Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 18 April 2012

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ sẽ được phục dựng sau lễ khai mạc Lễ hội trên mây 2012 đêm 28/4. Theo Giám đốc Trung tâm thông tin du lịch tỉnh Lào Cai Hà Quốc Trung, Lễ hội trên mây Sa Pa 2012 sẽ diễn ra từ ngày 28/4 – 4/5 với nhiều nét mới, nội dung hấp dẫn du khách hơn những năm trước.

Lễ khai mạc Lễ hội trên mây Sa Pa 2012 sẽ được UBND huyện Sa Pa tổ chức vào 20h ngày 28/4 gồm diễn văn khai mạc Lễ hội, công bố Ch­ương trình hoạt động của năm du lịch hướng về cội nguồn năm 2012 và chư­ơng trình nghệ thuật dài 60 phút chào mừng lễ hội.

Trước lễ khai mạc một ngày, tại nhà trưng bày trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai (Sa Pa), diễn ra Triển lãm ảnh Thổ cẩm Sa Pa trưng bày những bức ảnh về sản phẩm thổ cẩm của các dân tộc huyện Sa Pa.

Tại sân quần thị trấn Sa Pa, 80 bức ảnh kích cỡ 60 x 90 cm của những nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên của Sa Pa với chủ đề “Hương sắc Sa Pa”, ghi lại những vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp của Sa Pa cũng sẽ được khai mạc.

Tại khu du lịch sinh thái Hàm Rồng (thị trấn Sa Pa), chương trình “Ngày hội văn hoá dân gian” tổ chức từ ngày 28/4 đến 1/5 sẽ đem đến cho du khách 10 tiết mục đặc sắc của 5 dân tộc anh em Mông, Dao, Tày, Dáy, Xã Phó và chương trình văn hóa ẩm thực phong phú giới thiệu về các sản vật, món ăn độc đáo của các dân tộc, trình diễn quy trình chế biến các món ăn dân tộc… để phục vụ du khách trong ngày hội.

Bên cạnh đó là các hoạt động sôi nổi khác như dựng cây đu dân tộc, cây nêu, trưng bày một số sản phẩm trang sức, dụng cụ sản xuất, nhạc cụ đặc sắc, tranh thờ..., tái hiện quy trình làm bàn thờ, trình diễn đám cưới, thêu thổ cẩm, chạm khắc Bạc…, trình diễn trang phục các dân tộc và tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc…

Ngay dưới chân dòng thác Cát Cát đẹp nhất Sa Pa, du khách sẽ đến với “Ngày hội văn hoá bản Mông Cát Cát” vào ngày 28/4. Ngoài việc được thăm quan làng người Mông Cát Cát có nhiều nét cổ xưa với nghệ thuật chạm khắc đồ bạc tinh xảo, du khách được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của dân tộc Mông Cát Cát như được mời đóng làm cô dâu, chú rể người Mông, tham gia xay ngô làm mèn mén, làm bánh dày, làm thợ nghề rèn đúc nông cụ, nghề se lanh, dệt vải, nhuộm chàm, in hoa văn thổ cẩm trên sáp ong...

Như thường lệ, đêm 28/4, ngay sau lễ khai mạc, tại các tuyến phố Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Xuân Viên (thị trấn Sa Pa), du khách sẽ được khám phá cảnh kéo vợ của người dân tộc Mông và nghi thức hát giao duyên của trai gái người dân tộc Dao Đỏ trong Đêm Chợ tình Sa Pa.

Với tour du lịch “Một ngày làm nông dân Sa Pa” do ngành du lịch Lào Cai tổ chức trong ngày 29/4, du khách tham gia các hoạt động sản xuất với người dân, đi tham quan một số mô hình homestay tại Tả Phìn ; tour đi rừng lấy lá thuốc, học cách sử dụng thảo dược và chuẩn bị thuốc tắm; chuẩn bị bữa ăn truyền thống và thưởng thức ẩm thực dân tộc; tham quan và học cách làm vải thổ cẩm, thêu hoa văn theo quy trình truyền thống dân tộc Dao đỏ; khám phá ngôi nhà và phong tục truyền thống dân tộc Dao…

Đặc biệt, từ 9h00’ đến 16h00’ ngày 29/4, tại xã Tả Van, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Sa Pa sẽ tái hiện “Lễ cấp sắc của người Dao đỏ”. Lễ cấp sắc mang tính giáo dục cao, thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong cấp sắc cho người thụ lễ, tuyệt đối không được làm điều ác, điều xấu.... và có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao, luôn được người Dao giữ gìn, phát huy nét văn hoá đặc sắc góp phần làm giàu hơn nét đẹp văn hoá các dân tộc huyện Sa Pa.

Trong ngày diễn ra Lễ hội trên mây 2012, UBND huyện Sa Pa còn tổ chức giải quần vợt Cúp Phan Xi Păng mở rộng lần thứ V, trưng bày các loài hoa, cây cảnh đặc hữu của Sa Pa, hội chợ ẩm thực vùng cao, bày bán các sản phẩm ẩm thực truyền thống của Sa Pa như bánh dày, cơm lam, cá suối, xôi ngũ sắc, thắng cố, phở chua..., các sản phẩm truyền thống và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Lào Cai.

Theo Chủ tịch UBND huyện Sa Pa Lê Đức Luận, du khách tới thăm Sa Pa dịp này sẽ có nhiều cơ hội thăm quan, khám phá vùng du lịch nổi tiếng vùng Tây Bắc qua nhiều hoạt động phong phú, độc đáo của Lễ hội trên mây 2012. Đây là cũng là hoạt động nằm trong chương trình du lịch “Về cội nguồn 2012”, tiếp tục tuyên truyền quảng bá, khai thác tiềm năng du lịch, xúc tiến thương mại - du lịch và đầu tư, cũng như thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Lào Cai và Sa Pa.

Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
Lâu nay, khách du lịch chỉ biết đến suối cá thần Cẩm Lương và Cẩm Liên nổi tiếng thuộc huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Tuy nhiên, ít ai biết tại thôn Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) từ lâu đã tồn tại một suối cá thần thứ ba đẹp hoang sơ không kém gì hai suối cá thần trên.

< Toàn cảnh ngọn núi cao nơi có hang suối cá thần Chiềng Ban sinh sống được xây đập chứa nước kiên cố.

Giống như suối cá thần Cẩm Lương, suối cá thần thứ ba này cũng nằm trong một cái hang sâu tự nhiên có nước chảy từ trong lòng núi chảy ra.

Theo nhiều người dân sinh sống ở quanh khu vực suối cá thần thì suối cá này đã có từ rất lâu, có thể là trước khi con người đến đây sinh sống.

Theo ông Hà Văn Thân, người trông coi, bảo vệ suối cá và cũng là người có nhiều hiểu biết về suối cá cho hay: “Tại hang động thờ thần cá này hai thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương ở miền núi Thanh Hóa là Hà Công Bộ và Hà Văn Nho đã bị giặc Pháp bắt, tra tấn và đều bị chém đầu tại động thờ cá thần. Chính vì thế, suối cá thần và động thờ cá thần này có sức ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người dân bản địa”.

< Cận cảnh cửa miệng hang núi nơi ra vào của đàn cá thần lúc nào cũng ngập sâu trong nước.

Người dân nơi đây cũng không ai dám đánh bắt cá để ăn, hằng ngày vẫn thay phiên nhau mang thức ăn ra suối cho cá thần. Hàng năm cứ sau Tết, dân trong thôn còn tổ chức lễ hội cá thần rất to. Mỗi khi có việc phải đi xa mong thượng lộ bình an hay cầu phúc đỗ đạt, sức khỏe người dân đều làm một cái lễ con con mang đến động thờ cá thần với mong muốn được thần cá giúp đỡ.

< Ông Hà Văn Thân đang thắp nén hương trong động thờ thần cá.

Theo cụ Thân, hang cá thần này có chiều sâu khoảng 30m, nước trong hang được bắt nguồn từ cây km số 8 đổ về đây. Du khách muốn chiêm ngưỡng cá thần sẽ gặp khó khăn hơn so với hai suối cá thần ở Cẩm Thủy. Mặc dù ít khi tiếp xúc với người lạ nhưng cá thần ở Chiềng Ban cũng rất dạn người. Mỗi lần cho cá ăn chỉ cần vãi một ít thức ăn  xuống mặt đập là khách tham quan có thể thấy những con cá có thân hình giống y hệt cá thần ở Cẩm Lương bơi ra đớp mồi. Tuy nhiên, ba suối cá thần có phải cùng một loại cá không thì đây vẫn là câu hỏi lớn chưa ai giải đáp được. Chỉ biết, cá thần ở ba suối đều rất giống nhau mặc dù khoảng cách địa lý xa nhau lại không cùng một nguồn nước chảy qua.

< Do mực nước trong đập sâu lại bị nước mưa làm đục nên chỉ có thể quan sát cá thần khi chúng nổi lên ăn.

Theo lời hướng dẫn của người trông coi hang cá thì phải lên động thắp hương cá sẽ ra đông hơn. Sau khi nén nhang được cắm xuống dù trời mưa nước đập bị đục nhưng cả đàn cá đông đúc từ miệng hang bơi ra liên tục khiến mọi người có mặt đều hết sức ngạc nhiên.

Không ai có thể biết được chính xác số lượng đàn cá thần hiện có trong hang núi này là bao nhiêu con. Theo người dân mô tả trung bình mỗi con nặng từ 7kg – 8kg, con to nhất nặng khoảng 10kg, cá chúa rất to không bao giờ ra khỏi hang, cá thần sống rất ôn hòa với một số loài cá đồng lạc vào hang như cá chép, cá mài mại.

< Đàn cá thần đông đúc hàng trăm con ở suối Ngọc, Cẩm Lương - Cẩm Thủy.

Trên mình mỗi con cá đều óng lên màu sắc rất đẹp, miệng và vây cá có màu hồng, thân có màu đen tuyền, phía dưới bụng cá lại được “trang điểm” bằng màu bàng bạc mỗi khi cả đàn cá hàng trăm nghìn con chao mình quẫy đuôi mặt nước lại sóng sánh, lấp lánh nhìn xa như có ánh bạc phản chiếu.

Suối cá thần Chiềng Ban thực sự là một nét độc đáo mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Bá Thước – Thanh Hóa. Nơi đây, chứa đựng một tiềm năng du lịch lớn nếu kết hợp với hai suối cá ở huyện Cẩm Thủy.

Du lịch, GO! - Theo báo Laodong
Những buổi trưa tiết trời nóng bức, dùng một tô bánh canh đơn giản cùng một cốc bia ướp lạnh sẽ giúp người ta tỉnh táo, đủ năng lượng cho một buổi làm việc tiếp.

Bánh canh tương tự như bánh phở, được chế biến từ bột gạo nguyên chất. Bột làm bánh được chọn thứ gạo ngon, nhồi kỹ, rồi cán mỏng bằng cái ống tre hay cái chai đặt trên một tấm thớt. Dùng dao xắt bột thành từng con, mỗi con dài lại xắt thành những đoạn ngắn.

Cho hỗn hợp tôm, thịt (mà tôm phải là tôm tự nhiên đầm phá, thịt heo là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ) trộn đều, giã nhỏ, ướp gia vị vừa phải và viên thành chả.

Tầm mười giờ sáng bắt đầu nhen lửa nấu bánh canh. Khi nào bột trong nồi vừa chín thì bỏ tôm và thịt đã vo viên vào. Lúc đáy nồi thấy sền sệt thì vùi lửa bằng tro để giữ nóng. Nấu xong một nồi bánh canh như thế mất hết hai giờ đồng hồ.

Múc ra bát tô bánh canh nửa màu trắng pha hồng đẹp mắt. Khi ăn còn thêm một thứ là nước mắm cốt. Ăn bánh canh không thể dùng nước mắm chai bán sẵn, mà phải dùng thứ nước mắm cốt làm từ con khuyết, màu đỏ sậm như mật ong, thử bỏ hạt cơm vào là nổi lên trên mặt.

Đơn giản thế thôi, nhưng bánh canh Nam Phổ ai cũng ưa thích, vừa rẻ vừa ngon! Huế nổi tiếng về những món ăn dân dã đặc sắc, trong đó hàng đầu là bánh canh “Nam Phổ”.

Hầu hết các gánh bánh canh Nam Phổ đều đi bán lưu động chứ không mở tiệm. Gia tài của hàng bánh canh thường là một đôi gióng và chiếc đòn gánh cong vít lên nước nhẵn bóng. Một bên là cái xoong lớn đựng bánh canh, đầu kia lỉnh kỉnh chén bát và các thứ bánh nậm, lọc, chả gói và chiếc đòn để ngồi. Những người già yếu gánh đi bộ không nổi, trưa chất hết lên xích lô, chiều bán hết mới quảy gánh không về.

Ngày ngày, tầm 1-2 giờ chiều, từng đoàn phụ nữ kĩu kịt đôi gánh trên vai, từ làng Nam Phổ lên thành phố Huế, vừa đi vừa bán nếu có người mua. Xưa kia các bà bán bánh canh mặc áo dài, chân đi guốc mộc. Khoảng chục năm trở lại họ mới bỏ lệ áo dài.

Hỏi vì sao không bán bánh canh buổi sáng, chỉ bán buổi chiều? Các bà giải thích “Buổi sáng đi chợ mua tôm, thịt tươi nấu bánh canh mới ngon. Bán buổi sáng thì tôm thịt phải mua từ chiều hôm trước, để qua đêm, không ngon nữa!”

Bánh canh Nam Phổ đều bán buổi chiều. Nhưng một số tiệm ăn ở Huế muốn bán thường xuyên, chế biến khác đi, thay tôm cua bằng các loại cá xay nhuyễn vo viên và bỏ trong tủ lạnh nhiều giờ, nên hương vị bánh canh kém đi. Các bà còn giải thích thêm, xưa người Nam Phổ dùng chày giã gạo De An Cựu thành bột, tự rây bột, ngâm và lọc còn bây giờ mua bột gạo “Sa Đéc” bán sẵn, chế biến dễ, nhưng chất lượng không ngon bằng. Bởi vậy khách phải về Nam Phổ, cách Huế 6 km, mới có thứ bánh canh chính hiệu.

Ngon và lành, bánh canh thích hợp đối với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Đến nay, bánh canh Nam Phổ là món ăn “cao niên” nhất trong tất cả những món ăn đặc sản Huế.

Du lịch, GO! - Theo Hues.vn

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống