Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 11 December 2011

Du lịch sinh thái bao giờ cũng lý thú, bởi mang đến những trải nghiệm mới lạ. Ở khu rừng Madagui (Lâm Đồng), du khách không chỉ hòa mình vào thiên nhiên, mà còn được thử sức với những trò chơi dã chiến đầy lý thú.

< Một góc khu du lịch sinh thái rừng Madagui.

Nằm trên quốc lộ 20, cách TP HCM hơn 150 km (cách Đà Lạt 148 km), khu du lịch rừng Madagui rộng khoảng 1.200 ha, được bao quanh bởi một hệ thống sông, suối và hang động liên hoàn, cùng thảm động, thực vật phong phú. Điều đó tạo nên sức hấp dẫn rất riêng và cảm giác mới lạ cho những ai lần đầu đặt chân đến.

< Cảm giác hồi hộp và thích thú khi ngồi xe đi qua cầu treo trên cao.

Madagui hội đủ các yếu tố của một khu du lịch sinh thái: nghỉ dưỡng, vui chơi, cắm trại, dã ngoại và khám phá sự kỳ thú pha chút mạo hiểm của núi rừng hoang sơ.
< Chuẩn bị bắt đầu trò chơi "paintball".

Khám phá khu rừng già nguyên sinh và hệ thống động, thực vật đa dạng, hang động thâm u, kỳ bí là hoạt động được nhiều khách tham quan ưa chuộng.
< Trò chơi giúp rèn luyện xử lý tình huống, luyện phản ứng nhanh nhạy.

Các tảng đá to lớn, nằm cạnh những thân cây cao vút, liền đó là các hang Tử Thần, hang Thần Núi, hang Thầy, động Dơi… dù không hiểm trở như những hang động tự nhiên, cũng đủ để mang lại cho du khách cảm giác rùng mình trước vẻ hoang sơ không dễ thấy.

< Đặc sản núi rừng Madagui.

Dựa vào địa hình rừng nguyên sinh với các khe, suối chảy xuyên qua, Madagui được thiết kế rất nhiều trò chơi hấp dẫn, thú vị như: chèo thuyền hơi, thuyền độc mộc, khám phá hệ thống hang động, bơi lội, đốt lửa trại, cưỡi ngựa…. Trong đó, trò đánh trận giả hay còn gọi là "paintball" được xem là đặc biệt.

< Buffet giữa rừng.

Trò chơi này đầy tính chiến đấu, đòi hỏi người chơi phải năng động và linh hoạt, thậm chí phải có kiến thức cơ bản về quân sự để có thể biết cách lợi dụng địa thế, địa hình và tấn công, phòng thủ đúng lúc.
< Chèo thuyền ngắm hoàng hôn.

Tính đoàn kết, tinh thần đồng đội và ý thức kỷ luật cũng được đòi hỏi cao ở người chơi. Qua đó, họ có thể rèn luyện được khả năng phán đoán cũng như cách xử lý tình huống thật sáng tạo.
< Nếu thích có thể trải nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh.
< Khu nghỉ dưỡng sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi.


Sau khi kết thúc trận chiến, du khách có thể thưởng thức các món đặc sản của miền núi như ếch rừng nướng, các loại rau mướp, măng rừng, đọt rau nhíp, cá trèn, cá chạch, cá leo.

Du lịch, GO! - Theo Ngoisao
Chỗ ngồi như một vỉa hè, lại còn lủng lẳng bắp ngô, hoa chuối và các bề tường thì chi chít những dòng chữ đủ sắc màu…

< Quán nằm ở góc ngã tư, dưới chân đỉnh Hàm Rồng.

Quán chỉ cách khách sạn tôi ngụ lại hơn chục bước chân, thế nhưng tôi chẳng hề biết được sự tồn tại của Sapa Coffee Corner cho đến cận ngày về.

Tôi nhận ra sự có mặt của quán khi nghe một giai điệu quen từ một đĩa nhạc mà tôi rất thích.

< Dấu ấn của những người bạn bốn phương để lại trên các bức tường.

Dòng nhạc này thường chỉ mở trong các quán cà phê hi-end với những thiết bị trang âm trong phòng kín. Vậy mà ở đây, giữa ngã tư lắm người tản bộ, giữa những con dốc thấp cao và miên man sương mù, tiếng nhạc vẫn khá ấm áp, du dương.
< Hoa chuối, vật trang trí khá phổ biến ở các nhà hàng, quán cà phê ở bar SaPa.

Với người lữ khách là tôi thì thứ âm thanh quen thuộc kia còn làm ấm lòng, giữa chiều muộn của Sa Pa sương giá.

Tôi chọn một góc bàn nhỏ, có chân được làm từ một bánh xe hơi và chỗ ngồi là những cái đòn thấp. Thật ra, ở đây không có nhiều sự lựa chọn. Hoặc bạn sẽ ngồi lộ thiên ở dãy bàn dưới tán ô như một vỉa hè, hoặc sẽ ngồi bên trong với những bức tường nhiều “phụ kiện” như nhà một người H’Mông sung túc.

Từ “vỉa hè” tôi có thể quan sát được mặt tiền quán. Bên dưới mái tranh úa màu có vô số những món đồ đặc trưng của Tây Bắc. Có gánh trái cây miền ôn đới, có hoa chuối rừng đỏ tươi, có những giò lan quý hiếm, có bí ngô và bắp ngô lủng lẳng bên khung cửa. Một quang cảnh thật vui mắt!

< Ngay cả biển hiệu, cũng do hai vị khách nước ngoài làm tặng.

Không khó để tôi gặp Peter, chủ nhân của nơi này. Anh vốn là người Tràng An nhưng có nhiều năm du học ở nước ngoài nên có ngoại hình, và lối nói chuyện rất “Tây”. Peter kể, anh tốt nghiệp ngành xã hội, hiện đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ. Vì quá yêu con người và vùng đất này nên anh mở quán, cốt là để tìm cớ ở lại Sa Pa.

< Chủ quán bày sẵn “đồ chơi” cho khách.

Coffee Corner ra đời như thế, với ý tưởng mang café vỉa hè của Hà Nội đặt vào không gian đa sắc của vùng cao. Thế rồi cái vẻ ngồ ngộ, xinh xinh của nơi này nhanh chóng trở thành điểm đến thường xuyên của các cánh hướng dẫn viên, của văn nghệ sỹ và của những vị khách Tây Tàu.
< Một thoáng… Tây Bắc.

Peter đã châm thêm mấy tuần trà nhưng câu chuyện về các bản làng, về các địa danh, về lớp Anh văn anh dạy các em nhỏ… vẫn chưa dứt. Cứ huyên thuyên như những người bạn thân.

Trà ngon, nhạc ấm, khách thân tình Đêm ở vùng cao mới chớm đông đã lạnh buốt, với người quen sống ở phương Nam ngập nắng. Peter nhóm đi lò than, vừa để tôi sưởi ấm, vừa để nướng ngô, khoai.

Nhạc vẫn dặt dìu, sương vẫn lãng đãng và trà vẫn ngát hương, nhưng tôi phải về! Về để giữ chút tiếc nuối, luyến lưu với Sa Pa và mong ngày trở lại. Từ nay tôi có thêm một địa điểm, trên bản đồ du lịch của riêng mình.

Du lịch, GO! - Theo Gia Đình Xã Hội
Lào Cai được mệnh danh là kinh đô của giới nhiếp ảnh miền Bắc. Một vùng đất thật đẹp, đẹp đến sững sờ. Tôi có nghe một hướng dẫn viên du lịch nói “Cứ ở đâu có du khách nước ngoài đến và có mấy ông chụp ảnh có mặt là khu vực đấy chắc chắn rất đẹp”.

< Hoa đào rực rỡ trên cao nguyên Sa Pa.

Mùa xuân, “mảnh đất nơi con sông hồng chảy vào đất Việt” này thật rực rỡ với sắc trắng hoa mận ở Bắc Hà, sắc hồng hoa đào Sa Pa, với những lễ hội đặc sắc của người Mông, người Dao, người Giáy. Đặc biệt hơn nữa mùa xuân ở Sa Pa và Ý Tý thường có những sông mây kỳ ảo như tranh thủy mặc.

< Ruộng bậc thang Ý Tý.

< Huyền ảo Sa Pa mùa xuân.

Mùa hè đến, Lào Cai lại sặc sỡ và loang lổ sắc màu của những mảnh ruộng bậc thang mùa đổ nước. Ruộng bậc thang Sa Pa đã được lọt vào top 7 ruộng bậc thang kỳ vĩ nhất thế giới, nơi người ta thường gọi là nấc thang lên thiên đàng.

< Tuyết Sapa.

Nơi đây còn có những thác nước đẹp mê hồn như thác Bạc, thác Cát Cát… (Sa Pa), thác Bay (Văn Bàn)…
< Mùa đông ở bản làng Sa Pa.

Mùa thu, mảnh đất này lại khoác lên mình sắc vàng của lúa chín, màu  tím của những ruộng hoa tam giác mạch ở Lùng Cải (Bắc Hà).
< Hoa mận ở Bắc Hà.

Vào khoảng cuối tháng 10 dương lịch, sau khi bà con dân tộc đã thu hoạch lúa xong trên những thửa ruộng bậc thang, họ gieo những hạt hoa tâm giác mạch trên chính những thửa ruộng này.
< Thác Bạc.
.
Mùa đông nơi đây tràn ngập sương mù, nhiều du khách may mắn được ngắm băng tuyết trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ (Sa Pa), mải mê đến quên cả giá rét.
< Thác Cát Cát.

Lào Cai đẹp đã lôi kéo những tay máy nổi tiếng như Hoàng Thế Nhiệm - “ông vua phong cảnh Việt Nam” - một năm cũng đến mảnh đất này đến 5 – 7 lần, chuyên gia săn giải ảnh như Trần Cao Bảo Long, Trần Thiết Dũng mùa xuân nào cũng có mặt ở Lào Cai để ghi lại những khoảnh khắc đời thường.
< Lễ hội người Mông Sa Pa.
< Ruộng bậc thang ở Sa Pa.

Và chính mảnh đất này cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều tác phẩm nổi tiếng đạt giải cao của lĩnh vực nhiếp ảnh. Phải nói rằng Lào Cai mùa nào cũng đẹp và tiết trời, văn hóa nơi đây luôn biết chiều lòng du khách nước ngoài cũng như giới nghệ sĩ.
< Làng định cư Tú Lệ (Yên Bái).

Đấy là khung cảnh thiên nhiên, còn cái đẹp do con người tạo ra thì sao?

< Làng định cư Cán Cấu (Si Ma Cai – Lào Cai).

Lên vùng cao Tây Bắc ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh thân thương, ấm áp và đẹp như mơ của những ngôi làng của đồng bào các dân tộc nằm dưới chân núi Hoàng Liên hùng vĩ.
< Bản làng Y Tý (Lào Cai).
< Làng A Lù – Bát Xát – Lào Cai.

Có những ngôi làng đang là hình mẫu xây dựng nông thôn thời kỳ mới ở vùng cao Tây Bắc và có những bản làng là điểm đến không thể thiếu của du khách quốc tế mỗi khi sang thăm Việt Nam.
< Làng du lịch Bản Hồ (Sa Pa – Lào Cai).

Bản làng vùng cao Tây Bắc còn là nguồn cảm hứng sáng tạo nên những tác phẩm văn hoá – nghệ thuật đặc sắc và là nơi góp phần tạo ra những văn nghệ sỹ dân tộc ít người tiêu biểu của đất nước.
< Khu làng tái định cư ở Tuần Giáo (Điện Biên).
< Làng tái định cư thủy điện ở Quỳnh Nhai (Sơn La).

Chùm ảnh đẹp về những ngôi làng định canh định cư ấy mà chúng tôi có dịp ghi lại qua các chuyến đi thăm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang.
< Làng định cư thuỷ điện Mường Lay (Lai Châu).
< Làng định cư biên giới Pha Long (Mường Khương).
< Làng định canh định cư Suối Thầu (Sa Pa).

Du lịch, GO! - Theo báo Laodong, Dantri

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống