Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 7 October 2011

Trên đường đi du lịch bạn có thể bắt gặp những biển báo địa danh khiến bất kỳ người nào vừa trông thấy cũng phải bật cười sảng khoái.

< Cầu Xẻo Bướm thuộc địa giới xã Đông Thái (tỉnh Kiên Giang) trên đường đi Cà Mau. 

Tương truyền, cây cầu được dân làng chung quanh hai bên đặt tên Xẻo Bướm nhằm nhắc nhở các cô gái sau này hãy bớt chơi bời sa đọa...
Bởi xưa kia, có một gia đình gồm cha già và con gái đang tuổi cập kê sống ở một xóm nghèo bên này cầu - vùng nghèo khó và không có gì vui chơi giải trí; còn ngược lại với bên kia cầu là nơi đông đúc, nhộn nhịp với những màn vui đùa hấp dẫn của các cô cậu nam thanh nữ tú.

Cô gái hàng đêm đã trốn cha sang đấy vui chơi thâu đêm suốt sáng, dù người cha đã cố sức ngăn cản để hạn chế con gái yêu của mình, nhưng cô vẫn chứng nào tật đó.
Một hôm, người cha quá tức giận, mới phán: "Mày còn sang đấy chơi nữa là tao sẽ xẻo... mày". Cô gái nghe vậy, sợ quá và trốn biệt sang bên kia cầu vui chơi, rồi ở lại đó luôn, chẳng dám trở về nữa, khiến người cha ngày đêm trông ngóng và sau đó, chết dần mòn...

Tuy nhiên, theo người dân địa phương, địa danh này bắt nguồn từ cây cầu bắc qua con xẻo có tên Bướm.

< Cầu Khe Bướm thuộc xã Hương Thọ (Hương Trà, Thừa Thiên Huế).
< Cầu Tắt Bướm ở Sóc Trăng.
< Cầu Cu nằm trên địa giới Quốc lộ 32A - là tuyến đường đi qua 4 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu. Toàn tuyến dài 417 km.
< Cầu Ồ Ồ nằm trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).
< Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, là ranh giới của 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên.

Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam; là ranh giới của 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo dài 7 km, từ Km 1.243 đến Km 1.250, độ cao của đỉnh đèo là 245 m, độ dốc 9%. 

< Cầu Rạch Chim.

Về địa lý, đèo là tuyến đường bộ đi qua một trong những nhánh đâm ra biển của dãy Trường Sơn Nam. Trước đây, khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên.
Do đường dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao, nên đoạn đèo này rất dễ gây ra tai nạn giao thông.

< Cầu Lòn có tên gọi là Cầu Làng Rào. Đó là cầu dẫn vào xóm Xuân Giang nay hay gọi cầu là cầu Lòn (vì phải chui lòn) và Xóm đã mất tên khi cùng Thôn Dương Xuân nhập vào Phường Đúc.
< Đường Wừu ở Pleiku - Gia Lai.
Du lịch, GO! - Theo báo Datviet và nhiều nguồn khác
Tại làng Quang Lang, xã Thụy Hải ( Thái Thụy) có cụm di tích tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng là miếu Ba Thôn-chùa Hưng Quốc. Từ bao đời nay, nhân dân nơi đây vẫn lưu truyền, tổ chức được nhiều lễ hội độc đáo: vào cuối tháng Giêng có hội Rước nước cầu vọng, trung tuần tháng Hai có hội Vật trâu, trung tuần tháng Bảy có hội Rước nước gắn với tục tế lễ, thờ cúng ngày sinh, ngày hoá của Thành hoàng làng. Đặc biệt, vào ngày 14 tháng Tư ( Âm lịch) hàng năm, diễn ra lễ hội ông Đùng bà Đà rất đặc sắc gắn liền với sự tích về bà Chúa Muối sinh ra ở vùng quê ven biển này.

Hiện nay, ngôi đền thờ bà Chúa Muối  nằm trong cụm di tích miếu Ba Thôn-chùa Hưng Quốc. Theo sách xưa chép lại: bà có tên thật là Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh, sinh năm Canh Thìn (1280) tại trang Quang Lang, huyện Thụy Vân, phủ Thái Bình (nay là xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình) trong một gia đình làm nghề muối.

Từ thủa nhỏ, bà đã có tài mạo khác thường, chăm học sách vở, rất mực thông minh,  càng lớn càng xinh đẹp, tính hạnh đoan trang, học rộng, biết nhiều. Thấy việc làm muối quá vất vả, học xong Nguyệt Ảnh thường ra đồng giúp bố mẹ, nhưng mỗi khi bà ra ruộng thì mây đen kéo đến che rợp cả một vùng trời. Những người bạn điền đều kêu ca cho rằng không có lợi, vì thế dân làng đã đóng cho bà một chiếc thuyền mang muối đi bán ở các vùng quê xa.

Một ngày, thuyền của Nguyệt Ảnh đến đậu ở bến sông gần kinh thành Thăng Long, gặp thuyền quan quân đi qua. Thấy có đám mây đẹp lạ, bay lởn vởn trên nóc thuyền buôn muối, quan quân lập tức chèo thuyền đến gần xem sao thì thấy trong thuyền có người con gái nhan sắc như hoa, tóc mây, mắt phượng, môi son, mình ngọc đoan trang, phong thái dịu dàng khác người thường nhiều vẻ liền lập tức tâu với vua Trần Anh Tông. Trông thấy Nguyệt Ảnh, lòng vua rất yêu mến liền truyền mở yến tiệc ăn mừng, sắm sửa lễ rước vào cung lập làm Cung phi thứ ba. ở trong cung, bà được vua Trần Anh Tông rất sùng ái, ít lâu sau thì mang thai. Nhưng thai nhi đã qua 9 tháng 10 ngày mà vẫn không sinh đẻ được, vua Trần liền cho rước bà về quê ngoại tại Quang Lang, hi vọng chút khí biển mát lành may ra cứu vớt được Cung phi và thai nhi.

Chúa về đến nhà, cha mẹ rất đỗi vui mừng nhưng không lâu sau bà bị bệnh nặng, thuốc uống không đỡ, cầu cúng không thấy hiệu. Thấy Chúa chiều nào cũng ngồi bên cửa sổ nhìn ra cánh đồng muối của làng, lũ trẻ mục đồng hò nhau lấy bồ cỏ làm người nộm vây quanh nhảy múa để Chúa vơi bớt nỗi buồn. Nhìn lũ trẻ nhảy múa rất vui, Chúa nhếch mép cười rồi qua đời, hôm ấy vào ngày 14 tháng Tư năm Mậu Tuất. Nhà vua hay tin rất luyến tiếc, xót thương đã sắc phong làm phúc Thần, người dân sở tại lập đền thờ Chúa để nhắc nhở con cháu đời sau tưởng nhớ công lao của bà.

Theo lời ông Lê Minh Tụ, bí thư chi bộ thôn Quang Lang Đoài, trưởng ban điều hành làng Quang Lang:  từ bao đời nay, hàng năm cứ vào ngày 14 tháng Tư (âm lịch) người dân trong làng lại tổ chức lễ hội tại đền thờ Bà Chúa Muối hay còn gọi là lễ hội ông Đùng bà Đà. Dù bận mải bất kỳ công việc gì, ra khơi đánh bắt hải sản hay đi làm ăn xa, những người con  quê hương vẫn thu xếp công việc trở về chăm lo việc làng. Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: dâng hương, diễu hành rước Chúa, ăn cơm chay, văn nghệ, các trò chơi dân gian và không thể thiếu được lễ rước ông Đùng và phá Đùng.

Trước ngày hội làng, người dân Quang Lang chuẩn bị cho tục múa ông Đùng bà Đà khá công phu. Họ lấy nia vẽ mặt ông Đùng bà Đà, rồi làm thân ông bà bằng những rọ tre đan sơ sài theo kiểu mắt cáo, thân hình cao từ 1,2 đến 1,5m, đường kính phía dưới rộng đủ cho một người chui vào. Ngoài ra còn có một số hình nộm trẻ con, có trai có gái tượng trương cho con cái của ông Đùng bà Đà. Trên tai của bà Đùng và con gái được đeo hoa mò màu đỏ, dân làng Quang Lang vẫn gọi là hoa ông Đùng.

Sáng sớm ngày 14/4, các thôn trong làng mang hình nộm ông Đùng bà Đà vào đền thờ bà Chúa Muối để tiến hành các nghi thức lễ dâng hương nghiêm trang, thành kính, sau đó diễu hành rước Chúa. Đoàn rước gồm hàng nghìn người ăn mặc chỉnh tề, mang theo cờ Tổ quốc, tượng Bác Hồ, kiệu Thánh, kiệu Mẫu, có cả các đội múa Lân, múa Rồng, đội mõ, trống phách theo sau…. đi vòng quanh làng, kéo dài mấy cây số. Tại tất cả đầu ngõ, người dân đều bày lễ trên bàn cao để cúng vọng cầu Chúa phù hộ một năm làm ăn may mắn. Lễ rước ông Đùng và phá Đùng thường thường diễn ra vào xẩm tối ngày 14/4. Dân làng quây kín trước cửa đền để xem người lớn vào vai ông Đùng bà Đà, trẻ con đóng Đùng con cùng nhảy múa. Khi múa, các hình nộm lúc thì nghiêng ngả, hết quay sang phải rồi lại quay sang trái, cho ông bà có cơ hội bày tỏ tình cảm với nhau. Các vai ông Đùng bà Đà phải phối hợp sao cho có những lần giáp mặt, thân chập vào nhau. Người làng Quang Lang giải thích: đó là lúc ông bà "ăn nằm" với nhau.

Trong lúc múa, người ta xướng vang những câu ca tụng công đức của bà Chúa Muối như: " Lạy chúa! Muối của Chúa năm nay được mùa lắm! lạy Chúa, lạy Chúa!". Sau đó, đoàn múa rời sân đền đi một vòng quanh làng, các Đùng con quấn quýt xung quanh bố mẹ. Dân làng nhộn nhịp theo sau, vừa đi vừa hát múa. Khi đoàn rước Đùng quay trở lại sân đền cũng là lúc phá Đùng, dân làng vội vã xô nhau vào để lấy một nan tre trên thân hình nộm ông bà. Tất cả mọi người ở Quang Lang đều quan niệm: nếu ai may mắn lấy được nan tre đem về gối đầu giường thì các cháu nhỏ ngủ khỏi giật mình, không bị bệnh tật, cắm vào ruộng, vườn thì cho cây sai quả, mang lên trên thuyền đi ra khơi thì sẽ đánh bắt được nhiều tôm cá….

Thụy Hải cũng là nơi duy nhất trong cả nước có phủ và đền thờ bà Chúa Muối. Trải qua mấy trăm năm nay, lễ hội ông Đùng bà Đà vẫn giữ nguyên được bản sắc độc đáo vốn có của nó. Đến ngày lễ hội, những người làm muối trên khắp cả nước cũng tìm về đây cùng dâng hương tỏ lòng thành kính đối với bà Chúa Muối và hoà mình trong lễ hội của quê hương. Lễ hội này đồng thời là nơi gửi gắm bao ước vọng của dân làng muối về sự sinh sôi, nảy nở, nó đã được lựa chọn, giới thiệu trong cuốn Những nền văn minh thế giới do Bộ Văn hoá Thông tin xuất bản năm 1996. Hiện nay, tại chùa Hưng Quốc vẫn còn lưu giữ được một tấm bia ghi lại lịch sử xây dựng chùa, nơi thờ của bà Chúa Muối và một sắc phong của vua Khải Định phong thần cho bà vào năm 1924.

Du lịch, GO! - Theo báo Tháibinh và nhiều nguồn khác

Thursday, 6 October 2011

Ai đã một lần lên Tây Nguyên, nghe tiếng cồng chiêng âm vang đầy huyền bí bên ánh lửa bập bùng giữa đại ngàn mới thấy được hết sức sống mãnh liệt và kỳ diệu của con người nơi đây. Chẳng thế mà có người đã ví, cồng chiêng là “linh hồn” của người Tây Nguyên.

< Nghệ nhân cồng chiêng Tây Nguyên.

Vậy là đã gần 6 năm kể từ ngày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (25/11/2005). Sáu năm là quãng thời gian chưa phải đã là dài, nhưng cũng không phải là quá ngắn, để chúng ta có được một cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn về di sản đặc biệt này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống ở Tây Nguyên đang có nhiều thay đổi lớn như hiện nay.

< Âm vang cồng chiêng Tây Nguyên.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc biệt này không ai khác chính là cư dân các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên như: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...

Từ xa xưa, những thanh âm trầm hùng, huyền bí của tiếng cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng tiếng cồng tiếng chiêng để diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, để nói lên khát vọng của con người...


< Các nghệ sĩ nhí của núi rừng Tây Nguyên.

Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các lễ hội trong năm của người Tây Nguyên, từ lễ mừng trẻ sơ sinh đến lễ cầu hồn cho người chết, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu... thậm chí chỉ là một buổi sinh hoạt văn hóa bình thường của dân bản cũng đều có tiếng cồng, tiếng chiêng.
Chính vì vậy, văn hóa cồng chiêng từ lâu đã ăn sâu vào máu thịt của người Tây Nguyên, nó đi vào mọi ngóc ngách của đời sống tinh thần, hiện diện cả trong những bản trường ca hùng tráng mang đậm tính chất sử thi của người Tây Nguyên.

Trong những bản trường ca ấy, tiếng cồng chiêng được mô tả một cách huyền bí và đầy quyền năng rằng: “Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San...”.


< Giàn cồng chiêng của người Tây Nguyên.

Huyền bí là thế, thiêng liêng là thế, và gắn bó lâu đời là thế… nhưng cũng có lúc người Tây Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung vẫn canh cánh nỗi lo “chảy máu” cồng chiêng. Sự “chảy máu” cồng chiêng ở Tây Nguyên là câu chuyện có thể xảy ra một khi những mặt trái của cuộc sống thời hiện đại tác động đến đời sống và lối suy nghĩ của con người nơi đây.

Việc cuộc sống khó khăn và nạn săn lùng cổ vật khiến cho người Tây Nguyên có thể phải bán đi những bộ chiêng quý của mình, và tình trạng lớp thanh niên sau này đang ngày một rời xa bộ môn nghệ thuật truyền thống của cha ông… chính là bài toán khó giải đối với những người làm công tác bảo tồn và quản lí văn hóa Việt Nam.

< Du khách nước ngoài khám phá nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên.

Để cho tiếng cồng chiêng còn mãi với núi rừng và không gian văn hóa cồng chiêng trường tồn mãi với đời sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, xứng đáng là di sản văn hóa của thế giới, người dân Tây Nguyên và các cơ quan chức năng đã phải làm rất nhiều việc. Trong đó có việc quan tâm đầu tư phát triển mạnh về kinh tế miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đời sống vật chất của người dân nơi đây thật sự được ấm no. Đẩy mạnh việc sưu tầm, bảo tồn những bài bản cồng chiêng quý, cũng như việc phát triển, quảng bá và xã hội hóa phong trào tìm hiểu, nghiên cứu và biểu diễn cồng chiêng trong cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên.

Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng ở Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng và vào các dịp hội hè. Nhờ đó mà du khách khắp nơi khi đến với Tây Nguyên vẫn được chìm đắm trong những thanh âm kì diệu của cồng chiêng Tây Nguyên giữa đại ngàn.

Du lịch, GO! - Theo báo ẢnhVN

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống