Nếu có ai hỏi: mảnh đất sơn cước đó có gì mà mê mải đến vậy? Tôi sẽ không ngần ngại rằng, tôi yêu tất cả những gì thuộc về nơi đó.
< Sơn Vỹ, mảnh đất vùng sâu và xa nhất của tỉnh Hà Giang.
Tôi yêu những phút chạy xe đuổi theo ánh nắng chiều hoàng hôn tắt sau núi, yêu những con đường như sợi chỉ vắt ngang lưng trời, yêu những đứa bé lem luốc bùn đất, yêu những nụ cười con trẻ, yêu những trầm ngâm tuổi già, yêu phiên chợ buổi sáng, yêu những buổi tối bên ánh lửa nhà vách đất, yêu cái không khí miền biên viễn.
< Vắt vẻo nơi lưng chừng trời.
Sơn Vỹ, một xã thuộc huyện Mèo Vạc – Hà Giang, con đường loằng ngoằng vô cùng, có đoạn dường như sát sạt sang cả biên giới Trung Quốc, chỉ vài bước chân là đã thấy sát biên, nơi khó khăn và xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang.
< Đi mãi cũng trở thành đường.
Con đường ngoằn nghèo mà dân ở đây gọi là dốc Há mồm, chúng tôi vào Sơn Vĩ theo hướng mà cột mốc đường chỉ là Xín Cái.
< Từ con đèo Mã Phì Lèng, con đường song song với dòng Nho Quế biếc xanh.
Khen cho ai khéo vẽ những nét đường như thế, như hướng thẳng lên trời, bà con dân tộc đi mãi rồi thành đường.
< Dòng sông Nho Quế muôn đời vẫn thế!
< Hạt ngô làm thức ăn, nấu rượu, làm mèn mén...
Nơi miền cao nguyên núi đá này, bạn sẽ gặp rất nhiều những nương ngô trên triền núi.
< Những thân ngô trở thành chất đốt.
Từ những hốc đá tai mèo khô khốc, những hốc đá bị bào mòn bởi thời gian, bà con lấy các dụng cụ làm sâu thêm một chút cho đúng là một cái hốc, rồi gùi từng gùi đất đổ đầy các hốc, gieo những hạt ngô tốt nhất, rồi lại gùi từng gùi nước từ dòng Nho Quế lên để tưới, ấy là lúc còn non.
Mà cũng lạ kỳ, từ đó không chăm sóc, không phân bón mà cây ngô cứ lớn như thổi, ra hoa rồi kết hạt.
< Nơi cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.
Dường như cỏ cây nơi đây cũng hiểu được phần nào cái nhọc nhằn của miền cao nguyên sơn cước khô cằn. Hiểu cái vất vả mệt nhọc cho cái cuộc sống nơi lừng chừng trời.
< Nhưng niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn vẫn rạng ngời trên gương mặt bé thơ.
Ở đâu có một chút đất là sẽ được làm ruộng bậc thang để cấy lúa, ruộng bậc thang ở Sơn Vĩ không nhiều, không hùng vĩ như Mù Cang Chải, Y Tý… mà chỉ thấp thoáng lọt thỏm giữa những nương ngô trên núi đá vôi. Mong cho thời tiết luôn thuận hòa, những vụ mùa luôn bội thu, cho bớt cái vất vả, khổ nghèo.
< Và những chuyến đi khiến lớp trẻ thêm hiểu và yêu hơn những mảnh đất quê hương.
Người trong Sơn Vỹ đi lại chủ yếu bằng chính đôi chân của mình, vượt qua những ngọn núi này đến ngọn núi kia để xuống chợ, để đi làm nương làm rẫy. Nhà nào có của ăn của để thì sắm được cái xe máy Win cho người đàn ông trong nhà đi, nhưng cũng ít lắm, bạn sẽ gặp rất nhiều những cảnh như thế này, đôi chân của núi rừng.
Tạm biệt Sơn Vỹ, những cái bắt tay thật chặt, những câu chào vội vã, những lời hứa sẽ trở lại, những nỗi niềm về mảnh đất nơi biên viễn này cứ quấn lấy chúng tôi. Rời Sơn Vỹ trong ánh nắng của buổi chiều tà, buổi chiều biên giới đẹp đến nao lòng.
Du lịch, GO! Theo Afamily
< Sơn Vỹ, mảnh đất vùng sâu và xa nhất của tỉnh Hà Giang.
Tôi yêu những phút chạy xe đuổi theo ánh nắng chiều hoàng hôn tắt sau núi, yêu những con đường như sợi chỉ vắt ngang lưng trời, yêu những đứa bé lem luốc bùn đất, yêu những nụ cười con trẻ, yêu những trầm ngâm tuổi già, yêu phiên chợ buổi sáng, yêu những buổi tối bên ánh lửa nhà vách đất, yêu cái không khí miền biên viễn.
< Vắt vẻo nơi lưng chừng trời.
Sơn Vỹ, một xã thuộc huyện Mèo Vạc – Hà Giang, con đường loằng ngoằng vô cùng, có đoạn dường như sát sạt sang cả biên giới Trung Quốc, chỉ vài bước chân là đã thấy sát biên, nơi khó khăn và xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang.
< Đi mãi cũng trở thành đường.
Con đường ngoằn nghèo mà dân ở đây gọi là dốc Há mồm, chúng tôi vào Sơn Vĩ theo hướng mà cột mốc đường chỉ là Xín Cái.
< Từ con đèo Mã Phì Lèng, con đường song song với dòng Nho Quế biếc xanh.
Khen cho ai khéo vẽ những nét đường như thế, như hướng thẳng lên trời, bà con dân tộc đi mãi rồi thành đường.
< Dòng sông Nho Quế muôn đời vẫn thế!
< Hạt ngô làm thức ăn, nấu rượu, làm mèn mén...
Nơi miền cao nguyên núi đá này, bạn sẽ gặp rất nhiều những nương ngô trên triền núi.
< Những thân ngô trở thành chất đốt.
Từ những hốc đá tai mèo khô khốc, những hốc đá bị bào mòn bởi thời gian, bà con lấy các dụng cụ làm sâu thêm một chút cho đúng là một cái hốc, rồi gùi từng gùi đất đổ đầy các hốc, gieo những hạt ngô tốt nhất, rồi lại gùi từng gùi nước từ dòng Nho Quế lên để tưới, ấy là lúc còn non.
Mà cũng lạ kỳ, từ đó không chăm sóc, không phân bón mà cây ngô cứ lớn như thổi, ra hoa rồi kết hạt.
< Nơi cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.
Dường như cỏ cây nơi đây cũng hiểu được phần nào cái nhọc nhằn của miền cao nguyên sơn cước khô cằn. Hiểu cái vất vả mệt nhọc cho cái cuộc sống nơi lừng chừng trời.
< Nhưng niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn vẫn rạng ngời trên gương mặt bé thơ.
Ở đâu có một chút đất là sẽ được làm ruộng bậc thang để cấy lúa, ruộng bậc thang ở Sơn Vĩ không nhiều, không hùng vĩ như Mù Cang Chải, Y Tý… mà chỉ thấp thoáng lọt thỏm giữa những nương ngô trên núi đá vôi. Mong cho thời tiết luôn thuận hòa, những vụ mùa luôn bội thu, cho bớt cái vất vả, khổ nghèo.
< Và những chuyến đi khiến lớp trẻ thêm hiểu và yêu hơn những mảnh đất quê hương.
Người trong Sơn Vỹ đi lại chủ yếu bằng chính đôi chân của mình, vượt qua những ngọn núi này đến ngọn núi kia để xuống chợ, để đi làm nương làm rẫy. Nhà nào có của ăn của để thì sắm được cái xe máy Win cho người đàn ông trong nhà đi, nhưng cũng ít lắm, bạn sẽ gặp rất nhiều những cảnh như thế này, đôi chân của núi rừng.
Tạm biệt Sơn Vỹ, những cái bắt tay thật chặt, những câu chào vội vã, những lời hứa sẽ trở lại, những nỗi niềm về mảnh đất nơi biên viễn này cứ quấn lấy chúng tôi. Rời Sơn Vỹ trong ánh nắng của buổi chiều tà, buổi chiều biên giới đẹp đến nao lòng.
Du lịch, GO! Theo Afamily
0 comments:
Post a Comment