Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 7 October 2011

Nhân chuyến công tác miền tây Quảng Trị, tôi được anh bạn "thổ địa" mời về nhà thăm chơi. Tiếp tôi với những món ăn đặc sản nơi đây, anh không quên giới thiệu từng món anh đã cất công làm.

Nào là cá suối (còn gọi cá mát) nướng chấm với muối sống (muối hạt), kẹp một ít rau rừng, món heo bản hong thịt vừa dai vừa bùi… Đặc biệt có một món mới nhìn qua tôi cứ tưởng mít trộn dưới xuôi nhưng không phải, đó là món gỏi măng mà chỉ mùa này mới có.
Vừa nhâm nhi, anh vừa thuyết trình về món gỏi măng mà tôi không ngừng thắc mắc vì cảm thấy quá ngon, quá thơm, định bụng lúc xong việc sẽ mua một ít măng về chế biến cho cả nhà ăn.

Mùa này ở đây mưa không thấy mặt trời, không khí mát mẻ. Măng rừng vào mùa mưa đâm mụt được các mẹ các chị người đồng bào thiểu số hái về bán rất nhiều ở các chợ, nhưng không phải loại nào cũng có thể làm gỏi được vì một số loại có vị đắng, mùi hăng.

Anh giải thích thêm chỉ loại măng trắng thân to bằng hai ngón tay làm gỏi mới ngon. Loại này có thể luộc lên bóc ra chấm muối ăn. Măng lúc ấy có mùi vị như ngô non, rất thơm và ngọt. Măng trắng sau khi mua về lột vỏ, luộc lên. sau đó xả lại bằng nước lạnh để măng giòn hơn khi ăn, rồi thái sợi để cho ráo nước. Khâu làm gia vị gồm: rau thơm, húng quế, rau mùi, hành tây, lá đinh lăng, tất cả băm nhỏ. Lạc rang giã nhỏ, rán thêm ít bì lợn thì càng tốt. Mọi thứ xong xuôi cho măng vào một cái bát lớn, trộn đều các gia vị với nhau. Thêm muối, bột ngọt, tiêu hạt, trái ớt mọi thứ thái chỉ cho đúng vị. Vậy là đã hoàn thành món gỏi măng.

Đặc điểm của món gỏi măng là ăn có vị cay, vị ngọt của măng, của hương vị núi rừng hòa quyện tạo nét độc đáo riêng biệt mà không món gỏi nào có được.

Món măng anh bạn tôi làm không có bì lợn rán nhưng tôi cảm thấy quá đủ rồi, quá ngon rồi. Ngon không chỉ bởi bàn tay khéo léo của anh mà còn vì tấm lòng hiếu khách anh gửi gắm vào trong đó.
Cảm ơn anh đã cho tôi một trải nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực nơi miền sơn cước này.

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
Nhà hát Thành Phố, bưu điện Trung Tâm, nhà thờ Đức Bà... là những công trình kiến trúc Pháp tuyệt đẹp và là những điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn.

Hội trường Thống Nhất

Hội trường Thống Nhất hay Dinh Ðộc Lập còn có các tên gọi khác như Dinh Norrodom, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Soái... do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế. Toà nhà được xây dựng từ năm 1968 đến năm 1989 thì hoàn thành. Kinh phí xây dựng tốn khoảng 4 triệu Frans vàng với phần lớn vật tư được chở từ Pháp sang.
Toàn bộ khuôn viên của dinh rộng khoảng 12h và được giới hạn bởi bốn con đường: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Du, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Thị Minh Khai.

Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng. Trong dinh có hơn 100 căn phòng được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng như phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...

Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu bằng các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm tranh sơn mài và sơn dầu.

Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Bến Thành, Q.1, TP. HCM.

Nhà hát Thành phố

Nhà hát thành phố tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi (Q.1) bên cạnh là hai khách sạn Caravelle và Continental. Được xây dựng từ năm 1989, đây là công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc do kiến trúc sư Ferret thiết kế.

Bố cục nhà hát được dựng theo nhà hát kịch Opéra ở Paris, với phòng khán giả, sân khấu lớn, không gian rộng rãi. Ngoài ra, còn có thêm tầng hầm, mái gãy dạng Mansart.

Mặt tiền của nhà hát được trang trí nhiều phù điêu được đặt làm từ Pháp, trong đó, nổi bật là 2 tượng nữ thần ở cửa và nhóm các thiên thần dạo nhạc trên đỉnh. Thiết kế bên trong nhà hát hiện đại với đầy đủ thiết bị âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt, nhà hát còn có 2 tầng lầu với những dãy ghế được bố trí theo hình chữ U hướng về sân khấu chính.

Hiện nay Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa ba lê, dân tộc, opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.

Địa chỉ: 7 Công trường Lam Sơn, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM.

Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

Trụ sở Ủy ban Nhân dân TP.HCM được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1909, do kiến trúc sư Gardès thiết kế dựa theo motip lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.

Thời Pháp thuộc, nơi đây có các tên gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố. Về sau được đổi tên là Tòa thị sảnh. Từ năm 1954 - 1975, gọi là Tòa đô chính Sài Gòn. Sau 30/4/1975 cho đến nay là trụ sở của UBND TP.HCM.

Cấu trúc của tòa nhà khá đơn giản với phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối. Mặt tiền của toà nhà có 3 bức tượng đắp nổi. Đó là tượng một phụ nữ khoẻ mạnh và một đứa bé đang chế ngự bầy thú dữ (ở giữa). Hai phụ nữ khác trong tư thế cầm gươm (ở hai bên trái, phải). Đặc biệt phía trước tòa nhà là vườn hoa cây cảnh, nơi đặt bức tượng Bác Hồ với thiếu nhi của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. Hàng ngày, có rất nhiều du khách đến công viên trước toà nhà chụp hình thư giãn.

Địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà có mặt tiền trông ra đường Nguyễn Du, lưng giáp đường Lê Duẩn, hai bên hông là quảng trường Công xã Paris.

Công trình này được xây dựng từ năm 1877 đến năm 1880 có chiều rộng 35m, chiều dài 93m, do kiến trúc sư người Pháp Bonard thiết kế, mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn và thuộc loại đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó.

Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 25.850 tấn - hiện nay là bộ chuông lớn nhất Việt Nam.

Ðứng trước nhà thờ là tượng Ðức mẹ Hòa Bình bằng cẩm thạch ý, cao 4,2m, nặng 8,5 tấn làm tại Rome được dựng vào năm 1959. Tường của nhà thờ được xây bằng gạch trần màu nâu đỏ đưa từ Marseille sang.

Vào ngày 7 - 8/12/1959, Tòa thánh Vatican đã có quyết định nâng nhà thờ Đức Bà lên hàng Vương cung Thánh đường (Basilique). Hàng ngày, nhà thờ có nhiều giờ lễ khác nhau. Đặc biệt, ngày chủ nhật vào lúc 9h30 có lễ dành cho người nước ngoài.

Địa chỉ: 1 Công xã Paris, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM.

Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912 đến tháng 3/1914. Sau khi hoàn thành, người dân gọi là chợ Mới hay chợ Sài Gòn để phân biệt chợ cũ. Sau năm 1957, chợ đổi tên như hiện nay.

Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng Bắc, Nam, Đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang. Trong một số trường hợp, cổng chính của chợ được coi là biểu tượng của TP. HCM.

Hiện chợ có hơn 3.000 sạp hàng, bán sỉ, lẻ từ thực phẩm, vật dụng hàng ngày đến hàng xa xỉ phẩm. Chợ bắt đầu hoạt động từ 4h sáng và đóng cử vào lúc 18h hàng ngày. Ngoài phục vụ cho việc buôn bán, sắm sửa của người dân thành phốn, hàng năm, chợ cũng đón tiếp hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.

Địa chỉ: Cửa Nam (nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang) - Phường Bến Thành - Quận 1, TP. HCM

Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn

Khác với các công trình kiến trúc đậm nét Pháp ở trên, Bưu điện Trung Tâm Sài có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á, được xây dựng từ 1886 đến năm 1891, do kiến trúc sư Villedieu thiết kế.

Tòa nhà đồ sộ này tọa lạc trên gò đất cao bên hông nhà thờ Đức Bà, phía sau là đường Hai Bà Trưng.

Mặt tiền của bưu điện được trang trí những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage, cùng một số ô vuông trang trí được tạo hình quen thuộc... Trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Bước chân vào phía trên trong, khách thấy hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn, các kiến trúc gothic và hơn 35 quầy phục vụ khách hàng. Ngoài ra, còn có các quầy bán đồ lưu niệm với các sản phẩm handmade đậm nét Việt.

Địa chỉ: 2 Công xã Paris, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM.

Du lịch, GO! - Theo BĐVN
Cầu đá Trung Thành là một công trình kiến trúc có từ thế kỷ XIX do nhân dân xã Trung Thành, huyện Yên Thành - Nghệ An xây dựng để phục vụ bà con ở các xã phía Nam của huyện.

Thời xưa, xã Trung Thành có làng Phúc Thành nổi tiếng với hai ngôi đền: Đền Phúc Thành thờ ông Nguyễn Duy Thiện, Thần khai canh; đền động nhà Bà thờ Bà chúa Giăng. Ngoài ra, làng còn có đình Phúc, chùa Phúc khá uy nghi, đẹp đẽ và đặc biệt là cầu đá bắc qua bàu Rộc. Bàu này rất rộng nhưng thời gian qua đi, nước sông chảy ít, nắng mưa liên miên làm cho bàu Rộc cạn, hẹp dần. Đến nay bàu chỉ còn chiều dài 2km, rộng 40m.
Cầu đá bắc qua bàu Rộc phục vụ việc đi lại cho nhân dân xã Quan Thành cũ và các vùng lân cận. Vào thế kỷ XIX ông Nguyễn Văn Bá, gốc người Hà Tĩnh, sang lập nghiệp ở địa phương đã tự nguyện bỏ tiền, công sức và vận động nhân dân làm cầu.

Ông làm tờ trình gửi lên quan huyện Yên Thành xin được làm cầu. Sau khi được quan huyện đồng ý, ông đi vận động nhân dân Thanh Hoá, Nghệ An, rồi thuê thợ xứ Thanh, thợ Trung Phường (Diễn Minh, Diễn Châu) chia hai tốp làm từ hai đầu vào giữa. Bản thân ông tự nguyện cống cho làng 3 con trâu, 3 con bò); lập điện đức Thánh Quan cúng việc thiện.

Bên cạnh cầu Rộc, ông cho tạc bia đá. Bia này ở phía Bắc cầu đá, bốn mặt bia được tạc chữ Hán, ghi công những người cúng tiền làm cầu. Bia cao 0,8m, rộng 0,6m, hiện nay mặt chữ Hán bị bong hỏng không đọc được.

Sau hơn 100 năm, lụt lội, nước dâng cao cùng với những biến cố lịch sử làm cho cầu đá bị xuống cấp. Ông Trần Bá Tương, ông Nguyễn Trọng Liên được nhân dân xã Trung Thành huyện Yên Thành cử đứng ra tu sửa lại vào năm 1988.

Cầu đá sau khi được tu sửa dài 40m, rộng 1,2m, cao 3,5m, có 19 nhịp với 39 phiến đá ghép rất công phu. Đá để tu sửa cầu được khai thác từ nhiều nơi ở lèn Vĩnh Tuy, Thanh Hoá, lèn Cờ, lèn Vũ Kỳ.

Cầu đá Trung Thành là một công trình nghệ thuật khá đẹp ở vùng chiêm trũng huyện Yên Thành. Quan sát kỹ, mỗi phiến đá có kích thước khác nhau, có tấm bề ngang 0,8m hoặc là 0,9m ghép so le với nhau có ngàm chắc chắn. Trên mỗi nhịp cầu, ở bề mặt tuy không có hoa văn nhưng người thợ đá ngày xưa đã khắc các đường viền song song chạy theo dọc phiến đá. Chân cầu dài 3,5m, trên mỗi đà ngang đỡ cầu các cụ xưa đục chốt đá chắc chắn. Toàn bộ cây cầu có độ cong vừa phải. Phía giữa cầu cao hơn 0,3m so với hai đầu, tạo thành cái cầu có hình vòng cung. Hai mố cầu phía Nam, phía Bắc, dân làng để thêm mỗi bên 4 tấm đá cùng với cát sỏi nện chắc chắn. Những năm gần đây, với sự cố gắng của chính quyền xã, nhân dân đã đổ bê tông làm cho hai đầu cầu vững chãi.

Cầu đá Trung Thành là một công trình kiến trúc độc đáo do những người hảo tâm trong huyện, trong tỉnh và tỉnh bạn cùng bà con địa phương đóng góp xây dựng, là niềm tự hào của quê hương Yên Thành.

Du lịch, GO! - Theo báo Nghệ An

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống