Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 5 December 2011

"Lên núi thì có gì mà say, họa có trăng thì ngất ngây vì phong cảnh đẹp quá", rất nhiều người đã có suy nghĩ chủ quan đó. Nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Say núi do đâu?

< Không chỉ "say" cảnh đẹp mà bạn còn có thể bị "say núi".

Với những người thiếu kinh nghiệm leo núi, khi lên vùng núi cao 2000m, do thiếu thời gian rèn luyện để thích nghi với khí hậu, lại hao tốn sức lực nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng say núi. Khả năng chịu đựng thiếu oxy của mỗi người khác nhau, những người có thể lực kém, thiếu máu... có nguy cơ say núi cao dẫn đến say núi cấp tính, nguy hiểm hơn là phù phổi vào não cấp tính.

Làm gì khi say núi?

* Say núi cấp tính: Khi càng lên cao nhanh, vận động thể lực càng nhiều thì mức độ say núi cấp tính càng nặng. Triệu chứng nặng nhất và kéo dài nhất là đau đầu, uể oải, buồn ngủ, chóng mặt, rét run, buồn nôn, khó thở và tím tái...

Hầu hết các triệu chứng sẽ hết sau hi nghỉ ngơi 24 - 48 tiếng. Nếu kéo dài, đưa bệnh nhân trở lại độ cao thấp, thở oxy. Nếu cần có thể dùng Acetazolamid hoặc Dexamethazon 4mg mỗi 6 giờ/lần; có thể dùng cả hai thuốc này trong các trường hợp nặng.

* Phù phổi cấp: Khi lên độ cao trên 3000m có thể xảy ra phù phổi cấp với các biểu hiện; ho khan không ngớt, hơi thở ngắn, đau đầu, giảm hoạt động thể lực, mệt, khó thở khi nghỉ và tức vùng dưới ức. Thở khò khè, khó thở khi nằm, có khi nôn ra máu. Nhịp tim nhanh, sốt nhẹ, nhịp thở nhanh, tím tái, thở kéo dài. Bệnh nhân lú lẫn, có thể hôn mê, triệu chứng giống như viêm phổi nặng.

Tiến hành điều trị ngay hiện trường: Cho bệnh nhau nghỉ ngơi ở tư thế đầu nâng cao, thở oxy đến khi bệnh nhân hồi phục hay có thể đưa xuống độ cao thấp hơn. Dùng ngay nifedipin 10mg ngậm dưới lưỡi. Khi có kèm say núi cấp tính thì cho uống acetazolamin 250mg, cứ 8 giờ/lần, dùng kháng sinh nếu có viêm khổi nhiễm khuẩn.

* Bệnh não cấp tính: Bệnh não cấp tính là sự tiến triển của say núi cấp tính, xảy ra ở độ cao trên 2500m, hay gặp ở những người chưa thích nghi. Người bị não cấp tính thường: đau đầu dữ dội, lú lẫn, mất kiểm soát, mất thăng bằng, loạng choạng, mất tập trung, buồn nôn và nôn, co giật có thể tiến triển đến lú lẫn, hôn mê...

Cho bệnh nhân thở oxy (2 - 4 lít/phút). sau đó sử dụng Dexamethason 4 - 8mg mỗi 6 giờ/lần. Đưa bệnh nhân xuống thấp nhanh chóng.

Đề phòng say núi

Bạn vừa có thể thỏa mãn niềm đam mê leo núi vừa giữ sức khỏe bằng cách:

- Chuẩn bị điều kiện thể lực tối ưu trước chuyến đi, lên cao dần dần để thích nghi và nghỉ ngơi từ 1 - 2 ngày sau khi đến được độ cao.

- Người leo núi ở độ cao trên 3000m cần mang theo thiết bị cung cấp oxygen trong vài ngày.

- Người có bệnh tim hay phổi cần tránh lên núi cao.

- Mỗi ngày chỉ nên đi lên độ cao 300m; nghỉ ngơi và ngủ đủ trước khi đi; ăn ít về số lương nhưng cần đủ chất và năng lượng; tránh dùng bia, rượu, thuốc lá và cao hoạt động hao phí sức lực không cần thiết; tập thở.

- Sử dụng thuốc để dự phòng Acetazolamid 125 - 250mg cứ 2 giờ/lần, bắt đầu ngày hôm trước khi lên cao và tiếp tục 48 - 72 giờ ở độ cao mới; hay dexamthazon, cứ 2 giờ dùng 4mg khi bắt đầu leo núi, tiếp tục trong 3 ngày ở độ cao hơn.

Du lịch, GO! - Theo Yume
Giao mùa thu - đông là quãng thời gian đem lại nhiều cảm xúc cho những cung đường hoa của dân “phượt”. 

Những nhóm đi náo nức lên đường, tìm kiếm những góc nhìn mới, những khung cảnh mới, một cuộc sống khác, hồn nhiên và mộc mạc, đáng yêu đến bất ngờ.

1. Cao nguyên Mộc Châu mùa cải trắng

Một trong những điểm đến kinh điển “xuất sắc” nhất trên những lối mòn biên giới phía Bắc là Mộc Châu. Cuối tháng 11 đầu tháng 12 hằng năm, mảnh đất cao nguyên này trở nên quyến rũ và rực rỡ hơn bao giờ hết bởi sự góp mặt của những cánh đồng cải trắng ngút ngàn, những triền dã quỳ vàng rực hay những rặng trạng nguyên đỏ thắm.

Dọc khắp quốc lộ 6, đoạn từ Mai Châu lên thị trấn Mộc Châu, nơi nào cũng có thể dừng chân để cắm trại, picnic hay vui đùa chụp ảnh.

Với những dân đi ưa khám phá và tìm tòi, đi sâu vào các bản Thông Cuông, Ba Phách, Vân Hồ, Tả Phìn, Tân Lập... tìm kiếm những góc nhìn và địa điểm mới mẻ trong hành trình lang bạt qua những đường hoa sẽ là một trải nghiệm thú vị. Hoa cúc dại trắng, hoa xuyến chi nở thành thảm xen lẫn cỏ xanh, tạo nên một thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn đến nao lòng. Có lẽ cũng chính điều này khiến Mộc Châu trở thành một địa điểm chụp ảnh cưới và thư giãn cuối tuần lý tưởng xuất phát từ Hà Nội.

2. Cao nguyên đá Đồng Văn ngập tràn sắc hoa

Ở cao nguyên đá Đồng Văn, trong khi những ruộng tam giác mạch gieo muộn sắp tàn thì những triền cúc cam mượt mà vẫn vươn mình chào đón du khách. Lác đác những mảnh ruộng nhỏ gieo cải vàng nở sớm, thun tu đỏ rực lác đác khắp sườn núi, chân dốc, thung lũng, lưng đèo. Hoa đậu Hà Lan cánh trắng, phớt tím bất ngờ khoe mình trên ruộng vườn.

3. Tây Bắc mùa hoa dã quỳ

Luôn bất ngờ và ấn tượng, men theo những con đường xa hơn về phía tây biên giới đến với Lai Châu, Điện Biên, bạn sẽ bắt gặp những nẻo đường vàng rực dã quỳ đón chờ. Mới đây, các bạn trẻ ở Hà Nội đã khám phá trên đường lên núi Ba Vì (cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km) có một “mùa dã quỳ” vô cùng xinh đẹp và lộng lẫy.

4. “Lộng lẫy niềm nhớ thương” mang tên dã quỳ

Xuôi về phía Nam, thời gian gần đây dân đam mê khám phá bắt đầu ghi vào hành trình xê dịch những cung đường vàng rực bởi sắc hoa “lộng lẫy niềm nhớ thương” mang tên dã quỳ. Từ các huyện phía tây Quảng Nam vào Tây nguyên, từ Bình Phước lên Đắk Nông, Lâm Đồng hoặc từ Lâm Đồng qua những cung đường đèo đến Gia Lai, ngược lên Kon Tum, vào đến Biển Hồ... đâu đâu cũng bắt gặp những thảm hoa vàng rực chạy tít chân trời.

Đặc biệt, trong cái se lạnh đầu đông, đến thăm phố núi Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng) vào mùa này, len lỏi trong những con phố nhỏ, bên những căn biệt thự cổ kính nơi dầu dốc, bạn cũng sẽ có cảm giác ấm áp với sắc hoa hoang dại bừng sáng.

Và còn rất nhiều loài hoa chưa được biết tên, lạ lùng, đặc trưng cho mỗi miền đất đang chờ bạn khám phá. Giữa những bộn bề công việc, chúc bạn tìm được cho mình một mùa hoa như ý trên đường chu du.

Du lịch, GO! - Theo Tuoitre, internet
Từ thành phố Long Xuyên, theo tỉnh lộ 943, băng qua những cánh đồng lúa chín vàng mơ mênh mang tận chân trời, du khách đến thị trấn núi Sập, thủ phủ của huyện Thoại Sơn.

Vượt dòng Thoại Giang đi thêm hơn 10 cây số nữa, ta sẽ tới thị trấn Óc Eo, nơi đây được các nhà khảo cổ xem như là “cái rốn”, trung tâm của nền văn minh, văn hóa Óc Eo.

Văn hoá Óc Eo là  tên gọi chung của một nền văn minh gắn liền với vương quốc Phù Nam huyền thoại, có địa bàn  trải rộng từ Tây đến Đông Nam bộ ngày nay. Trải qua trên dưới một ngàn năm trăm năm với bao biến động của thiên nhiên và lịch sử, nền văn hóa ấy đã bị mai một và dần rơi vào  quên lãng.

Ở thị trấn Óc Eo, có một ngôi chùa được người dân gọi bằng cái tên rất ấn tượng là chùa Phật Bốn Tay, tên chữ là “Linh Sơn cổ tự”.

Từ chợ Óc Eo, theo con đường nhựa nhỏ đi vòng hướng đông nam của núi Ba Thê một đỗi, du khách sẽ gặp cổng chùa hiện ra ở mé triền núi. Đầu tiên ta đụng mặt hai chú sư tử bằng sứ màu xanh trên đầu  trụ cổng ở vòng thành ngoài, theo nhiều bậc tam cấp, du khách đến cổng chính có hàng chữ  “Linh Sơn cổ tự”  đỏ chót. Cổng chùa mô phỏng kiến trúc tam quan cổ, có cách tân; hai bên cổng có bốn câu đối và bốn hàng đại tự xiển dương Phật pháp.

Bước vào sân chùa du khách lọt giữa một không gian u tĩnh với rừng cây sao, dầu cao vút, gió núi rì rào, lá khô xào xạc trên lối đi.

Chánh điện chùa Linh Sơn ở Óc Eo thờ pho tượng Phật Bốn Tay. Pho tượng nầy có hình thể và nét mặt không giống như những tượng Phật thường gặp ở đa số các chùa chiền thuộc hệ phái Bắc tông. Tượng Phật Bốn Tay mặc y tiểu thừa, vẻ mặt và hình dạng ngài phốp pháp, sắc màu lam nhã, mắt mở lớn, ngồi kiết già và mỗi tay cầm một linh vật nhỏ. Tay phải trên cầm xâu chuỗi. Tay trái trên bắt ấn, tay phải dưới cầm chuông nhỏ, tay kia cầm trái châu. Đặc biệt ngài có đội chiếc nón như các vị Lạt Ma Tây Tạng. Nguyên tượng bằng đá đen, bán thân, về sau được gia cố thành tư thế ngồi.

Theo lời kể của sư trụ trì Thích Thiện Trí và lời truyền tụng trong dân gian thì vào năm 1913, khi người Pháp cho xe ủi đất làm đường và xây bót Ba Thê dưới chân núi, gần chợ, người ta phát hiện một pho tượng bằng đá đen có bốn tay, cao 1,7 mét, còn nguyên vẹn, nằm sâu dưới mặt đất khoảng 2 mét.

Người Khmer quanh vùng tập họp thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng tượng về núi để thờ, vì cho đó là tượng Neata Phrom tức thần Núi - theo tín ngưỡng thờ ông Tà của người Campuchia. Nhưng không hiểu vì sao tượng quá nặng, không sao di chuyển nổi. Sau nhờ những bô lão người Kinh đứng ra lập bàn thờ khấn vái. Thật lạ lùng, lúc ấy pho tượng mới được khiêng đi nhẹ nhàng.

Trước đó, hai tấm bia đá bùn cũng đã được tìm thấy. Mỗi bia cao khoảng 1,8 mét, dày khoảng 20 cm, bề ngang khoảng 80 cm. Trên bia có khắc chi chít cổ tự, không ai đọc được. Đặc biệt, khi đặt tượng Phật vào giữa hai tấm bia này thì rất khít khao. Do sự linh ứng ấy, dân chúng quanh vùng góp công của  xây dựng chùa Linh Sơn để thờ phụng và cũng từ đó, chùa có tên dân gian là chùa Phật Bốn Tay cho đến ngày nay.

Chùa Phật Bốn Tay có khuôn viên rộng khoảng 4.000 mét vuông. Chánh điện có kiến trúc đơn giản, diện tích chừng 100 mét vuông, quét vôi vàng, mái lợp ngói vảy cá, hai góc mái trước được đắp rồng uốn lượn. Nhưng pho tượng Phật bốn tay được coi là “báu vật” vô giá.

Hòa thượng Thích Thiện Trí trụ trì từ năm 1967 cho biết: chùa Linh Sơn do sư tổ Thiết Ma Nhiên Chánh khai sơn năm 1912, tượng Phật đem về chùa  sau một năm (1913). Chùa được trùng tu năm 1983.

Pho tượng Phật bốn tay là một di sản văn hóa Óc Eo, có cùng niên đại với tượng Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc. Trong các chùa chiền Phật Giáo Việt Nam xưa nay không thấy có thờ tượng Phật bốn tay, chỉ có tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn có 18 tay. Theo các nhà nghiên cứu, thật ra, tượng Phật bốn tay chính là tượng thần Visnu có rắn thần Naga bảy đầu tạo thành tán che phía sau. Riêng hai bia đá có chữ khắc vẫn chưa được giải mã, đây là loại cổ tự có cùng gốc với chữ Brami của người Ấn Độ, được sử dụng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên.

Ở phía sau chùa Phật Bốn Tay, gần di chỉ Nam Linh Sơn (thành cổ Óc Eo) có một cây dầu mọc từ gốc lên bốn nhánh thân suông thẳng đều tỏa ra rất lạ, thon thả như những ngón tay! Dân địa phương gọi cây dầu nầy là cây Bốn Ngón. Cây Bốn Ngón thuộc họ khộp (dầu lông) cao chừng 50 mét, mình trơn. Có người còn cho đó là những ngón tay của Phật (?!).

Về thành cổ Óc Eo, xem tượng Phật Bốn Tay, cây Bốn Ngón, du khách như ngược về quá khứ, đắm mình trong không gian một thời của vương quốc Phù Nam, nay chỉ còn là huyền thoại.

Du lịch, GO! - Theo SGT

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống