Ai đã một lần lên Tây Nguyên, nghe tiếng cồng chiêng âm vang đầy huyền bí bên ánh lửa bập bùng giữa đại ngàn mới thấy được hết sức sống mãnh liệt và kỳ diệu của con người nơi đây. Chẳng thế mà có người đã ví, cồng chiêng là “linh hồn” của người Tây Nguyên.
< Nghệ nhân cồng chiêng Tây Nguyên.
Vậy là đã gần 6 năm kể từ ngày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (25/11/2005). Sáu năm là quãng thời gian chưa phải đã là dài, nhưng cũng không phải là quá ngắn, để chúng ta có được một cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn về di sản đặc biệt này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống ở Tây Nguyên đang có nhiều thay đổi lớn như hiện nay.
< Âm vang cồng chiêng Tây Nguyên.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc biệt này không ai khác chính là cư dân các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên như: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...
Từ xa xưa, những thanh âm trầm hùng, huyền bí của tiếng cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng tiếng cồng tiếng chiêng để diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, để nói lên khát vọng của con người...
< Các nghệ sĩ nhí của núi rừng Tây Nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các lễ hội trong năm của người Tây Nguyên, từ lễ mừng trẻ sơ sinh đến lễ cầu hồn cho người chết, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu... thậm chí chỉ là một buổi sinh hoạt văn hóa bình thường của dân bản cũng đều có tiếng cồng, tiếng chiêng.
Chính vì vậy, văn hóa cồng chiêng từ lâu đã ăn sâu vào máu thịt của người Tây Nguyên, nó đi vào mọi ngóc ngách của đời sống tinh thần, hiện diện cả trong những bản trường ca hùng tráng mang đậm tính chất sử thi của người Tây Nguyên.
Trong những bản trường ca ấy, tiếng cồng chiêng được mô tả một cách huyền bí và đầy quyền năng rằng: “Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San...”.
< Giàn cồng chiêng của người Tây Nguyên.
Huyền bí là thế, thiêng liêng là thế, và gắn bó lâu đời là thế… nhưng cũng có lúc người Tây Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung vẫn canh cánh nỗi lo “chảy máu” cồng chiêng. Sự “chảy máu” cồng chiêng ở Tây Nguyên là câu chuyện có thể xảy ra một khi những mặt trái của cuộc sống thời hiện đại tác động đến đời sống và lối suy nghĩ của con người nơi đây.
Việc cuộc sống khó khăn và nạn săn lùng cổ vật khiến cho người Tây Nguyên có thể phải bán đi những bộ chiêng quý của mình, và tình trạng lớp thanh niên sau này đang ngày một rời xa bộ môn nghệ thuật truyền thống của cha ông… chính là bài toán khó giải đối với những người làm công tác bảo tồn và quản lí văn hóa Việt Nam.
< Du khách nước ngoài khám phá nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên.
Để cho tiếng cồng chiêng còn mãi với núi rừng và không gian văn hóa cồng chiêng trường tồn mãi với đời sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, xứng đáng là di sản văn hóa của thế giới, người dân Tây Nguyên và các cơ quan chức năng đã phải làm rất nhiều việc. Trong đó có việc quan tâm đầu tư phát triển mạnh về kinh tế miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đời sống vật chất của người dân nơi đây thật sự được ấm no. Đẩy mạnh việc sưu tầm, bảo tồn những bài bản cồng chiêng quý, cũng như việc phát triển, quảng bá và xã hội hóa phong trào tìm hiểu, nghiên cứu và biểu diễn cồng chiêng trong cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên.
Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng ở Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng và vào các dịp hội hè. Nhờ đó mà du khách khắp nơi khi đến với Tây Nguyên vẫn được chìm đắm trong những thanh âm kì diệu của cồng chiêng Tây Nguyên giữa đại ngàn.
Du lịch, GO! - Theo báo ẢnhVN
< Nghệ nhân cồng chiêng Tây Nguyên.
Vậy là đã gần 6 năm kể từ ngày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại (25/11/2005). Sáu năm là quãng thời gian chưa phải đã là dài, nhưng cũng không phải là quá ngắn, để chúng ta có được một cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn về di sản đặc biệt này, nhất là trong bối cảnh cuộc sống ở Tây Nguyên đang có nhiều thay đổi lớn như hiện nay.
< Âm vang cồng chiêng Tây Nguyên.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc biệt này không ai khác chính là cư dân các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên như: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...
Từ xa xưa, những thanh âm trầm hùng, huyền bí của tiếng cồng chiêng đã gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Người Tây Nguyên dùng tiếng cồng tiếng chiêng để diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, để nói lên khát vọng của con người...
< Các nghệ sĩ nhí của núi rừng Tây Nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các lễ hội trong năm của người Tây Nguyên, từ lễ mừng trẻ sơ sinh đến lễ cầu hồn cho người chết, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu... thậm chí chỉ là một buổi sinh hoạt văn hóa bình thường của dân bản cũng đều có tiếng cồng, tiếng chiêng.
Chính vì vậy, văn hóa cồng chiêng từ lâu đã ăn sâu vào máu thịt của người Tây Nguyên, nó đi vào mọi ngóc ngách của đời sống tinh thần, hiện diện cả trong những bản trường ca hùng tráng mang đậm tính chất sử thi của người Tây Nguyên.
Trong những bản trường ca ấy, tiếng cồng chiêng được mô tả một cách huyền bí và đầy quyền năng rằng: “Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam San...”.
< Giàn cồng chiêng của người Tây Nguyên.
Huyền bí là thế, thiêng liêng là thế, và gắn bó lâu đời là thế… nhưng cũng có lúc người Tây Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung vẫn canh cánh nỗi lo “chảy máu” cồng chiêng. Sự “chảy máu” cồng chiêng ở Tây Nguyên là câu chuyện có thể xảy ra một khi những mặt trái của cuộc sống thời hiện đại tác động đến đời sống và lối suy nghĩ của con người nơi đây.
Việc cuộc sống khó khăn và nạn săn lùng cổ vật khiến cho người Tây Nguyên có thể phải bán đi những bộ chiêng quý của mình, và tình trạng lớp thanh niên sau này đang ngày một rời xa bộ môn nghệ thuật truyền thống của cha ông… chính là bài toán khó giải đối với những người làm công tác bảo tồn và quản lí văn hóa Việt Nam.
< Du khách nước ngoài khám phá nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên.
Để cho tiếng cồng chiêng còn mãi với núi rừng và không gian văn hóa cồng chiêng trường tồn mãi với đời sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, xứng đáng là di sản văn hóa của thế giới, người dân Tây Nguyên và các cơ quan chức năng đã phải làm rất nhiều việc. Trong đó có việc quan tâm đầu tư phát triển mạnh về kinh tế miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đời sống vật chất của người dân nơi đây thật sự được ấm no. Đẩy mạnh việc sưu tầm, bảo tồn những bài bản cồng chiêng quý, cũng như việc phát triển, quảng bá và xã hội hóa phong trào tìm hiểu, nghiên cứu và biểu diễn cồng chiêng trong cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên.
Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng ở Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng và vào các dịp hội hè. Nhờ đó mà du khách khắp nơi khi đến với Tây Nguyên vẫn được chìm đắm trong những thanh âm kì diệu của cồng chiêng Tây Nguyên giữa đại ngàn.
Du lịch, GO! - Theo báo ẢnhVN
0 comments:
Post a Comment