Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Friday, 11 November 2011

Bữa cơm trưa ngon do cá thu rất tươi, phần khác nữa chắc do bụng đói - lại càng vui lòng khi giá phải chăng. Nửa kia hỏi mình uống bia không nhưng mình từ chối, sắp qua địa phận Vũng Tàu: mấy ông CSGT bên đó nghiêm lắm, thôi vậy!

< Lên xe đi tiếp: phía trước là ngã 3 Lò Vôi - Gọi là "Lò Vôi" vì ở đây là ấp văn hóa cùng tên. Bọn mình sẽ rẽ trái.

Từ nơi này về Sàigòn thì quá dễ: cứ theo đường trước chợ đi thẳng ra Bà Rịa rồi hướng về QL51 trở về Sàigòn. Có điều bọn mình sẽ đi hướng khác để qua Vũng Tàu, qua đảo Gò Găng và nếu có thể thì băng qua đảo Long Sơn luôn rồi vượt cầu Ba Nanh để trở ra QL51 về thành phố. Không xa hơn đường kia quá nhiều nhưng nếu ổn thì sẽ có một cung đường mới cho dân phượt nhà ta - một con đường băng qua hai đảo để đi Long Hải - Phước Hải.

< Đường đang hướng về Phước Tân, Phước Thiện...

Bọn mình ăn cơm tại đây, gần đối diện chợ Long hải nhưng ranh giới thị trấn là phía bên đó, còn bên đây đường thuộc xã Phước Hưng - nhưng tất cả đều thuộc huyện Long Điền cả.
< Lại gặp một ngã 3 khác: phía trái là Phước Bình, phía phải là Phước Thái, phía trước là Phước Thiện - bọn mình đi thẳng, xem như quẹo phải.
< Chạy thêm một đoạn thì gặp cổng chào "Hẹn gặp lại quý khách", xem như ra khỏi địa phận Long Điền.
< Bảng bên đường cho thấy đây bắt đầu địa phận Vũng Tàu, chưa qua cầu mà? Cầu đây là cầu Cửa Lấp nối với đảo Gò Găng.
Cầu Cửa Lấp là cây cầu dài nhất trên địa bàn BR-VT. Cầu có chiều dài 721,95 mét, rộng 12 mét bằng bê tông cốt thép dự ứng lực với tổng số vốn đầu tư 79,569 tỉ đồng. Công ty Xây dựng cầu 68 (CIENCO 68) là đơn vị trúng thầu.
Bên đây cầu là làng chài Phước Tỉnh, thuyền cá xếp san sát.
< Xuống dốc cầu - Núi tít xa xa chính là núi Nứa trên đảo Long Sơn.
Liệu bọn mình có đến được Long Sơn bằng con đường này không?
< Mảnh đất Vũng Tàu, một địa danh mà bất kỳ ai ở phía Nam không thể nào nói "không biết".

Vũng Tàu thân thương từ thuở mình còn bé thơ... nhưng thật tiếc vì vùng đất du lịch này cũng nổi tiếng vì sự "chặt chém" du khách.
< Đoạn này nhìn thấy rõ núi Đá Dựng (Vũng Tàu nha, ở Kiên Giang cũng có Núi Đá Dựng).

Vũng Tàu nằm trên bán đảo cùng tên, là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Nằm nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14km và chiều rộng khoảng 6km. Từ nơi đây, người ta có thể nhìn biển Đông cả khi trời mọc lẫn lúc hoàng hôn.
< Đây là đường Phước Thắng - Vũng Tàu. Mình sắp đến một ngã 3 có bùng binh, mọi thứ y như mình nghiên cứu trước.
.
Bên cạnh đó Vũng Tàu còn là miền đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời với những di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử.Hiện toàn tỉnh có 29 khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
< Bọn mình rẽ phải khi đến bùng binh ngã 3: đây chính là QL51. Nếu quẹo trái là ra biển Vũng Tàu tắm luôn.
Bây giờ thì đường xá nơi đây khang trang tuyệt!

< Bọn mình đang tìm một ngã 3. Không xa, chỉ cách bùng binh ngã 3 vừa rồi hơn 3km thôi...
< Và cuối cùng thì đây rồi: rẽ trái để hướng về Gò Găng.
.
Cầu Gò Găng là cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, tổng chiều dài hơn 733m, rộng 12m, có mức đầu tư 210 tỉ đồng từ vốn ngân sách của tỉnh, do Công ty CP cầu 12 (Tổng công ty xây dựng số 1) thi công. Cầu nối liền đảo Gò Găng với TP Vũng Tàu, tạo điều kiện di dời sân bay Vũng Tàu ra khỏi trung tâm TP. Đây cũng là cây cầu lớn và hiện đại nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay.
< Đường nào đường nấy thật phẳng phiu, chạy rất phẻ.
Trụ đèn, biển báo nghiêm chỉnh.
< Mé trái là đầm nước mặn Quán Nghĩa, giáp với dự án Khu đô thị - Công nghiệp Phước Thắng.
< Còn bên phải thì... E he, giống ven đường về Cần Giờ nhỉ!
.
Theo Sở Giao thông Vận tải Bà Rịa - Vũng Tàu, sau hơn một năm thi công, đến nay khối lượng thực hiện các gói thầu xây lắp công trình xây dựng đường và cầu từ Gò Găng sang Long Sơn đạt khoảng 50% kế hoạch đề ra...
< Kia rồi, phía cuối đường là cầu Gò Găng nối từ Vũng Tàu qua đảo Gò Găng.
.
Đối với gói thầu xây dựng cầu Chà Và hiện đã hoàn thành phần móng cọc khoan nhồi và đang tiến hành thi công phần bệ, thân mố, trụ. Dự kiến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành toàn bộ bệ, thân trụ và sẽ hợp long vào tháng 9 - 2011. Riêng gói thầu xây dựng đường trên đảo Gò Găng có chiều dài hơn 5.000m đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.
< Trên cầu, nhìn ngang là Núi Dinh.

Được biết công trình cầu và đường từ Gò Găng sang Long Sơn có tổng mức đầu tư hơn 856 tỷ đồng, trong đó công trình cầu Chà Và có chiều dài 1.052m với 17 nhịp có tổng kinh phí đầu tư là 500 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
< Còn phía trước là núi Nứa Long Sơn.
Nhìn đường dưới cầu coi có vẻ... không ổn! Bên kia đường có mấy anh thanh niên đang sửa xe. Bọn mình tấp lại hỏi xem đường và cầu Chà Và đi được chưa thì người ta cho biết là... chưa!

Theo web Hội cầu đường thì Công ty Cổ phần Cầu 12 đang gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng để đảm bảo tiến độ và có thể thông xe nhân dịp 2/9/2011.
Như vậy là đã trễ tiến độ rồi!
< Cầu Chà Và phía dưới kia đã hợp long thật nhưng còn ngổn ngang như một đại công trường, cả đường băng ngang đảo đến càu cũng vậy: bụi đất còn ngổn ngang.
Người ta cũng không cho đi ngoài người địa phương buộc phải đi.



Những "làn sương mù" bụi dày dặc do mấy chiếc xe ben chạy ngang tung lên khiến mình không dám mở cả máy chụp hình, đành rút quân và chịu thua vậy.
< Quay xe về, đường cầu vắng teo nên dừng xe lại ngắm tý chút. Phía dưới là con Sông Dinh quanh co vòng cua cuối cùng trước khi đổ ra biển.

Bao giờ cầu Chà Và cùng đường dẫn hoàn thành để vòng cung QL51 - Long Sơn - Gò Găng - Vũng Tàu tiếp nối trọn vẹn? Hãy đợi đấy vậy!

Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần cuối

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Đúng 19h07 (giờ GMT) ngày 11/11, tức khoảng 2h sáng 12/11 giờ Việt Nam, trên trang web của Tổ chức New7Wonders đã công bố danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, trong đó có vịnh Hạ Long.

Cùng với vịnh Hạ Long còn có rừng Amazon ở Nam Mỹ; thác nước Iguazu ở Argentina và Brazin; đảo Jeju của Hàn Quốc; sông ngầm vườn quốc gia Puerto Princesa của Philippines; đảo Komodo thuộc Indonesia và núi Table của Nam Phi.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho rằng vịnh Hạ Long chiến thắng là do nỗ lực của Chính phủ và người dân trong suốt thời gian qua. Việt Nam đã huy động được cả hệ thống chính trị, toàn tâm toàn ý cho cuộc bầu chọn.

UBND tỉnh Quảng Ninh dự kiến tổ chức đêm biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa vào tối 12/11 tại khu bến phà Bãi Cháy để vinh danh kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Đây là cơ hội để người dân và du khách cùng chia vui với vịnh Hạ Long.

Với sự vinh danh mới này, vịnh Hạ Long có cơ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Trong 9 tháng đầu năm nay, ngành du lịch Quảng Ninh đã đón 5,1 triệu lượt khách, trong đó 1,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Di tích quốc gia vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Lần một vào ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được công nhận về giá trị thẩm mỹ. Ngày 2/12/2000, vịnh được công nhận về giá trị địa chất, địa mạo.

Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120 km, rộng 1.553 km2 với 1.969 hòn đảo nhỏ. Một số đảo rỗng với các hang động lớn, các đảo khác là nơi sinh sống của ngư dân. Nơi đây có đến 200 loài cá và 450 loại động vật thân mềm.

Điểm đặc trưng nữa của vịnh Hạ Long là sự phong phú của các hồ bên trong hòn đảo đá vôi, ví dụ đảo Đầu Bê có đến 6 hồ nước.

Du lịch, GO! - Theo VnExpress.

Vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới:

Di sản thế giới lần 1: giá trị thẩm mỹ

Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới[10].

Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ (tiêu chí vii)[35], theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.

Di sản thế giới lần 2: giá trị địa chất địa mạo

Tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của Ban quản lý vịnh Hạ Long và IUCN, Giáo sư Tony Waltham, chuyên gia địa chất học trường Đại học Trent Nottingham đã tiến hành nghiên cứu địa chất vùng đá vôi carxtơ vịnh Hạ Long. Giáo sư đã gửi bản báo cáo về giá trị địa chất vịnh Hạ Long tới UNESCO tại Paris, Văn phòng IUCN tại Thụy Sĩ và Hà Nội, đồng gửi Ban quản lý vịnh Hạ Long[10]. Ngày 25 tháng 2 năm 1999, sau khi nhận được báo cáo của giáo sư Tony Waltham, UNESCO đã gửi thư tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban quản lý vịnh Hạ Long yêu cầu xúc tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận về giá trị địa chất, địa mạo vùng đá vôi vịnh Hạ Long.

Tới tháng 7 năm 1999, hồ sơ trình Hội đồng Di sản Thế giới để công nhận vịnh Hạ Long về giá trị địa chất hoàn tất và được gửi đến Trung tâm Di sản thế giới tại Paris. Tháng 12 năm 1999 tại hội nghị lần thứ 23 Hội đồng Di sản Thế giới họp tại thành phố Marrakech của Maroc, Hội đồng Di sản Thế giới đã đưa việc thẩm định hồ sơ để công nhận giá trị địa chất vịnh Hạ Long vào năm 2000. Tháng 3 năm 2000 Giáo sư Erery Hamilton Smith, chuyên gia của tổ chức IUCN được cử đến Hạ Long để thẩm định.

Tháng 7 năm 2000, kỳ họp giữa năm của Trung tâm Di sản thế giới tại Paris đã chính thức đề nghị Ủy ban Di sản Thế giới công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới bởi giá trị toàn cầu về địa chất địa mạo, theo tiêu chuẩn viii của UNESCO "là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử trái đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn".

Ngày 2 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh Hạ Long, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất địa mạo.

Đề cử di sản thế giới lần thứ 3

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh. Những lần này đều do tổ chức uy tín UNESCO công nhận.

Riêng việc bình chọn trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới lần này: đây là một cuộc bình chọn do Tổ chức tư nhân NewOpenWorld (NOWC) và cuộc bình chọn trên không được Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ủng hộ và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận. Cuộc vận động này tốn nhiều chi phí, nhưng có nhiều dư luận đồng tình cũng như chỉ trích.
Rời Bình Định trời đã xế chiều, xe theo Quốc lộ 19 lên các tỉnh Tây Nguyên. 

Không khí dịu mát thay dần cái nóng cháy người ở miền biển. Bầu trời bắt đầu xuất hiện những đám mây xám xịt như báo hiệu trời sẽ mưa. Dọc bên đường có nhiều rẫy bắp, cà phê của đồng bào dân tộc. Thấp thoáng trước mặt, dãy Trường Sơn hùng vĩ dần hiện ra. Chúng tôi đã đến Tây Nguyên!

Về chiều, một cơn mưa rào chợt ập đến khi xe vào khu vực núi non hiểm trở. Các loài cây mọc trên núi như tươi tỉnh ra đối lập với một không gian vắng lặng. Hơn nửa giờ sau, mây tan mưa tạnh, màu xanh của rừng, màu xanh của trời đất được rắc thêm sắc nắng vàng tạo nên một gam màu trong xanh, gợi một cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng. Cảnh đẹp vây quanh chúng tôi từ bốn phía.

Những con đèo ngoằn ngoèo cứ nối tiếp nhau mà chúng tôi chỉ nhớ được đèo An Khê - một địa danh đã ghi vào sử sách. Lên đến đỉnh đèo nhìn xuống, cả một khung cảnh hùng vĩ và mang đầy sự huyền bí của núi rừng. Con đường đã qua giờ nhìn lại trông giống một con rắn đang uốn mình đi tới. Bên dưới, những chiếc xe tải, xe khách đang “bò” lên, nhỏ như những chú kiến. Ven đường, chốc chốc có những ống nhựa dẫn nước từ các con suối xuống hai bên đường. Chủ xe tải dùng nó để rửa hay tẩy uế xe (đối với những xe chở gia cầm).

Vào địa phận Kon Tum, hai bên đường làng mạc, nhà máy, hàng quán, trạm xăng, khu dân cư trù phú. Nằm ở cực bắc Tây Nguyên, Kon Tum có tiềm năng phong phú về tài nguyên đất đai, khoáng sản và nguồn nhân lực dồi dào. Thị xã Kon Tum đang trong giai đoạn phát triển, chợ búa tấp nập, kiến trúc khách sạn, nhà hàng lạ mắt, hàng điện tử dồi dào, cùng những con đường mới mở làm chúng tôi ngạc nhiên. Đêm ở đây khá yên tĩnh, người dân dường như có thói quen ngủ sớm, mới 9 giờ tối mà đường phố đã vắng tanh. Lác đác một ít quán cà phê hoạt động với vài ba vị khách.

Kon Tum là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc ít người, chiếm đa số là người Ba Na và Gia Rai. Họ là những cư dân nông nghiệp trồng lúa rẫy, mỗi năm làm một vụ, phụ thuộc vào nguồn nước trời. Nhà rông là nơi sinh hoạt chung và cũng là nơi diễn ra lễ hội của làng. Làng nào càng đông dân cư, nhiều thanh niên và giàu có thì nhà rông càng to, càng cao. Đi sâu vào bản làng, trẻ con bồng bế nhau kéo ra tròn xoe mắt nhìn những người đồng bằng lần đầu đến Tây Nguyên. Đứa nào nước da cũng sạm nắng, nhưng gương mặt thể hiện nét hồn nhiên của trẻ thơ vùng núi.

Đến với Kon Tum, biết được bao điều mới lạ. Cầu Đak Blà bắc qua sông là chiếc cầu dây văng lớn của Tây nguyên, được thiết kế khá đẹp. Người Kon Tum còn tự hào với nhà thờ gỗ - một công trình kiến trúc rất độc đáo với những đường nét riêng mang đậm tính tôn giáo. Không những thế, đây còn được xem là nhà thờ cổ nhất ở Tây Nguyên còn sót lại, xây dựng từ năm 1913 và hoàn thành năm 1918. Ngục Kon Tum còn đó như một minh chứng của lịch sử để nhắc với người đời về những cuộc đấu tranh đau thương, mất mát, gian khổ và đã phải trả bằng xương máu của các chiến sĩ cách mạng, họ đã đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để chống lại sự áp bức của thực dân Pháp.

Quốc lộ 14 - con đường huyết mạch xuyên các tỉnh Tây Nguyên giờ đã phẳng phiêu. Chốc chốc có chuyến xe Buôn Ma Thuột - Hải Phòng, Buôn Ma Thuột - Hà Nội chạy vụt qua. Từ Kon Tum về Gia Lai chỉ hơn 50km nhưng có nhiều đoạn gấp khúc. Trên đỉnh núi, mây cứ quần tụ bao phủ, cho dù mặt trời đã lên cao. Thấp thoáng bên dưới, nhiều người dân tộc lom khom làm cỏ, tỉa bắp... Gần đến Gia Lai xuất hiện khu rừng thông, như gợi nhớ về một góc trời Đà Lạt trên cao nguyên Lâm Viên.

Thành phố Pleiku khá sầm uất với những con đường mới mở rộng thênh thang, những ngôi biệt thự, khách sạn, nhà hàng có lối kiến trúc mới lạ, nhưng phảng phất nét đặc trưng của Tây Nguyên. Khách sạn Hoàng Anh - Gia Lai thật đồ sộ, đứng trên sân thượng có thể bao quát toàn cảnh thành phố Pleiku. Đến đây mới thấy được hoạt động kinh doanh của bầu Đức phong phú cỡ nào, không chỉ đơn thuần gỗ và đội bóng đá Hoàng Anh - Gia Lai như mọi người đều biết.

Biển Hồ nằm không xa trung tâm thành phố với dòng nước trong xanh, cảnh quan thơ mộng không thua gì hồ Than Thở ở Đà Lạt. Nơi đây trước kia là miệng núi lửa, nay trở thành nơi cung cấp nước sạch cho cả phố núi này. Còn công viên Đồng Xanh có diện tích trên 20ha, nằm giữa một cánh đồng lúa xanh bát ngát. Nơi đây trưng bày những mẫu nhà rông, nhà sàn, những bức tượng uy nghi của Thần Lửa, Thần Nước... Đặc biệt, ở công viên này có trưng bày ba khúc gỗ hóa thạch với hàng triệu năm tuổi, nhìn bên ngoài đúng là gỗ nhưng sờ vào lại là đá.

Thật thú vị! Không chỉ ở Gia Lai mà đến đâu ở các tỉnh Tây Nguyên cũng bắt gặp rất nhiều bức tượng gỗ phản ánh công việc hàng ngày và sinh hoạt của người dân. Người đánh trống, người giã gạo, người trồng lúa, người đi săn... nhưng nhiều nhất là nói sự sinh thành, sự ra đời và tái sinh mãi mãi của con người: Tượng những thanh nữ ngực trần phồn thực, người đàn bà chửa, mẹ bồng con... Nhìn những tượng gỗ, nhà mồ Tây Nguyên có thể nhận ra đây là những tác phẩm được làm liền mạch như một cơn xuất thần tất yếu và bất chợt, dường như bức tượng đã nằm sẵn trong thân gỗ và óc người sáng tác, họ chỉ có việc bóc nó ra bằng những nhát rìu thúc giục.

Đến Tây Nguyên mà không cưỡi voi, uống rượu cần thì thật là phí. Ở Buôn Đôn (Đăk Lăk) có dịch vụ cưỡi voi. Những chú voi hiền lành luôn nghe theo lời chủ, sẵn sàng “hạ mình” để đưa du khách một vòng khu du lịch Bản Đôn. Những chiếc cầu dây giăng trên dòng Sêrêpok làm thót tim biết bao cô gái vùng đồng bằng. Đứng giữa cầu trông ra thác bảy nhánh đang tuôn nước xuống dòng sông Sêrêpok, vừa hùng vĩ lại vừa nên thơ. Hai bên bờ sông, các loại cây rừng có rễ, dây leo chằng chịt như đang muốn hướng ra sông, cứ nối dài đến gần chân thác.

Thấp thoáng bên dưới những rặng cây, vài du khách cũng như dân địa phương đang ngồi thảnh thơi câu cá. Từng đôi thanh niên nam nữ cố len lỏi bám vào các rễ cây lớn tiếp cận đến thác nước để chụp ảnh lưu niệm. Khi bước vào ngôi nhà dài của người Ê-Đê cứ như lạc vào thế giới của các sử thi hùng tráng. Đây là biểu tượng lớn nhất về mặt nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật tạo hình của người Ê-Đê.

Đêm đến, chúng tôi tản bộ vào trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Quả là thủ phủ của Tây Nguyên! Khác với Kon Tum, PleiKu, hơn 9 giờ tối, khách thập phương vẫn còn tấp nập. Rất đông cư dân thành phố tập trung tại các công viên sinh hoạt hoặc đi bộ trên lề đường như một hình thức tập thể dục. Tuyến đường Nguyễn Tất Thành tập trung nhiều cơ quan hành chính của tỉnh, cơ quan đại diện của Trung ương ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên với những tòa nhà có lối kiến trúc hiện đại. Chợ đêm đã bắt đầu manh nha. Thành phố đang trên đà phát triển.

Mấy ngày đi khắp phố xá các tỉnh lỵ ở Tây Nguyên, điều chúng tôi thích thú là không có cảnh xe ôm, bán vé số chèo kéo khách. Tây Nguyên có nhiều điều kiện để mở những tuyến du lịch, vì nơi đây còn giữ được cảnh quan và xã hội cổ sơ. Chỉ tiếc rằng thời gian lưu lại của chúng tôi không được nhiều, không có điều kiện hòa mình vào cuộc sống của người dân tộc, đến những thung lũng hoang vắng hay mạo hiểm, trèo lên những đỉnh núi cao ngất trời...

Giữa những cánh rừng thông bạt ngàn trên đường 14 nối Buôn Ma Thuột - Pleiku - Kon Tum, những cột trụ của của trạm điều độ đường điện Bắc - Nam vươn cao, cùng với những cây ăng-ten trên chóp nhà rông, nhà dài của đồng bào dân tộc. Tây Nguyên đang thể hiện một sức sống mới.

Du lịch, GO! Theo báo Datmui, internet


Tây nguyên huyền diệu
Du lịch "bụi" Tây Nguyên
Tây Nguyên: Thú vị ngày bốn mùa
...

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống