Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Thursday, 8 December 2011

Sau khi đất nước thống nhất, suốt giai đoạn 1976-1986, người dân cả nước đã quen với việc hàng hóa không được mua bán trên thị trường mà chỉ được phân phối theo chế độ tem phiếu.

< Chuyến tàu điện ở Hà Nội luôn trong tình trạng chật kín khách.

Khi ấy: được mặc chiếc áo lông, ăn những hạt gạo không bị mốc và đi xe đạp Trung Quốc là ước mơ của biết bao nhiêu người dân.
Rồi năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và dần bỏ lại những ký ức về một thời tem phiếu.
25 năm đã qua, nhiều người dân vẫn không thể quên ký ức về thời kỳ dùng tem phiếu để mua bán các nhu yếu phẩm từ cân thịt, quả trứng, dầu hỏa, vải vóc cho tới đường sữa trẻ em...

Dưới đây là những hình ảnh về thời kỳ trước đổi mới được trưng bày tại triển lãm "Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới 1986-2011 qua tài liệu lưu trữ", khai mạc sáng 8/12 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).

< Cuốn sổ đăng ký mua lương thực năm 1988 của gia đình ông Phan Văn Sinh, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.
Nhà mà mất số này là đói đấy!
< Người dân xếp hàng mua lương thực, thực phẩm theo tem phiếu thời kỳ bao cấp trước năm 1985.
< Phiếu thực phẩm loại C năm 1973 của Bộ Nội thương phát hành được Xí nghiệp sửa chữa đồng hồ cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy ở phố Hàng Khoai (Hà Nội).
< Một người đàn ông xem và hồi tưởng những ngày ông cũng phải xếp hàng đong gạo.

Tuy thiếu thốn nhưng nhiều thứ lại miễn phí. Ví dụ như đi học chả tốn đồng nào. Đau bệnh đi nằm nhà thương chỉ đóng một số tiền rất nhỏ và... gạo.
< Phiếu mua hàng ở mỗi địa phương lại khác nhau...
< Xe đạp gióng ngang - một phương tiện đi lại của những người dân mọi tầng lớp thời bấy giờ. 
< Phiếu mua 2 kg thịt năm 1972.
< Phiếu mua thịt lợn, thịt bò, cá, gia cầm, trứng...
< Những mặt hàng "đặc biệt" chỉ sắm được vào ngày Tết như bánh mứt, pháo, dĩ nhiên cũng có tem phiếu tùy theo nhà đông người, ít người.
< Trong thời kỳ bao cấp, các mặt hàng từ chất đốt...
< ...cho tới cả vải vóc, phụ tùng xe đạp... đều dùng tem phiếu.
< Và mỗi loại tem phiếu lại ghi rõ số lượng hàng hóa có thể được mua, như 0,2 - 0,5 - 1 mét vải.
< Và vải của nam, nữ cũng được quy định trong tem phiếu.
< Salon gỗ, tủ lệch, tivi đen trắng, tủ lạnh Liên Xô - những vật dụng xa xỉ và là niềm mơ ước của nhiều người.
< Gia đình có trẻ em sẽ được phát phiếu mua sữa...
< ...và phiếu mua đường.
< Còn phụ nữ nông thôn có phiếu bồi dưỡng dành cho người sinh con.
< Gian bếp ngày ấy có thể kiêm chuồng nuôi lợn.
< Áo lông thời ấy tương đương 3 chỉ vàng - niềm mơ ước của bao người trong những ngày đông giá lạnh.

ĐGD: Thời ấy mình từng xếp hàng, xếp sổ mua gạo, bột mì, bánh mì, thịt, cá. Thậm chí cả đường, thuốc lá, hộp quẹt..., nói chung mọi thứ đề có têm phiếu và xếp hàng hết cả. Đó là một thời kỳ mà cả nước vô cùng khó khăn nhưng người ta vẫn sống trong sự sẻ chia đầy tình người.


Lớp trẻ bây giờ sung sướng hơn ngày xưa nhiều: đi xe xịn, Ipad - laptop kè kè bên mình, tha hồ tán chuyện qua điện thoại. Áo quần thì theo mode, theo thời trang... , vượt trội hơn tới mức không thể so sánh với thời cấm vận.
Vậy nhưng có những bạn vẫn than chán, sống thiếu mục đích, sống thiếu tình người và bất cần đời.

Thôi thà cứ khổ rồi mới sướng còn hơn là sướng quen: gặp chút trắc trở lại tự cho là cả cuộc đời toàn màu đen...

Du lịch, GO! - biên tập theo VnExpress

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống