Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Monday, 23 July 2012

Du lịch, GO! là một blog quảng bá du lịch trong nước. Du lịch, GO! tổng hợp thông tin về du lịch tour - du lịch bụi, phượt... trên mọi miền đất nước.
"Biết rồi, nói mãi" (he he), vậy thì mình vào chủ đề chính đây: Thay thế bài 'Contact - Liên hệ' phía trên thì mình tạo topic này thành nơi để hỏi và nhận trả lời.

Bạn muốn hỏi về một cung đường? Bạn muốn biết thêm về một địa danh hay phong tục nào đó tại một nơi cần biết? Bạn thắc mắc rằng với một số tiền như vầy, có thể phượt một chuyến đến nơi mình muốn liệu có đủ không... hay thắc mắc rằng chuyến này nên đi 'một mình', 'hai mình' hay 'nhiều mình'...v.v

Nói chung: tất tần tật những điều muốn biết, muốn tỏ tường > phiền bạn gõ vào phần comment bên dưới rồi ngồi rung đùi trong vòng... vài tiếng - sẽ có bạn khác trả lời câu hỏi cho bạn miễn là những câu hỏi đó có liên quan đến du lịch, phượt và bụi.

Comment trong Du lịch, GO! hiện tại mình vẫn chọn chế độ tự do (mình mong không bao giờ phải đặt nó trong chế độ kiểm duyệt): tức là có nick Google, Yahoo hay không cũng đều có thể 'múa bút' tá lả được. Có điều xin nói trước là mình không phải quyển tự điển sống - Vì vậy: nếu một câu hỏi về một nơi mà mình hoàn toàn không biết thì rất mong những bạn khác đã biết, đã từng có kinh nghiệm qua rồi trích chút thời gian quý báu để trả lời người hỏi, xem như giúp người thì lại có dịp người lại giúp ta.

Không ai là nhà thông thái cả, mà nhà thông thái cũng có khối cái không biết đó chứ, ví dụ như 'cách làm... kim chi ngon', 'cách thông cống nghẹt'... v.v. Trường hợp nếu câu hỏi tếu vui một chút vẫn được chấp nhận: xem như 'cười một tý' cho đời lên hương.

Còn những bạn có câu hỏi hoặc ý kiến riêng tư, xin thư về địa chỉ: diengiadung @gmail.com - Do mình rất dị ứng với với thư rác (xóa ngay, không xem) nên cũng rất mong không phải nhận những thứ 'không mời mà đến' này - Kính xin các 'chuyên gia quảng cáo' xá tội và không đưa mình vào danh sách bán bảo hiểm nhân thọ, chào mời... Viagra, mua nhà trả góp, dịch vụ mai táng...v.v, xin được đội ơn nhiều nhiều.

Mong rằng chuyên mục này sẽ vừa giải trí, vừa có ích cho bạn: cho những người yêu thích bôn ba khám phá trên mọi nẻo đường đất nước.

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Vì sao không vào Du lịch, GO! được?
Không kể hai dãy Ba Vì, Hương Sơn và quần thể núi Sài thì khu vực ngoại thành có dãy Sóc Sơn nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống, gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn. Trong dãy có ngọn Hàm Lợn – còn gọi là núi Chân Chim, là ngọn cao nhất, cao 462m.

< Lối vào đến Sóc , đền thờ Thánh Gióng dưới chân núi Sóc Sơn.

Riêng ngọn núi Sóc cao 308m – còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn – tương truyền là chỗ Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Núi Câu Lậu: Còn gọi là núi Tây Phương hoặc núi Trâu, tọa lạc ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Trên núi có chùa Tây Phương nổi tiếng. Cạnh núi này còn có những quả núi đất như Lôi Âm, núi Nứa.

Núi Thanh Tước: Cao 59m, ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh. Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh. Vùng này còn lưu truyền câu: “Ba làng Kẻ Đám (Đạm Nội, xã Tiền Châu ), Tám làng Kẻ He (Xuân Phương, xã Phúc Thắng) không đánh nổi quận què ở núi Thanh Tước.”

Núi Tử Trầm: Ở xã Phụng Châu, huyện Hoài Đức. Đại Nam nhất thống chí ghi: Giữa đất bằng nổi lên mấy ngọn cao chót vót dưới có động, trên có chùa Vô Vi, núi nước kề nhau. Xưa, vua Lê dựng hành cung ở đây, đào hồ ở ven núi để tiện đi thuyền, vì thế gọi là núi Long Châu, Phụng Châu. Trên núi có đá âm và đá dương, tương truyền khi nào đá dương kêu thì trời nắng, đá âm kêu thì trời mưa. Trong hang Trầm có một số đá tạc khoảng thế kỷ 17.

Núi Mã: Còn gọi là núi Tiên Lữ ở xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, cao 50m. Trên có chùa Trăm Gian nằm giữa những cây trám cổ thụ, đặc biệt có vài chục gốc thông già vài trăm năm xòe tán rộng che mát cả ngọn núi.

Núi Sái: Ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, còn có tên là núi Quy Mẹ, một trong bảy ngọn núi giếng như bảy con rùa. Trên núi có đền thờ Huyền Thiên, gọi là Chùa Sái, tương truyền vị thần này xưa giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Ở nội thành cũng có núi, nhưng cao không quá hai chục mét, phần lớn ở quận Ba Đình, gồm:

Núi Sưa: Núi có nhiều cây sưa, độ cao của núi là 16m. Nay ở trong khu vườn Bách Thảo, trên đỉnh núi còn đền thờ Huyền Thiên Hắc Đế (người ta vẫn gọi lầm núi này là núi Khán, núi Nùng).

Núi Nùng còn gọi là núi Long Đỗ, có nghĩa là rốn rồng, vì ở giữa núi có một lỗ thông xuống dưới đất (?). Lý Thái Tổ dựng chính điện ở trên núi. Đời Lê, năm 1430, xây điện Kính Thiên trên nền cũ này. Núi hiện nay không còn, chỉ còn bốn bệ rồng đá là dấu vết điện Kính Thiên cũ.

Núi Khán là ngọn núi đất thấp ở phía bắc thành Hà Nội cũ. Thời Lê thường làm nơi vua ngự xem duyệt binh, lâu rồi thành tên. Núi đã bị san bằng hồi cuối thế kỷ 19. Vị trí ở vào khoảng trước cửa Phủ Chủ tịch bây giờ. Ngoài ra, nằm trong khu vực giữa đường Thụy Khuê và đường Hoàng Hoa Thám thuộc quận Ba Đình còn có các núi đất, gồm núi Cung cao nhất 18m, tương truyền cung điện dựng ở đây; núi Cột Cờ cao 13m; núi Voi (còn gọi là núi Thái Hòa), cao 14m ở phía Đông núi Cột Cờ; núi Trúc cao 11m ở làng Vạn Phúc; núi Bò cao 8m cạnh hồ Thủ Lệ.

Vùng núi Ba Vì

Vùng núi Ba Vì với diện tích khoảng 7.000ha bao gồm một vùng sinh thái hoàn chỉnh, cao từ 100m trở lên với các xã Ba Vì, Minh Quang, Tản Lĩnh và khu vườn Quốc gia Ba Vì.

Núi Tản Viên, ngọn cao nhất 1.281m, giữa hơi thắt cổ bồng trên xòe như cái tán nên gọi là đỉnh Tản Viên. Sườn phía đông thoai thoải, sườn phía tây dốc hơn. Trên núi có Hang Hùm ở độ cao 840m, hang Da Dê ở độ cao 705m. Ngọn phía đông tục gọi là đỉnh Ngọc Hoa hay núi Bà, cao l.220m và đỉnh phía Tây cao 1.120m.

Trong sơn hệ Ba Vì còn có các thác nước lớn như Ao Vua ở phía bắc cao 25m, thác Hương phía đông bắc cao 20m. Các suối Ổi, suối Mít, suối Soạn, đặc biệt có Khoang Xanh với dòng suối Tiên dài gần 7km.

Địa hình gò đồi dưới chân và bao quanh núi Ba Vì có dạng bát úp như đồi Vai cao 113m là quả đồi lớn nhất vùng, trấn mạn đông bắc; dãy đồi lượn sóng thuộc xã Xuân Sơn nối tiếp theo nhau như đàn rùa đang chạy tạo nên dãy đồi Đùm, truyền thuyết dân gian cho là Sơn Tinh gánh đất đắp thành lũy chống Thủy Tinh bị đứt quai, lọt sọt đã đánh rơi đất ra đấy (Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt).

Đây là vùng bảo tồn thiên nhiên có nhiều hệ động thực vật quý hiếm, gồm 80 họ hơn 780 loài, trong đó hơn 200 loại dược liệu quý, hàng trăm loại rau rừng và quần thể phong lan quý hiếm. Vùng núi Ba Vì đã trồng hàng ngàn hécta hệ cây trồng tạo nên vốn rừng quý. Hệ động vật cũng đa dạng , về chim dã có 114 loại thuộc 44 họ, 17 bộ và nhiều loài thú gấu, chồn, cáo, tê tê, sóc…

Hiện nay từ độ cao 600m trở lên là rừng tự nhiên nhiều tầng, trùng điệp đa dạng sắc thái. Ở độ cao 400m khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình cả năm hơn 20 độ C, giữa mùa Hè có lúc nhiệt độ chỉ 18 độ C.

Về khoáng sản ở vùng này có vàng sa khoáng trữ lượng khá, quặng, amiăng, quặng pyrit trữ lượng lớn đang khai thác và nhiều loại đá quý đá xây dựng rất có giá trị. Ba Vì còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều đình chùa nổi tiếng như Tây Đằng, Chu Quyến, Tường Phiêu, chùa Mía có khu K9 lưu giữ nhiều dấu tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vùng núi Nương Ngái - Hương Sơn

Đây là một nhánh của vùng núi từ Suối Rút, tỉnh Hòa Bình chạy ra đến Hòn Nẹ ở ngoài khơi huyện Kim Sơn-Ninh Bình, dài trên 120km, bề ngang chiếm toàn bộ vùng trũng sông Đà, rìa đông là sông Tích và sông Đáy.

Hai dãy Nương Ngái và Hương Sơn chạy theo hướng tây bắc-đông nam trên 30km, làm ranh giới giữa hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nội (mới) ở địa phận huyện Mỹ Đức, bắt đầu từ Miếu Môn xuống xã Hợp Tiến. Đường 73 vào Chợ Bến đi qua giữa Nương Ngái và Hương Sơn. Dãy Nương Ngái dựng đứng như một bức tượng thành, ruộng ăn sát vào tận chân núi. Vùng này được cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi với các đỉnh núi thường chỉ cao 100-300m.

Dãy Nương Ngái – còn có tên là dãy núi Rạng, có hai đỉnh cao 281m và 233m. Dãy Hương Sơn có đỉnh Thiên Trù cao 378m. Toàn thể hai dãy núi rộng khoảng 5.770ha.

Tổng cộng có gần trăm hòn núi đá vôi , hình dáng kỳ quái như núi Trượng, núi Sư Tử, núi Hàm Long, núi Trống, núi Chiêng, núi Gà, núi Yên Ngựa. Nước mưa còn đào lòng đá vôi thành nhiều hang động hoặc ngang dọc, hoặc thẳng đứng như hang Dơi, hang Rắn, như các động đá Trượt, Linh Sơn, Bồng Lai, Tiên Cảnh, Ngọc Long.

Long Vân là một nhánh của suối Yến, ngược suối là đến động Long Vân chùa Thanh Sơn, Hương Đài. Suối Tuyết chảy ra sông Đáy ở bến Phú Yên, ngược suối là chùa Bảo Đài rồi lên chùa Tuyết Sơn.
Hương Sơn có trên 15 động và chùa nổi tiếng, diện tích tự nhiên trên 3.000ha đã bị nước xẻ thành phễu đá, hố thụt, tách khỏi núi cũ ra thành những núi sót rải rác giữa những thung lũng tròn. Vào động Hương Tích, nhìn xuống lòng động, ta thấy ở dưới là hai lũng đã được nối liền với nhau và vách núi đá cũ đã thành một núi đá vôi sót lại.

Du lịch, GO! - Theo Hanoi Portal/Vietnam+, Sinhviendulich.NET, ảnh sưu tầm
Cứ nhắc đến “phượt” là đã nghe sướng tê vì được đi chơi đây đó, tự do tìm kiếm, khám phá cuộc sống.

Phượt bằng xe máy, xe đạp, phượt theo nhóm hay phượt bằng ô tô mỗi loại phượt có những nét cuốn hút riêng. Gần đây, nhiều nhà thích phượt bằng ô tô vì có thể đưa mọi người trong gia đình đi cùng: ông bà, cha mẹ, con cái.

Tính về chi phí, phượt ô tô sẽ tốn kém hơn các loại phương tiện khác nhưng lại nhiều gia đình vẫn lựa chọn bởi sự an toàn, tự do và cả nhà lúc nào cũng ở cùng nhau trên mỗi chặng đường đi. Thậm chí các gia đình có con nhỏ nếu “máu” vẫn có thể phượt bằng ô tô dễ dàng. Các bé ở trong xe sẽ thấy thoải mái, dế chịu không khác gì ở nhà so với các loại phương tiện công cộng khác.

Tùy điều kiện về thời gian, sức chịu chơi, địa danh muốn đến mà mỗi gia đình có những lộ trình phượt của riêng mình. Song đa phần các hành trình phượt bằng ô tô chủ yếu không quá 15 ngày kể cả thời gian đi- về, ăn uống, nghỉ dưỡng, ngắm cảnh, chụp hình. Những chuyến đi ngắn vài chục km hoặc về trong ngày thường không tính là phượt. Để hành trình phượt được suôn sẻ, một số những kinh nghiệm sau sẽ giúp các gia đình có chuyến đi vừa hoành tráng, nhớ đời và đầy ắp kỷ niệm vui.

Công tác chuẩn bị

Đừng chủ quan rằng xe mình còn mới, không cần kiểm tra trước khi đi. Bạn phải hết sức thận trọng vì chuyến đi dài ngày, khó tìm kiếm chỗ sữa chữa xe đàng hoàng dù xe chỉ bị lỗi nhỏ. Vì vậy, cần kiểm tra hoạt động của xe như đèn, phanh, bánh xe dự phòng, gạt mưa, nhớt máy, nước làm mát, nước rửa kính, và nhớ đổ đầy bình xăng trước (để tránh mất thời gian tìm cây xăng trên đường). Nếu bạn có bé nhỏ, cần chuẩn bị đầy đủ nước, sữa, bỉm, thuốc cho các bé. Chuẩn bị thêm thức ăn nhanh, nước uống, giấy vệ sinh, dù che mưa, mũ rộng vành để che nắng, một số loại thuốc thường dùng như thuốc cảm, băng cá nhân....

Khi đi cả gia đình, bạn sẽ phải mang theo nhiều quần áo. Song nên hạn chế sử dụng Vali, thay vào đó, hãy tận dụng các túi xách nhỏ để đựng quần áo đơn giản và đặt xuống dưới gầm ghế, như thế xe sẽ có nhiều chỗ trống (nhất là với dòng xe 5 cửa). Khi có chỗ thoải mái, rộng, mọi người sẽ không có cảm giác mệt, các bé cũng có không gian chơi đùa và không quấy nhiễu khi phải đi nhiều, đi xa. Lưu ý, không nên đặt vali trên nóc xe vì xe sẽ bị lắc khi di chuyển tốc độ cao, đồng thời cản gió, mất đi  hình dạng khí động học của xe làm tiêu hao nhiên liệu.

Tính toán kỹ lộ trình

Công tác này có ý nghĩa rất quan trọng vì bạn đến những nơi xa lạ với mình. Kiểm tra thông tin về tuyến đường chuẩn bị đi như tình trạng đường tốt  hay xấu, thời tiết mưa nắng bão lũ, địa chỉ một số khách sạn có giá tốt, cơ sở hạ tầng tốt. Thông tin này có thể dễ dàng kiểm tra, hỏi thêm trên mạng tại một số diễn đàn như otofun, otosaigon…

Tính toán thời gian xuất phát, thời gian đến, dừng chân nghỉ ngơi tại các địa phương nào. Thông thường, nếu lái tốt, tốc độ bình quân của bạn là khoảng 60km/h (không kể thời gian dừng chân, các phạm vi quanh HCM, HN vì lưu lượng xe lớn, thường kẹt xe). Trên cơ sở này, bạn sẽ biết mấy giờ thì mình đến đâu. Phải tính toán để bạn có được lộ trình tốt nhất. Ví như nếu xuất phát từ thời gian A thì khi muốn đến B sẽ tốn bao nhiêu giờ. Có như vậy, bạn sẽ đến được những nơi dừng chân, nghỉ ngơi phong cảnh đẹp, thức ăn ngon, giá tốt.

Một số kinh nghiệm không thể bỏ qua:

- Chạy nhanh hay chậm chủ yếu do đường vắng hay đông, cần chú ý đảm bảo đi đúng tốc độ qui định ở các bảng hiệu lệnh giao thông bên đường. Không để xảy ra lỗi vi phạm giao thông ở các địa phương xa nơi cư trú vì thủ tục nộp phạt sẽ tốn nhiều thời gian - tiền phạt cũng không hề ít.

- Chạy khoảng 2 - 4h thì nghỉ uống nước 15 phút. Nếu buồn ngủ hãy vào một quán nước để ngủ trong khoảng 15-30 phút - như thế sẽ cắt cơn buồn ngủ. Tuyệt đối không lái khi buồn ngủ, cafe đặc không có hiệu quả rõ rệt đâu.

- Nếu chỉ có một người lái thì chỉ nên đi tối đa là 8 - 12h/ngày tùy theo sức khỏe. Vào thời điểm chạng vạng tối là nguy hiểm nhất do lái xe mệt, bị đèn xe đối diện gây chói mắt không nhìn thấy đường. Vì vậy, cố gắng tìm chỗ nghỉ hoặc tính toán lộ trình sao cho đến trung tâm của địa phương nào đó trước 5 giờ chiều tối.

- Nếu ở thành phố HCM hay Hà Nội thì xuất phát thật sớm (3 - 4h sáng) là bí quyết để đi nhanh, do bạn không phải gặp cảnh tắc đường. Khi qua được những đoạn đường tắc trong thành phố, bạn sẽ có hành trình thong dong, đi đúng tốc độ, dừng chân nghỉ tạm thời tại một số vị trí lý tưởng.

- Cần tìm hiểu trên mạng các quán ăn, khách sạn có dịch vụ, giá cả, cung đường thuận lợi. Các điểm dừng chân với giá mềm là những quán ăn có nhiều xe tải đường dài đậu phía trước, các nơi lý tưởng hơn là trạm nghỉ: nơi các xe khách thường ghé vào dùng bữa.

- Các tuyến đường miền Trung có phong cảnh đẹp, một bên rừng, một bên núi nhưng cũng nhiều đèo dốc nguy hiểm cho những ai ít đi xa. Cần chú ý chạy dồn số, 2-3-4 tùy theo độ dốc, độ quanh co của đèo, tránh vượt vào các khúc cong, cua nguy nhiểm, chú ý đi đúng làn đường.

Một lộ trình tham khảo: HMC - Nha Trang 450km

Xuất phát tại HCM lúc 4h sáng, như vậy bạn đã có một giấc ngủ gần đủ, có thể ăn nhẹ trước khi đi. Lúc này, đường vắng, ít xe gần như chỉ có xe tải xe khách, không có xe máy. Chú ý thao tác đèn pha, đèn cốt  cho hợp lý, cẩn thận khi có xe ngược chiều pha đèn. Khoảng 7h-7h30 bạn sẽ đến TP Phan Thiết (cách HCM khoảng 180km).

Đây là lúc thích hợp để dừng chân ăn sáng, vệ sinh trong khoảng 30 phút. 8h đi tiếp đến 10h-10h30 bạn sẽ đến Cà Ná (cách Phan Thiết gần 120km, cách Phan Rang khoảng 30 km), một địa danh nằm giữa Bình Thuận và Ninh Thuận với những dãy núi, nước biển xanh ngọc. Đây là lúc thích hợp để ăn trưa, tắm biển, nghỉ trưa. Dọc đường có khá nhiều hàng quán, giá cả khá rẻ, không hề có hiện tượng chặt chém.

Tìm một nhà  hàng lớn, ven biển, trong lúc chờ món ăn thì có thể xuống tắm biển ngay tại bãi của  nhà hàng. Bạn chỉ phải trả tiền ăn uống, không phải trả tiền các dịch vụ khác. Sau khi ăn uống xong, 11h30-12h xuất phát.  Từ Cà Ná đến Nha Trang chỉ khoảng 150km, bạn có thể đi thẳng một mạch đến Nha Trang hoặc dừng chân ở Phan Rang hay Cam Ranh nếu thích.

Như vậy, cùng lắm là 4-5h bạn đã đến TP Nha Trang, sau khi đặt phòng khách sạn xong vẫn còn kịp ngắm hoàng hôn và còn nguyên 1 buổi tối để vui chơi, ăn uống. Nhiều bạn chia sẻ, nếu xuất phát từ 8h sáng thì phải đi 10-12h tức là tối mới đến nơi, như vậy mỏi mệt, mất một buổi tối vui vẻ và trời chạng vạng đi xe cũng rất nguy hiểm.

Du lịch, GO! - Theo Cát Tường (Xahoithongtin), internet

Hành trình săn mây Y Tý cùng Ford Everest

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống