Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Saturday, 14 April 2012

Ngày quay lại “miền biển ngọt”, miền biển mà tôi tự cho là ngọt. Có thể nhiều người thắc mắc, biển sao lại ngọt... 

Nhưng tôi cam đoan là như thế, nếu một lần bạn được đến nơi đây. Nơi có sự ngọt ngào của xứ dừa, của cánh đồng dưa hấu, của những nồi ốc mỡ, những mảnh lưới đầy cá ngát và ngọt nhất vẫn là tình cảm của anh.

Anh đã tâm sự với tôi. Dưới miền này, cái gì cũng thiếu, chỉ có tình cảm không bao giờ thiếu. Câu nói ấy làm tôi suy nghĩ trong suốt một đêm tại nơi đây. Và tự hứa với lòng mình, một ngày nào đó sẽ quay lại, và mang thêm những người bạn để cảm nhận được tình cảm của anh đối với 4 người chúng tôi trong chuyến đi lạc giữa một vùng xa lạ ngày ấy.

Nhật ký chuyến đi:

Cái ngày đầu tiên, đặt chân đến cũng là do duyên số. Cách đây  chưa đầy 2 tháng, chúng tôi đã cố tìm đến 1 vùng biển, nơi có khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Hải để đến với rừng ngập mặn, khu bảo tồn, tiện thể nơi đây cũng là 1 vùng đất thiêng, nơi tập kết mà người ta gọi là đường HCM trên biển.

< Con đường dẫn chúng tôi ra biển.

Cái duyên số không thể đến với rừng ngập mặn để tiến ra biển được, vì muốn đi phải băng qua 1 khu đầm lầy. Trong khi đó trời đã sẫm tối. (Người ta nói trong khu rừng ngập mặn này có rất nhiều rắn)

< Có đoạn phải khiêng xe như thế này.

Đoàn quyết định tìm chổ dừng chân và sẽ cắm trại trên biển. Đi loanh quanh từ 5h đến 8h tối mới tìm được bãi đáp mà trong lúc vừa tới cũng không biết mình đang ở trên biển.

Chạy hoài trong cánh đồng dưa hấu (lúc đó người ta trồng toàn dưa hấu) chạy đến khi, dưới bánh xe nghe tiếng tủm tủm của nước (theo cảm tính). Nhìn xa qua dải cát mới nghĩ là mình đang trên bờ biển. Cả đoàn coi như vừa mừng vừa lo. Mừng vì đã tìm được biển, lo vì nơi đây không 1 căn nhà, không một bóng người.

Anh Ku Kòy (trưởng đoàn) nói: Dù cho thế nào đi nữa nhất định phải ở đây. Không thể quay về được. (Nếu có quay về không biết tìm được đường ra không nữa). Đoàn quyết định chạy dọc bờ biển tìm nhà dân hoặc khu du lịch và xin cắm trại gần nhà dân cho an toàn.

Chạy 1 đoạn gặp ngay căn nhà hoang (Sau này nghe anh Điền kể lại là trước đây người ta làm du lịch, nhà hàng, sau đó bị biển đánh sập). Lúc này ai nấy cũng bủn rủn tay chân. Vừa lo, vừa sợ.

Quyết định chạy tiếp. Đi được thêm khoảng 2km thấy 1 căn nhà có ánh đèn. anh KuKoy chạy vào liên hệ. Nhưng vào chỉ thấy đèn sáng mà không có người. Thế là hồi hộp chạy ra, đi dọc bờ biển tiếp. Hy vọng sẽ tìm được khu du lịch khác hay nhà dân.

Đi thêm khoảng 1km nữa thì thấy 2 căn nhà sát nhau. Căn nhà mà chuyến đi vừa rồi lại đến. Đêm đó chúng tôi có 1 phen hú hồn. Khi bị lạc giữa cánh đồng dưa và 1 căn nhà hoang, 1 căn nhà có đèn mà không có người.

Gia đình anh Điền đón tiếp chúng tôi nhiệt tình như vốn những gì dân dã vẫn hay nói là Nghèo mà có tình.

< Chuẩn bị đồ nghề.

Buổi tối hôm đó, sau khi xin ngủ gần nhà, nhưng gia đình đã đồng ý và nói: “Nếu lỡ tới đây thì ngủ tại đây luôn”. Nhưng vốn cái tính thích “ăn bờ, ở bụi”, thích phiêu lưu chúng tôi mới đến được nơi này và xin ngủ ngoài bờ biển.

Anh lại lủi thủi vào rừng dương, vác rựa chặt cho 2 cây trụ, và chôn 2 cây trụ đó trên bãi cát, để chúng tôi có thể cột võng mà ngủ.

Đoàn chỉ có 4 người. Kau (tôi), anh Ku Kòy, chị Bằng Lăng và Quí. Anh Ku Kòy mang võng nên ngủ võng, còn lại 3 người ngủ lều mang sẵn. Tự nghĩ lại, có lẻ chúng tôi may mắn tìm được nhà anh Điền chứ không thì không biết sẽ lo sợ như thế nào.

Anh Điền mang vội vài trái dưa hấu vừa hái ngoài vườn mời chúng tôi và gọi 2 ông anh láng giềng gần đó ngồi nói chuyện và kể vì sao tới được đây. Sau đó 11h chúng tôi được tự do thỏa mái ngắm trăng, nghe sóng biển vỗ rì rào.

< Anh kéo lên cho chúng tôi gỡ.

Có trăng tròn, có gió, có sóng biển, được nằm đong đưa trên võng giữa một bãi cát. Cứ như mình đang nằm trên thiên đường.

Sáng hôm sau, tôi ngủ dậy sớm. Vì tôi đi chơi đâu cũng hay có cái tật tận hưởng nên thời gian ngủ ít. Cố dậy sớm tìm cho mình cảm giác bình minh nơi xứ lạ. Sau khi đánh thức đoàn dậy, đánh răng rửa mặt.

< Cá đối và cá ngát.

Ôi, bình minh ở đây đẹp và yên bình làm sao. Phản chiếu trên mặt biển như một bức tranh đẹp siêu lòng người khách lạ.

Anh Điền rủ chúng tôi đi kéo lưới, gỡ cá ngát, cá đối. Thế là đoàn có một phen được hú hí với biển, với lưới. Làm ngư dân thứ thiệt. Nào là kéo lưới, lượm ốc, đào còng. Tha hồ tung tăng, tạo dáng trên biển.

< Ốc mỡ.

Chính những con cá kéo được, vợ anh nấu một nồi canh cá ngát nấu bông thiên lý thiệt bự, cá đối thì chiên giòn để đãi cho chúng tôi. Đoàn có một bữa no nê hê hả với các món ăn dân dã dường như nơi nào cũng có nhưng không ngon như thế nào.

Khi chia tay anh mà lòng chợt buồn không biết là khi nào mới gặp lại anh. Như đã hứa với anh và với miền biển này là một ngày không xa sẽ ghé lại thăm anh.

Từ trong đáy lòng, tôi cảm thấy miền biển này rất ngọt dù nó không đẹp như biển Phan Thiết hay Nha Trang, nhưng nó có 1 vẻ đẹp rất khác, rất chân chất tình cảm.

Du lịch, GO! - Theo Kaurita - Yume
Có lẽ không ai còn nhớ thuở khai thiên lập địa, hồ Tây ngày nay có tên gọi là gì.
Cũng như Đại La-Thăng Long-Đông Đô-Bắc Thành-Hà Nội hay đối với Sông Cái-Nhị Thủy-Nhị Hà-Hồng Hà, trải qua các thời kỳ lịch sử, Hồ Tây cũng có những tên gọi khác nhau. Điều này phụ thuộc vào ý nghĩa văn hóa từng thời đại, cũng như ý chí chủ quan của con người, nên mỗi tên gọi ấy đều gắn với từng sự tích, từng câu chuyện dân gian.

Đầm Xác Cáo

Đầm Xác Cáo có lẽ là tên gọi xưa nhất của hồ Tây, gắn với sự tích con hồ ly tinh chín đuôi.
Sự tích kể rằng nơi đây ngày xưa là rừng rậm hoang vu và nhiều gò núi. Ở đó, có một con hồ ly tinh chuyên tác oai tác quái quấy nhiễu dân lành, nhưng việc diệt trừ hồ ly tinh được kể trong các câu chuyện dân gian cũng khác nhau.

< Hồ Dâm Đàm xưa.

Một chuyện cho rằng Lạc Long Quân vì thương xót con dân nên đã dâng nước biển dìm chết con cáo và tạo ra hồ nước. Một câu chuyện khác kể về Huyền Thiên cũng vì thương xót và nghe lời cầu khẩn của dân chúng mà diệt trừ con cáo. Sau khi con cáo bị tiêu diệt, một hồ nước đã được tạo ra. Từ đó, hồ có tên là đầm Xác Cáo.

Nguyễn Huy Lượng trong "Tụng Tây Hồ phú" có câu: "Trước bạch hồ nào ở đó làm hang/ Long vương hổ nên vùng đại trạch" là để nói về sự tích này.

Hồ Kim Ngưu

Hồ Kim Ngưu gắn với sự tích con trâu vàng. Song sự tích này cũng được kể lại khác nhau.
Một câu chuyện kể rằng, khi con trâu vàng nghe tiếng chuông của ông Khổng Lồ ngỡ là tiếng mẹ gọi, bèn chạy từ Trung Quốc sang đến bên quả chuông lớn. Nó cứ loay hoay tìm quanh quả chuông, rút cuộc làm đất lở khiến cả quả chuông và con trâu sụt xuống tạo thành một vực sâu. Về sau mưa làm ngập lụt tạo thành hồ, cả quả chuông lẫn con trâu vàng đều không vớt được.

Câu chuyện khác thì kể rằng ngày xưa ở núi Tiên Du có con trâu vàng bị một Pháp sư yểm bùa, vùng dậy chạy. Chạy mãi, chạy mãi qua mỗi nơi, bằng sức mạnh của mình, nó đều tạo ra các dấu tích.
Cuối cùng nó chạy tới đầu sông Tô gặp một hồ nước, nó nhao xuống bơi lội thỏa thích rồi ở luôn trong lòng như đứa con lưu lạc vừa tìm được mẹ. Từ đó, hồ Tây có tên là hồ Kim Ngưu và dân gian còn truyền tụng câu:

"Trâu vàng ẩn mãi giữa hồ,
Nước dù cạn vẫn mịt mù tăm hơi"

Lãng Bạc

Theo "Tây Hồ chí", thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng, Tướng quân Mã Viện với tư cách là kẻ thôn tính văn hóa đã gọi hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ hùng tráng và nên thơ.

Dâm Đàm

Dâm Đàm với ý nghĩa là đầm tràn đầy nước. Có lẽ ý nghĩa ấy muốn nói tới sự rộng lớn, mênh mang sóng nước của hồ Tây.

Tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo cố giáo sư Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý-Trần (thế kỷ X-XV) với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là hồ mù sương.

Câu chuyện về vụ Thái sư Lê Văn Thịnh mưu hại Vua Lý Nhân Tông được các sách ghi chép khác nhau.

Sách "Việt điện u linh", truyện "Thái úy Trung duệ Vũ Lượng Công của Lý Tế Xuyên" (Thế kỷ XIII) có đoạn viết: "Vào thời Lý Nhân Tông, quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một tên gia nô người Đại Lý, có thuật lạ đọc thần chú biến được thành hổ báo. Lê Văn Thịnh cố dỗ dành tên gia nô dạy pháp thuật cho mình, sau khi học được rồi thì Văn Thịnh lập mưu giết chết tên gia nô.”

Vụ án Đâm Đàm này là một câu chuyện hoang đường, đó chỉ có thể là một màn ngụy trang cho một sự tranh giành quyết liệt trong nội bộ triều đình nhà Lý vào cuối thế kỷ XI và sự thất thế dẫn đến việc buộc phải ra đi của Lê Văn Thịnh. Hoặc câu chuyện phản ánh mâu thuẫn về tôn giáo, tư tưởng xã hội của thời đại.

Lúc này, Nho giáo đang dần khẳng định vị trí của mình mà Lê Văn Thịnh là người khai khoa cho lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam. Lê Văn Thịnh quê ở Bắc Ninh, ông đỗ đầu khoa Minh kinh bác học năm 1075, đời Lý Nhân Tông, ông từng làm chức Thị lang Bộ Binh.

Năm 1084, ông làm Chánh sứ đi sứ sang Tống, bằng tài ngoại giao, ông đòi lại được vùng đất Vật Dương, Vật Ác (Cao Bằng) từ triều đình phương Bắc. Vì công lao của ông đối với triều chính, Lê Văn Thịnh được phong Thái sư năm 1096.
Sử sách không thấy ghi mâu thuẫn triều chính của Lê Văn Thịnh nên khi vụ án Dâm Đàm xảy ra, ông bị xích sắt đóng cũi và bị đày lên thượng nguồn Sông Thao nhưng không bị giết vì Vua đã nghĩ đến công lao của ông.

Còn Mục Thận làm nghề chài lưới đánh bắt cá ở Dâm Đàm, nhờ có công cứu Vua Lý Nhân Tông nên được phong làm Đô uý và được ban đất quanh hồ làm thực ấp. Khi mất, ông được lập đền thờ ở làng Võng Thị, truy phong tước Thái úy Duệ Lượng Công.

"Đền Mục Lang hương lửa chẳng rời,
Tay lưới phép còn ghi công bắt hổ"
(Nguyễn Huy Lượng- "Tụng Tây Hồ phú")

Một vụ án đậm chất thần bí, hoang đường ma thuật phản ánh mâu thuẫn tôn giáo của một thời đại. Về sự việc này, Vua Tự Đức (1848-1883) có thơ vịnh:

"Yên ba cửa dĩ ký bình tung,
Tự liệu quân vương giải cấu phùng
Võng lý vô ngư hoàn hữu hổ
Tây Hồ hà loạn thiếu ngư long"

(Khói sóng đã lặng yên, việc cũ qua rồi, giúp nhà Vua, mà gỡ bỏ mối gặp gỡ. Trong lưới không có cá, chỉ có hổ. Lo gì hồ Tây thiếu cá)

Tây Hồ

Sử sách ghi rằng: “Đến năm 1573, để tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ.”
Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường.

Nhiều người giải thích rằng Tây Hồ nghĩa là hồ phía Tây kinh thành, e không hợp lý. Cũng như Hà Đông, nếu xem bản đồ Hà Nội, thì địa danh trên không đúng theo phương vị Đông và Tây.
Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của hồ Tây, và hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.

Đoài Hồ

Chúa Trịnh Tạc (1657-1682) được phong tước Tây Vương, nên địa danh có chữ Tây bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây - ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ. Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, đến hết đời Chúa Trịnh Tạc dân ta gọi lại như cũ là hồ Tây.

Du lịch, GO! - Theo Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long/Vietnam+, ảnh internet
Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng là chương trình được tổ chức cho tất cả mọi người dân, cho ngành du lịch, cho thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Người dân và du khách đang đón chờ cuộc thi năm nay với sự hồi hộp và niềm hứng khởi đặc biệt…

Ông Ngô Quang Vinh, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết, tình hình triển khai các nội dung phục vụ DIFC 2012 đang được tiến hành khẩn trương, bảo đảm tiến độ đề ra. Đến nay, hệ thống thiết bị của đội Pháp đã đến Đà Nẵng. Dự tính, công suất đặt phòng trong hai ngày 29 và 30-4 tại Đà Nẵng ước đạt 79%.

Về chương trình nghệ thuật do Nhà hát Trưng Vương đảm nhiệm với thời lượng 45 phút/đêm. Chương trình nghệ thuật chính để truyền hình trực tiếp do Công ty Sơn Lâm thực hiện kịch bản.

Ngoài các khán đài A, B, C có 25.174 chỗ ngồi, lắp đặt thêm 2 khán đài B4 và B5 quy mô gần 7.000 chỗ ngồi ở phía tây đường Trần Hưng Đạo theo chỉ đạo của UBND thành phố, nâng tổng số ghế ngồi tại các khán đài lên hơn 32 nghìn chỗ. Ngoài ra, tại các khán đài và dọc theo đường Bạch Đằng, Ban tổ chức sẽ bố trí khoảng 20 cụm âm thanh và màn hình để phục vụ khán giả.

Về công tác vệ sinh môi trường, ông Lê Đỡ, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết, sẽ lắp đặt 84 nhà vệ sinh lưu động, chủ yếu quanh các khu vực khán đài, tăng 11 cái so với năm ngoái.

Ngoài ra, trước và sau cuộc thi, đơn vị sẽ tiến hành rửa một số tuyến đường dẫn vào khu vực khán đài để bảo đảm vệ sinh môi trường.  Công ty Nghệ thuật Việt cho biết, tính đến ngày 20-3, tổng giá trị vận động tài trợ cho cuộc thi là 32 tỷ 279 triệu đồng, việc kêu gọi tài trợ cho cuộc thi vẫn đang được tiếp tục.


< Chuẩn bị sân khấu.

Ngoài 5 điểm bán vé tại Đà Nẵng, vé xem pháo hoa sẽ được bán tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các đơn vị tàu thuyền vận chuyển khách du lịch của thành phố có đủ điều kiện được bán vé phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh hoạt động chính là các màn trình diễn pháo hoa của các nhà vô địch, để phục vụ cho người dân và du khách đến với Đà Nẵng trong thời gian này, thành phố cũng đã tổ chức nhiều hoạt động phụ trợ như: Cuộc thi trình diễn pháo hoa trên máy vi tính lần 2; Diễu hành thuyền hoa, thả hoa đăng trên Sông Hàn; Trưng bày tượng đá Non Nước; Khu trò chơi dân gian, diễn xướng bài chòi, chợ đêm; Khu ẩm thực, Khu gian hàng bán thức ăn nhanh.

Các quầy bán hàng lưu niệm; Giới thiệu các khu du lịch, danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng và Khu gian hàng trưng bày các dự án bất động sản; Diễu hành xích lô hoa; Biểu diễn âm nhạc đường phố;  Vũ hội Vui cùng pháo hoa; Lễ hội "Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch DIFC 2012"; Các tour, tuyến du lịch... và đặc biệt là Chương trình nghệ thuật "Lung linh sắc Việt" lần 2.

Để đáp ứng nhu cầu xem pháo hoa trên thuyền của du khách, UBND thành phố Đà Nẵng cũng cho phép các đơn vị có tàu du lịch bán vé trên tàu xem trình diễn pháo hoa; tuy nhiên phải có cam kết đảm bảo về an toàn, chất lượng dịch vụ và giá vé bán cũng không được quá 300.000 đồng/vé/người/đêm.

Cuộc thi năm nay, Đà Nẵng quyết định đổi tên cuộc thi thành Cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Sự kiện này trở nên đặc biệt hơn khi TP này quyết định chọn 04 đội vô địch của Cuộc thi 4 năm trước, cùng với đội Đà Nẵng - Việt Nam tham gia tranh tài. Chính vì thế, chắc chắn các màn trình diễn của Cuộc thi lần thứ 5 này sẽ là một "trận chung kết" giữa các anh tài pháo hoa thế giới.

Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012

Du lịch, GO! - Theo Datviet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống