Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Sunday, 5 August 2012


Trong các cuộc nói chuyện với các người bạn Pháp của tôi, họ thường nói đến Amsterdam như là thiên đường sex và hút cần sa. Và việc các bạn trẻ Pháp nhân dịp cuối tuần sang Amsterdam để « thác loạn » là khá phổ biến. Vì thế, trước khi đặt chân đến thủ đô Hà Lan thì đó là hình ảnh đầu tiên trong tâm trí tôi.

Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên, khi mà màn đêm còn chưa buông xuống để các sex show hay cửa hàng cần sa mở cửa thì ấn tượng đầu tiên khiến tối bất ngờ nhất chính là số lượng xe đạp nhiều vô kể. Điều này cũng làm tôi thay đổi quan niệm về đời sống các thành phố ở Châu Âu. Không phải cứ nói đến Châu Âu là nói đến những làn đường chằng chịt xe ôtô. Hai thành phố mà tôi thấy có nhiều người dùng xe đạp nhất là Amsterdam và Copenhagen. Nhưng trong bài viết này, tôi sẽ chỉ đi sâu vào Amsterdam. 


 Có thể nói xe đạp là phương tiện giao thông vua ở thủ đô và không có nhiều người đeo mũ bảo hiểm khi đạp xe, họ đi đầu trần. Có vẻ như xe đạp ở đây còn được ưu tiên hơn cả xe ôtô, xe bus. Khắp nơi tôi đều thấy có một làn đường dành riêng cho xe đạp song song với làn xe dành cho xe cơ giới. Đôi khi tôi bất cẩn đi bộ lên làn đường dành cho người đạp xe và suýt tý nữa thì bị tông vào. 


 Tôi nghĩ do xe đạp là một phần trong thói quen đi lại của người dân thủ đô nên nó có một số điểm khá đặc biệt. Thứ nhất, tôi không thấy người dân ở đây đi xe mà không mang theo một ổ khóa rất kiên cố, nhìn vào tôi đoán có khi nó còn đáng giá nhất trong số các phụ tùng xe đạp. Tiếp đến, ngoài cái rỏ xe ở trước, tôi cũng thấy khá nhiều xe được trang bị một thiết bị đựng ở phía sau. 


 Phụ nữ hay sử dụng nó để chở đồ khi đi chợ búa. Một cái nữa khiến tôi ngạc nhiên là việc người đi đường có thể hỏi đi nhờ xe đạp và có thể đạp phụ cho người kia như là một cách để cảm ơn. 


 Tôi thấy mô hình sống ở đây rất hay vì xe đạp dường như là một công cụ để xóa bỏ những rào cản về tệ nạn phân chia giai cấp xã hội. Ở đây, không khó để bắt gặp những doanh nhân ăn mặc complet chỉnh tề đạp xe với chiếc cà-tạp mắc trên thành xe, một quý cô mặc váy sang trọng nhưng cũng đạp xe để cho làn váy bay phấp phới trong gió, những nhạc sỹ đạp xe đến nơi tập, những thiếu nữ cấp ba với mái tóc dài tung bay trong gió đạp xe đến điểm tụ tập với bạn bè, rồi thì bố mẹ đưa con cái đến trường. 


Tóm lại, du anh giàu hay nghèo thì đều đạp xe bình đẳng và tôi không thấy có quá nhiều sự khác biệt về bề ngoài của chiếc xe đạp mà một anh nhân viên hay ông giám đốc dùng. 


Nếu như mỗi trẻ Việt Nam đều được học cách dùng đũa từ thuở bé thì các chú nhóc ở đây cũng được tập thói quen đạp xe từ rất sớm. Thỉnh thoảng, tôi bắt gặp một chiếc hộp bằng gỗ rất to được gắn sát phía trước của xe đạp người lớn. Chức năng của nó là để chở hành lý hoặc là trẻ em. 


Tôi  nghĩ việc sử dụng xe đạp cũng khá là thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như địa lý của thủ đô Amsterdam. Ở đây nói chung là địa hình bằng phẳng và đường sá được quy hoạch đủ rộng và hiếm khi bắt gặp ổ gà ổ vịt. Những chỗ gồ ghề thường là lúc phải đi qua các con cầu bắc qua hệ thống kênh chằng chịt. 


 Theo như thông tin tôi được biết, thực ra thì xe đạp từ lâu đã là một phần trong phong cách văn hóa của người Hà Lan. Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng dầu khí năm 1973, chính phủ Hà Lan và người dân đã thống nhất quyết định làm mọi cách để khuyến khích đạp xe thay vì đi ôtô (tốn tiền mua xăng). 

  
Chính sách này được cụ thể hóa thông qua việc nhiều con đường cấm xe ôtô hoặc là giá vé bãi đỗ xe ôtô rất đắt. Ngược lại, người ta cho xây rất nhiều bãi đỗ xe dành riêng cho xe đạp. Ví dụ như ở gần nhà ga xe lửa, có một bãi để xe đạp, sức chứa lên đến 9000 xe. Thực sự là một rừng xe đạp. 


Friday, 3 August 2012


Tây Ban Nha với biểu tượng là chú bò tót. Tất nhiên rồi và trong bài viết này, tôi xin giới thiệu sơ qua nguồn gốc và lịch sử phát triển của bộ môn nghệ thuật được coi là tôn giáo của người Tây Ban Nha này. 


Trong tiếng Tây Ban Nha, môn đấu bò tót được gọi là Corrida, một kiểu đấu chạm trán cần có sự hoang dại cần thiết của con bò và sự dũng cảm của người đấu bò, trong tiếng Tây Ban Nha gọi là Matador.  Giống bò tót nuôi để đáp ứng cho corrida được tập trung nhiều nhất ở miền nam Tây Ban Nha, vùng Andalusia. Tại đây, tôi bắt gặp rất nhiều thảo nguyên rộng lớn với những chú bò tót được thả rông. Tất nhiên là có rào cản quy hoạch, nhỡ chẳng may người lạ đi qua mà lại mặc áo màu đỏ thì chết.

Khó có thể nói người Tây Ban Nha là những người sáng chế ra món corrida bởi bản thân truyền thống sử dụng bò làm vật tế thần xuất xứ ở nhiều vùng. Thêm nữa, đấu nhau với bò tót thì cũng không chỉ có ở Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha và miền nam nước Pháp, thậm chí là ở Châu Mỹ (Mehico + Colombia) cũng có truyền thống này tuy rằng cách thức cuộc chơi có phần khác biệt. Nhưng dù sao thì cũng là dùng bò chứ không phải lợn, gà, vịt . Người Tây Ban Nha đỉnh hơn các quốc gia lân cận bởi sự lịch sử phát triển cũng như khả năng tiếp thị tốt hơn.

Muốn tìm nguồn gốc của cái thú đối đầu với bò tót, chắc phải quay lại thời kỳ cổ đại. Trong thần thoại Hy Lạp, con bò tót luôn là biểu tượng của sức mạnh hoang dại và loài người luôn muốn tìm cách khuất phục nó. Hãy thử nhớ cái con quái vật Minotaurus nửa người nửa vật bị nhốt trong mê cung dưới lòng đất hay chính bản thân thần Zớt tự hòa mình thành bò tót để cưa cẩm nàng tiên Europa (có trên mặt đồng xu 2euro của Hy Lạp).   

Tại các viện bảo tàng liên quan đến thời kỳ La Mã - Hy Lạp, không khó để tìm thấy nhưng nét họa tiết mô tả cảnh người khuất phục bò tót. Đây là nét vẽ trên một chiếc bình bằng gốm
Còn cái đấu trường thì xuất hiện khi nào ? Chắc chắn là xuất hiện từ thời đế chế La Mã. Ngay từ thời đó, người ta đã chuộng việc đưa các loại thú hoang dã (hổ, voi,..) về để đấu với người. Chúng ta hãy đi sâu một chút về thú vui xem đấu trường La Mã bởi nó có ít nhiều ảnh hưởng đến món corrida sau này của người Tây Ban Nha. 

Đấu trường La Mã, thủy tổ của đầu trường bò tót ngày nay ở Tây Ban Nha
 Người La Mã có nhiều kiểu trò chơi khi họ đến đấu trường xem. Đó có thể là món đấu sĩ gladiateur, có thể là món đua cỗ xe 4 ngựa (giống trong phim Ben Hur), có thể là món người đấu với thú hoang hoặc thủy chiến. Theo sử sách ghi lại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy rõ nét việc bò tót đấu với người mà chủ yếu người ta sự dụng con vật này cho trò chơi đua bò tót hoặc cho chúng đối đầu với nhau (rưa rứa kiểu hội chọi trâu Đồ Sơn). Đó là về phần bò tót . 

và đấu trường bò tót ngày nay với lối kiến trúc đậm chất vùng Andalusia miền nam Tây Ban Nha

 Còn về phần người đối đầu với bò tót, nguồn gốc sâu xa cũng bắt nguồn từ thời kỳ Hy Lạp – La Mã cổ đại. Vào thời ấy, ngoài việc xem những show diễn gladiator vào buổi trưa, giới tượng lưu La Mã rất ưa chuộng đi săn bắn vào buổi sáng và một trong những con thú mà họ thích săn bắn có bò tót . Trong tiếng latinh, những kẻ săn tìm và giết bò tót thời ấy được gọi là taurocentaes, về một khía cạnh nào đó cũng có điểm chung so với những matador thời nay (mục đích của anh ta cũng để giết bò thôi mà). 

Các trò chơi dã man trong đấu trường tồn tại được vài trăm năm kể từ thời điểm đấu trường Colosseum được khánh thành ở Rome năm 80 sau công nguyên. Nhưng khi đế chế La Mã dần suy yếu và đặc biệt là khi đạo Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo thay thế cho tục lệ cúng tế thần zớt thì tất cả các đấu trường bị cấm tiệt.  Khi đế chế La Mã hoàn toàn sụp đổ thì truyền thống săn bắn bò tót để tiêu khiển cũng biến mất luôn. Duy nhất chỉ có những nơi mà người ta chăn nuôi bò tót ở quy mô lớn thì mới thói quen săn đuổi bò tót mới tồn tại. Vậy đâu là vùng người ta có thể đi tìm săn và nuôi bò tót nhiều nhất ? Tất nhiên là những thảo nguyên rộng lớn như miền nam Tây Ban Nha, miền tây nam nước Pháp và Bồ Đào Nha. Điều này cũng giải thích vì sao truyền thống đấu bò tót cũng tồn tại ở những quốc gia láng giềng của Tây Ban Nha. 

Như vậy, để tóm tắt lại nguồn gốc của thói quen săn đuổi và liều mình với bò tót tại nước Tây Ban Nha bắt nguồn từ 2 thứ : đấu trường La Mã và các trang trại chăn nuôi bò tót. Bây giờ, tôi sẽ giải thích kỹ hơn về truyền thống chăn nuôi bò tót của Tây Ban Nha bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử phát triển Corrida. Đến điểm này, chắc chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng quê hương của corrida chính là tại những thảo nguyên rộng lớn, hay chính xác hơn là vùng Andalusia phía nam Tây Ban Nha.

Sau khi đế chế La Mã tan rã thì cả một lãnh thổ rộng lớn do người La Mã quản lý bị cắt xén thành nhiều mảnh. Thời trung cổ là thời kỳ tiếp theo ngay sau khi đế chế La Mã tan rã và đặc thù của thời kỳ này là sự xuất hiện của những loại địa chủ sở hữu rất nhiều đất đai rộng lớn. Và tại Tây Ban Nha, hoạt động nông nghiệp duy nhất có thể tồn tại được tại vùng Andalusia khô cằn là chăn nuôi bò tót ! Những tên địa chủ này làm giàu nhờ hoạt động này và theo dòng thời gian, họ trở thành giới quý tộc. Trong suốt thời kỳ trung cổ cho đến tận thế kỷ XV, giới quý tộc Tây Ban Nha nói riêng và Châu ÂU nói chung ưa chuộng việc săn bắn như là một môn rèn luyện thể thao. Và thế là lại một lần nữa, thú săn  bò tót xuất hiện và rộ lên ở miền nam Tây Ban Nha.  

Từ thời kỳ phục hưng, từ việc chỉ là thú săn bắt để rèn luyện thể thao, đối đầu với bò tót trở thành một cách phô diễn nghệ thuật trước công chúng và được tổ chức khi có những sự kiện quan trọng (vua sinh ra hoàng tử, quận chúa đón chào nhà vua…).  Kể từ thế kỷ XV, đối đầu với bò tót chỉ giới hạn trong giới quý tộc và hoàng gia Tây Ban Nha. Nhưng dần dần, những người đối đầu với bò tót (torreros) được mở rộng hơn và các cách thức cũng như trang phục cũng tiến hóa theo thời gian. Có lẽ phải đợi đến thế kỷ XIX thì corrida mới có kiểu cách khá gần với thời nay.
Khi bài này phát hành lên blog thì bọn mình đã vào chuyến phiêu du rồi. Thời tiết vẫn không thuận tiện lắm do ngay mùa mưa, xem dự báo thì toàn kiểu "Có mưa rải rác nhiều nơi" dù khu vực Tây nguyên tương đối thoáng.

Kế hoạch đã bàn thảo từ lâu, hành lý cũng chuẩn bị sẳn sàng và dự định khởi hành từ hàng tháng trước nhưng cứ phải lần lữa chỉ vì mưa, rồi đến bão - Có vài ngày tốt trời lại dính chuyện cần có ở nhà để trả tiền điện, nước, net... và khối chi phí linh tinh khác lúc cuối tháng.
Giờ đây: tiết trời chưa hẳn đã tuyệt nhất nhưng...: 'thích thì lên đường' - Mình chỉ cầu mong cho ông Trời có mưa thì mưa vừa vừa, mưa rỉ rả hay chợt nắng chợt mưa chứ đừng dầm dề thì toi mấy ngày của chuyến đi mất (dự định không dưới 5 ngày).

Lộ trình lần này, bọn mình sẽ theo QL20 đi Định Quán - Bảo Lộc - Di Linh - Liên Nghĩa. Khá dài, tầm 300km - chuyến đi lại theo QL20: nơi dễ bị bắn tốc độ (nhất là đoạn qua Đồng Nai) nên có lẽ sẽ mất gần một ngày đi đường (sáng sớm đi, chắc xế chiều mới đến).

Liên Nghĩa và các vùng phụ cận có các nơi đẹp mà mình sẽ đến như:

- Thác Liên Khương (Liên Khàng): con thác vô cùng hùng vĩ trong quá khứ nhưng ngày nay đã 'chít ngắt' vì thủy điện. Mong rằng trong mùa mưa này, thác cũng có tý chút nước để còn gọi là một dòng thác chảy để nhớ về quá khứ oai hùng...
- Hồ chứa nước Đạ-Ròn: Thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đây là một hồ thủy lợi lớn chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mong cảnh quang xung quanh sẽ đẹp tương xứng một hồ lớn ở Liên Nghĩa (thông tin được biết thì có vài khu du lịch ở đây).

- Đèo Tà Nung: Đi đèo này phải lên Đà Lạt theo đèo Prenn (Có thác Datanla nhưng phải mua vé) rồi vào TL725 đi Tà Nung, khúc này có thác Vọng (thác Cửa Thần - nghe nói đường vào khá chua) - nếu thuận tiện sẽ ghé chơi cho biết.
- Về Nam Ban thăm thác Voi, chùa Linh Ẩn Tự. Từ đây nếu đến đèo Phú Sơn sẽ mất vài mươi cây số nữa, nếu tràn đầy hứng khởi cũng sẽ đi luôn một lần cho 'hả' rồi trở về thị trấn Đình Văn, theo QL27 về Liên Nghĩa.
- Đi thác Gougah và Pongour: Pongour là dòng thác tuyệt vời nhưng cũng đã 'banh càng' vì đập thủy điện, mong rằng trong mùa mưa, Pongour vẫn có sự thoi thóp. Gougah cũng vậy: mùa mưa có thể hồ tích nước thủy điện làm ngập tràn: tới mới biết được thác Gougah mùa mưa... thê thảm thế nào.

- Trở về phía Đông: bọn mình sẽ rời Liên Nghĩa về hướng Đông đi bằng đèo Đại Ninh sau khi ghé thác Bảo Đại. Ghé Lương Sơn, Bàu Trắng - Nếu đủ sức sẽ khám phá các 'tiêu điểm' đã định từ hai năm trước.

Hủm rày, do Blogspot vẫn bị VNPT chận tùy theo 'cơn' nên số người truy cập trồi sụt, nhiều mail và nhắn tin thăm hỏi về sự sống còn của Du lịch, GO! - Mình xin khẳng định là blog vẫn cứ tồn tại dù bọn họ chận từa lưa (cả Wordpress cũng bị chận) tá lả. Mong rằng các bạn sẽ giúp phổ biến 'Cách vào Du lịch, GO!' cho mọi người cùng biết với cách đơn giản nhất là xài DNS Jumper để 'vượt rào'.

Du lịch, GO! vẫn sẽ sống, vẫn cập nhật hàng ngày khi mình vẫn còn đi được, vẫn cứ: "Lựa chọn, tìm hiểu, lên kế hoạch rồi... phượt một chuyến nhé..." dài dài.

Cũng như mọi lần, trong những ngày hành trình: mình sẽ không cập nhật được blog (nếu có thì cũng không nhiều do không phải chỗ nào cũng có wifi free - phần khác: tạo bài, gõ chữ bằng netbook cũng... khá chua). Vậy nhưng khi về lại có chuyện kể cho bà con nghe chơi, lại thêm tý kinh nghiệm cho một vùng đất mới: chuyến phượt mùa mưa...
Mong rằng mọi người đều vui vẻ, mạnh khỏe. Mong rằng chuyến phượt bình yên như bao lần đã đi...

Điền Gia Dũng - Du lịch, GO!

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống