Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 14 April 2012

Có lẽ không ai còn nhớ thuở khai thiên lập địa, hồ Tây ngày nay có tên gọi là gì.
Cũng như Đại La-Thăng Long-Đông Đô-Bắc Thành-Hà Nội hay đối với Sông Cái-Nhị Thủy-Nhị Hà-Hồng Hà, trải qua các thời kỳ lịch sử, Hồ Tây cũng có những tên gọi khác nhau. Điều này phụ thuộc vào ý nghĩa văn hóa từng thời đại, cũng như ý chí chủ quan của con người, nên mỗi tên gọi ấy đều gắn với từng sự tích, từng câu chuyện dân gian.

Đầm Xác Cáo

Đầm Xác Cáo có lẽ là tên gọi xưa nhất của hồ Tây, gắn với sự tích con hồ ly tinh chín đuôi.
Sự tích kể rằng nơi đây ngày xưa là rừng rậm hoang vu và nhiều gò núi. Ở đó, có một con hồ ly tinh chuyên tác oai tác quái quấy nhiễu dân lành, nhưng việc diệt trừ hồ ly tinh được kể trong các câu chuyện dân gian cũng khác nhau.

< Hồ Dâm Đàm xưa.

Một chuyện cho rằng Lạc Long Quân vì thương xót con dân nên đã dâng nước biển dìm chết con cáo và tạo ra hồ nước. Một câu chuyện khác kể về Huyền Thiên cũng vì thương xót và nghe lời cầu khẩn của dân chúng mà diệt trừ con cáo. Sau khi con cáo bị tiêu diệt, một hồ nước đã được tạo ra. Từ đó, hồ có tên là đầm Xác Cáo.

Nguyễn Huy Lượng trong "Tụng Tây Hồ phú" có câu: "Trước bạch hồ nào ở đó làm hang/ Long vương hổ nên vùng đại trạch" là để nói về sự tích này.

Hồ Kim Ngưu

Hồ Kim Ngưu gắn với sự tích con trâu vàng. Song sự tích này cũng được kể lại khác nhau.
Một câu chuyện kể rằng, khi con trâu vàng nghe tiếng chuông của ông Khổng Lồ ngỡ là tiếng mẹ gọi, bèn chạy từ Trung Quốc sang đến bên quả chuông lớn. Nó cứ loay hoay tìm quanh quả chuông, rút cuộc làm đất lở khiến cả quả chuông và con trâu sụt xuống tạo thành một vực sâu. Về sau mưa làm ngập lụt tạo thành hồ, cả quả chuông lẫn con trâu vàng đều không vớt được.

Câu chuyện khác thì kể rằng ngày xưa ở núi Tiên Du có con trâu vàng bị một Pháp sư yểm bùa, vùng dậy chạy. Chạy mãi, chạy mãi qua mỗi nơi, bằng sức mạnh của mình, nó đều tạo ra các dấu tích.
Cuối cùng nó chạy tới đầu sông Tô gặp một hồ nước, nó nhao xuống bơi lội thỏa thích rồi ở luôn trong lòng như đứa con lưu lạc vừa tìm được mẹ. Từ đó, hồ Tây có tên là hồ Kim Ngưu và dân gian còn truyền tụng câu:

"Trâu vàng ẩn mãi giữa hồ,
Nước dù cạn vẫn mịt mù tăm hơi"

Lãng Bạc

Theo "Tây Hồ chí", thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng, Tướng quân Mã Viện với tư cách là kẻ thôn tính văn hóa đã gọi hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ hùng tráng và nên thơ.

Dâm Đàm

Dâm Đàm với ý nghĩa là đầm tràn đầy nước. Có lẽ ý nghĩa ấy muốn nói tới sự rộng lớn, mênh mang sóng nước của hồ Tây.

Tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo cố giáo sư Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý-Trần (thế kỷ X-XV) với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là hồ mù sương.

Câu chuyện về vụ Thái sư Lê Văn Thịnh mưu hại Vua Lý Nhân Tông được các sách ghi chép khác nhau.

Sách "Việt điện u linh", truyện "Thái úy Trung duệ Vũ Lượng Công của Lý Tế Xuyên" (Thế kỷ XIII) có đoạn viết: "Vào thời Lý Nhân Tông, quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một tên gia nô người Đại Lý, có thuật lạ đọc thần chú biến được thành hổ báo. Lê Văn Thịnh cố dỗ dành tên gia nô dạy pháp thuật cho mình, sau khi học được rồi thì Văn Thịnh lập mưu giết chết tên gia nô.”

Vụ án Đâm Đàm này là một câu chuyện hoang đường, đó chỉ có thể là một màn ngụy trang cho một sự tranh giành quyết liệt trong nội bộ triều đình nhà Lý vào cuối thế kỷ XI và sự thất thế dẫn đến việc buộc phải ra đi của Lê Văn Thịnh. Hoặc câu chuyện phản ánh mâu thuẫn về tôn giáo, tư tưởng xã hội của thời đại.

Lúc này, Nho giáo đang dần khẳng định vị trí của mình mà Lê Văn Thịnh là người khai khoa cho lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam. Lê Văn Thịnh quê ở Bắc Ninh, ông đỗ đầu khoa Minh kinh bác học năm 1075, đời Lý Nhân Tông, ông từng làm chức Thị lang Bộ Binh.

Năm 1084, ông làm Chánh sứ đi sứ sang Tống, bằng tài ngoại giao, ông đòi lại được vùng đất Vật Dương, Vật Ác (Cao Bằng) từ triều đình phương Bắc. Vì công lao của ông đối với triều chính, Lê Văn Thịnh được phong Thái sư năm 1096.
Sử sách không thấy ghi mâu thuẫn triều chính của Lê Văn Thịnh nên khi vụ án Dâm Đàm xảy ra, ông bị xích sắt đóng cũi và bị đày lên thượng nguồn Sông Thao nhưng không bị giết vì Vua đã nghĩ đến công lao của ông.

Còn Mục Thận làm nghề chài lưới đánh bắt cá ở Dâm Đàm, nhờ có công cứu Vua Lý Nhân Tông nên được phong làm Đô uý và được ban đất quanh hồ làm thực ấp. Khi mất, ông được lập đền thờ ở làng Võng Thị, truy phong tước Thái úy Duệ Lượng Công.

"Đền Mục Lang hương lửa chẳng rời,
Tay lưới phép còn ghi công bắt hổ"
(Nguyễn Huy Lượng- "Tụng Tây Hồ phú")

Một vụ án đậm chất thần bí, hoang đường ma thuật phản ánh mâu thuẫn tôn giáo của một thời đại. Về sự việc này, Vua Tự Đức (1848-1883) có thơ vịnh:

"Yên ba cửa dĩ ký bình tung,
Tự liệu quân vương giải cấu phùng
Võng lý vô ngư hoàn hữu hổ
Tây Hồ hà loạn thiếu ngư long"

(Khói sóng đã lặng yên, việc cũ qua rồi, giúp nhà Vua, mà gỡ bỏ mối gặp gỡ. Trong lưới không có cá, chỉ có hổ. Lo gì hồ Tây thiếu cá)

Tây Hồ

Sử sách ghi rằng: “Đến năm 1573, để tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ.”
Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường.

Nhiều người giải thích rằng Tây Hồ nghĩa là hồ phía Tây kinh thành, e không hợp lý. Cũng như Hà Đông, nếu xem bản đồ Hà Nội, thì địa danh trên không đúng theo phương vị Đông và Tây.
Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của hồ Tây, và hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.

Đoài Hồ

Chúa Trịnh Tạc (1657-1682) được phong tước Tây Vương, nên địa danh có chữ Tây bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây - ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ. Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, đến hết đời Chúa Trịnh Tạc dân ta gọi lại như cũ là hồ Tây.

Du lịch, GO! - Theo Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long/Vietnam+, ảnh internet
Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng là chương trình được tổ chức cho tất cả mọi người dân, cho ngành du lịch, cho thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Người dân và du khách đang đón chờ cuộc thi năm nay với sự hồi hộp và niềm hứng khởi đặc biệt…

Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, tình hình triển khai các nội dung phục vụ DIFC 2012 đang được tiến hành khẩn trương, bảo đảm tiến độ đề ra. Đến nay, hệ thống thiết bị của đội Pháp đã đến Đà Nẵng. Dự tính, công suất đặt phòng trong hai ngày 29 và 30-4 tại Đà Nẵng ước đạt 79%.

Về chương trình nghệ thuật do Nhà hát Trưng Vương đảm nhiệm với thời lượng 45 phút/đêm. Chương trình nghệ thuật chính để truyền hình trực tiếp do Công ty Sơn Lâm thực hiện kịch bản.

Ngoài các khán đài A, B, C có 25.174 chỗ ngồi, lắp đặt thêm 2 khán đài B4 và B5 quy mô gần 7.000 chỗ ngồi ở phía tây đường Trần Hưng Đạo theo chỉ đạo của UBND thành phố, nâng tổng số ghế ngồi tại các khán đài lên hơn 32 nghìn chỗ. Ngoài ra, tại các khán đài và dọc theo đường Bạch Đằng, Ban tổ chức sẽ bố trí khoảng 20 cụm âm thanh và màn hình để phục vụ khán giả.

Về công tác vệ sinh môi trường, ông Lê Đỡ, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết, sẽ lắp đặt 84 nhà vệ sinh lưu động, chủ yếu quanh các khu vực khán đài, tăng 11 cái so với năm ngoái.

Ngoài ra, trước và sau cuộc thi, đơn vị sẽ tiến hành rửa một số tuyến đường dẫn vào khu vực khán đài để bảo đảm vệ sinh môi trường.  Công ty Nghệ thuật Việt cho biết, tính đến ngày 20-3, tổng giá trị vận động tài trợ cho cuộc thi là 32 tỷ 279 triệu đồng, việc kêu gọi tài trợ cho cuộc thi vẫn đang được tiếp tục.


< Chuẩn bị sân khấu.

Ngoài 5 điểm bán vé tại Đà Nẵng, vé xem pháo hoa sẽ được bán tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các đơn vị tàu thuyền vận chuyển khách du lịch của thành phố có đủ điều kiện được bán vé phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh hoạt động chính là các màn trình diễn pháo hoa của các nhà vô địch, để phục vụ cho người dân và du khách đến với Đà Nẵng trong thời gian này, thành phố cũng đã tổ chức nhiều hoạt động phụ trợ như: Cuộc thi trình diễn pháo hoa trên máy vi tính lần 2; Diễu hành thuyền hoa, thả hoa đăng trên Sông Hàn; Trưng bày tượng đá Non Nước; Khu trò chơi dân gian, diễn xướng bài chòi, chợ đêm; Khu ẩm thực, Khu gian hàng bán thức ăn nhanh.

Các quầy bán hàng lưu niệm; Giới thiệu các khu du lịch, danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng và Khu gian hàng trưng bày các dự án bất động sản; Diễu hành xích lô hoa; Biểu diễn âm nhạc đường phố;  Vũ hội Vui cùng pháo hoa; Lễ hội "Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch DIFC 2012"; Các tour, tuyến du lịch... và đặc biệt là Chương trình nghệ thuật "Lung linh sắc Việt" lần 2.

Để đáp ứng nhu cầu xem pháo hoa trên thuyền của du khách, UBND thành phố Đà Nẵng cũng cho phép các đơn vị có tàu du lịch bán vé trên tàu xem trình diễn pháo hoa; tuy nhiên phải có cam kết đảm bảo về an toàn, chất lượng dịch vụ và giá vé bán cũng không được quá 300.000 đồng/vé/người/đêm.

Cuộc thi năm nay, Đà Nẵng quyết định đổi tên cuộc thi thành Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Sự kiện này trở nên đặc biệt hơn khi TP này quyết định chọn 04 đội vô địch của Cuộc thi 4 năm trước, cùng với đội Đà Nẵng - Việt Nam tham gia tranh tài. Chính vì thế, chắc chắn các màn trình diễn của Cuộc thi lần thứ 5 này sẽ là một "trận chung kết" giữa các anh tài pháo hoa thế giới.

Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012

Du lịch, GO! - Theo Datviet

Friday, 13 April 2012

Cù lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng - Collocalia Fuciphaga Genmaini Oustalet, thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài ( 115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.

< Hang Yến tại cù lao Chàm.

Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.

Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý.

Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương...Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay.

Nhiều nguồn tư liệu cho biết, từ trước thế kỷ 18, người Trung Quốc đã biết đến giá trị của yến sào. Một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có người Chàm cũng đã biết khai thác nguồn đặc sản này trên các hang đảo nằm ở vùng biển quốc gia...

Ở Hội An, một ông lão họ Trần tình cờ phát hiện ra tổ yến sau đó tổ chức khai thác và nộp thuế. Vì thế, các chúa Nguyễn (từ thế kỷ 17) đã cho lập “Đội Thanh Châu”, thực chất là giao cho dân làng Thanh Châu (Hội An) khai thác yến sào ở vùng đảo Cù lao Chàm và nộp thuế hàng năm cho nhà nước. Sau này, mở rộng vào các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa.

< Thu hoạch yến sao trong hang.

Khai thác yến sào phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng. Ở Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai...Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội Khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ ( vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).

Tổ yến sau khi khai thác, mang về làm sạch bằng cách lấy dao nhọn hoặc nhíp nhặt hết lông, phân chim, rêu và bùn đất. Phải hàng hai chục công nhân làm trong vài ngày. Sau đó phân thành các hạng căn cứ theo kích thước màu sắc, khối lượng gồm: Yến huyết, yến thiên, yến quang, yến bài, yến địa, yến vụn. Giá yến bình quân 3.000USD/kg.

Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị bắt tay vào vụ khai thác mới. Công trình chính gồm 2 nếp nhà nối liền thông với nhau, mái lợp ngói âm dương. Nếp thứ nhất hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ hai hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu khung cụi chính giữa rồi bắt quyết qua 4 mái.

< Cổng vào miếu tổ.

Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao xứ. Miếu thờ Tổ nghề Yến cung cấp nhiều thông tin quý về kiểu thức xây cất và nghệ thuật trang trí đậm đà tính dân gian

Vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 ÂL), cư dân làng yến Thanh Châu - Hội An tổ chức Lễ giỗ tổ nghề yến tại miếu Tổ nghề ở thôn Bãi Hương - Cù Lao Chàm. Đây là một nghề truyền thống mang đậm dấu ấn sáng tạo của cư dân địa phương, chuyên khai thác sản vật từng được mệnh danh là “vàng trắng xứ Quảng”…

Giỗ Tổ nghề Yến là một lễ lệ dân gian có từ lâu đời nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo thân yêu. Tuy nhiên, lễ lệ giỗ tổ nghề Yến từng bị mai mọt khá nhiều qua thời gian và bao biến thiên lịch sử, mới được lưu tâm phục hồi mấy năm gần đây nhưng lại thiếu tính chủ động và ổn định.

Các hoạt động Giỗ Tổ nghề Yến năm nay là sự kiện văn hóa- du lịch quan trọng nằm trong chuỗi chương trình Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam- 2006 nhằm giới thiệu và quảng bá một nghề truyền thống đặc trưng của cư dân sông nước Hội An tiếp tục được lưu truyền đến ngày nay, gắn với một đặc sản quý nổi tiếng khắp trong và nài nước; đồng thời góp phần khám phá vẻ đẹp quyến rũ của đất nước, biển trời và con người hải đảo; qua đó góp phần chọn lựa để định hướng cho việc tổ chức các hệ thống lễ hội truyền thống dân gian gắn với phát triển du lịch của Hội An.

Các hoạt động Giỗ Tổ nghề Yến hàng năm thường diễn ra vào các ngày mồng 9 và 10 tháng Ba âm lịch tại xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm, với nhiều hoạt động phong phú: Tế Tổ nghề Yến, Vui hội làng chài ( đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội Bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi), đêm hội Cù lao (biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, giao lưu văn nghệ đất liền- hải đảo- du khách), Chợ ẩm thực món đặc sản Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến chưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm- bào ngư...), tour tham quan thắng cảnh biển đảo- các khu du lịch Cù Lao Chàm, hang Yến sào (hang Tò Vò), làng chài Bãi Hương, xem san hô, các loài hải sản dưới biển bằng thuyền đáy kính và thúng đáy kính khu vực Bãi Nần.

Có thể nói, khác với các nghề mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà mang tính kế thừa truyền thống của cư dân Việt từ đồng bằng Bắc Bộ, nghề khai thác yến sào Hội An hình thành do sự sáng tạo độc lập, phù hợp với môi trường cư trú, điều kiện tự nhiên và tiềm năng khai thác, chinh phục thiên nhiên của người lao động nơi đây. Cù Lao Chàm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, bởi ở đây không những có các rạn san hô, bãi biển đẹp, các món ngon như vú nàng, vú xao… mà còn có những di chỉ văn hóa độc đáo. Làng nghề yến, miếu tổ nghề yến là một trong những địa chỉ thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách gần xa.

Dân đảo tin rằng, năm nào lễ tạ diễn ra trong thời tiết trong trẻo, biển yên, sóng lặng, các trò hội rộn rã, đông đảo người tham gia thì năm ấy vụ yến sào được mùa…

Du lịch, GO! - Theo Cyworld.vn, Danviet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống