Các chiến sĩ nhà giàn DK1 làm nhiệm vụ ngoài biển Đông ít nhất 8-9 tháng mới về lại đất liền nghỉ phép một lần. Nhiều người lính khi về phép muốn ôm đứa con yêu vào lòng nhưng chúng cứ thấy mặt là chạy trốn, khóc vì còn lạ lẫm. Con khóc, bố cũng nghẹn ngào. Và khi con chưa kịp quen hơi, bố đã phải tất bật khoác balô lên vai ra lại nhà giàn tiếp tục làm nhiệm vụ.
“Biển khơi, ngày... tháng...”
Ầm ào trong tiếng sóng biển vỗ vào nhà giàn, gió ào ạt thổi, trung úy rađa Lê Minh Tâm trên trạm DK1/12 nắn nót: “Biển khơi, ngày 22-8-2009, em và con trai yêu quý! Nhớ lắm con yêu...”. Đó là những dòng thư anh Tâm gửi về cho vợ con ở xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hòa, tỉnh Thanh Hóa. Trong bức thư, gần mười lần người cha nơi xa lặp đi lặp lại cụm từ “nhớ con”.
Anh Tâm kể: “Vợ tôi viết thư ra khoe mỗi bữa bé Khôi luôn nhắc mẹ đơm đầy một chén cơm, sắp đôi đũa ngay ngắn cạnh bên rồi nói: Cơm này để chờ bố Tâm về măm, mẹ không được ăn đâu nhé”. Tháng 11-2005, anh Tâm cưới vợ là một cô giáo mầm non cùng quê và tếu táo “Bộ đội lấy cô giáo, nấu cháo nuôi nhau”. Ngày vợ sinh bé Khôi (11-2006) anh đang làm nhiệm vụ ngoài nhà giàn, gần một tháng sau mới về được đất liền để ẵm “khúc ruột” của mình vào lòng. “Tôi phải đi chụp hình, gửi lại nhà nhắc vợ thường xuyên cho con xem biết mặt bố để khi tôi về con không lạ. Tháng 11 này là sinh nhật con, chắc tôi không về kịp nên nhắc vợ mua áo cho con và chụp hình gửi ra bố ngắm đỡ nhớ” - Tâm cười kể.
Người lính nhà giàn không tính ngày tính tháng mà chỉ dựa vào mỗi mùa gió, mùa bão dông để biết thời khắc trong năm, thế nhưng các anh vẫn bấm đốt ngón tay để nắm chính xác ngày vợ sinh. Đại úy Nguyễn Văn Khôi, quyền chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/12, có con hơn 2 tuổi song mới gặp được con hai lần vào lúc ba và bảy tháng tuổi. Là người chỉ huy, dù có gặp bao nhiêu gian khó, đại úy Khôi cũng luôn tạo chỗ dựa vững chắc cho đồng đội. Cứng cỏi là thế nhưng đến lúc chúng tôi rời nhà giàn về đất liền, anh thủ thỉ: “Nhờ anh về gọi điện cho vợ tôi theo số 0985191..., thông báo ngoài này tôi vẫn khỏe, công tác tốt. Tôi đã có viết thư về nhưng sợ cô ấy vẫn lo lắng. Nếu được nhờ anh gửi cho con tôi mấy tấm hình mới chụp ngoài này để cháu thấy bố”.
Trung úy Lê Hữu Toàn, nhân viên rađa ở nhà giàn DK1, ngồi nắn nót từng dòng một viết thư cho con. Những lá thư nào cũng bắt đầu bằng chữ “Nhà giàn, ngày... tháng...”. Anh nói: “Mình phải nắn nót từng chữ một, vì cháu nói nếu bố viết chữ xấu là nghỉ chơi với bố luôn. Mỗi lần về tôi đều dạy cháu phải viết chữ cho thật đẹp, vì thế phải nắn nót để làm gương cho cháu. Làm lính nhà giàn thời gian ở ngoài biển nhiều hơn ở đất liền nên vốn từ cũng nghèo dần theo những lá thư. Có tờ báo tụi tôi đọc đến cả hàng chục lần, không phải đọc để lấy thông tin nữa mà đọc để làm giàu thêm vốn từ”.
Bố là niềm tự hào của con
Hoàng Thị Huyền Trang nói như vậy về bố của mình - thiếu tá quân y Hoàng Văn Thảnh - đang làm nhiệm vụ trên nhà giàn DK1/12. Trang kể bố đã có 24 năm phục vụ trong hải quân, 17 năm làm nhiệm vụ trên các nhà giàn DK1 và trải qua 15 cái tết ngoài biển khơi. Trang bồi hồi xúc động khi nhớ lại: “Những lúc tết ấy em thương và nhớ bố vô cùng. Ngày còn nhỏ em luôn trách sao bố không về để tết có hai mẹ con lủi thủi vào ra trong nhà, nhưng khi lớn em đã hiểu những hi sinh cao cả của bố. Bố là thần tượng lớn nhất trong em vì bố dám hi sinh để bảo vệ thềm lục địa của tổ quốc. Em hãnh diện có bố là người lính DK1”.
Năm học này, Trang học lớp 12 trường chuyên tại thành phố Vũng Tàu. Chất lính của bố hình như cũng ngấm vào Trang nên từ nhỏ Trang đã độc lập trong suy nghĩ và tự lo cho mình, rồi còn chăm sóc cô em gái 4 tuổi song 11 năm liền Trang là học sinh giỏi. “Em yêu bố và yêu cả những nhà giàn, yêu thềm lục địa, yêu vùng biển vùng trời đất nước mình, nơi bố đã gắn trọn cuộc đời mình vào đó”, Trang nói.
Khi nói về chuyện cha con của người lính DK1, chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện cười ra nước mắt. Thượng úy Nguyễn Văn Khương, nhân viên cơ yếu ở giàn DK1/21, kể: “Vợ vừa mang bầu được mấy tháng thì tôi lên đường ra biển, hơn 12 tháng sau mới trở lại đất liền. Hôm trở về, tàu vừa cập bến tôi vội vàng chạy về nhà nhưng vợ và con đi vắng. Đứa cháu nhà bên cạnh bế một đứa bé hàng xóm đến rồi nói đùa đó là con của tôi. Tôi ôm thằng bé hàng xóm vào lòng nhưng vẫn thấy ngờ ngợ. Đến khi vợ bế con về, tôi đứng trước hai đứa trẻ mặt cứ thừ ra vì không biết đứa nào là con ruột mình. Rồi khi cháu lớn, mỗi khi thấy đồng đội mặc quân phục trở về là cháu chạy ào ra đường hô lớn: Bố về rồi, bố về rồi. Con nhà lính hải quân hay lắm, chỉ cần thấy hình bóng một người mặc đồ hải quân là cứ nhào lên tìm bố”.
Thượng úy Khương nói dù phải xa con khi nó còn là giọt máu đỏ hỏn, dù phải để vợ vượt cạn một mình đã bao lần, nhưng không vì thế mà tinh thần của những người lính nhà giàn chùng xuống theo nỗi nhớ. Họ luôn biết vượt lên những nỗi nhớ nhung để chống chọi với sóng gió, chống chọi với những khó khăn để gìn giữ biển trời quê cha.
Chỉ có 72 giờ sống cùng những chiến sĩ nhà giàn nhưng cũng đủ cho chúng tôi thấu hiểu những khó khăn, hi sinh mà họ đang phải đối mặt hằng ngày giữa chênh vênh trùng khơi. Chừng đó thời gian cũng đủ để chúng tôi cảm nhận được sự xa xôi, cách trở giữa đất liền và DK1, đủ để thấu cảm những thiếu thốn mà gia đình các chiến sĩ đáng lẽ phải được nhận từ chồng, từ cha của mình. Chuyến khởi đầu cho chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1” đã thành công với việc hai trong số 15 nhà giàn ở DK1 được thắp sáng, và chúng tôi tin rằng rồi các nhà giàn còn lại sẽ sớm bừng sáng nay mai bởi hơi ấm từ đất liền.
DK1 là tên gọi của cụm kỹ thuật - khoa học - dịch vụ được xây dựng tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với những nhà giàn dựng trên mặt biển. Nhiệm vụ của các nhà giàn là lập các đèn biển để thông báo cho tàu thuyền đánh cá và vận tải hàng hải đi lại trong vùng; đặt trạm nghiên cứu khí tượng thủy văn; làm nơi trú tránh bão và ứng cứu ngư dân...
Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của DK1 là chốt giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, bảo vệ bình yên cho việc khai thác tài nguyên từ thềm lục địa như dầu khí, thủy hải sản, hàng hải...
Đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...
- Cột mốc chủ quyền giữa đại dương
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 1: Vùng ánh sáng bừng lên
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 2: Sống ở nhà giàn
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 3 : Thương lắm , đất liền ơi
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ cuối: Bố, con và DK1
Du lịch, GO! - Theo Tuoitre, internet
“Biển khơi, ngày... tháng...”
Ầm ào trong tiếng sóng biển vỗ vào nhà giàn, gió ào ạt thổi, trung úy rađa Lê Minh Tâm trên trạm DK1/12 nắn nót: “Biển khơi, ngày 22-8-2009, em và con trai yêu quý! Nhớ lắm con yêu...”. Đó là những dòng thư anh Tâm gửi về cho vợ con ở xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hòa, tỉnh Thanh Hóa. Trong bức thư, gần mười lần người cha nơi xa lặp đi lặp lại cụm từ “nhớ con”.
Anh Tâm kể: “Vợ tôi viết thư ra khoe mỗi bữa bé Khôi luôn nhắc mẹ đơm đầy một chén cơm, sắp đôi đũa ngay ngắn cạnh bên rồi nói: Cơm này để chờ bố Tâm về măm, mẹ không được ăn đâu nhé”. Tháng 11-2005, anh Tâm cưới vợ là một cô giáo mầm non cùng quê và tếu táo “Bộ đội lấy cô giáo, nấu cháo nuôi nhau”. Ngày vợ sinh bé Khôi (11-2006) anh đang làm nhiệm vụ ngoài nhà giàn, gần một tháng sau mới về được đất liền để ẵm “khúc ruột” của mình vào lòng. “Tôi phải đi chụp hình, gửi lại nhà nhắc vợ thường xuyên cho con xem biết mặt bố để khi tôi về con không lạ. Tháng 11 này là sinh nhật con, chắc tôi không về kịp nên nhắc vợ mua áo cho con và chụp hình gửi ra bố ngắm đỡ nhớ” - Tâm cười kể.
Người lính nhà giàn không tính ngày tính tháng mà chỉ dựa vào mỗi mùa gió, mùa bão dông để biết thời khắc trong năm, thế nhưng các anh vẫn bấm đốt ngón tay để nắm chính xác ngày vợ sinh. Đại úy Nguyễn Văn Khôi, quyền chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/12, có con hơn 2 tuổi song mới gặp được con hai lần vào lúc ba và bảy tháng tuổi. Là người chỉ huy, dù có gặp bao nhiêu gian khó, đại úy Khôi cũng luôn tạo chỗ dựa vững chắc cho đồng đội. Cứng cỏi là thế nhưng đến lúc chúng tôi rời nhà giàn về đất liền, anh thủ thỉ: “Nhờ anh về gọi điện cho vợ tôi theo số 0985191..., thông báo ngoài này tôi vẫn khỏe, công tác tốt. Tôi đã có viết thư về nhưng sợ cô ấy vẫn lo lắng. Nếu được nhờ anh gửi cho con tôi mấy tấm hình mới chụp ngoài này để cháu thấy bố”.
Trung úy Lê Hữu Toàn, nhân viên rađa ở nhà giàn DK1, ngồi nắn nót từng dòng một viết thư cho con. Những lá thư nào cũng bắt đầu bằng chữ “Nhà giàn, ngày... tháng...”. Anh nói: “Mình phải nắn nót từng chữ một, vì cháu nói nếu bố viết chữ xấu là nghỉ chơi với bố luôn. Mỗi lần về tôi đều dạy cháu phải viết chữ cho thật đẹp, vì thế phải nắn nót để làm gương cho cháu. Làm lính nhà giàn thời gian ở ngoài biển nhiều hơn ở đất liền nên vốn từ cũng nghèo dần theo những lá thư. Có tờ báo tụi tôi đọc đến cả hàng chục lần, không phải đọc để lấy thông tin nữa mà đọc để làm giàu thêm vốn từ”.
Bố là niềm tự hào của con
Hoàng Thị Huyền Trang nói như vậy về bố của mình - thiếu tá quân y Hoàng Văn Thảnh - đang làm nhiệm vụ trên nhà giàn DK1/12. Trang kể bố đã có 24 năm phục vụ trong hải quân, 17 năm làm nhiệm vụ trên các nhà giàn DK1 và trải qua 15 cái tết ngoài biển khơi. Trang bồi hồi xúc động khi nhớ lại: “Những lúc tết ấy em thương và nhớ bố vô cùng. Ngày còn nhỏ em luôn trách sao bố không về để tết có hai mẹ con lủi thủi vào ra trong nhà, nhưng khi lớn em đã hiểu những hi sinh cao cả của bố. Bố là thần tượng lớn nhất trong em vì bố dám hi sinh để bảo vệ thềm lục địa của tổ quốc. Em hãnh diện có bố là người lính DK1”.
Năm học này, Trang học lớp 12 trường chuyên tại thành phố Vũng Tàu. Chất lính của bố hình như cũng ngấm vào Trang nên từ nhỏ Trang đã độc lập trong suy nghĩ và tự lo cho mình, rồi còn chăm sóc cô em gái 4 tuổi song 11 năm liền Trang là học sinh giỏi. “Em yêu bố và yêu cả những nhà giàn, yêu thềm lục địa, yêu vùng biển vùng trời đất nước mình, nơi bố đã gắn trọn cuộc đời mình vào đó”, Trang nói.
Khi nói về chuyện cha con của người lính DK1, chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện cười ra nước mắt. Thượng úy Nguyễn Văn Khương, nhân viên cơ yếu ở giàn DK1/21, kể: “Vợ vừa mang bầu được mấy tháng thì tôi lên đường ra biển, hơn 12 tháng sau mới trở lại đất liền. Hôm trở về, tàu vừa cập bến tôi vội vàng chạy về nhà nhưng vợ và con đi vắng. Đứa cháu nhà bên cạnh bế một đứa bé hàng xóm đến rồi nói đùa đó là con của tôi. Tôi ôm thằng bé hàng xóm vào lòng nhưng vẫn thấy ngờ ngợ. Đến khi vợ bế con về, tôi đứng trước hai đứa trẻ mặt cứ thừ ra vì không biết đứa nào là con ruột mình. Rồi khi cháu lớn, mỗi khi thấy đồng đội mặc quân phục trở về là cháu chạy ào ra đường hô lớn: Bố về rồi, bố về rồi. Con nhà lính hải quân hay lắm, chỉ cần thấy hình bóng một người mặc đồ hải quân là cứ nhào lên tìm bố”.
Thượng úy Khương nói dù phải xa con khi nó còn là giọt máu đỏ hỏn, dù phải để vợ vượt cạn một mình đã bao lần, nhưng không vì thế mà tinh thần của những người lính nhà giàn chùng xuống theo nỗi nhớ. Họ luôn biết vượt lên những nỗi nhớ nhung để chống chọi với sóng gió, chống chọi với những khó khăn để gìn giữ biển trời quê cha.
Chỉ có 72 giờ sống cùng những chiến sĩ nhà giàn nhưng cũng đủ cho chúng tôi thấu hiểu những khó khăn, hi sinh mà họ đang phải đối mặt hằng ngày giữa chênh vênh trùng khơi. Chừng đó thời gian cũng đủ để chúng tôi cảm nhận được sự xa xôi, cách trở giữa đất liền và DK1, đủ để thấu cảm những thiếu thốn mà gia đình các chiến sĩ đáng lẽ phải được nhận từ chồng, từ cha của mình. Chuyến khởi đầu cho chương trình “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1” đã thành công với việc hai trong số 15 nhà giàn ở DK1 được thắp sáng, và chúng tôi tin rằng rồi các nhà giàn còn lại sẽ sớm bừng sáng nay mai bởi hơi ấm từ đất liền.
DK1 là tên gọi của cụm kỹ thuật - khoa học - dịch vụ được xây dựng tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với những nhà giàn dựng trên mặt biển. Nhiệm vụ của các nhà giàn là lập các đèn biển để thông báo cho tàu thuyền đánh cá và vận tải hàng hải đi lại trong vùng; đặt trạm nghiên cứu khí tượng thủy văn; làm nơi trú tránh bão và ứng cứu ngư dân...
Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của DK1 là chốt giữ, bảo vệ chủ quyền thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, bảo vệ bình yên cho việc khai thác tài nguyên từ thềm lục địa như dầu khí, thủy hải sản, hàng hải...
Đây là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...
- Cột mốc chủ quyền giữa đại dương
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 1: Vùng ánh sáng bừng lên
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 2: Sống ở nhà giàn
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ 3 : Thương lắm , đất liền ơi
- 72 giờ trên nhà giàn DK1 - Kỳ cuối: Bố, con và DK1
Du lịch, GO! - Theo Tuoitre, internet
0 comments:
Post a Comment