Đúng 19h07 (giờ GMT) ngày 11/11, tức khoảng 2h sáng 12/11 giờ Việt Nam, trên trang web của Tổ chức New7Wonders đã công bố danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, trong đó có vịnh Hạ Long.
Cùng với vịnh Hạ Long còn có rừng Amazon ở Nam Mỹ; thác nước Iguazu ở Argentina và Brazin; đảo Jeju của Hàn Quốc; sông ngầm vườn quốc gia Puerto Princesa của Philippines; đảo Komodo thuộc Indonesia và núi Table của Nam Phi.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho rằng vịnh Hạ Long chiến thắng là do nỗ lực của Chính phủ và người dân trong suốt thời gian qua. Việt Nam đã huy động được cả hệ thống chính trị, toàn tâm toàn ý cho cuộc bầu chọn.
UBND tỉnh Quảng Ninh dự kiến tổ chức đêm biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa vào tối 12/11 tại khu bến phà Bãi Cháy để vinh danh kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Đây là cơ hội để người dân và du khách cùng chia vui với vịnh Hạ Long.
Với sự vinh danh mới này, vịnh Hạ Long có cơ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Trong 9 tháng đầu năm nay, ngành du lịch Quảng Ninh đã đón 5,1 triệu lượt khách, trong đó 1,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế.
Di tích quốc gia vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Lần một vào ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được công nhận về giá trị thẩm mỹ. Ngày 2/12/2000, vịnh được công nhận về giá trị địa chất, địa mạo.
Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120 km, rộng 1.553 km2 với 1.969 hòn đảo nhỏ. Một số đảo rỗng với các hang động lớn, các đảo khác là nơi sinh sống của ngư dân. Nơi đây có đến 200 loài cá và 450 loại động vật thân mềm.
Điểm đặc trưng nữa của vịnh Hạ Long là sự phong phú của các hồ bên trong hòn đảo đá vôi, ví dụ đảo Đầu Bê có đến 6 hồ nước.
Du lịch, GO! - Theo VnExpress.
Vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới:
Di sản thế giới lần 1: giá trị thẩm mỹ
Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới[10].
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ (tiêu chí vii)[35], theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.
Di sản thế giới lần 2: giá trị địa chất địa mạo
Tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của Ban quản lý vịnh Hạ Long và IUCN, Giáo sư Tony Waltham, chuyên gia địa chất học trường Đại học Trent Nottingham đã tiến hành nghiên cứu địa chất vùng đá vôi carxtơ vịnh Hạ Long. Giáo sư đã gửi bản báo cáo về giá trị địa chất vịnh Hạ Long tới UNESCO tại Paris, Văn phòng IUCN tại Thụy Sĩ và Hà Nội, đồng gửi Ban quản lý vịnh Hạ Long[10]. Ngày 25 tháng 2 năm 1999, sau khi nhận được báo cáo của giáo sư Tony Waltham, UNESCO đã gửi thư tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban quản lý vịnh Hạ Long yêu cầu xúc tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận về giá trị địa chất, địa mạo vùng đá vôi vịnh Hạ Long.
Tới tháng 7 năm 1999, hồ sơ trình Hội đồng Di sản Thế giới để công nhận vịnh Hạ Long về giá trị địa chất hoàn tất và được gửi đến Trung tâm Di sản thế giới tại Paris. Tháng 12 năm 1999 tại hội nghị lần thứ 23 Hội đồng Di sản Thế giới họp tại thành phố Marrakech của Maroc, Hội đồng Di sản Thế giới đã đưa việc thẩm định hồ sơ để công nhận giá trị địa chất vịnh Hạ Long vào năm 2000. Tháng 3 năm 2000 Giáo sư Erery Hamilton Smith, chuyên gia của tổ chức IUCN được cử đến Hạ Long để thẩm định.
Tháng 7 năm 2000, kỳ họp giữa năm của Trung tâm Di sản thế giới tại Paris đã chính thức đề nghị Ủy ban Di sản Thế giới công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới bởi giá trị toàn cầu về địa chất địa mạo, theo tiêu chuẩn viii của UNESCO "là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử trái đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn".
Ngày 2 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh Hạ Long, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất địa mạo.
Đề cử di sản thế giới lần thứ 3
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh. Những lần này đều do tổ chức uy tín UNESCO công nhận.
Riêng việc bình chọn trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới lần này: đây là một cuộc bình chọn do Tổ chức tư nhân NewOpenWorld (NOWC) và cuộc bình chọn trên không được Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ủng hộ và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận. Cuộc vận động này tốn nhiều chi phí, nhưng có nhiều dư luận đồng tình cũng như chỉ trích.
Cùng với vịnh Hạ Long còn có rừng Amazon ở Nam Mỹ; thác nước Iguazu ở Argentina và Brazin; đảo Jeju của Hàn Quốc; sông ngầm vườn quốc gia Puerto Princesa của Philippines; đảo Komodo thuộc Indonesia và núi Table của Nam Phi.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho rằng vịnh Hạ Long chiến thắng là do nỗ lực của Chính phủ và người dân trong suốt thời gian qua. Việt Nam đã huy động được cả hệ thống chính trị, toàn tâm toàn ý cho cuộc bầu chọn.
UBND tỉnh Quảng Ninh dự kiến tổ chức đêm biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa vào tối 12/11 tại khu bến phà Bãi Cháy để vinh danh kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Đây là cơ hội để người dân và du khách cùng chia vui với vịnh Hạ Long.
Với sự vinh danh mới này, vịnh Hạ Long có cơ hội thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Trong 9 tháng đầu năm nay, ngành du lịch Quảng Ninh đã đón 5,1 triệu lượt khách, trong đó 1,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế.
Di tích quốc gia vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Lần một vào ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long được công nhận về giá trị thẩm mỹ. Ngày 2/12/2000, vịnh được công nhận về giá trị địa chất, địa mạo.
Vịnh Hạ Long có bờ biển dài 120 km, rộng 1.553 km2 với 1.969 hòn đảo nhỏ. Một số đảo rỗng với các hang động lớn, các đảo khác là nơi sinh sống của ngư dân. Nơi đây có đến 200 loài cá và 450 loại động vật thân mềm.
Điểm đặc trưng nữa của vịnh Hạ Long là sự phong phú của các hồ bên trong hòn đảo đá vôi, ví dụ đảo Đầu Bê có đến 6 hồ nước.
Du lịch, GO! - Theo VnExpress.
Vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới:
Di sản thế giới lần 1: giá trị thẩm mỹ
Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới[10].
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ (tiêu chí vii)[35], theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.
Di sản thế giới lần 2: giá trị địa chất địa mạo
Tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của Ban quản lý vịnh Hạ Long và IUCN, Giáo sư Tony Waltham, chuyên gia địa chất học trường Đại học Trent Nottingham đã tiến hành nghiên cứu địa chất vùng đá vôi carxtơ vịnh Hạ Long. Giáo sư đã gửi bản báo cáo về giá trị địa chất vịnh Hạ Long tới UNESCO tại Paris, Văn phòng IUCN tại Thụy Sĩ và Hà Nội, đồng gửi Ban quản lý vịnh Hạ Long[10]. Ngày 25 tháng 2 năm 1999, sau khi nhận được báo cáo của giáo sư Tony Waltham, UNESCO đã gửi thư tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban quản lý vịnh Hạ Long yêu cầu xúc tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận về giá trị địa chất, địa mạo vùng đá vôi vịnh Hạ Long.
Tới tháng 7 năm 1999, hồ sơ trình Hội đồng Di sản Thế giới để công nhận vịnh Hạ Long về giá trị địa chất hoàn tất và được gửi đến Trung tâm Di sản thế giới tại Paris. Tháng 12 năm 1999 tại hội nghị lần thứ 23 Hội đồng Di sản Thế giới họp tại thành phố Marrakech của Maroc, Hội đồng Di sản Thế giới đã đưa việc thẩm định hồ sơ để công nhận giá trị địa chất vịnh Hạ Long vào năm 2000. Tháng 3 năm 2000 Giáo sư Erery Hamilton Smith, chuyên gia của tổ chức IUCN được cử đến Hạ Long để thẩm định.
Tháng 7 năm 2000, kỳ họp giữa năm của Trung tâm Di sản thế giới tại Paris đã chính thức đề nghị Ủy ban Di sản Thế giới công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới bởi giá trị toàn cầu về địa chất địa mạo, theo tiêu chuẩn viii của UNESCO "là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử trái đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn".
Ngày 2 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh Hạ Long, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất địa mạo.
Đề cử di sản thế giới lần thứ 3
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh. Những lần này đều do tổ chức uy tín UNESCO công nhận.
Riêng việc bình chọn trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới lần này: đây là một cuộc bình chọn do Tổ chức tư nhân NewOpenWorld (NOWC) và cuộc bình chọn trên không được Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ủng hộ và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận. Cuộc vận động này tốn nhiều chi phí, nhưng có nhiều dư luận đồng tình cũng như chỉ trích.
0 comments:
Post a Comment