Nhân chuyến công tác miền tây Quảng Trị, tôi được anh bạn "thổ địa" mời về nhà thăm chơi. Tiếp tôi với những món ăn đặc sản nơi đây, anh không quên giới thiệu từng món anh đã cất công làm.
Nào là cá suối (còn gọi cá mát) nướng chấm với muối sống (muối hạt), kẹp một ít rau rừng, món heo bản hong thịt vừa dai vừa bùi… Đặc biệt có một món mới nhìn qua tôi cứ tưởng mít trộn dưới xuôi nhưng không phải, đó là món gỏi măng mà chỉ mùa này mới có.
Vừa nhâm nhi, anh vừa thuyết trình về món gỏi măng mà tôi không ngừng thắc mắc vì cảm thấy quá ngon, quá thơm, định bụng lúc xong việc sẽ mua một ít măng về chế biến cho cả nhà ăn.
Mùa này ở đây mưa không thấy mặt trời, không khí mát mẻ. Măng rừng vào mùa mưa đâm mụt được các mẹ các chị người đồng bào thiểu số hái về bán rất nhiều ở các chợ, nhưng không phải loại nào cũng có thể làm gỏi được vì một số loại có vị đắng, mùi hăng.
Anh giải thích thêm chỉ loại măng trắng thân to bằng hai ngón tay làm gỏi mới ngon. Loại này có thể luộc lên bóc ra chấm muối ăn. Măng lúc ấy có mùi vị như ngô non, rất thơm và ngọt. Măng trắng sau khi mua về lột vỏ, luộc lên. sau đó xả lại bằng nước lạnh để măng giòn hơn khi ăn, rồi thái sợi để cho ráo nước. Khâu làm gia vị gồm: rau thơm, húng quế, rau mùi, hành tây, lá đinh lăng, tất cả băm nhỏ. Lạc rang giã nhỏ, rán thêm ít bì lợn thì càng tốt. Mọi thứ xong xuôi cho măng vào một cái bát lớn, trộn đều các gia vị với nhau. Thêm muối, bột ngọt, tiêu hạt, trái ớt mọi thứ thái chỉ cho đúng vị. Vậy là đã hoàn thành món gỏi măng.
Đặc điểm của món gỏi măng là ăn có vị cay, vị ngọt của măng, của hương vị núi rừng hòa quyện tạo nét độc đáo riêng biệt mà không món gỏi nào có được.
Món măng anh bạn tôi làm không có bì lợn rán nhưng tôi cảm thấy quá đủ rồi, quá ngon rồi. Ngon không chỉ bởi bàn tay khéo léo của anh mà còn vì tấm lòng hiếu khách anh gửi gắm vào trong đó.
Cảm ơn anh đã cho tôi một trải nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực nơi miền sơn cước này.
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
Nào là cá suối (còn gọi cá mát) nướng chấm với muối sống (muối hạt), kẹp một ít rau rừng, món heo bản hong thịt vừa dai vừa bùi… Đặc biệt có một món mới nhìn qua tôi cứ tưởng mít trộn dưới xuôi nhưng không phải, đó là món gỏi măng mà chỉ mùa này mới có.
Vừa nhâm nhi, anh vừa thuyết trình về món gỏi măng mà tôi không ngừng thắc mắc vì cảm thấy quá ngon, quá thơm, định bụng lúc xong việc sẽ mua một ít măng về chế biến cho cả nhà ăn.
Mùa này ở đây mưa không thấy mặt trời, không khí mát mẻ. Măng rừng vào mùa mưa đâm mụt được các mẹ các chị người đồng bào thiểu số hái về bán rất nhiều ở các chợ, nhưng không phải loại nào cũng có thể làm gỏi được vì một số loại có vị đắng, mùi hăng.
Anh giải thích thêm chỉ loại măng trắng thân to bằng hai ngón tay làm gỏi mới ngon. Loại này có thể luộc lên bóc ra chấm muối ăn. Măng lúc ấy có mùi vị như ngô non, rất thơm và ngọt. Măng trắng sau khi mua về lột vỏ, luộc lên. sau đó xả lại bằng nước lạnh để măng giòn hơn khi ăn, rồi thái sợi để cho ráo nước. Khâu làm gia vị gồm: rau thơm, húng quế, rau mùi, hành tây, lá đinh lăng, tất cả băm nhỏ. Lạc rang giã nhỏ, rán thêm ít bì lợn thì càng tốt. Mọi thứ xong xuôi cho măng vào một cái bát lớn, trộn đều các gia vị với nhau. Thêm muối, bột ngọt, tiêu hạt, trái ớt mọi thứ thái chỉ cho đúng vị. Vậy là đã hoàn thành món gỏi măng.
Đặc điểm của món gỏi măng là ăn có vị cay, vị ngọt của măng, của hương vị núi rừng hòa quyện tạo nét độc đáo riêng biệt mà không món gỏi nào có được.
Món măng anh bạn tôi làm không có bì lợn rán nhưng tôi cảm thấy quá đủ rồi, quá ngon rồi. Ngon không chỉ bởi bàn tay khéo léo của anh mà còn vì tấm lòng hiếu khách anh gửi gắm vào trong đó.
Cảm ơn anh đã cho tôi một trải nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực nơi miền sơn cước này.
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
0 comments:
Post a Comment