Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 6 December 2011

Anh được biết đến như một người thầy – người truyền lửa đam mê thiên nhiên, địa lý của trường đại học Sư phạm TP.HCM, người thầy của các trường du lịch và chuyên khám phá những vùng đất mới, một chuyên gia vẽ bản đồ Việt Nam. Và giờ đây biết Trương Hoàng Phương chuyên thiết kế các tour du lịch táo bạo gần với thiên nhiên…

< Trương Hoàng Phương trong hành trình chinh phục đỉnh Fansipan, nóc nhà Đông Dương ở độ cao 3.143 mét.

Đi là học
Địa lý là môn học không nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên, học sinh. Câu hỏi “Làm sao để sinh viên học tốt môn địa lý?” là cách Hoàng Phương đưa ra để định hướng cho việc truyền lửa của mình.

Anh đã giải được bài toán này với đáp án: “Cho sinh viên cảm nhận thực tế và đi nhiều”. Nền tảng để Hoàng Phương tìm được lời giải là anh đã đặt mình vào vị trí của một sinh viên địa lý.

Việc này không khó, vì anh từng là sinh viên địa lý của đại học Sư phạm TP.HCM những năm 80. Bốn năm đại học không chỉ nhận kiến thức từ sách vở mà còn là những chuyến độc hành bằng xe đạp đi khắp các vùng đất để có cái nhìn trực quan, sinh động về môn học mình yêu thích.

Năm 1983, nhà trường cử Trương Hoàng Phương dự Liên hoan sinh viên giỏi toàn quốc lần 1 của Trung ương Đoàn tổ chức tại Hà Nội. Nhân chuyến đi này, anh mở rộng vòng quay bánh xe đạp của mình đi khắp Tây Bắc, Đông Bắc với nhiều điều khám phá mới lạ. Từ đó, anh đi khắp miền Bắc bằng xe đạp để mang về cho cẩm nang giáo trình địa lý những câu chuyện thú vị và thực tế hơn. Khi trở thành giảng viên, với kiến thức và nhiệt huyết truyền lửa cho sinh viên, anh đã xây dựng một lớp theo cách vừa học vừa đi điền dã, đi thực tế, có khi cả thầy và trò đạp xe đi khắp các vùng nông thôn, miền núi mấy ngày liền.

Bước tiếp những đam mê

Năm 1997, anh tạm gác việc giảng dạy, chuyển qua làm hướng dẫn viên tiếng Anh của Saigontourist. Với anh, đó chính là môi trường để có điều kiện chia sẻ, tham gia các chương trình khám phá xuyên Việt. Đây là thời gian đem lại cho anh tầm nhìn cao hơn về chuyên ngành du lịch, để anh trở thành như hiện nay: chuyên gia thiết kế các sản phẩm du lịch và địa lý.

Nói về việc thiết kế sản phẩm du lịch, thạc sĩ Trương Hoàng Phương cho biết: “Đó là công việc đòi hỏi phải biết mình đang làm gì và làm cho ai, tức là định hướng khách hàng, tìm điểm đến phù hợp, thông qua việc tiếp thị triển khai cho khách hàng cảm nhận. Điều khó nhất là cảm nhận nhu cầu khách hàng và thực tế điểm đến. Định hướng của tôi từ khi còn là giảng viên đại học là giới thiệu thiên nhiên và con người Việt Nam một cách cận cảnh, sinh động”.

Năm 1998, với kiến thức của người tổ chức nhiều chuyến đi trong nước, anh cảm thấy hệ thống bản đồ Việt Nam rất lạc hậu, đặc biệt là với du khách muốn tự mình khám phá những nẻo đường. Cầm trên tay tấm bản đồ thiếu thông tin mà lòng luôn bứt rứt, anh bắt đầu biên soạn bản đồ. Và bản đồ du lịch tiện ích được thiết kế theo kiểu gấp gọn đã ra đời, mỗi năm lại có bổ sung chi tiết điểm đến là từ những chuyến đi không mệt mỏi của anh.

Với Trương Hoàng Phương, đi là để cảm nhận, để mang về những giá trị nhân văn và còn là sự chia sẻ của tình người. Đó là trường hợp anh miệt mài giải oan cho anh Đoàn Văn Quyết – một người dân Lạng Sơn 18 năm qua mang trong mình “bản án” đánh thuốc nổ phá tượng nàng Tô Thị.


Bằng kiến thức chuyên sâu về địa lý, đi thực địa trở lại hiện trường, tìm gặp những nhân chứng sống, anh đã minh oan cho ông Quyết không phải là người phá tượng mà do chính tác động của thiên nhiên. Khi hỏi ông Quyết giờ ra sao, anh nói: “Anh ấy vẫn bán nước bên dưới động Tam Thanh và khi ai hỏi về lý do nàng Tô Thị bị sụp, anh đưa bài báo “Câu chuyện của một thầy địa lý” được lộng kính cho khách xem”.

Trên đường thiên lý, có lúc nào đó bạn nhìn thấy một bóng dáng cao gầy, gương mặt khắc khổ khom người đạp xe trên những con đèo cao vùng Tây Bắc hay những cung đường Trường Sơn vắng bóng người, hoặc đang đeo bám người trên vách núi dựng đứng của sườn phía tây đỉnh Fansipan – nơi chưa từng có dấu chân người vượt lên, thì đó có thể là Trương Hoàng Phương trong hành trình không mệt mỏi…

Du lịch, GO! - Theo SGTT.VN, internet
Đất Cần Giuộc ngoài món mắm còng ra có món lạp xưởng tôm tươi từ lâu đã là một thương hiệu khá nổi tiếng. Tuy lạp xưởng làm từ tôm không chỉ riêng ở Cần Giuộc nhưng có lẽ nhờ giống tôm đất của vùng này đã góp phần làm cho thứ lạp xưởng tại đây ngọt và ngon vào hàng nhất nhì đất Nam bộ.

Có người cho rằng lạp xưởng tôm là một biến tấu của lạp xưởng heo để cho phù hợp với người ngại tăng chỉ số cholesterol bởi thành phần tôm chiếm tới 60%, thịt nạc 20% và mỡ chỉ còn dưới 20%. Nhưng lạp xưởng tôm khó làm hơn lạp xưởng heo ở chỗ, phải dùng nguyên liệu thật tươi, chế biến thật kỹ thì lạp xưởng mới ngon, mùi tôm còn giữ nguyên và có độ dai nhất định.

Tôm thì chọn tôm đất cỡ lớn, sau khi chế biến sẽ có màu vàng pha hồng đẹp và vị ngọt thật đậm đà. Tôm đất sau khi lột vỏ, lấy hết chỉ lưng, quết chung với các loại gia vị. Đặc biệt, không thể thiếu tiêu sọ, một nửa giã nhỏ, một nửa để nguyên hạt trộn với hỗn hợp để khử mùi tanh của tôm và khi nướng lạp xưởng mới dậy mùi thơm.

Một vài nơi ở Sóc Trăng, Trà Vinh khi chế biến còn ướp qua chút rượu Mai Quế Lộ để lạp xưởng có mùi thơm đặc trưng và bảo quản lâu hơn. Nhưng người Cần Giuộc lại có cách bảo quản độc chiêu hơn, bằng cách dùng nước dừa tươi để luộc lạp xưởng dưới lửa riu riu cho đến khi nước dừa rút hết vào trong lạp xưởng rồi cất vô tủ lạnh. Món lạp xưởng chưng… nước dừa này không những có thể để lâu trong vòng từ 3 – 4 tháng, mà còn trông đẹp hơn, vị cũng thơm hơn.

Lạp xưởng tôm còn có thể dùng tươi bằng cách nướng trên bếp than hay lăn (chiên) với nước, mà nước dừa thì càng ngon. Cho nước vào xăm xắp canh lửa nhỏ rồi dùng đũa trở đều cho đến khi cạn nước thì chiếc lạp xưởng cũng đã chín vàng. Có người còn cho rằng lạp xưởng tôm tươi để ít ngày cho lên men sẽ có hương vị như nem chua, nhưng lại có cái ngọt béo của lạp xưởng, ăn ít ngán mà đưa cay cũng rất tuyệt.

Du lịch, GO! - Theo Laodong, internet
Khi lá vàng rơi đầy trên các con đường quanh Nhà thờ Đức Bà, tiết trời se lạnh về đêm, những con phố, cửa hàng, trung tâm thương mại lung linh ánh đèn trang trí; là lúc gió mang hương Noel đến tận các gia đình ở Sài Gòn. 

< Các tòa nhà, trung tâm thương mại trên đường Đồng Khởi (quận 1, TP HCM) trang trí bằng những dây đèn sáng rực.

Vừa kết thúc ngày Nhà giáo Việt Nam, các cửa hàng kinh doanh hàng trang trí Giáng sinh ở Sài Gòn đã bắt đầu khởi động. Nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại bắt đầu trang hoàng Noel. Phố phường rực rỡ ánh đèn, hoa châu.

< Cứ mỗi tối, người người đổ về khu cao ốc SaiGon Center để ngắm đèn và chụp ảnh kỷ niệm.

Ánh điện chớp nháy đủ màu sắc trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi, rực rỡ ở trung tâm thương mại... thu hút người Sài Gòn hàng đêm dạo phố chiêm ngưỡng vẻ lung linh tráng lệ trong tiết trời se lạnh.
< Năm nào Saigon Center cũng trưng bày rực rỡ đón Giáng sinh, thu hút nhiều gia đình và các đôi uyên ương đến tham quan, chụp hình. Các cô cậu bé thích thú đùa giỡn với ông già Noel trước sảnh cao ốc này.
< Không khí Giáng sinh trong khung cảnh dưới lòng đại dương với bạch tuộc, cướp biển, san hô và cả ông già Noel tại Thương xá Tax (đường Nguyễn Huệ, quận 1).
< Nhà hát thành phố và khách sạn Caravelle bừng sáng lung linh.
< Trung tâm thương mại Diamond Plaza (quận 1) cũng được trang hoàng lộng lẫy.
< Các bạn trẻ rủ nhau mua thiệp và đồ trang trí Noel tại khuôn viên nhà thờ Thánh Vinh Sơn (đường 3 tháng 2, quận 10).
< Các cửa hàng chuyên doanh đồ trang trí Giáng Sinh ở Sài Gòn mở cửa từ rất sớm, kể từ sau ngày Nhà giáo Việt Nam.
< Tại siêu thị Big C (đường Sư Vạn Hạnh, quận 10), không khí mua sắm tưng bừng đậm màu sắc Giáng sinh.
< Những quả cầu đỏ đẹp mắt treo lơ lửng trên đầu.
< Cậu bé say sưa đùa nghịch những ông già Noel nhí trong khi mẹ tranh thủ chụp ảnh.
< Các gia đình bắt đầu mua sắm vật dụng để trang hoàng hang đá tại tư gia.

Ở các khu phố xóm đạo cũng đang náo nức chuẩn bị trang trí đường, hẻm, nhà thờ, đón Giáng sinh. Nhà nhà góp tiền mua đèn, hoa...

Nhà không theo đạo Công giáo nhưng năm nào gia đình chị Quyên cũng tậu cây thông, dàn đèn, đưa con đi chọn mua trái thông để tự trang trí thông. Chủ yếu là có dịp để trẻ con được chơi, thêm những kỷ niệm tuổi thơ để làm vốn sống khi trưởng thành.

Sau những căng thẳng trong công việc hàng ngày, cách thư giãn hay nhất là đi bộ dạo quanh khu trung tâm thành phố, hay ngồi quán cà phê ngắm phố phường rộn rã đón Noel.

Du lịch, GO! - Theo VnExpress

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống