Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 11 December 2011

Đây là nhận định của KS Lưu Minh Hải, Phó giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Lào Cai vào hồi 17h30 chiều nay (11/12) sau khi có thông tin sáng nay thị trấn Sa Pa lạnh 1,8 độ C và trưa nay ở đây vẫn lạnh 4,5 độ C.

Theo thông tin từ trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Lào Cai công bố : Sáng nay ( 11/12) nhiệt độ tại thành phố  Lào Cai là 12,8 độ C; huyện Bảo Yên nằm ở phía nam của tỉnh Lào Cai là  12,4 độ C ; vùng núi cao huỵên  Bắc Hà  là  7,6 độ C ; thị trấn Sa Pa xuống thấp nhất là  1,8 độ C. Đây là mức giảm nhiệt độ thấp nhất tính từ đầu mùa đông 2011 đến nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Không khí lạnh ảnh hưởng đến  tất cả các địa phương ở tỉnh Lào Cai đạt ngưỡng mạnh nhất, khiến nhiệt độ các khu vực liên tục giảm sâu.

< Thị trấn du lịch Sa Pa giá lạnh nên rất ít du khách nội địa tới thăm trong dịp này.

Vùng thấp trong tỉnh nhiều nơi xảy ra rét đậm  với nền nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 15 độ C, vùng núi trời rét hại  với nền nhiệt độ trung bình trong ngày dưới 13 độ C, vùng núi cao như khu vực Ý Tý ( Bát Xát ), Lùng Phình ( Bắc Hà ), Pha Long ( Mường Khương ) cùng các huyện Si Ma Cai, Sa Pa có rét hại nặng đến rất nặng.

Ngoài ra, một số nơi vùng núi còn có sương mù dày đặc, kèm theo mưa phùn ẩm nên càng làm tăng thêm mức độ lạnh rét.

< Sapa - Thị trấn trong sương.

Khả năng trong 1-2 ngày tới ở vùng núi cao, thung lũng cao kín gió trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc cần đề phòng băng giá, sương muối xuất hiện gây hại cho đời sống đồng bào các dân tộc và cho sản xuất nông lâm nghiệp. Về hiện tượng băng tuyết sẽ xẩy như năm ngoái ở Sa Pa đợt này chỉ có thể xuất hiện khi thời tiết giá lạnh giảm sâu dưới O độ C ,trời trong , không mưa. Tuy nhiên rét đậm kéo dài 2 - 3ngày nữa sẽ xuất hiện hiện tượng sương muối gây hại ở vùng núi cao Sa Pa , Ý Tý, Lùng Phình...

Dự báo khoảng ngày 15/12, khả năng có một đợt không khí lạnh với cường độ khá mạnh tràn đến Lào Cai, gây mưa nhỏ rải rác, vùng núi có nơi thêm mưa phùn, tiết trời lại chuyển rét sâu.

Trước tình hình thời tiết giá lạnh xuất hiện trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai mấy ngày hôm nay, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh chủ động phòng chống rét cho người và gia súc không để thiệt hại tới đời sống, sản xuất chung.

Những đốm lửa hồng trên vùng cao Sa Pa ngày rét đậm

Từ ngày 10/12, giá lạnh tràn về đã làm nhiệt độ ở huyện vùng cao Sa Pa ( tỉnh Lào Cai ) xuống còn 4,4 độ C - lạnh nhất tính từ đầu mùa đông 2011 đến nay.

Trong cái rét cắt da, cắt thịt, những ngọn lửa ấm là nơi tụ tập nhiều người nhất. Đặc biệt, trẻ em vùng cao được nghỉ học ngày rét, ở nhà giúp việc vặt cho gia đình, dù làm việc gì cũng tạo nên đống lửa để ngồi sưởi.

Theo kỹ sư Lưu Minh Hải, Phó giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Lào Cai, đêm về sáng ngày 10/12, thêm một bộ phận không khí lạnh lại tăng cường xuống Lào Cai, gây mưa nhỏ trên diện rộng, vùng núi nhiều nơi có mưa phùn, cùng sương mù giăng kín trời. Tiết trời chuyển rét sâu hơn, đêm và sáng ở vùng thấp  xảy ra rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có rét hại nặng đến rất nặng.

Sáng ngày 10/12, Trạm khí tượng thành phố Lào Cai ghi nhận được nhiệt độ thấp nhất là 13,6 độ C; thị trấn Bảo Yên 13,1 độ C; thị trấn Bắc Hà ở mức 8,1 độ C; thị trấn Sa Pa thấp nhất là  4,4 độ C. Đây là mức nhiệt thấp nhất tính từ sau tiết lập đông 2011 đến nay.

Dự báo trong 1-2 ngày tới, không khí lạnh đạt ngưỡng mạnh nhất, khiến nhiệt độ thấp nhất các nơi trong tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc tiếp tục giảm sâu thêm. Sẽ có mưa nhỏ ở vài nơi, vùng núi có nơi thêm mưa phùn và sương mù, nhiệt độ tại vùng cao Sa Pa khả năng xuống đến 2-3 độ C.

Chiều nay (10/12), tại khu du lịch Sapa có rất ít du khách. Tuy nhiên một số du khách từ các tỉnh phía Nam và du khách quốc tế tỏ ra rất thích thú với cái rét ngọt đầu đông ở Sa Pa.

< Sưởi ấm cho gia súc.

Bà con thị trấn Sa Pa phán đoán rằng, với thời tiết giá rét như thế này, thời gian tới ở đây dễ xuất hiện băng tuyết hoặc sương muối là thời tiết du khách lên Sa Pa rất mong đợi để có dịp khám phá, thưởng ngoạn.

Trên là chùm ảnh người Sa Pa chống chọi giá rét 4,4 độ C bên những đống lửa hồng mà chúng tôi ghi lại chiều ngày 10/12 trên đường lên thăm khu du lịch này:

Du lịch, GO! - Theo Dantri
Núi Dài Năm Giếng (ấp Phú Hòa, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nằm gần thị trấn Nhà Bàng. 
Theo Nhà văn Sơn Nam, tay thực dân Pháp Manset lập sở trồng cây ăn trái và cây kỹ nghệ ở đây, công nhân được ăn cơm tập thể trong những căn nhà có nhiều bàn nên địa phương có tên “Nhà Bàn”.

Còn có ý kiến cho rằng nơi đây có nhiều nhà sản xuất đệm bàng. Người ta cắt cây bàng đập dẹp dệt thành đệm phơi lúa, chằm nóp. Khi thành lập chợ, người ta đặt tên “Nhà Bàng”.

Còn có một câu chuyện truyền thuyết khác là khi xưa có một người cao lớn dị thường được người đời gọi là “Ông Cao Nhà Bàng”. Ông Cao tên thật là Lê Văn Thùy, sinh năm 1849 tại Trung Lương (Mỹ Tho, Tiền Giang), vợ con chết vì dịch bệnh nên ông buồn bã bỏ xứ đến đây.

Bị một trận mưa lớn, ông bị cảm rồi sinh ra cao lớn dị thường, cao 2,2m, ống tay ống chân dài lượt thượt, guốc của ông phải đẽo từ một mảnh gỗ dài bốn tấc bảy phân. Cao như vậy nên khi ra chợ Châu Đốc vào ban đêm, muốn hút thuốc, ông vói tay lên ngọn đèn đường lấy chiếc đèn xuống mồi thuốc... Ông chết năm 75 tuổi.

Núi Dài Năm Giếng có đến 5 cái giếng tiên. Núi Dài Năm Giếng có tên chữ là Ngũ Hồ Sơn, còn gọi là núi Dài Nhỏ, để phân biệt với núi Dài Lớn có tên chữ là Ngọa Long Sơn thuộc địa bàn các xã Lương Phi, Ba Chúc, Lê Trì của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Lên núi chỉ có con đường mòn dài khoảng 2 cây số, lúc có mũi tên đỏ trên hòn đá chỉ đường đi Năm Giếng, đi 45 phút là tới. Đường mòn lên núi dốc thoai thoải, có nhiều bóng cây. Đi được một quãng, nghe tiếng ồ ồ cứ tưởng tiếng suối reo. Đến gần mới biết đó là tiếng máy nổ người ta đang chạy để phun thuốc cho lá xoài.

< Nhà Bàng.

Am cô Ba nằm giữa đoạn đường lên Năm Giếng. Cô Ba năm nay 77 tuổi, là dân huyện Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) tránh xa trần thế, dẫn con gái và rể lên đây vừa khai thác đất hoang vừa tu hành. Cậu trai Bùi Ngọc Hưng, cháu ngoại cô Ba kể hiện tại đang canh tác 1 mẫu xoài, đào, mít, dừa... cùng một số rau khác. Hưng sống trên lưng chừng núi nầy đã 22 năm, mẹ qua đời lúc anh vừa lên 8. Sau đó, cha bỏ đi xa, cưới vợ khác. Vậy là Hưng quanh quẩn bên bà ngoại, xuống núi học tới lớp 6 thì nghỉ. Cũng như bà ngoại, Hưng ăn chay trường. Ở trên này riết rồi quen. Được cái nhà có lắp điện mặt trời nên ban đêm không còn cảnh tối tăm với ngọn đèn dầu leo lét.

Bên cạnh nhà cô Ba có một điện thờ, gọi là Điện Ngọc Hoàng. Điện nầy bây giờ được nhiều thiện nam tín nữ đóng góp tiền bạc xây cất khá khang trang.

* Bản đồ toàn vùng Thất Sơn gồm bảy ngọn núi chính:
1) Thiên Cẩm Sơn (núi Gấm, núi Cấm, núi ông Cấm)
2) Anh Vũ Sơn (núi Két, núi ông Két)
3) Ngũ Hồ Sơn (núi Dài 5 giếng)
4) Liên Hoa Sơn (núi Tượng)
5) Thủy Đài Sơn (núi Nước)
6) Ngọa Long Sơn (núi Dài)
7) Phụng Hoàng Sơn (núi Cô Tô, núi Xuân Tô, núi Tô, núi ông Tô):

Núi Dài Năm Giếng có chu vi 8.751m, nhưng chỉ có hai căn nhà, còn lại là một vài chòi giữ rẫy. Căn nhà còn lại cách am cô Ba chừng 500m, cũng làm nghề trồng cây ăn trái và làm rẫy.

Núi chỉ có vài con suối trong mùa mưa, nhưng vì quá nhỏ nên chẳng thể cung cấp nước ngọt cho 2 gia đình định cư trên đây. Trong khi nhà cô Ba chứa nước mưa trong hồ xi măng lớn thì nhà kia có một giếng đất lấy nước từ lỗ mọi. Nước nầy không đủ tưới cây, người ta đào mấy hố lớn lót vải nhựa chứa nước mưa, để sử dụng trong suốt mùa nắng.

Con đường lên Năm Giếng khá bằng phẳng, đi khá thoải mái, nhưng thú vị.

< Nghĩa trang liệt sỹ Nhà Bàng.

Khi cảm thấy hơi mệt, vói tay hái mấy trái bồ quân chín đỏ bên đường, ăn giải khát. Đi một đoạn, thấy một nhóm người đang lom khom cúi mình đào bới vật gì trên nền núi. Đó là nhóm người săn đá cảnh, mà họ gọi là “đá bông”. Họ khoe những viên đá hình dáng và những hoa văn đẹp cho chúng tôi xem và nói đây là nơi có rất nhiều loại đá nầy để họ vừa chơi vừa làm kinh tế. Được biết, núi Dài Năm Giếng có nguồn tài nguyên đá xây dựng thuộc nhóm sáng màu mịn hạt và đá ốp lát dùng để trang trí... Mỗi người trong nhóm săn đá bông, vừa cẩn trọng xới đất đá vừa chọn cho vào túi những viên đá “như ý” với nụ cười mãn nguyện.

Năm Giếng là một khoảng rộng không có cây cao bóng mát. Nơi đó có một ngôi miếu gạch gọi là Điện Bà nằm bên một tảng đá lớn khoảng 20 thước vuông, gọi là Vồ Đầu. Trên tảng đá nầy có năm lỗ hõm xuống mà người ta gọi là Năm Giếng nên gọi Giếng Vồ Bà. Hướng dẫn viên đoàn khách hành hương đến từ Tây Ninh cho biết năm giếng gồm ba giếng lẻ và một giếng đôi. Mỗi miệng giếng hình bầu dục không đều, rộng không quá hai thước vuông. Còn giếng sâu bao nhiêu chẳng ai biết.

Đặc biệt, dù mùa khô, giếng nào cũng đầy nước. Truyền thuyết rằng năm giếng này trong một thời kỳ nào đó trong tương lai sẽ có 5 đóa hoa sen nở cùng năm con thú quý canh giữ. Chính vì sự huyền bí nầy mà thiện nam tín nữ phương xa chịu khó lặn lội tới đây chiêm bái.

Núi Dài Năm Giếng cao 265m nhưng Năm Giếng nằm ở độ cao chừng 200m, triền phía đông. Từ triền nầy đi xuống phía núi Kéc, phía Tây, rất gần và rất dễ đi. Con đường xuống núi phía núi Kéc đã được mở rộng và tráng bê-tông được phân nửa, đi càng thoải mái hơn.

Những người địa phương nói rằng, con đường lên núi phía Tây mai đây sẽ mở rộng cho xe bốn bánh chạy tới Năm Giếng. Đó là lúc núi Dài Năm Giếng chuyển mình thành khu du lịch, hấp dẫn ngày càng nhiều du khách. Lúc đó, đến đây, khách sẽ ngồi xe một lèo tới Năm Giếng rồi thong dong thả bộ tìm hiểu cuộc sống của những người làm rẫy làm vườn trên núi. Rẫy trồng nhiều loại. Vườn cây gồm những đào lộn hột, xoài, mít, dừa, nhãn, mận, sầu riêng... Trong bóng mát với ngọn gió trời lồng lộng, khách vừa tận hưởng hương vị ngon ngọt lạ thường của trái cây trên núi vừa trầm cảm với thiên nhiên tốt lành.

Vòng lên núi Kéc, nhìn lại thấy núi Dài Năm Giếng, giống như một hòn non bộ khổng lồ, tuyệt đẹp. Tương lai tươi sáng của ngọn núi sẽ càng “huyền bí” hơn với hấp lực du lịch sinh thái.

Du lịch, GO! - Theo báo Cantho, ảnh sưu tầm
Tết là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu Xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.

< Đi chùa cầu nguyện bình an đầu năm là phong tục của người Huế mỗi dịp Tết về.

Đi lễ đầu Xuân ở nơi đây không chỉ từ mồng Một cho đến Rằm Tháng Giêng, mà là từ tháng Giêng cho đến tháng Ba với nhiều lễ hội liên tiếp.
Khác với các ngôi chùa xứ Bắc mang dáng vẻ thâm trầm cổ kính, các ngôi chùa ở Huế mang dáng vẻ tĩnh lặng, cô tịch.

< Hàng ngàn người nô nức đến viếng Phật Bà Quan Âm tại xã Thủy Bằng tỉnh Thừa Thiên Huế trong ngày đầu tiên của năm.

Do đó ngày mồng một Tết người Huế  thường có thói quen đi chùa để thắp nén nhang cho người thân được gửi gắm hương linh nơi cửa Phật, cầu mong cho tâm hồn được sáng trong, không còn vương vấn với bụi trần, đầu năm mới cầu an lạc thành đạt.
< Ngày đầu năm người dân cố đô Huế thắp nén nhang tâm linh cầu nguyện Quốc thái dân an.
< Hương khói nghi ngút bên tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
< Nước và hương tràn ngập tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Hướng xuất hành thường là hướng về tổ tiên - hướng Nam, vì thế mồng Một Tết năm nào trục đường Điện Biên Phủ, phía nam sông Hương, đối diện kinh thành Huế, cũng đông như hội.
< Viếng phật ở chùa Huế ngày đầu năm.

Đi chùa ở Huế hàm chứa một triết lý sống sâu sắc, gắn với việc xuất hành đầu xuân, hướng đến cái thiện và dung hòa giữa đạo với đời.
< Cau trầu được bày bán trong lễ đi viếng chùa ngày Tết.

Người Huế không gọi khách đến thăm nhà vào đầu năm mới là xông đất mà gọi là đạp đất. Người đạp đất đầu tiên thế nào thì suốt năm mới hên, xui theo tài đức, vận hạn kẻ ấy. Vì vậy, lên chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm cũng là tránh cho vận hạn bị xem là “đạp đất”.
< Ban lộc đầu năm.

Ngày Tết, mỗi người xứ Huế một tâm niệm, một ý nguyện chân thành, cùng với mong muốn bày tỏ tấm lòng thành của mình lên cõi Phật để cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi, sung túc đầu năm.
< Người ăn xin tràn ngập ở các chùa Huế trong các dịp Tết.


Chùa ở Huế cũng mang những nét kiến trúc rất đẹp, giao thoa giữa kiến trúc cung đình với kiến trúc dân gian, hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên với chốn tôn nghiêm tu hành nên lên chùa còn được vãn cảnh, tìm lại cảm giác yên bình, thanh tịnh.  Chính vì vậy có thể nói đi chùa lễ Phật đầu năm của người Huế, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là một nét văn hóa tươi đẹp.

Du lịch, GO! - Theo báo Laodong

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống