Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Thursday, 8 December 2011

Sau khi đất nước thống nhất, suốt giai đoạn 1976-1986, người dân cả nước đã quen với việc hàng hóa không được mua bán trên thị trường mà chỉ được phân phối theo chế độ tem phiếu.

< Chuyến tàu điện ở Hà Nội luôn trong tình trạng chật kín khách.

Khi ấy: được mặc chiếc áo lông, ăn những hạt gạo không bị mốc và đi xe đạp Trung Quốc là ước mơ của biết bao nhiêu người dân.
Rồi năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và dần bỏ lại những ký ức về một thời tem phiếu.
25 năm đã qua, nhiều người dân vẫn không thể quên ký ức về thời kỳ dùng tem phiếu để mua bán các nhu yếu phẩm từ cân thịt, quả trứng, dầu hỏa, vải vóc cho tới đường sữa trẻ em...

Dưới đây là những hình ảnh về thời kỳ trước đổi mới được trưng bày tại triển lãm "Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới 1986-2011 qua tài liệu lưu trữ", khai mạc sáng 8/12 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

< Cuốn sổ đăng ký mua lương thực năm 1988 của gia đình ông Phan Văn Sinh, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.
Nhà mà mất số này là đói đấy!
< Người dân xếp hàng mua lương thực, thực phẩm theo tem phiếu thời kỳ bao cấp trước năm 1985.
< Phiếu thực phẩm loại C năm 1973 của Bộ Nội thương phát hành được Xí nghiệp sửa chữa đồng hồ cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy ở phố Hàng Khoai (Hà Nội).
< Một người đàn ông xem và hồi tưởng những ngày ông cũng phải xếp hàng đong gạo.

Tuy thiếu thốn nhưng nhiều thứ lại miễn phí. Ví dụ như đi học chả tốn đồng nào. Đau bệnh đi nằm nhà thương chỉ đóng một số tiền rất nhỏ và... gạo.
< Phiếu mua hàng ở mỗi địa phương lại khác nhau...
< Xe đạp gióng ngang - một phương tiện đi lại của những người dân mọi tầng lớp thời bấy giờ. 
< Phiếu mua 2 kg thịt năm 1972.
< Phiếu mua thịt lợn, thịt bò, cá, gia cầm, trứng...
< Những mặt hàng "đặc biệt" chỉ sắm được vào ngày Tết như bánh mứt, pháo, dĩ nhiên cũng có tem phiếu tùy theo nhà đông người, ít người.
< Trong thời kỳ bao cấp, các mặt hàng từ chất đốt...
< ...cho tới cả vải vóc, phụ tùng xe đạp... đều dùng tem phiếu.
< Và mỗi loại tem phiếu lại ghi rõ số lượng hàng hóa có thể được mua, như 0,2 - 0,5 - 1 mét vải.
< Và vải của nam, nữ cũng được quy định trong tem phiếu.
< Salon gỗ, tủ lệch, tivi đen trắng, tủ lạnh Liên Xô - những vật dụng xa xỉ và là niềm mơ ước của nhiều người.
< Gia đình có trẻ em sẽ được phát phiếu mua sữa...
< ...và phiếu mua đường.
< Còn phụ nữ nông thôn có phiếu bồi dưỡng dành cho người sinh con.
< Gian bếp ngày ấy có thể kiêm chuồng nuôi lợn.
< Áo lông thời ấy tương đương 3 chỉ vàng - niềm mơ ước của bao người trong những ngày đông giá lạnh.

ĐGD: Thời ấy mình từng xếp hàng, xếp sổ mua gạo, bột mì, bánh mì, thịt, cá. Thậm chí cả đường, thuốc lá, hộp quẹt..., nói chung mọi thứ đề có têm phiếu và xếp hàng hết cả. Đó là một thời kỳ mà cả nước vô cùng khó khăn nhưng người ta vẫn sống trong sự sẻ chia đầy tình người.


Lớp trẻ bây giờ sung sướng hơn ngày xưa nhiều: đi xe xịn, Ipad - laptop kè kè bên mình, tha hồ tán chuyện qua điện thoại. Áo quần thì theo mode, theo thời trang... , vượt trội hơn tới mức không thể so sánh với thời cấm vận.
Vậy nhưng có những bạn vẫn than chán, sống thiếu mục đích, sống thiếu tình người và bất cần đời.

Thôi thà cứ khổ rồi mới sướng còn hơn là sướng quen: gặp chút trắc trở lại tự cho là cả cuộc đời toàn màu đen...

Du lịch, GO! - biên tập theo VnExpress

Wednesday, 7 December 2011

Mùa đông cũng được mệnh là mùa bánh gối Hà Nội. Có lẽ không một ai từng đến Hà Nội vào mùa đông mà không ấn tượng với ẩm thực hè phố, trong đó có góc nhỏ bán món bánh gối thơm ngon.

Tiết trời dịu nhẹ của Hà Nội tháng cuối năm vẫn còn quyện hương hoa sữa, gió heo may khô hanh đã thay bằng cái lạnh se se nhẹ nhàng thấm vào da thịt… Thứ thời tiết khiến người ta thêm yêu mảnh đất Hà thành cổ kính, lại thấy thèm cảm giác ngồi co ro trong góc quán vỉa hè thưởng thức những món ăn cay cay, nóng hổi.

Trời trở rét, từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn bình dân, quán cóc ven đường lại bắt đầu "chạy" thực đơn các món bánh mặn, bánh ngọt - những món đủ nóng, đủ ấm, đủ hấp dẫn trong cái giá rét. Trong số đó, bánh gối được mệnh danh là thứ bánh của mùa đông, của ẩm thực dân dã Hà thành.

Bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, sinh viên hay học sinh, viên chức hay người lao động chân tay… ai ai cũng có thể tạt qua cửa hàng bánh gối và thưởng thức dăm ba cái. Cũng bởi thế, người ta bảo mùa này là mùa bánh gối Hà Nội.

Bánh gối thường được bán trong các quán bánh mặn ngọt cùng nhiều đặc sản Hà thành khác như quẩy nóng, bánh mì, chân gà nướng… Nhưng đôi khi cũng trở thành một món ăn chơi nhẹ nhàng, có mặt trong các nhà hàng sang trọng. Nhờ bánh gối, nhiều con phố Hà Nội nổi danh, trở nên quen thuộc hơn: bánh gối phố Lý Quốc Sư, bánh gối phố Hòe Nhai, phố Lương Văn Can…

Đầu tháng 12, góc quán nhỏ bánh gối trên phố Hà Nội lại tấp nập hơn bao giờ hết. Dường như chúng trở nên “có sức sống” chỉ từ khi đợt rét đầu tiên ùa về. Mùa đông là mùa vào vụ, mùa vất vả, bội thu của người chủ hàng và cũng là mùa thưởng thức lý tưởng nhất cho mỗi thực khách khoái khẩu món bánh này.

Một lần đến cửa hàng chuyên bánh gối trên phố Lý Quốc Sư, tôi còn ngạc nhiên bởi những vị khách đến đây không chỉ có học sinh, các bạn trẻ người Việt mà còn rất nhiều khách ngoại quốc. Theo chị chủ quán tên Oanh, khách nước ngoài sau khi dạo thăm phố cổ thường tìm đến cửa hàng thưởng thức đặc sản bánh gối. Họ đi theo nhóm dăm ba người nhưng đôi khi cũng đến ăn một mình. Sau khi thưởng thức bánh còn mua vài cái về làm quà.

Bánh gối là kết hợp của vị giòn vỏ bánh, vị thơm, bổ của nhân bánh thập cẩm. Phải ăn bánh lúc còn nóng mới ngon - đó cũng chính là lý do khiến loại bánh này chỉ bán chạy mỗi khi trời lạnh.

Nhân bánh gối gồm thịt lợn ba chỉ xay, mộc nhĩ, miến, củ cà rốt hoặc xu hào thái nhỏ, cùng với nhiều loại gia vị khác như hành lá, hạt tiêu… Nhiều vị chủ hàng cho rằng làm nhân bánh gối khá đơn giản, chỉ cần thái nhỏ đều các thành phần và trộn với nhau, ngâm trong 5-7 phút là được gói.

Tuy nhiên, vỏ bánh và nước chấm mới là những yếu tố chủ đạo tạo nên nét riêng của bánh mỗi cửa hàng. Bởi thế, những hàng bánh gối đông khách thường mang riêng một bí quyết làm vỏ bánh. Đó là các công đoạn như nhào, phết, cán bột bánh sao cho đều nhưng phải mỏng và mềm dẻo.

Cũng giống như nhiều món ngon truyền thống khác của Hà Nội như phở cuốn, nem cuốn, nem tai… thứ bánh đặc sản này cũng cần ăn kèm với nước chấm được pha cầu kỳ. Nước chấm phải có một chút mặn, ngọt, một chút chua và tuyệt nhiên không được dùng nước mắm để pha.

Tất cả những thành phần ấy tạo nên hương vị của món bánh truyền thống, “bánh mùa đông Hà Nội” dù không phải lừng danh nhưng cũng đã gắn bó, hấp dẫn người Hà thành nhiều năm nay. Và tôi nghĩ chưa có ai yêu mến ẩm thực đường phố Hà thành mà chưa từng thưởng thức thứ bánh ăn chơi dân dã này.

Nếu bạn đang ở Hà Nội, hãy tìm đến một cửa hàng bánh gối ven phố cổ nào đó. Tôi tin rằng có được thưởng thức bánh gối trong tiết trời như thế này, bạn mới cảm nhận đủ nét đẹp mùa đông trên mảnh đất Tràng An.

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre, internet
Đây là trang phục truyền thống và duyên dáng của phụ nữ Kinh Bắc. Hình ảnh người phụ nữ với áo tứ thân, mớ ba, mớ bảy ở những vùng nông thôn Bắc Bộ đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa.

< Áo tứ thân cách điệu ngày nay.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài tứ thân Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm

Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân.

< Chiếc áo tứ thân xưa của phụ nữ Việt đầu thế kỷ 20.

Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.

Áo tứ thân gồm hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” - một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi buộc rút hai đầu lại.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ.

< Áo tứ thân.

Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Đi theo áo tứ thân phải có chiếc yếm, cái khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa theo các chị, các em đến những nơi đình đám.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
(Thơ Nguyễn Bính)

Khăn vuông mỏ quạ…

Trang phục nữ Kinh Bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong.... tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ".

Khăn vuông mỏ quạ không hẳn ai biết hát quan họ cũng biết chít; mà dẫu có biết chít cũng chưa chắc đã đẹp. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm....

Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy.

Thực ra khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Kinh Bắc. Chợt nhớ:.... Có ai đó đã từng thốt lên:

Nhìn em khăn vuông mỏ quạ,
Để anh trong dạ tơ vương.
Nhìn em khăn vuông mỏ quạ
Để anh hoá đá vì người...

Du lịch, GO! - Theo mạng Cinet, VTV, ảnh sưu tầm

Du lịch, GO!: Áo yếm - Di sản trang phục của Việt Nam
Du lịch, GO!: Áo bà ba duyên dáng đồng bằng
Du lịch, GO!: Áo dài Việt Nam trên chặng đường dài

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống