Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 6 October 2011

Đi qua chiếc cầu gỗ được công nhận là dài nhất Việt Nam, bạn sẽ bắt gặp một quần thể thạch nhũ kỳ ảo đẹp đến mê hoặc giữa không gian khoáng đạt, chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh. 

< Đường xuống hang theo cầu thang gỗ sâu 70 mét.

Không phải ngẫu nhiên Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam đã công bố và xác lập động Thiên Đường đạt 2 kỷ lục: Cầu gỗ dài nhất (hệ thống hành lang đường dẫn trong hang động Thiên Đường được làm bằng chất liệu gỗ Táu có chiều dài gần 1.000m, chiều rộng 2,1m) và động khô dài có hệ thống thạch nhũ độc đáo nhất...

... mà chính vì Quảng Bình là vùng đất mà Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá là “địa phương có hệ thống hang động mang giá trị hàng đầu thế giới” cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển du lịch.

< Cây cổ thụ hóa thạch nằm trên độ cao 210 mét so với mặt biển, tạo thành cửa hang độc đáo.

< Toàn cảnh hang số 2 với vô số thạch nhủ muôn hình vạn trạng.

Vượt qua chặng đường dài 2 km dưới tán rừng hàng trăm năm tuổi, những cây cổ thụ thẳng ngọn che khuất ánh nắng, bạn sẽ đặt chân tới dãy núi đá vôi sừng sững.

< Nhiều cụm thạch nhủ tạo thành một bức tranh hoành tráng.

Từ đây, tiếp tục leo 524 bậc thang thoai thoải là đến cây cổ thụ hóa thạch bên vách đá, trông xa như hang động nhỏ đã có niên đại hàng ngàn năm về trước.
< Thạch nhủ từ trẩn hang trổ xuống tạo hình hoa lá độc đáo.

Điều kỳ lạ, trên thân cây hóa thạch hiện nay có khá nhiều loại thực vật sống ký sinh, đáng kể là dương xỉ cổ đại.
< Khối thạch nhủ tựa chuông đồng khổng lồ.

Theo lối rẽ phải khoảng 20 mét, bạn đến cửa động Thiên Đường, vốn là vòm hang thấp lè tè chỉ vừa đủ cho hai người đi lại.
< Thạch nhũ mọc lên chen chút khiến vách núi hai bên như khép hẹp dần.

Tiếp đến một cầu thang gỗ dẫn xuống nền hang cách cửa động khoảng 70 mét, đồng thời không gian bỗng mở ra ba hang khô rộng mênh mông, được chia cắt bởi những khối thạch nhũ mọc lên chen chúv khiến vách núi hai bên như khép hẹp dần.

< Cây hoa huệ, một tác phẩm độc đáo trong hang 3.

Nếu hang thứ nhất chung quanh toàn những lớp trầm tích và đá tảng nằm ngổn ngang thì hang thứ hai gồm vô số những cụm thạch nhũ nguyên thủy tạo thành một bức tranh khổng lồ, kỳ vỹ.

Còn hang thứ ba, là những khối thạch nhũ tạo hình đặc sắc nằm riêng lẻ như một bảo tàng điêu khắc, có một không hai.
< Nhà rông Tây Nguyên được thiên nhiên điêu khắc trải qua hàng trăm triệu năm.

Động Thiên Đường dài 31 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100 mét, từ nền hang lên tới trần động cao 60 đến 80 mét, được Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh khám phá từ năm 2005 với sự giúp sức, dẫn đường của ông Hồ Khanh, một người xuất thân là dân đi tìm trầm hiện sinh sống tại Xuân Sơn - Bố Trạch - Quảng Bình, nhưng rất đam mê khám phá, thám hiểm.
< Nhũ đá tiếp tục tạo hình.


Vì quần thể thạch nhũ kỳ ảo đẹp đến mê hoặc giữa không gian khoáng đạt, chẳng khác chốn bồng lai tiên cảnh nên ngay từ đầu các nhà thám hiểm đặt tên là Thiên Đường.

Du lịch, GO! - Theo VNN

Wednesday, 5 October 2011

Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết cơ quan này cùng UBND TP Vũng Tàu và các ngành chức năng đã thống nhất công khai tên, địa chỉ của bảy quán ăn từng bị xử lý về hành vi “chặt chém” du khách hoặc cơ quan chức năng đã nhận được phản ảnh của du khách.

Những quán ăn du khách “cần lưu ý” gồm: Phượng Vĩ (Tùng Ngọc Thủy cũ - 113 Hoàng Hoa Thám), Du Thuyền (Thủy Ngọc Thủy cũ - 73 Hoàng Hoa Thám), Hải Nam (Ốc Biển cũ - 127 Hoàng Hoa Thám), Hiệp Ký I (195 Hoàng Hoa Thám), Như Ý (306 Phan Chu Trinh), Hoa Ban Đỏ (Song Thịnh cũ - 97 Võ Thị Sáu) và Tây Hồ Thủy Tạ (159 Võ Thị Sáu).

Trước đó, hôm 4-10, các ngành chức năng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và UBND TP Vũng Tàu đã lần lượt tổ chức họp, bàn các biện pháp nhằm “làm sạch những con đường chặt chém”. Đại diện các sở, ngành và UBND TP Vũng Tàu khẳng định thủ đoạn của các quán ăn nói trên là niêm yết giá một đằng bán một nẻo, đăng ký giá bán với cơ quan quản lý cao hơn nhiều lần để dễ bề “chặt chém” mà không bị xử lý. Ngoài ra, các quán ăn này còn có hành vi gian lận trong cân, đếm.

< Quán Hiệp Ký I và quán Phượng Vĩ (Tùng Ngọc Thủy trước đây) trên đường Hoàng Hoa Thám - hai trong bảy quán nằm trong danh sách “đen”.

Trong khi đó, theo nhiều thực khách phản ảnh, họ còn bị một trong những quán ăn trên “gài bẫy” như: thực khách chỉ gọi tôm bình thường nhưng lại đưa ra tôm hùm buộc họ phải ăn, khi tính tiền lẩu hải sản lấy cao gấp nhiều lần giá ghi trong thực đơn rồi nói rằng đó chỉ là giá “nước lẩu”, khi du khách cự nự lại thì nhân viên quán ra mặt đe dọa...

Các ngành chức năng của tỉnh và TP sẽ triển khai một loạt biện pháp khác như: dựng panô ghi điện thoại đường dây “nóng” ở những điểm gần các quán nằm trong danh sách “đen”; công bố những địa chỉ có uy tín; rà soát giá kê khai của các quán ăn và điều chỉnh cho hợp lý để cơ quan thuế truy thu nếu bán giá cao.

Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải tỉnh sẽ yêu cầu các hãng taxi chấn chỉnh tư cách đạo đức của tài xế để họ không giới thiệu và chở khách vào những quán “chặt chém”. Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu cũng mong các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông nên đăng công khai tên, địa chỉ quán để du khách và mọi người cảnh giác...

Về phía TP Vũng Tàu, trong vài ngày tới UBND các phường có quán ăn lấy giá cao sẽ mời các chủ quán lên làm việc để buộc làm cam kết, răn đe.

Sáng 5-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Hường, giám đốc Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết thêm để giải quyết tận gốc vấn đề, cuối tháng 10 này sở sẽ tổ chức lớp học về đạo đức trong kinh doanh cho các chủ nhà hàng, quán ăn tại Vũng Tàu nhằm nâng cao ý thức của các chủ quán ăn để họ thay đổi hành vi và làm cho tất cả quán ăn ở Vũng Tàu đều ngon, giá cả hợp lý, không ai bị “chặt chém”.

“Sau khi triển khai các biện pháp trên, nếu phát hiện cơ sở nào vi phạm dù nhỏ cũng kiên quyết rút giấy phép, đình chỉ kinh doanh” - bà Trương Thị Hường, phó chủ tịch UBND TP Vũng Tàu, nói. Bà cũng khẳng định: “Quán ăn nào vi phạm nhiều lần sẽ chuyển hồ sơ để cơ quan pháp luật xem xét truy tố”.

Du lịch, GO! - Theo Tuoitre
Nếu có ai hỏi: mảnh đất sơn cước đó có gì mà mê mải đến vậy? Tôi sẽ không ngần ngại rằng, tôi yêu tất cả những gì thuộc về nơi đó.

< Sơn Vỹ, mảnh đất vùng sâu và xa nhất của tỉnh Hà Giang.

Tôi yêu những phút chạy xe đuổi theo ánh nắng chiều hoàng hôn tắt sau núi, yêu những con đường như sợi chỉ vắt ngang lưng trời, yêu những đứa bé lem luốc bùn đất, yêu những nụ cười con trẻ, yêu những trầm ngâm tuổi già, yêu phiên chợ buổi sáng, yêu những buổi tối bên ánh lửa nhà vách đất, yêu cái không khí miền biên viễn.

< Vắt vẻo nơi lưng chừng trời.

Sơn Vỹ, một xã thuộc huyện Mèo Vạc – Hà Giang, con đường loằng ngoằng vô cùng, có đoạn dường như sát sạt sang cả biên giới Trung Quốc, chỉ vài bước chân là đã thấy sát biên, nơi khó khăn và xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang.

< Đi mãi cũng trở thành đường.

Con đường ngoằn nghèo mà dân ở đây gọi là dốc Há mồm, chúng tôi vào Sơn Vĩ theo hướng mà cột mốc đường chỉ là Xín Cái.

< Từ con đèo Mã Phì Lèng, con đường song song với dòng Nho Quế biếc xanh.

Khen cho ai khéo vẽ những nét đường như thế, như hướng thẳng lên trời, bà con dân tộc đi mãi rồi thành đường.

< Dòng sông Nho Quế muôn đời vẫn thế!

< Hạt ngô làm thức ăn, nấu rượu, làm mèn mén...

Nơi miền cao nguyên núi đá này, bạn sẽ gặp rất nhiều những nương ngô trên triền núi.

< Những thân ngô trở thành chất đốt.

Từ những hốc đá tai mèo khô khốc, những hốc đá bị bào mòn bởi thời gian, bà con lấy các dụng cụ làm sâu thêm một chút cho đúng là một cái hốc, rồi gùi từng gùi đất đổ đầy các hốc, gieo những hạt ngô tốt nhất, rồi lại gùi từng gùi nước từ dòng Nho Quế lên để tưới, ấy là lúc còn non.

Mà cũng lạ kỳ, từ đó không chăm sóc, không phân bón mà cây ngô cứ lớn như thổi, ra hoa rồi kết hạt.

< Nơi cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.

Dường như cỏ cây nơi đây cũng hiểu được phần nào cái nhọc nhằn của miền cao nguyên sơn cước khô cằn. Hiểu cái vất vả mệt nhọc cho cái cuộc sống nơi lừng chừng trời.

< Nhưng niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn vẫn rạng ngời trên gương mặt bé thơ.

Ở đâu có một chút đất là sẽ được làm ruộng bậc thang để cấy lúa, ruộng bậc thang ở Sơn Vĩ không nhiều, không hùng vĩ như Mù Cang Chải, Y Tý… mà chỉ thấp thoáng lọt thỏm giữa những nương ngô trên núi đá vôi. Mong cho thời tiết luôn thuận hòa, những vụ mùa luôn bội thu, cho bớt cái vất vả, khổ nghèo.

< Và những chuyến đi khiến lớp trẻ thêm hiểu và yêu hơn những mảnh đất quê hương.

Người trong Sơn Vỹ đi lại chủ yếu bằng chính đôi chân của mình, vượt qua những ngọn núi này đến ngọn núi kia để xuống chợ, để đi làm nương làm rẫy. Nhà nào có của ăn của để thì sắm được cái xe máy Win cho người đàn ông trong nhà đi, nhưng cũng ít lắm, bạn sẽ gặp rất nhiều những cảnh như thế này, đôi chân của núi rừng.

Tạm biệt Sơn Vỹ, những cái bắt tay thật chặt, những câu chào vội vã, những lời hứa sẽ trở lại, những nỗi niềm về mảnh đất nơi biên viễn này cứ quấn lấy chúng tôi. Rời Sơn Vỹ trong ánh nắng của buổi chiều tà, buổi chiều biên giới đẹp đến nao lòng.

Du lịch, GO! Theo Afamily

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống