắt

Vắt luôn là nỗi khó chịu của mọi người. Vắt có loại ở mặt đất và ở trên cây. Khi bám vào da, vắt sẽ tiêm vào chỗ cắn chất chống đông máu. Cho dù bạn bắt nõ ra thì chỗ cắn sẽ vẫn chảy máy một lúc lâu. Thường mọi người buộc túm ống quần hoặc đi giày cao cổ để chống vắt bám, nhưng vắt vẫn có thể chui vào trong! Bạn nên dùng bình xịt muỗi xịt vào mọi nơi trên quần áo, mũ, ba lô… Nhưng nếu đi lâu ở khu vực có vắt (trên 3g), thì tác dụng của thuốc sẽ giảm và bạn phải xịt bổ sung. Có một cách khác dân đi rừng hay dùng là bôi thuốc DEP vào chân tay, có tác dụng rất lâu

Du lịch, GO! - Theo KhamphaDaLat, internet
Chặng 11: Cần Thơ - Trà Vinh
Dec 25,2009
Đoạn đường thực tế: 86.4km (53.7 miles)
Cần Thơ - Cái Vồn - Trà Ôn - Trà Mẹt - TL911 - QL60 - Trà Vinh
(Cần Thơ - Trà Vinh)

< Good morning Cantho.

5h thức dây, chuẩn bị đồ đạc trả phòng ăn sáng xong 6h. đạp một vòng ra bến Ninh Kiều xem bà con tập thể dục buổi sáng. Một mớ ký ức buồn vui ùa về trong chốc lác. Quay ra phà, tạm biệt Cần Thơ, chắc đây cũng có thể là lần cuối mình đi qua chiếc phà này để vượt sông Hậu, nhìn qua cây cầu Cần Thơ đã liền lạc chắc sẽ thông xe nay mai thôi.
Qua bờ Vĩnh Long đi khỏan 1km thì có ngã rẽ phải đó là QL54 đi Trà Ôn. Con đường trực chỉ hướng Đông, gió buổi sớm tuy chưa mạnh nhưng cũng đủ báo hiệu cho mình biết một ngày vất vả, cộng với việc đêm qua mê đi chơi ngủ trể nên hôm nay chắc là te tua.

< Hai vụ nối nhau.

Gần đến phà Trà Ôn có chùa Phước Hậu rất nổi tiếng ở vùng này. Một mặt chùa hướng ra QL mặt còn lại hướng ra bờ bắc sông Hậu. ghé vào chùa nghỉ chân dạo quanh thư giản một lúc sau đó đi qua phà tới thị trấn Trà Ôn.

Hỏi thăm đường người địa phương mình tiếp tục theo QL54 đi về Trà Mẹt đọan này khỏan 20km băng qua những cánh đồng và những vườn bưởi sum suê trái chín.

Lúc này trở ngại lớn nhất bắt đầu xuất hiện. gió và nắng. gió hôm nay rất mạnh và trực diện mai phục khiến tốc độ giảm hẳn. Đường nhựa nhưng khá gồ ghề nên tư thế nằm chống cùi chỏ núp gió không được thỏai mái lắm. Đến Trà Mẹt quẹo trái là thị trấn Hiếu Nghĩa. Tiếp tục quẹo phải theo tỉnh lộ 911 hướng về Trà Vinh.

< Tới Trà Vinh. Chụp xong tấm này phát hiện cái ống kính máy ảnh cũng bị hư luôn.

Gió mỗi lúc một mạnh. Những hàng cây bên đường bị gió thổi rạp mình nghiêng ngã tốc độ đạp có lúc chỉ 14km/h. Trời bắt đầu nắng gắt, nắng và gió nhanh chóng bào mòn sức lực của mình. Đọan đường này ít bóng râm và cũng ít quán xá để nghỉ chân. Khi còn cách QL60 chừng 10km nữa mình thật sự kiệt sức, tấp vào một ngôi nhà xin nghỉ chân. nhìn ra đường thấy nắng và gió mà mọi người chung quanh đều ngán ngầm cho mình. Nghỉ độ hơn một tiếng đồng hồ trời cũng đã giữa trưa cũng phải đi thôi.

Tiêp tục lên xe gò từng vòng đạp. đây có lẽ là ngày mình cảm thấy đuối nhất kể từ đầu chuyến đi. Lúc này cũng từ bỏ ý đinh đi thẳng về Bến Tre vì mình biết sức khỏe mình không thể chống chọi nổi với những cơn gió quái ác hôm nay. Tới ngã ba Huyền Hội giao với QL60 thấy có bản chỉ dẫn Trà Vinh rẽ trái 6km. Mừng thầm trong bụng, nghĩ ráng đạp tới Trà Vinh ăn trưa luôn. Nhưng khi đạp qua 6km tới một ngã tư thì lại thấy bảng – Trà Vinh 7km- trời ạh. bình thường 7km chả là cái gì nhưng sao lúc này mệt, đuối, nóng, đói sao thấy 7km nó dài thế. Tấp vào một quán cơm hỏi thì bảo hết cơm chỉ còn bún thịt nướng. OK, có cái gì cũng được. sau khi làm tô bún tiếp tục đi vào thị trấn và đến chợ Trà Vinh lúc 2h30’.

< Con đường đất đỏ bên bờ Bến Tre chạy dọc theo sông Cổ Chiên.

Thấy cái ks ở ngay chợ mừng quá, leo lên phòng không kịp tắm rửa lăn ra ngủ như chết. thức dậy đã thấy hơn 5h. tắm rửa xong thấy khá hơn xuống lấy xe đạp lòng vòng thị xã. Ghé vào 1 quán cơm gà sối mỡ làm một đĩa no nê sau đo đi dạo chợ đêm mua nước uống, 8h quay về phòng. Ngày mai chắc cũng là một ngày mệt mỏi đặc biệt là đọan Mỹ Tho – Gò Công trực chỉ hướng Đông và gần biển.

Chặng 12 (Chặn cuối): Trà Vinh - Gò Công - TP.HCM
Dec 26, 2009
Đọan đường thực tế: 152km (94.5 miles)
Trà Vinh - Phà Vàm Đồn - Mỏ Cày - Bến Tre - Mỹ Tho - Chợ Gạo - Gò Công - Cần Đước - Cần Giuộc - TP. HCM - HOME.
(Trà Vinh - Bến Tre - Tiền Giang - Long An - TP.HCM)

< Phà Hàm Luông. xa xa là cây cầu đã hợp long chờ ngày khánh thành.

Dự định hôm nay chỉ đi đến Gò Công khỏan 100km. rồi ngày mai sẽ là một chặn diễu hành nhẹ nhàng 50km tiến về SG với chiếc áo vàng đã chuẩn bị sẵn để buổi chiều kịp dự sinh nhật 70 tuổi của bà già luôn.
Rời Trà Vinh lúc 6h30, theo hướng dẫn của người địa phương nên đi qua Bến Tre bằng bằng phà Vàm Đồn thay vì đi vòng lại QL53 rồi QL60 để qua phà Cổ Chiêng. Từ trung thâm Trà Vinh đi về hướng đền thờ Bác Hồ rẽ phải một đọan là đến phà nhưng mình đi lố một đọan. May hỏi đường quay lại thì phà cũng vừa đến. Người dân ở đây gọi phà này là phà ngang, chỉ có 1 chiếc chạy qua chạy lại mỗi lượt đi về như vậy mất độ 40’. Qua phà, Bờ Bến Tre đón mình bằng một con đường đất đỏ chạy dọc lên thượng nguồn khỏan 10km đến gần bờ Bắc bến phà Cổ Chiêng. Con đường đất đỏ hai bên tòan dừa với dừa, nét đặc thù của Bến Tre không lẫn vào đâu được.

Hết con đường đất đỏ quẹo phải nhập vào QL60 hướng về Mỏ Cầy khỏan 8km. Từ thị trấn Mỏ Cầy tiếp tục QL60 thêm 7km nữa đến phà Hàm Luông để đến TP. Bến Tre. Đây chắc cũng là dịp cuối mình đi qua cái phà này vì cầu Hàm Luông cũng sắp hòan tất.

< Cầu Rạch Miểu.

Lòng vòng TP. Bến Tre ghé mua mấy phong kẹo dừa và một trái dừa sáp về làm quà cho gia đình sau đó hướng về cầu Rạch Miểu, cây cầu dài nhất ĐBSCL (2.800m). Cầu đúng là có dài thật nhưng cũng không khó khăn lắm để vượt qua. Sướng nhất là lúc đổ dốc cầu tốc độ lên đến hơn 50km/h mà xe vẫn đầm.

Xuống hết cầu nếu đi thẳng là về SG nhưng mình quẹo phải để đi Gò Công như đúng kế họach. Đi được một đọan là đến Mỹ Tho, nhìn đồng hồ cũng đã giữa trưa. mình dừng lại tìm chổ ăn. 1h tiếp tục lên đường theo QL50 tiến về Gò Công.
< QL50, Đại lộ kinh hoàng của chuyến đi.

Không có nhiều từ để diễn tả con đường này ngòai từ KINH KHỦNG. đường thì chổ hư nát, chổ đang sửa chửa khói bụi mịt mù xe tải chạy lấn trái ép phải lung tung. Đạp lúc giửa trưa nắng gắt, gió trực chỉ hướng Đông. Lo tránh xe, tránh ổ gà, tránh gió tốc độ có lúc chỉ 12km/h, cảnh vật 2 bên đường chỉ tòan một màu trắng của bụi.
< Chợ Gò Công.

Mình thật sự thất vọng vì đã quyết định chọn con đường này. nhưng nghĩ lại đây cũng là một phần của cuộc hành trình nếu cái gì cũng suôn sẻ thì có gì đáng để nhớ. Do đường quá bụi các hàng quán 2 bên đường gần nhưng đóng cửa hết, muốn tìm một chổ ngồi nghỉ cũng không phải là chuyện dễ, khi còn cách Gò Công khỏan 10km có một đọan đường chưa làm ít bụi, mình ghé vào một quán nước làm trái dừa nghỉ chân.

Nhìn lại mới thấy một lớp bụi trắng dầy bám từ đầu tới chân như mới vừa chui ra từ trong hủ bột. Kinh hòang. Nghỉ độ 1 một giờ đồng hồ tiếp tục lên đường, con đường vẫn không khá hơn. Đúng là đi Gò Công, gò cong lưng. Vậy là cũng sắp đến nơi, nhìn lại thấy 3h chiều. nghĩ bụng ở lại đây thêm một đêm cũng chán ngắt hay thay vì đạp luôn về nhà cho sướng, rút ngắn được một ngày. Gặp gia đình gây bất ngờ cũng hay. Tính tóan lại thời gian, đánh giá tình hình sức khỏe thấy có khả thi, quyết định đi tiếp.

Thế là tới Gò Công chụp vội vài tấm hình, châm ít dầu và sên (đi qua đọan đường bụi sên khô khốc) nhắm hướng SG gòn thẳng tiến. lúc này đã là 3h40’. Dường như nghỉ đến việc sắp hòan thành chuyến đi và sắp được về đến nhà mà mình cảm thấy rất hưng phấn, quên hết mệt mỏi. rẽ ra lại QL50 tốc độ tăng lên. Tuy đường xá vẫn rất xấu. ổ gà ổ voi, chổ cát, chổ đá cứ dàng ra khắp mặt đường, không hiểu sao lúc này mình có thể đạp lên tời 29-30km/h băng băng qua những chiếc xe gắng máy đang ì ạch tránh né ổ gà. Như một tay chơi băng đồng thự thụ, xe mình hết nhảy lên đường nhựa rồi lao xuống đường đất không chút mệt mỏi. nhờ một phần lúc này đi về hướng Bắc nên gió cũng ít đi. Đến phà Mỹ Lợi, chuyến phà cuối cùng của cuộc hành trình, đã hơn 4h. còn hơn 30km nửa mới vào tới địa phận TP.HCM mình muốn đến đó trước lúc trời tối vì đọan đường này quá xấu lại không có đèn đường.

Trên phà mình lôi phô mai, xúc xích, bánh ngọt ra nhét đầy túi. Kiểm tra lại, thấy 2 cái móc của túi xau bị quát ra vì nãy giờ phải vật lộn với quảng đường xấu. lấy dây nhựa buột lại tạm vừa lúc phà cập bến. qua phà tốc độ vẫn duy trì trên 25km/h mặt trời đã xuống rất thấp mùa này lại tối rất nhanh. lúc này mắt tiểu cũng không dám dừng lại vì sợ mất thời gian.

Tới thị xã Cần Giuộc (Long An) mặt trời đã biến mất khỏi đường chân trời. mình không còn thời gian hay lựa chọn nào khác ngòai việc cố đạp thật nhanh để vào địa phần TP.HMC càng sớm càng tốt trước khi trời tối hẳn. xe đang lao lao tránh né ổ gà với tốc độ cao mình bị lạc tay lái lao vào một gờ cát dài. tay lái lọan chọan, xe chao đảo mạnh. Nghỉ trong bụng thôi xong rồi. nhưng không hiểu sao mình vẫn còn ngồi được trên xe. Hú hồn. mấy người đi xe hai bên đường nhìn mình như mấy thằng thích đua xe lạng lách hơn là đi du lịch. Khi bầu trời chỉ còn một màu xanh đậm nhá nhem cũng là lúc nhìn thấy tấm bảng “Địa Phận TP. HCM” .

CHUYỆN BÊN LỀ CHUYẾN ĐI:

Hello: Chưa bao giờ mình phải nghe từ này lập đi lập lại nhiều lần như trong chuyến đi này. Chặn nào cũng phải nghe cả trăm lần là ít. Rõ rành rành là một thằng ta balô đạp xe đạp vậy mà tới đâu cũng nghe câu hello. Con nít đứng ngòai đường thấy mình lướt qua nói với theo hello, người lớn ở trong nhà nhìn lóang thóang cũng ới theo hello. Thậm chí có các chú chạy xe theo một đọan nhìn ngắm mình rất lâu vậy mà lúc qua mặt cũng quay qua cười toe tóet miệng chào hello.

Có khi đi qua mấy cái trường học, một đứa học sinh reo lên hello. Cả đám quay lại hò theo hello. Rồi chắc là cả sân trường cùng đồng thanh hello. Những lúc như vậy mình chỉ biết vẫy tay chào lại chứ không biết phải chào lại bằng tiếng gì. Nghĩ buồn cười. Nhìn mình tóc đen mũi tẹt da đen thui vậy mà sao hầu hết mọi người nhìn mình đều cho rằng mình là người nước ngòai.

Hôm đạp về Hà Tiên, vừa tới cầu Tô Châu thấy cảnh đẹp dừng lại đang ngắm nghía định chụp vài tấm hình thì có một cậu thanh niên trờ xe máy tới. Hello, you need hotel. Go with me.. I have hotel.. bla.. bla.. hắn chìa ra tấm danh thiếp của một cái khách sạn nói nhăn nói cụi chả đâu trúng đâu. Mình thì đang lo tìm góc để bấm máy nên cũng chẵng muốn trả lời. Một hồi sau quay lại, hắn vẫn đứng đó. Mình lên tiếng, “Khách sạn hả”. Cu cậu tròn mắt nhe răng cười, ủa, anh người Việt hả, vậy mà nãy giờ em tưởng Hàn Quốc. Bó tay. Hôm đó mình ở ks của cậu ấy giới thiệu. khá tốt, giá hợp lý. Vì là ks nhà cậu ấy thật nên không phải mất tiền cò. Cậu ấy còn nói em làm khách sạn sáu năm rồi gặp Tây đi du lịch xe đạp nhiều lắm nhưng lần đầu tiên thấy người Việt đạp xe như anh.

Hôm đạp qua Hòn Chông. Ghé vào một quán cơn bình dân. Mình nói rõ ràng cho một đĩa cơm cá, chai nước không độ. Bà chủ quán đem ra đúng như yêu cầu. Ăn xong mình quay qua hỏi đường hỏi xá. Nói chuyện qua lại một hồi, tới lúc gần đi bà chủ quán hỏi mình một câu: vậy cậu là người nước nào mà biết nói tiếng Việt rành quá vậy? trời.. té ghế. Có lần ghé vào một quán nước. Cô chủ quán nhìn mình từ đầu tới chân ấp a ấp úng rồi chạy vù vào trong nhà. Mình cứ tưởng mặt mình đi đường nhem nhuốc giống ông kẹ nên cô ấy sợ bỏ chạy. Một phút sau cô ta chay ra lôi theo cậu em. “mày nói đi, hỏi ổng uống gì dùm tao coi” – cô ta nói với cậu em. Thì ra hổng phải cô ta sợ mà cô ta nghĩ mình không biết nói tiếng việt. hơ.. hơ..

Chuyện cái đầu gối: quyết định thực hiện những chuyến du lịch bằng xe đạp mình đã có sự chuẩn bị kỹ càng. Từ việc ráp xe, tập luyện thể lực cho tới việc học cách sửa chửa xe phải có hơn một năm. Mọi chuyện đều diễn ra như kế họach thì đùng một cái, cách đây độ năm tháng cái đầu gối trái mình có vấn đề. Đau, rất đau, mỗi lần tập đạp vài chục cây số là cái gối hành hạ mình.

Có lúc đau quá mình phải đạp 1 chân để lết về nhà. Chỉnh yên, chỉnh giầy chỉnh cách đạp đủ kiểu không hiệu quả. Mỗi lần như vậy phải nghỉ đạp cả tuần. Đi khám tây y, rồi đông y, rồi chấn thương chỉnh hình các lọai cũng không trị được tận gốc. Bác sĩ nào cũng khuyên nên nghỉ đạp một thời gian còn nếu không hết thì không nên đạp xe đạp nữa. Buồn, buồn lắm. bao nhiêu dự định, bao nhiêu kế họach thậm chí có thể gọi là ước mơ có thể không bao giờ thực hiện được. Nghỉ không đạp hơn một tháng cái gối không còn đau nữa nhưng không biết đạp lại nó có đau không.

Trước chuyến đi mình không dám tập những bài đi dài như trước (thường buổi tập mình từ 60-80km) mà chỉ tập những buổi chừng 30km trở lại. Thấy có vẻ êm mình quyết định thực hiện chuyến đi này luôn coi như là một phép thử. Ai dè, như trong nhật ký mọi người cũng biết, mới chỉ 40km đầu tiên cái đầu gối lại tái phát.

Nhưng đây cũng là một cơ may, nhờ không bỏ cuộc nên mình hiểu được cái gối mình hơn. Ba chặng đầu là một cực hình. Nhưng sau đó gối mình mỗi ngày một khá hơn và đến cuối cuộc hành trình mình gần như quên đi rằng cái gối mình đã từng bi đau ntn. Về nhà nghỉ gần nữa tháng không đạp cứ nghĩ đầu gối không còn đau nữa vậy mà khi đạp lại nó lại đau. Thế mới chán. Qua hôm sau gối đau vẫn lên xe đạp, rồi những ngày sau nữa tiếp tục đạp cuối cùng mình nghiệm ra rằng càng đạp thường xuyên, đau cũng phải đạp thì đầu gối sẽ hết đau. Bệnh lạ.

VictorPhung - Forum Phuot.com
Du lịch, GO!

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống