Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 13 December 2011

độ cao trên 2.000 mét so với mực nước biển, Mã Pí Lèng được biết đến như một trong những hùng quan độc đáo và là cội nguồn văn hóa của hơn 200.000 người Mông hiện sinh sống trên cao nguyên đá Hà Giang.

Đỉnh núi kỳ vĩ này nằm giữa đoạn đường nối thị trấn Mèo Vạc với thị trấn Đồng Văn dài chừng 20km. Để đến đó, bạn có thể đi “xe ôm” song một phương án được dân phượt ưa thích là thuê xe máy để tự mình chinh phục đoạn đường hiểm trở này, với giá khá “mềm” khoảng 20.000đồng/giờ/xe máy.

Và nếu muốn có một chuyến đi suôn sẻ, bạn cần có một tay lái vững vàng để vượt qua những khúc cua ngoằn ngoèo, có độ dốc cực lớn. Một sơ sẩy có thể khiến bạn rơi tõm xuống vực sâu hàng trăm mét bởi đoạn đường hẹp và hầu như không có rào chắn 2 bên.

Xuất phát từ thị trấn Mèo Vạc, sau hơn nửa giờ đồng hồ băng qua đoạn đường “tử thần”, chúng tôi có mặt trên đỉnh Mã Pí Lèng.

Người dân tộc ở đây rất hồn hậu, bạn có thể tìm đến nhà họ và “đặt vấn đề” ở lại cùng gia đình họ. Và chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu văn hóa người Mông nơi đây qua… một đám ma “tươi”.

Theo tục lệ người Mông, dù đám ma hay đám cưới đều phải tổ chức linh đình, mổ bò mời dân bản đến ăn. Nếu là đám ma, nhà nào có tiền mở tiệc đãi cả bản sẽ được tổ chức đám ma “tươi”, còn không có thì sẽ gia hạn khoảng 3 tháng sau phải mổ bò khao cả bản coi như trả nợ và đó là đám ma “khô”. Trong tiềm thức người Mông, cái chết chưa hẳn là nỗi buồn, không có địa ngục hay thiên đường. Âm phủ chỉ là một “bến chờ” trên con đường họ tìm đường lên trời đi tìm hồn tổ tiên nguồn cội…

Vậy nên, nếu có dịp dự một đám ma người Mông, bạn không cần phải tỏ thái độ buồn thương, thậm chí có thể cùng họ thưởng thức những đặc sản nơi đây như mèn mén, thắng cố… nhâm nhi chén rượu ngô cay nồng và thả hồn cùng những giai điệu khèn du dương, trầm bổng vang vọng khắp núi đồi. Người Mông quan niệm, tiếng khèn sẽ chỉ đường dẫn lối cho người chết về thế giới bên kia suôn sẻ.

Trong đám ma “tươi”, cả bản tụ tập cùng nhau ăn uống bên cạnh xác chết trong suốt 3 ngày diễn ra nghi thức đám ma. Và trong lúc ăn, người ta cũng không quên rót rượu hay bón cho người đã khuất những món ăn có trong buổi tiệc, coi đó như bữa cơm vĩnh biệt.

Khác với nhiều nơi, thi thể người quá cố được đặt trên những cây gỗ nhỏ, để ngoài trời sau khoảng 3-4 ngày mới mang đi chôn cất. Quan tài được làm bằng gỗ độc mộc và có lót lá cây dương xỉ. Xác chết được bọc vải đen, trắng 2 lớp, một lớp sẽ được thay ra và đốt trước khi đặt thi thể xuống quan tài, lớp được giữ lại sẽ là trang phục theo người đã khuất sang thế giới bên kia.

Đại diện gia quyến sẽ chỉnh trang lại trang phục, trong khi thầy cúng đọc những bài cúng nhằm trừ tà ma cho người đã khuất trước khi chôn cất. Sau khi lấp đất, ngôi mộ được phủ lên lớp đá tai mèo - vốn sẵn có trên vùng cao nguyên đá này. Việc đưa tiễn và chôn cất đều do nam giới đảm nhiệm.

Đám ma người Mông ở thôn Sừ Pa Phìn: Người ta vui vẻ, khèn sáo, rượu chè rồi hè nhau làm những bức "phướn" lộng lẫy sắc màu. Chẳng thấy sự buồn rầu hay ma quái nào ở đó cả mà chỉ toàn niềm vui sặc sỡ.

Ở bản Sín Lao Chải, khách có thể cùng đám trẻ ngồi dán những bức phướn trông thật lạc quan cho người quá cố. Ngồi ở trong mây, dán trong mây mù, một buổi chiều buồn như... nghĩa trang.

Khi xong hết thì người ta quy tụ giữa sân nhà rượu chè thỏa thuê và cuối cùng là đem người đã khuất đi chôn. Đoàn người gồm thân thích, láng giềng - dẫn đầu là những người lớn tuổi đi trong tiếng khèn trống, chũm chọe, thanh la, não bạt suốt dọc đường - những cái phướn, lọng cũng mang theo: thứ này sau khi chôn thì người ta sẽ đặt cạnh mộ.

Du lịch, GO! - Tổng hợp theo ANTĐ, Do Doan Hoang blog
Các chiến sĩ nhà giàn DK1 làm nhiệm vụ ngoài biển Đông ít nhất 8-9 tháng mới về lại đất liền nghỉ phép một lần. Nhiều người lính khi về phép muốn ôm đứa con yêu vào lòng nhưng chúng cứ thấy mặt là chạy trốn, khóc vì còn lạ lẫm. Con khóc, bố cũng nghẹn ngào. Và khi con chưa kịp quen hơi, bố đã phải tất bật khoác balô lên vai ra lại nhà giàn tiếp tục làm nhiệm vụ.

“Biển khơi, ngày... tháng...”

Ầm ào trong tiếng sóng biển vỗ vào nhà giàn, gió ào ạt thổi, trung úy rađa Lê Minh Tâm trên trạm DK1/12 nắn nót: “Biển khơi, ngày 22-8-2009, em và con trai yêu quý! Nhớ lắm con yêu...”. Đó là những dòng thư anh Tâm gửi về cho vợ con ở xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hòa, tỉnh Thanh Hóa. Trong bức thư, gần mười lần người cha nơi xa lặp đi lặp lại cụm từ “nhớ con”.

Anh Tâm kể: “Vợ tôi viết thư ra khoe mỗi bữa bé Khôi luôn nhắc mẹ đơm đầy một chén cơm, sắp đôi đũa ngay ngắn cạnh bên rồi nói: Cơm này để chờ bố Tâm về măm, mẹ không được ăn đâu nhé”. Tháng 11-2005, anh Tâm cưới vợ là một cô giáo mầm non cùng quê và tếu táo “Bộ đội lấy cô giáo, nấu cháo nuôi nhau”. Ngày vợ sinh bé Khôi (11-2006) anh đang làm nhiệm vụ ngoài nhà giàn, gần một tháng sau mới về được đất liền để ẵm “khúc ruột” của mình vào lòng. “Tôi phải đi chụp hình, gửi lại nhà nhắc vợ thường xuyên cho con xem biết mặt bố để khi tôi về con không lạ. Tháng 11 này là sinh nhật con, chắc tôi không về kịp nên nhắc vợ mua áo cho con và chụp hình gửi ra bố ngắm đỡ nhớ” - Tâm cười kể.

Người lính nhà giàn không tính ngày tính tháng mà chỉ dựa vào mỗi mùa gió, mùa bão dông để biết thời khắc trong năm, thế nhưng các anh vẫn bấm đốt ngón tay để nắm chính xác ngày vợ sinh. Đại úy Nguyễn Văn Khôi, quyền chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/12, có con hơn 2 tuổi song mới gặp được con hai lần vào lúc ba và bảy tháng tuổi. Là người chỉ huy, dù có gặp bao nhiêu gian khó, đại úy Khôi cũng luôn tạo chỗ dựa vững chắc cho đồng đội. Cứng cỏi là thế nhưng đến lúc chúng tôi rời nhà giàn về đất liền, anh thủ thỉ: “Nhờ anh về gọi điện cho vợ tôi theo số 0985191..., thông báo ngoài này tôi vẫn khỏe, công tác tốt. Tôi đã có viết thư về nhưng sợ cô ấy vẫn lo lắng. Nếu được nhờ anh gửi cho con tôi mấy tấm hình mới chụp ngoài này để cháu thấy bố”.

Trung úy Lê Hữu Toàn, nhân viên rađa ở nhà giàn DK1, ngồi nắn nót từng dòng một viết thư cho con. Những lá thư nào cũng bắt đầu bằng chữ “Nhà giàn, ngày... tháng...”. Anh nói: “Mình phải nắn nót từng chữ một, vì cháu nói nếu bố viết chữ xấu là nghỉ chơi với bố luôn. Mỗi lần về tôi đều dạy cháu phải viết chữ cho thật đẹp, vì thế phải nắn nót để làm gương cho cháu. Làm lính nhà giàn thời gian ở ngoài biển nhiều hơn ở đất liền nên vốn từ cũng nghèo dần theo những lá thư. Có tờ báo tụi tôi đọc đến cả hàng chục lần, không phải đọc để lấy thông tin nữa mà đọc để làm giàu thêm vốn từ”.

Bố là niềm tự hào của con

Hoàng Thị Huyền Trang nói như vậy về bố của mình - thiếu tá quân y Hoàng Văn Thảnh - đang làm nhiệm vụ trên nhà giàn DK1/12. Trang kể bố đã có 24 năm phục vụ trong hải quân, 17 năm làm nhiệm vụ trên các nhà giàn DK1 và trải qua 15 cái tết ngoài biển khơi. Trang bồi hồi xúc động khi nhớ lại: “Những lúc tết ấy em thương và nhớ bố vô cùng. Ngày còn nhỏ em luôn trách sao bố không về để tết có hai mẹ con lủi thủi vào ra trong nhà, nhưng khi lớn em đã hiểu những hi sinh cao cả của bố. Bố là thần tượng lớn nhất trong em vì bố dám hi sinh để bảo vệ thềm lục địa của tổ quốc. Em hãnh diện có bố là người lính DK1”.

Năm học này, Trang học lớp 12 trường chuyên tại thành phố Vũng Tàu. Chất lính của bố hình như cũng ngấm vào Trang nên từ nhỏ Trang đã độc lập trong suy nghĩ và tự lo cho mình, rồi còn chăm sóc cô em gái 4 tuổi song 11 năm liền Trang là học sinh giỏi. “Em yêu bố và yêu cả những nhà giàn, yêu thềm lục địa, yêu vùng biển vùng trời đất nước mình, nơi bố đã gắn trọn cuộc đời mình vào đó”, Trang nói.

Khi nói về chuyện cha con của người lính DK1, chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện cười ra nước mắt. Thượng úy Nguyễn Văn Khương, nhân viên cơ yếu ở giàn DK1/21, kể: “Vợ vừa mang bầu được mấy tháng thì tôi lên đường ra biển, hơn 12 tháng sau mới trở lại đất liền. Hôm trở về, tàu vừa cập bến tôi vội vàng chạy về nhà nhưng vợ và con đi vắng. Đứa cháu nhà bên cạnh bế một đứa bé hàng xóm đến rồi nói đùa đó là con của tôi. Tôi ôm thằng bé hàng xóm vào lòng nhưng vẫn thấy ngờ ngợ. Đến khi vợ bế con về, tôi đứng trước hai đứa trẻ mặt cứ thừ ra vì không biết đứa nào là con ruột mình. Rồi khi cháu lớn, mỗi khi thấy đồng đội mặc quân phục trở về là cháu chạy ào ra đường hô lớn: Bố về rồi, bố về rồi. Con nhà lính hải quân hay lắm, chỉ cần thấy hình bóng một người mặc đồ hải quân là cứ nhào lên tìm bố”.

Thượng úy Khương nói dù phải xa con khi nó còn là giọt máu đỏ hỏn, dù phải để vợ vượt cạn một mình đã bao lần, nhưng không vì thế mà tinh thần của những người lính nhà giàn chùng xuống theo nỗi nhớ. Họ luôn biết vượt lên những nỗi nhớ nhung để chống chọi với sóng gió, chống chọi với những khó khăn để gìn giữ biển trời quê cha.

Chỉ có 72 giờ sống cùng những chiến sĩ nhà giàn nhưng cũng đủ cho chúng tôi thấu hiểu những khó khăn, hi sinh mà họ đang phải đối mặt hằng ngày giữa chênh vênh trùng khơi. Chừng đó thời gian cũng đủ để chúng tôi cảm nhận được sự xa xôi, cách trở giữa đất liền và DK1, đủ để thấu cảm những thiếu thốn mà gia đình các chiến sĩ đáng lẽ phải được nhận từ chồng, từ cha của mình. Chuyến khởi đầu cho chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1” đã thành công với việc hai trong số 15 nhà giàn ở DK1 được thắp sáng, và chúng tôi tin rằng rồi các nhà giàn còn lại sẽ sớm bừng sáng nay mai bởi hơi ấm từ đất liền.

DK1 là tên gọi của cụm kỹ thuật - khoa học - dịch vụ được xây dựng tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với những nhà giàn dựng trên mặt biển. Nhiệm vụ của các nhà giàn là lập các đèn biển để thông báo cho tàu thuyền đánh cá và vận tải hàng hải đi lại trong vùng; đặt trạm nghiên cứu khí tượng thủy văn; làm nơi trú tránh bão và ứng cứu ngư dân...
Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của DK1 là chốt giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, bảo vệ bình yên cho việc khai thác tài nguyên từ thềm lục địa như dầu khí, thủy hải sản, hàng hải...


Đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...

- Cột mốc chủ quyền giữa đại dương
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 1: Vùng ánh sáng bừng lên
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 2: Sống ở nhà giàn
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 3 : Thương lắm , đất liền ơi
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ cuối: Bố, con và DK1

Du lịch, GO! - Theo Tuoitre, internet

Monday, 12 December 2011

Dân tộc Khơ Mú cư trú ở Nghệ An chủ yếu sống bằng nghề nông, trồng lúa cạn trên những trảng nương (hrệ).

Dân tộc Khơ Mú có vốn văn hóa khá dồi dào và độc đáo, thông qua các lễ hội văn hóa truyền thống, trong đó có lễ Pa sưm được lưu giữ từ ngàn đời. Người Khơ Mú trước đây quan niệm rằng, cây lúa cũng có hồn như con người. Vì vậy, phải cầu hồn lúa, để hồn lúa khỏe mạnh, mùa màng bội thu, bản mường no ấm, con người khỏe mạnh.

Người Khơ Mú ở Nghệ An thường làm lễ Pa Sưm trước lúc tra hạt trên nương rẫy. Đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu.

Chủ lễ là người phụ nữ trong nhà. Bà đóng vai Mẹ lúa, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Trước tiên, Mẹ lúa dọn một khoảnh đất khoảng 2m2, đủ để đặt mâm làm lễ cúng ở một chỗ tương đối bằng phẳng trên rẫy, gọi là Mắt rúc. Mẹ lúa đặt mâm cúng vào giữa Mắt rúc, trong mâm ngoài xôi, rượu, muối nhất thiết phải có một con gà luộc và con gà này phải là gà trống lông đen. Mẹ lúa trong trang phục cổ truyền chỉnh tề, trước mâm lễ đọc bài cúng, nội dung cầu khấn Hrôi Yvang (Thần Ông trời) làm cho mưa thuận gió hòa, Hrôi Ptê (Thần Đất), Hrôi Hrê (Thần Nương rẫy) làm cho hạt giống mau nẩy mầm, lên xanh tốt, bông to, hạt mẩy, muông thú không phá hoại.

Mẹ lúa làm lễ xong, mọi người bắt tay vào tra hạt. Tra hạt xong Mẹ lúa làm lễ tưới nước, kết thúc lễ Pa Sưm. Vào buổi chiều tối ngày tra hạt xong, Mẹ lúa bảo mọi người lấy nước rửa tay, rửa gậy chọc lỗ cho sạch, đứng trước chòi lúa. Sau đó, Mẹ lúa cầm ống nước đi vòng quanh chòi lúa, tưới nước ra xung quanh, vừa làm vừa khấn: "Tưới cho cây lúa mọc, cho cây lúa nẩy mầm, cho hạt chắc bông dài, gốc lúa bằng gốc lau, bông lúa dài bằng quả núc nác…". Mẹ lúa khấn xong mọi người vào chòi ăn cơm, uống rượu, kết thúc công việc tra hạt.

Sau khi tra lúa về, gia đình tổ chức lễ Pa sưm phải làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo kết quả công việc đã hoàn tất, đồ cúng bằng 2 chum rượu cần (1 to, 1 nhỏ) và khấn cầu xin tổ tiên phù hộ. Kết thúc lễ chủ nhà mời mọi người ăn cơm, uống rượu cần và múa các điệu au eo, tăng bu-múa.

Lễ Pa Sưm là một lễ trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Nó phản ánh niềm tin của đồng bào vào thiên nhiên (trời, đất, nương rẫy…) có linh hồn, phản ánh ước muốn của họ về mùa màng bội thu, cuộc sống đầy đủ.

Du lịch, GO! - Theo mạng Cinet, DanViet, ảnh sưu tầm

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống