Tết là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu Xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
< Đi chùa cầu nguyện bình an đầu năm là phong tục của người Huế mỗi dịp Tết về.
Đi lễ đầu Xuân ở nơi đây không chỉ từ mồng Một cho đến Rằm Tháng Giêng, mà là từ tháng Giêng cho đến tháng Ba với nhiều lễ hội liên tiếp.
Khác với các ngôi chùa xứ Bắc mang dáng vẻ thâm trầm cổ kính, các ngôi chùa ở Huế mang dáng vẻ tĩnh lặng, cô tịch.
< Hàng ngàn người nô nức đến viếng Phật Bà Quan Âm tại xã Thủy Bằng tỉnh Thừa Thiên Huế trong ngày đầu tiên của năm.
Do đó ngày mồng một Tết người Huế thường có thói quen đi chùa để thắp nén nhang cho người thân được gửi gắm hương linh nơi cửa Phật, cầu mong cho tâm hồn được sáng trong, không còn vương vấn với bụi trần, đầu năm mới cầu an lạc thành đạt.
< Ngày đầu năm người dân cố đô Huế thắp nén nhang tâm linh cầu nguyện Quốc thái dân an.
< Hương khói nghi ngút bên tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
< Nước và hương tràn ngập tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Hướng xuất hành thường là hướng về tổ tiên - hướng Nam, vì thế mồng Một Tết năm nào trục đường Điện Biên Phủ, phía nam sông Hương, đối diện kinh thành Huế, cũng đông như hội.
< Viếng phật ở chùa Huế ngày đầu năm.
Đi chùa ở Huế hàm chứa một triết lý sống sâu sắc, gắn với việc xuất hành đầu xuân, hướng đến cái thiện và dung hòa giữa đạo với đời.
< Cau trầu được bày bán trong lễ đi viếng chùa ngày Tết.
Người Huế không gọi khách đến thăm nhà vào đầu năm mới là xông đất mà gọi là đạp đất. Người đạp đất đầu tiên thế nào thì suốt năm mới hên, xui theo tài đức, vận hạn kẻ ấy. Vì vậy, lên chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm cũng là tránh cho vận hạn bị xem là “đạp đất”.
< Ban lộc đầu năm.
Ngày Tết, mỗi người xứ Huế một tâm niệm, một ý nguyện chân thành, cùng với mong muốn bày tỏ tấm lòng thành của mình lên cõi Phật để cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi, sung túc đầu năm.
< Người ăn xin tràn ngập ở các chùa Huế trong các dịp Tết.
Chùa ở Huế cũng mang những nét kiến trúc rất đẹp, giao thoa giữa kiến trúc cung đình với kiến trúc dân gian, hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên với chốn tôn nghiêm tu hành nên lên chùa còn được vãn cảnh, tìm lại cảm giác yên bình, thanh tịnh. Chính vì vậy có thể nói đi chùa lễ Phật đầu năm của người Huế, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là một nét văn hóa tươi đẹp.
Du lịch, GO! - Theo báo Laodong
< Đi chùa cầu nguyện bình an đầu năm là phong tục của người Huế mỗi dịp Tết về.
Đi lễ đầu Xuân ở nơi đây không chỉ từ mồng Một cho đến Rằm Tháng Giêng, mà là từ tháng Giêng cho đến tháng Ba với nhiều lễ hội liên tiếp.
Khác với các ngôi chùa xứ Bắc mang dáng vẻ thâm trầm cổ kính, các ngôi chùa ở Huế mang dáng vẻ tĩnh lặng, cô tịch.
< Hàng ngàn người nô nức đến viếng Phật Bà Quan Âm tại xã Thủy Bằng tỉnh Thừa Thiên Huế trong ngày đầu tiên của năm.
Do đó ngày mồng một Tết người Huế thường có thói quen đi chùa để thắp nén nhang cho người thân được gửi gắm hương linh nơi cửa Phật, cầu mong cho tâm hồn được sáng trong, không còn vương vấn với bụi trần, đầu năm mới cầu an lạc thành đạt.
< Ngày đầu năm người dân cố đô Huế thắp nén nhang tâm linh cầu nguyện Quốc thái dân an.
< Hương khói nghi ngút bên tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
< Nước và hương tràn ngập tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Hướng xuất hành thường là hướng về tổ tiên - hướng Nam, vì thế mồng Một Tết năm nào trục đường Điện Biên Phủ, phía nam sông Hương, đối diện kinh thành Huế, cũng đông như hội.
< Viếng phật ở chùa Huế ngày đầu năm.
Đi chùa ở Huế hàm chứa một triết lý sống sâu sắc, gắn với việc xuất hành đầu xuân, hướng đến cái thiện và dung hòa giữa đạo với đời.
< Cau trầu được bày bán trong lễ đi viếng chùa ngày Tết.
Người Huế không gọi khách đến thăm nhà vào đầu năm mới là xông đất mà gọi là đạp đất. Người đạp đất đầu tiên thế nào thì suốt năm mới hên, xui theo tài đức, vận hạn kẻ ấy. Vì vậy, lên chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm cũng là tránh cho vận hạn bị xem là “đạp đất”.
< Ban lộc đầu năm.
Ngày Tết, mỗi người xứ Huế một tâm niệm, một ý nguyện chân thành, cùng với mong muốn bày tỏ tấm lòng thành của mình lên cõi Phật để cầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi, sung túc đầu năm.
< Người ăn xin tràn ngập ở các chùa Huế trong các dịp Tết.
Chùa ở Huế cũng mang những nét kiến trúc rất đẹp, giao thoa giữa kiến trúc cung đình với kiến trúc dân gian, hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên với chốn tôn nghiêm tu hành nên lên chùa còn được vãn cảnh, tìm lại cảm giác yên bình, thanh tịnh. Chính vì vậy có thể nói đi chùa lễ Phật đầu năm của người Huế, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng còn là một nét văn hóa tươi đẹp.
Du lịch, GO! - Theo báo Laodong
0 comments:
Post a Comment