Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Wednesday, 8 August 2012

Lịch sử phát triển corrida hiện đại
Có lẽ lại phải nói đến vùng Andalusia như là cái nôi của corrida hiện đại. Như đã nói ở phần trước, người ta tìm thấy những dấu vết xuất hiện của corrida ngay từ thời trung cổ khi giới quý tộc Tây Ban Nha rất ưa thích săn bắt bò hoặc biểu diễn đấu nhau với bò. Theo tục lệ thời ấy, đặc biệt là với truyền thống hiệp sĩ nối danh, sự dũng cảm là chỉ tiêu số một của một hiệp sỹ trẻ và các cuộc đối đầu với bò tót thường được tổ chức. Truyền thống đó vẫn cứ tồn tại ở Tây Ban Nha cho đến đầu thế kỷ XVIII khi mà nước Tây Ban Nha đang dần suy yếu so với các cường quốc láng giềng (Anh, Pháp, Hà Lan). 

một bức tranh miêu tả cuộc chiến giữa hiệp sỹ và bò tót, một khung cảnh khá phổ biến ở Tây Ban Nha thời Trung Cổ
Bản thân những giá trị nhân văn của tầng lớp hiệp sỹ quý tộc cũng dần đi vào dĩ vãng nên vị trí của corrida trong xã hội Tây Ban Nha cũng đã bị thay đổi. Cũng vào thế kỷ này, có một sự kiện lịch sử làm thay đổi hoàn toàn corrida. Vua Tây Ban Nha rất ghét trò corrida nên nghiêm cấm tầng lớp quý tộc được trực tiếp tham gia nhưng họ có thể đứng ra làm người tổ chức corrida. Khi mà giới quý tộc không tham gia được thì phải tìm người khác thay thế. Và thế là tầng lớp dân thường lần đầu tiên trong lịch sử trở thành những nhân vật chính của corrida. Và cũng bắt đầu từ đó, xuất hiện những matador xuất thân từ tầng lớp hạ lưu trở thành những huyền thoại trong lịch sử corrida Tây Ban Nha.   

Các tác phẩm của họa sĩ lừng danh Francis Goya nói rất nhiều đến corrida vào đầu thế kỷ 19
Trong lần tôi thăm viện bảo tàng corrida (nằm ngay trong đấu trường Maestranza của Sevilla), tôi có dịp khám phá danh sách những matador huyền thoại của Tây Ban Nha và được biết phần lớn trong số họ sinh ra trong các gia đình có truyền thống là địa chủ hoặc nông dân chăn nuôi bò tót. Một thời gian sau đó, tôi tìm hiểu thêm thông tin và các chiến sỹ đấu bò tót này và rơi vào một cái tên làm tôi nhớ mãi : Manolete. Nếu có dịp, tôi khuyến khích các bạn xem một bộ phim rất hay nói về nhân vật có thật này. 

Bộ phim Manolete tôi tình cờ xem do tải lậu năm 2010
Nghệ thuật biểu diễn corrida ngày nay khác nhiều so với những năm 30 thế kỷ trước. Hồi ấy, màn diễn quan trọng nhất là lúc các matador đâm nhát kiếm cuối cùng vào cổ con bò. Nhưng ngày nay, người xem dồn sự chú ý nhiều hơn vào những bước uyển chuyển của matador mỗi khi anh ta cho con bò luồn qua dải khăn màu đỏ. 

Lấy nhu (sự mềm mại trong bước đi của matador) chống lại cương (sự hung dữ của con bò), đó là sự tinh tế trong nghệ thuật corrida hiện đại. Mặt khác, nếu như xưa kia con bò nhiễm nhiên bị giết sau mỗi trận đấu thì ngày nay nhiều chú bò được tha bổng bởi sự dũng cảm hiếm có của chúng.

Không phải người Tây Ban Nha nào cũng thích corrida
Tôi luôn nghĩ rằng món tất cả người Tây Ban Nha đều tự hào về món corrida như là một biểu tượng cho truyền thống văn hóa của họ. Tuy nhiên, càng gặp gỡ các bạn trẻ Tây Ban Nha, tôi càng được khẳng định thông tin rằng gần như một nửa người dân Tây Ban Nha không đồng tình với sự tồn tại của trò chơi này. Một phần, đây là thái độ khá lôgíc khi mà phong trào bảo vệ động vật ngày càng phổ biến tại phương Tây. Một phần khác, cũng phải nói rằng việc chỉ có một số vùng hưởng ứng corrida có nguyên nhân sâu xa của nó. 


Corrida được sinh ra tại Andalusia và phát triển sâu rộng tại vùng Castilla, Basque và Valencia. Nhưng cũng chỉ có các vùng này là người dân hưởng ứng corrida. Còn các vùng khác đặc biệt là vùng Catalan, họ có lịch sử văn hóa lâu đời và rất khác với văn hóa Tây Ban Nha cận đại (họ có ngôn ngữ riêng). Vì thế cũng từ khá lâu rồi, nhiều khi họ tự nhận vùng của họ là một quốc gia riêng (về mặt văn hóa mà nói) và corrida như là một minh chứng cho sự « đàn áp » của nền văn hóa đến từ Madrid hay Andalusia và họ ghét điều đó. 


 Cũng mới gần đây thôi, chính quyền địa phương vùng Catalan đã ban hành luật chính thức nghiêm cấm 100% sự tồn tại của corrida tại vùng này. Tôi cũng không biết sắp tới sẽ đến lượt vùng nào khác đi theo ví dụ của Catalan nhưng tạm thời thì chính phủ quốc gia Tây Ban Nha đang làm mọi cách để cứu sống corrida và coi nó như một di sản văn hóa quốc gia.

n đằng sau những ngôi tháp trầm mặc trong ánh chiều tà kia là một kỹ thuật xây dựng bí ẩn, nhuốm màu huyễn hoặc. Có nhiều giả thiết về chất kết dính giữa các viên gạch trên tháp Chăm nhưng vẫn chưa có được câu trả lời.

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi.
Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa năm 1999.

Qua đoạn đường nhỏ với hàng cây cao, thẳng tắp đầy lãng mạn, bạn sẽ bước chân vào một thế giới khác. Khi đứng trước những di tích còn lại của nền văn hóa Champa, bạn như quên đi cuộc sống ngược xuôi của thực tại mà mơ tưởng về một thời kỳ hùng mạnh của xứ sở Champa. Những cụm tháp nhỏ, với một tòa tháp chính ở giữa, nhiều tháp phụ bao bọc xung quanh như một sự tôn vinh về quyền lực và đoàn tụ về tổ chức, những gì còn lại nơi đây thật đầy hoài niệm.

Có đến thung lũng này vào buổi hoàng hôn mới thấy được hết vẻ đẹp của phế tích Mỹ Sơn. Những ngôi tháp cổ bỗng chốc trở nên lung linh, huyền ảo trong nắng chiều và dường như các nàng vũ nữ Apsara lại tiếp tục vũ điệu ngàn năm của mình. Tiếng gió rì rào qua núi như bỗng trở thành nhịp trống baranưng bập bùng càng làm vũ điệu Chămpa thêm say lòng người.

Thánh địa Mỹ Sơn được ví như những tòa tháp cổ của người Champa, là nơi  là nơi có không gian lý tưởng cho một trung tâm đậm đà bản sắc tôn giáo Chăm Pa mang trong mình vẻ đẹp của một nền  văn minh đã mất.

Nghệ thuật kiến trúc đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Thánh địa có một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển.

Trong những ngôi đền tháp chính thường thờ một bộ Linga, tượng trung cho thần Siva, đấng hủy diệt tạo dựng vũ trụ. Nhưng cũng có khi thờ hình tượng của thần dưới dạng một người đàn ông. Các đền miếu nhỏ thờ các vị thần như thần Sấm, Sét, Indra, thần mặt trời Surya, thần chiến tranh Skanda…
Những phù điêu, tượng đá tại đây thể hiện phần nào tín ngưỡng và khát vọng của người Chăm. Đó là chưa kể đến hàng trăm tấm bia đá khắc đầy ký tự cổ là những tư liệu khảo cổ vô cùng quý giá.

Không quá hùng vĩ như các đền Ankor (Campuchia), cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi làn sóng du lịch như đô thị cổ Hội An, nhưng Mỹ Sơn vẫn cuốn hút được nhiều du khách bởi nét trầm mặc rất riêng của mình. Trong từng viên gạch, từng tấm phù điêu vũ nữ đang say múa, từng ngôi tháp cổ đổ nát… tất cả như đang kể cho khách phương xa những câu chuyện về một thời kỳ rực rỡ đã qua.

Hàng ngàn năm trôi qua mà vẫn không làm phai được sắc đỏ thắm của viên gạch nơi tháp cổ. Ẩn đằng sau những ngôi tháp trầm mặc trong ánh chiều tà kia là một kỹ thuật xây dựng bí ẩn, nhuốm màu huyễn hoặc. Có nhiều giả thiết về chất kết dính giữa các viên gạch trên tháp Chăm nhưng vẫn chưa có được câu trả lời. Có người còn cho rằng những nghệ nhân Chăm xưa kia đã chất đất sét thành hình những tòa tháp rồi mới nổi lửa nung. Thậm chí, người dân vùng này còn nói rằng dưới chân những tòa tháp có những “bộ rễ” bằng gạch để hút tinh khí trong lòng đất mẹ nuôi thân tháp. Nếu chặt đứt “bộ rễ”, tháp sẽ “chết khô” như một loài cây…

Có phải vì những màu sắc huyễn hoặc này mà những ngôi tháp Chăm kia mãi mãi có một sức hút thật khó cưỡng lại với những ai đã từng một lần đến Mỹ Sơn. Thật và ảo, vàng son và đổ nát…, tất cả đã làm nên một tình yêu đắm say với Mỹ Sơn trong lòng du khách khi lạc bước vào thung lũng này.

Du lịch, GO! - Theo Minh Thành (Datviet), ảnh VnPhoto
Người đến Châu Đốc thường mải mê với một trời non nước, chùa chiền, rồi viếng Miếu Bà Chúa Xứ, mà đôi khi quên mất những di tích vô cùng giá trị khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm trong cụm di tích dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc.

< Phần sân của lăng và đền luôn được chăm sóc cẩn thận chỉn chu vô cùng đẹp mắt.

Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, là một công trình kiến trúc nguyên vẹn hiếm hoi tiêu biểu thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Đây là một công trình bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, kiến trúc cao. Nếu có đến Châu Đốc, bạn đừng quên tìm đến nơi này.

Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, bên cạnh vô vàn các di tích khác, nhưng kỳ lạ thay lại không bao giờ ồn ào náo nhiệt như các lăng miếu khác ở đây mà luôn có một không khí lặng lẽ, trang nghiêm, thành kính. Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ Nguyễn Văn Thoại, tức Thoại Ngọc Hầu, một vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ An Giang.

< Phần lăng mộ Thoại Ngọc Hầu và hai người vợ.

Ông là một vị quan mà người Châu Đốc, An Giang dành cho sự biết ơn tột bậc bởi những cống hiến vĩ đại của ông cho con người và xứ sở trong những năm tháng làm quan đất này.

Kể về công lao của Thoại Ngọc Hầu đối với vùng đất An Giang cũng như của cả vùng Nam bộ thì vô cùng to lớn và không sao kể xiết.

Ông đã tập hợp lưu dân, khai sơn khẩn đất, phát triển nông nghiệp. Dưới sự cai quản của ông, những vùng hoang hóa, rừng rậm không người lui tới trở thành những vùng ruộng đất tốt tươi, con người tập trung sinh sống hòa bình, sung túc. Đặc biệt, công lao to lớn nhất của ông đối với miền Nam là đã tổ chức đào hai con kênh chiến lược là kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giao thông, thương mại thời bấy giờ.

< Cổng chính dẫn vào lăng Thoại Ngọc Hầu.

Chính vì lòng biết ơn tột bậc của người dân Châu Đốc đối với ông mà Sơn Lăng luôn được người dân ở đây chăm sóc với một vẻ đẹp chỉn chu hiếm thấy. Cây cỏ được cắt tỉa tỉ mỉ, quãng sân rộng luôn quang đãng sạch đẹp. Lối vào lăng qua chín bậc đá ong hết sức uy nghiêm.

Hiện vẫn chưa rõ Sơn Lăng được xây dựng từ năm nào. Nhưng theo sách sử thì khi người vợ thứ Trương Thị Miệt của Thoại Ngọc Hầu mất năm 1821, ông cho an táng ở đây. Rồi khi người vợ cả Châu Thị Tế mất vào năm 1826, ông cũng cho an táng tại đây và dành sẵn một phần đất cho mình ở giữa hai khu mộ của hai người vợ. Vậy có thể thấy thời gian khởi dựng khu lăng tẩm này đã được bắt đầu trước khi ông qua đời vào năm 1829. Và đây cũng chính là vùng đất cao ráo, thoáng mát, nên đã được ông chọn cho giấc ngủ ngàn thu.

< Đền Thoại Ngọc Hầu với tượng bán thân của ông đầy đủ cân đai áo mão tạo không khí hết sức trang nghiêm.

Qua khỏi cổng lăng là phần mộ của Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân. Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính. Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.

Hiện vẫn chưa rõ Sơn Lăng được xây dựng từ năm nào. Nhưng theo sách sử thì khi người vợ thứ Trương Thị Miệt của Thoại Ngọc Hầu mất năm 1821, ông cho an táng ở đây. Rồi khi người vợ cả Châu Thị Tế mất vào năm 1826, ông cũng cho an táng tại đây và dành sẵn một phần đất cho mình ở giữa hai khu mộ của hai người vợ. Vậy có thể thấy thời gian khởi dựng khu lăng tẩm này đã được bắt đầu trước khi ông qua đời vào năm 1829. Và đây cũng chính là vùng đất cao ráo, thoáng mát, nên đã được ông chọn cho giấc ngủ ngàn thu.

< Cửa vào đền Thoại Ngọc Hầu.

Qua khỏi cổng lăng là phần mộ của Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân. Tiếp theo là đền thờ ông được xây dựng vô cùng uy nghiêm, lộng lẫy, lưng tựa vào vách núi trập trùng, tạo dáng đền vô cùng hùng vĩ và uy nghi, cổ kính.

Trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân Thoại Ngọc Hầu cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không khí hết sức trang nghiêm.

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống