Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 12 December 2011

Trang du lịch trực tuyến nổi tiếng thế giới Tripadvisor vừa công bố 10 điểm đến có các món ăn hấp dẫn nhất Châu Á năm 2011, trong đó Hội An (Quảng Nam) đứng thứ sáu.
Với tôi thì Hội An phải đứng đầu bảng, không phải vì tôi là người Việt Nam, mà bởi vì trong 10 nơi đó, Hội An là nơi duy nhất tôi phải quay lại vì một món ăn -  món cơm gà.

< Những quán ăn nhỏ xinh ở Hội An bán cả đồ ăn tây lẫn các món truyền thống như cao lầu, hoành thánh...

Theo Tripadvisor, “các món ăn truyền thống của Hội An như: Cao lầu, bánh hoa hồng, hoành thánh chiên, mì Quảng... đều có hương vị và cách trình bày rất sang trọng và quyến rũ, làm mê hoặc du khách quốc tế. Những ai đến Hội An mà chưa từng thưởng thức các món ăn này thì coi như chưa từng đến Hội An”.

Ngay lần đầu tiên đến Hội An, tôi đã phải lòng những món ăn tuyệt ngon và tuyệt đẹp ở đây, cũng nhanh như yêu phố cổ, sông Hoài và những đêm đèn lồng lung linh. Phố cổ Hội An nhỏ xíu, giăng mắc bàn cờ, phố nào cũng giống phố nào, chúng tôi đã xác định ra phương hướng và đường phố nhờ những... món ăn. Với chúng tôi, phố Hội An không phải là Trần Phú, Phan Bội Châu..., mà là phố cao lầu, phố cơm gà, mỳ Quảng...

Cái gì ở Hội An cũng nhỏ xinh, cũng đẹp. Các món ăn cũng thế. Đẹp, khiến người ta phải nhấm nháp từng chút một. Và nhỏ xinh, chỉ lưng lửng nhẹ nhàng, chẳng đủ no, khiến người ta lại ăn tiếp món thứ hai, thứ ba. Vì thế, chẳng cứ chúng tôi mà nhiều du khách khác, đều lê la từ hàng cao lầu sang hàng mỳ Quảng, cơm gà, hoành thánh chiên..., rồi không ngại đạp xe vòng vèo từ khu phố cổ, tìm bằng được đường Nhị Trưng, chỉ để nếm món bánh có cái tên thật hấp dẫn: Bánh hoa hồng trắng. Tên dân dã của hai loại bánh này là bánh bao, bánh vạc, nhưng ở Hội An, nó được nặn khéo léo, bày biện cầu kỳ như những cánh hoa hồng trắng mỏng tang, nên được mang cái tên sang trọng, hấp dẫn hơn hẳn. Nhìn những chiếc bánh thanh tao như những cánh hoa hồng, chúng tôi cứ tần ngần chẳng muốn đụng đũa, khiến cô bé nhà hàng cứ tủm tỉm cười.

Chúng tôi để dành cơm gà – một trong hai món đặc trưng nhất của Hội An bên cạnh cao lầu – cho bữa trưa cuối cùng trước khi rời đi, mà không biết rằng hàng cơm gà vỉa hè ngon nổi tiếng cạnh nơi chúng tôi trọ chỉ bán buổi tối. Ngẩn ngơ vì tiếc, 3 tháng sau, chúng tôi đã trở lại Hội An, chỉ để ăn cơm gà. Lần này chúng tôi nếm đủ các hàng cơm gà, từ quán vỉa hè trong con ngõ hẻm lúc chiều tối tới các nhà hàng có tiếng và dừng chân ở quán bà Buội – quán cơm gà nổi tiếng Hội An luôn khiến ai cũng phải ngập ngừng thật kỹ khi gọi tên. Chỉ đơn giản là cơm nấu với gà luộc, nhưng đĩa cơm gà vàng ươm điểm ít lá rau răm, xen lát hành tây trắng nõn, lấm chấm muối tiêu đã khiến chúng tôi ghé tới quán cơm gà giản dị này nhiều hơn cả phố cổ, chùa Cầu mỗi khi tới Hội An.

Có điều lạ là tôi chưa từng nghĩ đến việc sẽ học cách làm những món ngon này khi trở về nhà. Bởi tôi đã ăn cao lầu ở Sài Gòn, ăn cơm gà ở Hà Nội... và nhận ra rằng, chỉ ở giữa lòng phố cổ Hội An, bát cao lầu mới đậm đà đến thế, đĩa cơm gà mới óng vàng thơm phức đến thế. Chính hồn vía phố cổ Hội An đã làm nên hương vị đặc biệt cho các món ăn.

Du lịch, GO! - Theo báo Laodong
Hai nhà giàn DK1 rực sáng. Cuộc sống của chiến sĩ đã đổi thay. Phóng viên Tuổi Trẻ ghi chép lại sinh hoạt của các chiến sĩ nhà giàn - những người lính giữa trùng khơi luôn vượt qua bao gian khổ để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Ngày 18-8-2009, đoàn công tác báo Tuổi Trẻ cùng nhân viên Công ty Dịch vụ hàng hải Sài Gòn (Samaser) và Công ty Đức Anh Quân (DAQ Solatech) đã lên tàu hải quân ra khơi thực hiện chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”.

Trải qua chuyến hải trình hơn bảy ngày và thêm 72 giờ thi công, đoàn đã hoàn thành việc thắp sáng hai trong số 15 nhà giàn thuộc DK1. Ánh điện sáng lên, những chiến sĩ thêm sức mạnh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Ngày 22-8-2009, ngay trên tầng thượng của nhà giàn trạm Tư Chính 4 (DK1/12) và Ba Kè (DK1/21), buổi lễ bàn giao dàn pin năng lượng mặt trời diễn ra trong tiếng rì rào của sóng và gió. Trong giây phút cảm động đó thiếu tá Nguyễn Văn Suốt, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/21, nói: “Tôi thay mặt các anh em chiến sĩ nhà giàn gửi đến tất cả đồng bào ở đất liền lời cảm ơn sâu sắc. Họ đã thắp sáng thêm niềm tin cho những đứa con của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió như chúng tôi”.

Ánh điện niềm tin

19g ngày 22-8-2009. Trong tiếng gió rít gào giữa mênh mông biển đêm, bất ngờ một vùng ánh sáng bừng lên. Cả một khoảng trời, vùng biển được chiếu sáng lung linh. Các thành viên trong đoàn và những người lính xúc động nhảy lên ôm nhau vui mừng. Dưới ánh sáng từ những bóng đèn neon hắt ra, chúng tôi thấy khuôn mặt của tất cả chiến sĩ ánh ngời niềm vui. Trước đây, mỗi đêm các chiến sĩ trên nhà giàn chỉ có thể chạy máy phát điện từ 19-21g để xem chương trình thời sự trên tivi và sạc ăcquy phục vụ công tác.

< Phút thư giãn hiếm hoi của chiến sĩ nhà giàn.

Thời gian còn lại toàn bộ nhà giàn chìm trong bóng đêm giữa biển Đông, trừ ngọn hải đăng nhấp nháy trên nóc nhà giàn. Từ nay, dàn pin năng lượng mặt trời sẽ cung cấp đủ điện thắp sáng toàn bộ nhà giàn và phục vụ sinh hoạt cho các chiến sĩ suốt cả ngày lẫn đêm.

“Nguồn sáng này như một niềm tin vững chắc rằng chủ quyền của chúng ta luôn luôn bừng sáng. Chúng tôi rất mong những lần thực hiện thắp sáng nhà giàn còn lại cũng thành công như lần đầu tiên thi công tại trạm DK1/12 và DK1/21. Từ đó thềm lục địa của chúng ta luôn bình yên, mãi mãi bừng sáng như ý nguyện chung của chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn” do bạn đọc báo Tuổi Trẻ trên cả nước ủng hộ.

Đây là một công trình hết sức quan trọng, ý nghĩa thật to lớn. Công trình đã đem lại nguồn ánh sáng, tạo điều kiện tốt cho anh em chiến sĩ trong hoạt động bảo vệ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc cũng như trong cuộc sống thường nhật. Và đặc biệt hơn, chương trình đã thắp sáng niềm tin nơi những người chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương, đó là niềm tin vào hậu phương, niềm tin ở đất liền”, trung tá Vũ Viết Lịch - trưởng ban dân vận Vùng 2 hải quân - xúc động phát biểu trong buổi lễ bàn giao.

< Chiến sĩ nhà giàn chăm sóc rau như nghệ nhân chăm cây cảnh.

Đêm ấy chúng tôi không ngủ, ngồi kể lại cho các chiến sĩ nghe về hình ảnh các doanh nhân, cụ già, trẻ em… đến góp tiền cho chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1” do Tuổi Trẻ phát động.

Tất cả đều rất xúc động trước những tấm lòng từ đất liền. Có chiến sĩ đã không cầm được nước mắt khi nghe câu chuyện hai anh em Trần Minh, Trần Quang, học sinh ở TP.HCM nhờ bà dắt đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ để đập hai con heo đất ủng hộ 5.682.000đ thắp sáng nhà giàn DK1. Cứ thế, câu chuyện dài ra theo những vệt sáng hòa cùng sóng biển, lan xa...

Quần tụ giữa biển Đông

Nghe tin có đoàn ra lắp pin mặt trời cho nhà giàn DK1-21, nhiều ngư dân đang đánh cá trong khu vực đã đưa tàu tụ về chung vui. Những con tàu nhỏ bé, chập chùng giữa khơi xa cả tháng trời cũng đang khát ánh điện từ đất liền. Vì thế, họ tề tựu quanh nhà giàn như để được gần đất liền hơn, như để kiếm chút hơi ấm từ quê nhà.

Không kìm nén được sự vui sướng, ông Trần Huynh (47 tuổi), chủ tàu BT-8812, chèo thuyền thúng mang theo mớ cá, cặp nhà giàn chia vui cùng anh em chiến sĩ. Ông nói: “Ngư dân chúng tôi rất lấy làm vui và hãnh diện khi thấy biển Đông của Tổ quốc được rực sáng. Có lênh đênh giữa biển cả tháng trời mới hiểu và quý những gì thuộc về đất liền, dù đó chỉ là ánh điện giữa muôn trùng sóng khơi. Từ nay ngư dân chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn khi đánh bắt xa bờ, lỡ có dông to bão lớn thì cũng thấy vững dạ. Chúng tôi chờ đợi điều này đã lâu lắm rồi, mong rằng sắp tới có thật nhiều nhà giàn được thắp sáng, khi đó cả vùng biển này sẽ giống thành phố giữa trùng khơi”.

< Dàn pin mặt trời được kéo lên nhà giàn trong sóng gió.

Anh thợ lặn Trần Văn Ngọc thì rổn rảng: “Mấy hôm nay anh em chúng tôi cứ trông miết, đêm nào cũng hướng mắt về nhà giàn để chờ ngày điện rực sáng. Giữa đêm lặn ngụp giữa biển khơi, lênh đênh trên thuyền thúng mà thấy ánh điện thì mừng lắm. Cảm giác xa đất liền, cảm giác hiểm nguy giữa biển cả như được xua tan. Nhưng vui và tự hào nhất vẫn là khi thấy lá cờ Tổ quốc bay trong biển đêm!”.

Ông Nguyễn Văn Suốt, chỉ huy trưởng nhà giàn DK1-21, tâm sự: “Nhiệm vụ của chúng tôi ở đây không chỉ canh giữ biển trời của Tổ quốc mà còn phải hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ. Khi dông bão, khi đau ốm họ đều tìm đến nhà giàn như những người anh em ruột thịt. Nay có điện chắc sẽ có nhiều tàu ghe của mình quần tụ về, như thế anh em cũng đỡ nhớ nhà hơn, mà ngư dân cũng yên tâm làm ăn”.

Trong niềm vui đêm nay, chúng tôi và những chiến sĩ nhà giàn DK1 lại thấy lòng chùng xuống khi nhớ về những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ nhà giàn bao nhiêu năm qua. Giá như các anh có thể chứng kiến được ngày nhà giàn rực sáng như hôm nay...

72 giờ sống cùng các chiến sĩ nhà giàn, chúng tôi có cơ hội hiểu thêm về cuộc sống của những người lính giữa biển khơi khắc nghiệt. Với bốn chân cắm sâu trong lòng đại dương, nhà giàn nổi lên như một chòi canh bé nhỏ giữa tiếng gào thét của sóng dữ.

- Cột mốc chủ quyền giữa đại dương
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 1: Vùng ánh sáng bừng lên
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 2: Sống ở nhà giàn
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 3 : Thương lắm , đất liền ơi
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ cuối: Bố, con và DK1

Du lịch, GO! - Theo Tuoitre, internet
Hơn 20 năm nay, trên thềm lục địa phía Nam có những ngôi nhà bằng thép và gỗ, sừng sững hiên ngang giữa mênh mông đại dương. Đó là một minh chứng hùng hồn, khẳng định cột mốc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, bất khả xâm phạm.

< Trong nắng sớm giữa sóng nước mênh mông, nhà giàn hiện lên như biểu tượng của sức sống mãnh liệt, khẳng định chủ quyền trên biển của đất nước.

Vượt chặng đường hơn 300 hải lý, từ thành phố biển Vũng Tàu, hơn hai ngày đêm vất vả, con tàu HQ 996 đưa chúng tôi đặt chân tới các nhà giàn DK1 (gọi tắt là nhà lô) thuộc Cụm khoa học và dịch vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chốt giữ trên thềm lục địa phía Nam.

Pháo đài giữa biển

Tiếp chúng tôi trên nhà giàn Phúc Tần, thiếu tá Nguyễn Đại Hùng, trạm trưởng xúc động nói: Trước tháng 7/1989, trên vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam, một số nước có ý định thôn tính, độc chiếm Biển Đông, đã dùng cả vũ lực chiếm một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa vào tháng 3/1988. Sau đó, họ đã đưa tàu chiến, kết hợp với tàu thăm dò, bắt đầu ngang nhiên xuất hiện khảo sát ở tại thềm lục địa phía Nam, nơi có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu như  dầu khí, hải sản...

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh trạm, chỉ vào lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trước gió, anh Hùng khẳng định "đây chính là biên giới, chủ quyền thiêng liêng của nước ta, bất khả xâm phạm".

Hiện nay, 15 nhà giàn DK1 nằm rải rác trên vùng biển phía Nam của Tổ quốc, ở các bãi cạn như Quế Đường, Phúc Tần, Tư chính, Huyền Trân… thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và điểm cuối cùng chốt ở bãi cạn Cà Mau.
Mỗi nhà giàn vừa là cột mốc chủ quyền, vành đai thép khẳng định biên giới lãnh hải quốc gia, vừa là nơi trú ngụ cho các ngư dân ra khai thác hải sản xa bờ.

Được xây dựng với kết cấu bằng thép, mỗi nhà giàn có 4 chân, đóng trên dải san hô nổi, do Bộ tư lệnh công binh khởi công xây dựng từ tháng 7/1989. Với sức chịu đựng bền bỉ trước sự khắc nghiệt của thời tiết như gió bão giật trên cấp 11 - 12, nhà giàn được chia thành nhiều tầng, nhiều khối, tầng học tập công tác, tầng chứa nước ngọt, luyện tập thể dục thể thao, có cả khu tăng gia chăn nuôi gà, vịt và trồng rau xanh… với diện tích sử dụng hàng trăm mét vuông/ tầng.

Cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn, mọi hoạt động, hay sinh hoạt đều được tình toán, tận dụng chi li từng cm. Nhưng vui nhất vẫn là các chiến sĩ mới ra công tác lần đầu ở nhà giàn. Do chưa quen nhà, quen trạm, không gian bó hẹp, nhìn ra xa mênh mông sóng nước biển trời, hốt hoảng tưởng nhà giàn bị xập.

Thiếu tá Đậu Đình Phú, nhân viên cơ yếu nhà giàn chia sẻ: “Ở đây ngày nào cũng như ngày nào, chỉ có sóng gió và đồng đội làm bạn. Mỗi sáng thức dậy anh em lại lao vào luyện tập, rèn luyện thân thể, mỗi người một nhiệm vụ để canh giữ biển trời Tổ quốc. Tối đến mỗi người 1 giờ thay nhau gác, đó là những khoảnh khác căng thẳng nhất trong đêm. Những lúc rảnh rỗi anh em lại câu cá, nhưng mắt luôn dõi về đất liền".

Sứ mệnh lính đảo 

Rời trạm Phúc Tần, chúng tôi đến thăm bãi cạn Tư Chính. Thiếu tá Trang Hải Âu đưa chúng tôi đi một vòng, đứng trên nhà giàn dõi theo các mục tiêu đang “di động” trên mặt biển.

“Lính biển chúng tôi không có phút nghỉ ngơi, nơi biên giới hải đảo xa xôi, những lúc bồng súng gác trong sương gió vẫn khắc khoải một tình yêu Tổ quốc đến vô bờ” - anh tâm sự.

Nói về cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ, đại úy Hồ Thế Công, nhân viên cơ yếu nhà giàn trả lời chắc nịch: Ở đây khổ nhưng vui lắm anh ạ. Lính đảo “thèm” lời ca tiếng hát của các đoàn văn công đất liền ra biểu diễn.

Ở đây, trung bình năm được 1- 2 đoàn văn công đất liền biểu diễn, có năm “đói” văn công, anh em luôn ngóng đợi nhưng chẳng thấy đâu.

Còn chuyện tắm rửa cũng chỉ là “hi hữu”, mặc dù có lượng nước ngọt dự trữ về mùa khô nhưng vẫn thiếu trầm trọng. Lính nhà giàn phải lên “kế hoạch tắm” mùa khô tuần tắm hai lần, mỗi lần cấp 2- 3 lít nước ngọt, chủ yếu dùng khăn tắm lau qua người hoặc tắm theo kiểu em bé.

Tuy khó khăn gian khổ là thế nhưng anh em không bao giờ kêu ca, phàn nàn. Mỗi buổi tối trên các nhà giàn các chiến sĩ vẫn ôm đàn, nghêu ngao hát những điệp khúc “đời mình là khúc quân hành” hoặc “lướt sóng ra khơi” quên đi những khó khăn gian khổ, cùng nhau xây dựng nhà giàn vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là cột mốc tiền tiêu của Tổ quốc.

Chia tay các anh. Con tàu lắc mạnh. Những người giữ biển gửi gắm về đất liền lá thư về đất mẹ yêu thương. Họ luôn tự hào là con của biển khơi, ngày đêm trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, quyết tâm canh giữ chủ quyền biển trời bao la của Tổ quốc.

Du lịch, GO! - Theo Vietnamnet, internet

- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 1: Vùng ánh sáng bừng lên
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 2: Sống ở nhà giàn
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 3 : Thương lắm , đất liền ơi
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ cuối: Bố, con và DK1

Đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...

22 năm qua tại vùng biển của Tổ quốc, những cơn sóng cao từ 13m đến 15m, có sức tàn phá khủng khiếp đã đánh đổ, nhấn chìm 5 nhà giàn, 1 tàu trực. 13 cán bộ chiến sĩ chốt giữ nhà giàn đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Nhiều người phải lênh đênh trôi dạt trên biển hàng chục giờ trong cái nắng cháy da, cái đói, cái rét thấu xương. Thế nhưng, nhà giàn này đổ lại có nhà giàn khác được xây lên, lớp trước ngã xuống lại có lớp sau tiếp bước. Đó là sự hình dung ngắn gọn nhất về những nhà giàn DK1 ở vùng biển thềm lục địa – những cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên Biển Đông.

22 năm qua, với việc dựng lên những nhà giàn DK1 hiên ngang giữa trùng khơi sóng gió, người Việt hôm nay tiếp tục dựng lên những cột mốc chủ quyền mà mọi thế hệ người Việt đã dựng xây và gìn giữ. Lòng yêu nước của người Việt xuyên qua mọi thời gian, chưa bao giờ vơi cạn...

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống