Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 4 December 2011

CLB Tình Nguyện Ngàn Hạc Giấy là một tổ chức thiện nguyện hoạt động phi lợi nhuận, phi chính trị, và không phân biệt tôn giáo với mục đích giúp đỡ, chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay CLB NHG đang hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội và Tp. Huế.

Góp Nắng Xuân là một chương trình thường niên của CLB Tình Nguyện Ngàn Hạc Giấy (www.nganhacgiay.net) dành cho đồng bào dân tộc thiểu số với mục tiêu chia sẻ khó khăn với đồng bào, thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.

Chương trình Góp Nắng Xuân 2012 nhằm mục đích góp một phần sức lực nho nhỏ mang một cái Tết ấm áp hơn đến cho đồng bào dân tộc vùng cao nguyên, năm nay chương trình sẽ được thực hiện tại Thôn 13 - 14, xã Cư K\'Bang, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk - Cụ thể như sau:

Địa điểm: 
- Thôn 13 và thôn 14, xã Cư K’Bang, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.
Thời gian: Ngày 07 – 08 tháng 01 năm 2012.
Đối tượng: đồng bào dân tộc H’Mông, Tày, Nùng, Dao. Di cư vào từ vùng núi Tây Bắc.

Nội dung:
- Khám chữa bệnh và phát thuốc (thôn 14)
- Trao tặng nhu yếu phẩm, quà tết (thôn 14)
- Gia cố nhà chống rét (thôn 14)
- Gia cố bể nước cho thôn 13 (bể nước được xây dựng từ GNX 2011)
- Xây dựng bể lọc nước sạch cho thôn 13
- Tổ chức trò chơi cho thiếu nhi
- Giao lưu văn hóa, văn nghệ với đồng bào

Đoàn sẽ khởi hành đi Easup, Đăk Lăk vào 18h ngày 06 tháng 01 năm 2012 (thứ 6) và trở về TP HCM vào tối ngày chủ nhật.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết và góp tay ủng hộ tại đây hay tại đây.

Saturday, 3 December 2011

Vào những lúc cao điểm du lịch bây giờ như hè, lễ tết thì các khu du lịch - bãi biển tại đây đều chật cứng thì tại đồi Nhái này có thể là điểm cắm trại tốt tránh kiểu người và người nhun nhúc trên bãi - mình nghĩ vậy.

< Mình chạy trước, bà xã thích đi bộ nên theo sau - cùng băng qua đồi Nhái...

Nhưng ngoài kia có bãi lài, có thể tắm được không? Mình sẽ rõ ngay thôi! Lúc này thì mình dừng xe chờ nửa kia - đường đất nhưng chạy tốt mà.

Ngày xưa, rừng Chí Linh trải dài từ đầu khu du lịch Chí Linh bây giờ (ngay ngã rẽ Thùy Vân - Nguyễn An Ninh) kéo dài tới tận đồi Nhái và được chặn ngang bở dòng nước của Cửa Lấp. Rừng Chí Linh ngày ấy ít người ngoài một đơn vị quân đội đóng ngoài kia.

< Dốc và cua nhưng chạy xe máy không khó khăn gì.

Bây giờ thì các  KDL, sân Golf, nhà hàng... mọc lên chi chít khiến rừng Chí Linh co cụm lại - diện tích rừng có lẽ chỉ còn 1/5 so với ngày trước - có tương lai biến mất hẳn.

Lúc mình rẽ vào đường vô đồi Nhái này đã thấy một tấm biển phai màu thời gian, đại ý là đất chuẩn bị dành cho một công trình du lịch nào đó nhưng chưa được thực hiện, cũng có thể đó là dự án treo từ khá lâu.
Nhưng nhờ treo, nhờ chưa đầu tư mà Vũng Tàu cũng còn sót lại vùng đất cuối cùng còn một khoảnh biển hoang sơ.

< Bỏ xe tại đây, bọn mình ra mép biển...

Qua thêm vài dốc, vài đường quanh thì mình đã nghe tiếng sóng rào rạt và khung cảnh biển hiện lên trước mắt: Biển Đồi Nhái thuộc vùng rừng Chí Linh Vũng Tàu là đây.

Phía trên có một căn nhà gỗ nhìn ra hướng biển, đối diện phía dưới là một căn khác nhưng chỉ che chắn kín phía biển, còn phía trong thì trống toác đặt các dụng cụ linh tinh.

< Tít bên kia biển là Long Hải...

Biển có bãi rất lài do được cát từ sông bồi lắp, nước trong và sạch nhưng không bóng người. Nhìn tít phía xa xa, tận "bên kia biển" là Long Hải với nhà nhà cửa cửa thấp thoáng trước dãy núi Minh Đạm nhấp nhô.
< Vắng không bóng người, hay là do ngày thường?

Phía trên là những cây dương của rừng Chí Linh - hình thức cắm trại qua đêm dưới tán rừng dương tại đây dành cho nhóm thì mình nghĩ là ổn nhưng phải là nhóm chứ không phải riêng lẻ nhé, để an toàn cho bạn thôi.
< Kẻ du phượt như một bé "quàng khăn đỏ".
< Xòe tay victory, một chiến thắng be bé khi hoàn thành mục tiêu "Đồi Nhái".
Xem trước trên bản đồ vệ tinh rồi đến đó được, nhìn thấy được quả là những niềm vui.
< Chái nhà lớn phía trong bãi. Gọi là hàng quán kinh doanh thì cũng không phải vì vách bít kín phía biển và lại hở phía trong, trông giống như nhà kho để ngư cụ ngày trước.
Bây giờ thì bỏ không.
< Vách ngoài có tấm bảng ghi: " Bãi tắm chưa có tổ chức cứu nạn, quý khách cẩn thận và tự chịu trách nhiệm nếu có tai nạn xẩy ra".
Biển với độ thật lài thế này và nếu không ra quá xa thì mình nghĩ khó có việc nguy hiểm được.
< Phía trên là rừng dương, nếu thích thì tha hồ cắm trại nhé.

Có thể bạn cười cho là bọn này kỳ cục, toàn thích đến những nơi mà thường thì chả có ai tới...
Nhưng không sao cả: cái đám lượt phượt thông thường là như vậy bạn à - du lịch theo kiểu dọn cổ "đầy đủ" quá thì mất "phê"!
< Ngoài kia vẫn sóng ì ầm. trong này vắng tanh - một địa điểm hay hay...
< Rong ruỗi, tới lui một hồi thỏa thích rồi thì bọn mình quay ra, bây giờ cũng đã xế chiều rồi - xứ biển tối nhanh lắm.
Nhìn về phía căn nhà gỗ có gác phía trên thì thấy có người đứng nhìn biển, vậy là bọn mình không cô đơn.
< Một trong hàng "đống" gò cát tại đồi Nhái, cảnh vật thật hoang sơ.
< Lối đường đất cũng không khó chạy xe chỉ trừ một đoạn cát ngắn, cẩn thận vẫn chạy ok.
< Cái cổng vào đơn sơ mà mình nói đây! Mong cho "dự án"... không thành để chốn cuối cùng này vẫn còn tồn tại cho người dân địa phương thụ hưởng cùng khách phượt vãng lai.
< Ra mút phía ngoài rồi thì gặp hai chú ục ịt giòng heo mọi, thật ngộ nghĩnh.
< Cống dẫn nước vào đầm, hiện đang đóng.
< Rồi cũng ra đường nhựa, đây chính là QL51C. Từ đây chạy đến vòng xoay có ngã rẽ vào cầu Cửa Lấp chỉ hơn 2km một ít.
< Mé trong sâu đất liền mà gặp cái này thì chứng tỏ là "sự phát triển". Còn mé bờ biển mà có cái này là "sự xâm lăng".
< Trở về Long Hải tìm bữa cơm chiều rồi lại chạy ra Mộ Cô. Ngã rẽ vào mộ gặp cổng tịnh xá Ngọc Hải nổi bật trong ánh hoàng hôn.
< Cảnh chùa thật thanh tịnh nhưng con người tại đây thì mình không rõ. Hỏi gần đấy chỉ nghe chỉ trích không hay...
< Nhưng không sao cả, cảnh đẹp hay sự thanh tịnh vẫn tuyệt vời.
< Bên cạnh là đường vô bãi tắm mà người địa phương gọi là Năm Hiếu.
Thích thì  vào còn không thì vẫn vô số lối xuống bãi tắm thoải mái, không sao cả.
< Mộ cô trong ánh chiều tà.
< Và biển cả trong ánh hoàng hôn.
< Ánh dương lại sắp khuất bóng, hết một ngày và là ngày thứ 2 bọn mình đã ở đây.

Nhanh thật, vậy là sáng mai bọn mình sẽ từ giã nơi đây để trở về cái đô thị sầm uất nhất, to nhất và cũng lộn xộn và ô nhiễm nhất rồi.
< Chụp tấm này phải tăng độ nhạy sáng vì ánh sáng đã mờ ảo lắm.


Sau chuyến này bọn mình chắc khó còn dịp để đi cho đến cuối năm. Do mùa Noel và tết sẽ lu bu mà.
< Còn luyến tiếc, bọn mình vẫn lơn tơn dưới bãi biển. Biển động, sóng lớn tung tóe nước trên các chỏm đá.

Tám giờ đêm bọn mình chạy ra ngã 3 Mũi Tàu ăn vặt rồi ra đây lần nũa để hóng gió và nghe tiếng sóng biển vỗ dạt dào.
Có đèn đường, có đèn màu trên nóc Mộ Cô và vẫn có người - không nhiều. Tất cả cũng hướng cả đôi mắt về biển cả: mẹ biển vẫn ì ầm ngày đêm...

Còn tiếp

Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần cuối

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!
Trong số các đồ chơi dân gian, cùng với đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân... tò he có sức sống lâu bền..
Xưa xưa lắm, có cụ già làng bảo khoảng hơn 300 năm trước, có sách ghi là những năm 80 của Thế kỷ 20, nhưng đi tìm những trang về làng nghề truyến thống để biết, để hiểu thì chưa bắt gặp. Có lẽ đơn giản thôi, từ xưa và nhất là đến bây giờ làm sao tò he có thể sản xuất hàng loạt, có thể bày bán khắp nơi, bán quanh năm nuôi sống con người, nuôi sống làng nghề truyền thống lâu đời - làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Tò he là một nghề độc đáo. Ban đầu, người ta chỉ nặn những con chim, con cò mang bán. Rồi dần dần những con vật gần gũi trong đời sống nông thôn như gà, lợn, cá, chó mèo, trâu bò... những hình tượng trong các truyện cổ tích như Thạch Sanh, Tấm Cám, hoàng tử công chúa, mãng xà, đại bàng... được sáng tạo.

Các nhân vật trong các tích cổ Trung Quốc cũng được du nhập dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nông dân. Nào là Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Nào bộ tam đa, tứ quý...

Lịch sử đổi thay, xã hội phát triển, hình tượng tò he nhiều lên, mới lên. Tò he có chú lính, có anh bộ đội, anh giải phóng quân. Tò he có giáo mác, có súng ống, có kèn đồng. Bây giờ lên phố tò he có Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, có Đôremon, có Thủy thủ Mặt trăng, có Siêu nhân, Người nhện.

Hình thì phải có động, phải có tiếng. Gắn thêm một kèn ống sậy, khi thổi lên hình tượng kêu tò... he.  Âm thanh nhỏ thôi, ngắt quãng theo nhịp thở. Chắc thế mà gọi chệch choạc đi thành tò he.

Một loại vật phẩm nữa cũng mang màu sắc, nhịp thở của tò he, đó là các mâm bồng, mâm ngũ quả như nải chuối, quả hồng quả bưởi, chùm ba quả cau, đĩa xôi, nắm oản... xưa dành cho bà, cho cô đi lễ. Vừa đẹp màu, vừa thơm mùi đường bột, cúng rồi lại có thể ăn.

Người dân làng Xuân La mang tò he đến khắp các làng quê Việt Nam trong những ngày lễ tết, hội hè. Hàng năm, khi nông nhàn, với hành trang gọn nhẹ, chỉ vài cân bột xay sẵn, người nặn tò he len lỏi khắp ngõ xóm, xuất hiện nơi đầu chợ, góc đình. Gạo tẻ 1 cân, gạo nếp 1 lạng đem ngâm, rồi xay hoặc giã thành bột, rồi luộc hoặc đồ chín, rồi để nguội, sau đó nhuộm màu. Nghe trình tự có vẻ như giản đơn, dễ dàng vậy mà phải có kinh nghiệm thuần thục. Ví như tỷ lệ hai loại gạo phải tăng giảm tùy theo thời tiết để bột dẻo, bền lâu. Ví như khi nhuộm màu phải quấy từ từ, lửa phải nhỏ đều cho chín tới. Có như vậy màu khó phai, diệt khuẩn để nhiều ngày khó thiu khó mốc.

Tò he đẹp kiểu dáng, tươi màu sắc. Màu chiết ra từ cỏ cây hoa lá nên ăn được - chơi mà ăn được. Rơm rạ đốt, nhọ nồi, rồi mực tàu cho màu đen. Hoa hiên, quả dành dành, quả gấc, thân gỗ vang cho màu đỏ. Màu xanh có lá riềng. Màu chàm có lá chàm. Màu vàng có củ nghệ, hoa hoè... Thiên nhiên vốn là người bạn thân thiết, hào phóng của nhà nông. Đồ phụ trợ cũng lại là tre nứa. Nếu là mân bồng, bánh vòng thì làm khung. Còn các hình tượng thì chỉ cần que tre làm cốt. Đồ nghề thì quá sơ sài dễ dãi, chỉ cái lược, con dao bài nhỏ, cục sáp, cật tre.

Cái gì nghe cũng giản đơn, mộc mạc như nếp nghĩ, nếp sống của nhà nông vậy. Nhưng đó là nghệ thuật - nghệ thuật không sách vở lý luận mà của kinh nghiệm vê vê, nắn nắn cho vừa đủ, sắp đặt cho hợp lý, cho đẹp mắt theo trí tưởng tượng sinh động mà cụ thể. Một nghệ thuật sáng tạo không có công thức cứ hiện dần trước mắt ta như một trò ảo thuật. Đồ chơi mua sẵn có tiện lợi nhưng không thể có cái hứng thú đến lặng lẽ, đến say mê trên các khuôn mặt trẻ thơ đứa đứng đứa ngồi chồm hỗm chăm chăm vào ngón tay của người nặn tò he. Người nghệ sĩ nông dân không phải chỉ véo nặn mà đã thổi hồn cho các hình tượng, cho đồ chơi dân dã ấy.

Nông thôn đã đổi thay theo nhịp điệu đổi thay của thành phố. Đồ chơi hiện đại theo người trên phố về làng. Tò he vẫn vậy, vẫn theo người nghệ sĩ tạo hình nông dân lang thang nơi ngõ xóm, vẫn tựa lưng góc đình quán chợ, vẫn ngồi bệt nơi hè đường, lối phố, vẫn túm tụm những đứa trẻ háo hức, tò mò. Giữa bao ồn ào, sặc sụa của lối sống hiện đại, cầm trên tay tò he đưa lòng ta về với nét dịu dàng, tinh tế của làng quê dân tộc.

Cho đến nay, "Tò he" vẫn chưa được xác định rõ ràng về tên gọi cũng như nguồn gốc xuất xứ.

Chỉ biết rằng, từ nguyên liệu hết sức đơn sơ là những sản phẩm nông nghiệp như hạt gạo, lá rau, qua sự "phù phép" của người nông dân Xuân La, phút chốc đã tạo thành nhân vật cổ tích, hoạt hình, danh nhân văn hóa, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trong trẻo, thơ ngây của trẻ thơ, đẹp và ngọt ngào như khúc đồng dao thương mến. Nhờ nét độc đáo có một không hai ấy mà người thợ Xuân La cùng những sản phẩm tò he không ít lần có mặt tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… để giới thiệu văn hóa Việt Nam, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.

Cả làng Xuân La hầu như ai cũng biết nặn tò he, nhưng không phải tất cả đều theo nghề này. Một nửa dân trong làng đi nặn tò he "lưu động". Họ phân tán đi các tỉnh và thường dừng lại ở các điểm vui chơi, trường học, công viên, những nơi có nhiều khách du lịch để quảng bá, giới thiệu và bày bán các sản phẩm nghệ thuật của làng.

Với những người ít biết đến tò he thì việc đứng quan sát các nghệ nhân trổ tài quả thật là một điều thú vị.

Nhìn những gương mặt hớn hở, thích thú khi cầm trên tay những con vật, bông hoa, thậm chí là chân dung con người nhỏ bé, xinh xinh, ngộ nghĩnh bằng bột đủ màu sắc ở khắp các ngõ ngách của Thủ đô và nhiều miền quê khác đủ để thấy tò he có sức sống mãnh liệt trước sự "tấn công" dữ dội của thị trường đồ chơi nhập ngoại. Do đó, việc giữ nghề tò he không chỉ vì mục đích kinh tế mà sâu xa hơn đó là gìn giữ nét văn hóa dân gian đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ.

Ngày nay tò he cũng đã có những hợp đồng làm ăn lớn từ các nơi đến đặt hàng. Những người thợ của làng chuyên cần chăm chỉ như những con ong, ngày ngày toả đi khắp nơi để nặn bán, giới thiệu Tò he đến với mọi người khắp từ Nam chí Bắc. Và chúng tôi tin rằng những thế hệ nối tiếp sau đó ở Xuân La đã, sẽ và mãi mãi lưu giữ, phát triển được nghề với tất cả lòng nhiệt huyết yêu nghề.

Du lịch, GO! - Tổng hợp

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống