Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Tuesday, 6 December 2011

Anh được biết đến như một người thầy – người truyền lửa đam mê thiên nhiên, địa lý của trường đại học Sư phạm TP.HCM, người thầy của các trường du lịch và chuyên khám phá những vùng đất mới, một chuyên gia vẽ bản đồ Việt Nam. Và giờ đây biết Trương Hoàng Phương chuyên thiết kế các tour du lịch táo bạo gần với thiên nhiên…

< Trương Hoàng Phương trong hành trình chinh phục đỉnh Fansipan, nóc nhà Đông Dương ở độ cao 3.143 mét.

Đi là học
Địa lý là môn học không nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên, học sinh. Câu hỏi “Làm sao để sinh viên học tốt môn địa lý?” là cách Hoàng Phương đưa ra để định hướng cho việc truyền lửa của mình.

Anh đã giải được bài toán này với đáp án: “Cho sinh viên cảm nhận thực tế và đi nhiều”. Nền tảng để Hoàng Phương tìm được lời giải là anh đã đặt mình vào vị trí của một sinh viên địa lý.

Việc này không khó, vì anh từng là sinh viên địa lý của đại học Sư phạm TP.HCM những năm 80. Bốn năm đại học không chỉ nhận kiến thức từ sách vở mà còn là những chuyến độc hành bằng xe đạp đi khắp các vùng đất để có cái nhìn trực quan, sinh động về môn học mình yêu thích.

Năm 1983, nhà trường cử Trương Hoàng Phương dự Liên hoan sinh viên giỏi toàn quốc lần 1 của Trung ương Đoàn tổ chức tại Hà Nội. Nhân chuyến đi này, anh mở rộng vòng quay bánh xe đạp của mình đi khắp Tây Bắc, Đông Bắc với nhiều điều khám phá mới lạ. Từ đó, anh đi khắp miền Bắc bằng xe đạp để mang về cho cẩm nang giáo trình địa lý những câu chuyện thú vị và thực tế hơn. Khi trở thành giảng viên, với kiến thức và nhiệt huyết truyền lửa cho sinh viên, anh đã xây dựng một lớp theo cách vừa học vừa đi điền dã, đi thực tế, có khi cả thầy và trò đạp xe đi khắp các vùng nông thôn, miền núi mấy ngày liền.

Bước tiếp những đam mê

Năm 1997, anh tạm gác việc giảng dạy, chuyển qua làm hướng dẫn viên tiếng Anh của Saigontourist. Với anh, đó chính là môi trường để có điều kiện chia sẻ, tham gia các chương trình khám phá xuyên Việt. Đây là thời gian đem lại cho anh tầm nhìn cao hơn về chuyên ngành du lịch, để anh trở thành như hiện nay: chuyên gia thiết kế các sản phẩm du lịch và địa lý.

Nói về việc thiết kế sản phẩm du lịch, thạc sĩ Trương Hoàng Phương cho biết: “Đó là công việc đòi hỏi phải biết mình đang làm gì và làm cho ai, tức là định hướng khách hàng, tìm điểm đến phù hợp, thông qua việc tiếp thị triển khai cho khách hàng cảm nhận. Điều khó nhất là cảm nhận nhu cầu khách hàng và thực tế điểm đến. Định hướng của tôi từ khi còn là giảng viên đại học là giới thiệu thiên nhiên và con người Việt Nam một cách cận cảnh, sinh động”.

Năm 1998, với kiến thức của người tổ chức nhiều chuyến đi trong nước, anh cảm thấy hệ thống bản đồ Việt Nam rất lạc hậu, đặc biệt là với du khách muốn tự mình khám phá những nẻo đường. Cầm trên tay tấm bản đồ thiếu thông tin mà lòng luôn bứt rứt, anh bắt đầu biên soạn bản đồ. Và bản đồ du lịch tiện ích được thiết kế theo kiểu gấp gọn đã ra đời, mỗi năm lại có bổ sung chi tiết điểm đến là từ những chuyến đi không mệt mỏi của anh.

Với Trương Hoàng Phương, đi là để cảm nhận, để mang về những giá trị nhân văn và còn là sự chia sẻ của tình người. Đó là trường hợp anh miệt mài giải oan cho anh Đoàn Văn Quyết – một người dân Lạng Sơn 18 năm qua mang trong mình “bản án” đánh thuốc nổ phá tượng nàng Tô Thị.


Bằng kiến thức chuyên sâu về địa lý, đi thực địa trở lại hiện trường, tìm gặp những nhân chứng sống, anh đã minh oan cho ông Quyết không phải là người phá tượng mà do chính tác động của thiên nhiên. Khi hỏi ông Quyết giờ ra sao, anh nói: “Anh ấy vẫn bán nước bên dưới động Tam Thanh và khi ai hỏi về lý do nàng Tô Thị bị sụp, anh đưa bài báo “Câu chuyện của một thầy địa lý” được lộng kính cho khách xem”.

Trên đường thiên lý, có lúc nào đó bạn nhìn thấy một bóng dáng cao gầy, gương mặt khắc khổ khom người đạp xe trên những con đèo cao vùng Tây Bắc hay những cung đường Trường Sơn vắng bóng người, hoặc đang đeo bám người trên vách núi dựng đứng của sườn phía tây đỉnh Fansipan – nơi chưa từng có dấu chân người vượt lên, thì đó có thể là Trương Hoàng Phương trong hành trình không mệt mỏi…

Du lịch, GO! - Theo SGTT.VN, internet

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống