Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Search This Blog

Tuesday, 2 October 2012

Lai xá ngày nay
Hàng năm, đến ngày 15 tháng Hai âm lịch, những người con Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội đang làm ăn ở khắp mọi miền đất nước vẫn tấp nập về dự hội làng để tưởng nhớ “Ông tổ làng nghề” và suy tôn nghề nghiệp tổ tiên...

Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, bằng sự ra đời của những chiếc máy ảnh số, máy ảnh du lịch, máy ảnh gia đình đã khiến cho việc đưa nhau ra tiệm chụp ảnh lưu niệm trong những dịp vui, dịp lễ, tết của người dân, bỗng trở nên hiếm hoi, lỗi thời.

Ở một ngôi làng từ xưa được mang danh “đất tổ” của nghề nhiếp ảnh Việt Nam nhưng người dân Lai Xá (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) đã phải đóng cửa hiệu ảnh của mình để tìm kế sinh nhai bằng những nghề khác, cho dù ở Lai Xá hôm nay vẫn còn một phố ảnh mang tên Phố Lai.

Vị tổ sư và cái “duyên” nghề ảnh

Năm 1890, cụ Nguyễn Đình Khánh (1874-1946) - người làng Lai Xá ra Hà Nội học nghề ảnh tại cửa hiệu Du Chương của người Hoa trên phố Hàng Bồ. Khi học được nghề, năm 1892, cụ đã tự mở một cửa hiệu riêng mang tên Khánh Ký trên phố Hàng Da.

< Nghệ sỹ Nguyễn Đình Khánh (1874 - 1946).

Khi hành nghề ảnh tại Hà Nội, cụ Khánh có tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Phong trào bị bại lộ nên năm 1911, cụ phải lánh sang Pháp mở hiệu ảnh ở Toulouse mang tên Khánh Ký. Tại đây, đã có một dấu ấn đặc biệt trong đời làm ảnh của cụ.

Vào năm 1913, Raymond Poincaré đắc cử Tổng thống Pháp. Trong rất nhiều tay máy chụp ảnh tân Tổng thống đăng quang lúc đó có Khánh Ký và bức ảnh của ông đã được đánh giá là đẹp nhất và được đưa lên trang bìa một số báo lớn, trong đó có bìa của tờ báo Illustration. Sau thành công đó, một hiệu ảnh Khánh Ký khác được mở tại thủ đô Paris, cuốn hút rất nhiều khách hàng và làm ăn phát đạt.

< Ảnh viện Khánh Ký và những thợ ảnh người Lai Xá tại Sài Gòn năm 1924.

Khi cụ Khánh Ký đang làm nghề ảnh tại Paris thì cũng là lúc cụ Nguyễn Ái Quốc hoạt động Cách mạng ở đây. Theo cuốn “Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923)” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, thời gian đầu sang Pháp, Bác Hồ đã được các cụ Khánh Ký, Phan Châu Trinh giúp đỡ về tài chính, nơi ở và chính cụ Khánh Ký đã truyền dạy cho Bác nghề ảnh để có tiền hoạt động Cách mạng…

Những năm tiếp theo, hiệu ảnh mang tên Khánh Ký đã có mặt ở Frankfurt (Đức), Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 7/1921, cụ Khánh trở về nước và từ đó đã mở hàng loạt hiệu ảnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng.

< Hiệu ảnh trên Phố Lai làng ảnh.

Điều đáng nói, cụ Khánh Ký còn về quê truyền nghề ảnh cho cả làng và trở thành tổ sư của làng nghề... Từ ngôi làng bé nhỏ này, những người dân Lai Xá đã mang nghề đi khắp mọi miền, mở hiệu kiếm sống và đưa thương hiệu quê mình đến muôn nơi.

Thương hiệu bay xa…

Theo tư liệu ở làng, những năm đầu thập kỷ 30 thế kỷ trước đã có 18 hiệu ảnh do người Lai Xá mở ra ở khắp các miền đất nước. Khoảng thời gian 1940 - 1950, ở Hà Nội có 33/40 hiệu ảnh là tài sản của người Lai Xá, với những cửa hiệu nổi tiếng nhất như Kim Lai, Mỹ Lai, Vạn Hoa, Thủ đô ảnh viện, Central, Aubella, Duy Tân...

Cũng thời kỳ ấy, ở Sài Gòn có 27/34 cửa hiệu là của người Lai Xá, nổi tiếng nhất là hiệu ảnh Thịnh Ký. Ở Hải Phòng cũng có tới 16 cửa hiệu… Ngoài ra, hầu như tỉnh thành nào trên cả nước cũng có vài ba hiệu ảnh của người Lai Xá. Có những học trò của cụ Khánh Ký còn sang tận Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Pháp, Đức... để hành nghề.

< Ngày giỗ cụ Nguyễn Đình Khánh tại Lai Xá, 20 tháng Tư.

Hiệu ảnh của người Lai Xá luôn thể hiện "đẳng cấp" vượt trội so với các hiệu khác khi ở thời điểm đó, họ có thể đảm nhận được tất cả các công đoạn như chụp, làm buồng tối, chấm sửa ảnh đến in, phóng ảnh.

Sở hữu kỹ thuật chụp ảnh khéo léo và bí quyết pha thuốc hãm để đủ độ sáng cho ảnh do bậc thầy truyền dạy, các tay máy của Lai Xá có thể chụp cả chục cuộn phim trong điều kiện thời tiết không thuận mà độ bắt sáng vẫn đều và đẹp.

Người làng Lai Xá mở hiệu kinh doanh ở khắp mọi nơi, nhưng điều đặc biệt là tên cửa hiệu của họ thường mang thêm chữ “Lai” hoặc chữ ‘Ký” như là sự ghi dấu về quê hương và vị tổ sư của mình.Với công lao chuyển một nghề ngoại nhập thành nghề truyền thống, cụ Khánh Ký được người dân Lai Xá suy tôn thành Ông tổ làng nghề. Cụ là một trong bốn danh nhân nhiếp ảnh có tên trong Bách khoa thư Việt Nam. Và quê hương cụ - làng Lai Xá được Nhà nước ta công nhận là Làng nghề ảnh truyền thống độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

< Lối vào làng Lai Xá từ phía Đông.

Kế tục sự nghiệp của các bậc tiền bối, người dân gốc Lai Xá hôm nay vẫn cố gắng bảo tồn và phát triển nghề ảnh ở khắp mọi nơi. Họ luôn tự hào về làng mình nhưng cũng không khỏi ngậm ngùi, trăn trở vì ở chính nơi “đất tổ” nghề ảnh này, ngày càng phai nhòa đi dáng nét thân thương của làng nghề xưa...

Du lịch, GO! - Theo Dân Việt, ảnh sưu tầm

Lai Xá ngày nay chẳng lưu lại được là bao đặc điểm của làng nghề, một mặt cũng bởi đặc thù của nghề nhiếp ảnh không phải làm ra sản phẩm đồng loạt để trưng bày, giới thiệu  mà chỉ cảm nhận được sự tồn tại của nghề qua phương thức cha truyền con nối; nhưng mặt khác, bởi 2/3 diện tích của Lai Xá hôm nay đã bị biến thành khu công nghiệp, thành quốc lộ 32, thành nhà chung cư và các khu đô thị. Thế nhưng cái sức sống bền bỉ của một làng nghề thì vẫn mãnh liệt vô cùng. Tính từ thời cụ Nguyễn Đình Khánh thì trong làng giờ đã có tới thế hệ thứ 4 cầm máy. Về Lai Xá vẫn còn nghe người ta truyền tai nhau lời khen tặng của nhà thơ Tố Hữu rằng, ở mảnh đất này, từ em bé đến cụ già râu trắng như cước, cứ có máy ảnh trong tay là họ đều chụp được những bức ảnh đẹp.


Nhóm thung lũng đầu tiên tôi khám phá chỉ cách Goreme tầm  5-8km đổ lại nhưng chính cái kiểu đường loằng ngoằng nối giữa các thung lũng cộng thêm sự gập ghềnh nên khiến tôi phải mất nhiều giờ đồng hồ mới đi hết được. Chỉ ra khỏi Goreme tầm 4-5km, tôi bắt gặp làng Ushisar, rất dễ nhận ra từ xa với khối đá khổng lồ trông như một pháo đài ở độ cao 1300m. Cũng chính vì thế mà người dân địa phương luôn gọi nó là Ushisar Castle, Ushisar trong tiếng Thổ có nghĩa là « 3 pháo đài ». 

 Nếu nhìn kỹ thì chúng ca có thể mường tượng ra nhiều từ khác để mô tả nó. Có thể là một tổ kiến khổng lồ với muôn vàn các lỗ, hoặc giống như tháp Babel trong truyền thuyết kinh thánh của người do thái. Cấu trúc làng Ushisar, các nhà ở xây xoay quanh pháo đài. Cũng như Goreme, việc tận dụng các khối đá để đục khoét và xây nhà ở không có gì đột phá nhưng tôi thấy khung cảnh ở đây có chút ít gì đó thuần « nông thôn » hơn là Goreme, có lẽ là do không được đầu tư phát triển nhiều như Goreme. 

đi cổng hậu thì phải luồn lách qua những khối đá như thế này và leo lên dốc với độ cao hơn 200m
 Tuy nhiên, do chỉ cách Goreme tầm 4-5km và lại nằm ngay bên cạnh một con đường trải đường nhựa nên các ôtô du lịch rất dễ dàng đến được đây. Vì không muốn chạm trán với họ, tôi quyết định không đi men theo đường rải nhựa mà lại đi đường đồng quê, khó khăn hơn nhưng lại có nhiều cơ hội gặp gỡ người dân địa phương hơn. Trước kia, Ushisar là một đồn canh gác của người La Mã và bây giờ, pháo đài bằng đá được dùng làm nơi du khách trèo lên đỉnh để nắm toàn cảnh thung lũng Cappadocia. 

rời xa Ushisar cũng là lúc rời xa trục đường có nhiều khách du lịch và xâm nhập vào các thung lũng ít người lui tới
 Ra khỏi làng Ushisar chỉ khoảng hơn 1km thì tôi rơi vào một thế giới khác yên tĩnh hơn nhiều. Bắt đầu từ đây, không còn đường rải nhựa nữa vì thế sẽ không còn cơ hội đẻ những đoàn du lịch lười biếng bén mảng đến đây. Chỉ còn lại thiên nhiên hùng vĩ và những du hành gia chịu cam khổ cuốc bộ đến đây. Sau Ushisar là hệ thống các con đường đi hiking. Tuy không được quy hoạch với các biển chỉ dẫn như tại khác khu rừng quốc gia Châu Âu mà tôi đã từng đi, nhưng việc xác định phương hướng cũng không khó khăn lắm. Tôi vốn dĩ đã có sãn một chiếc bản đồ hiking được cung cấp bởi cô chủ nhà hostel ở Goreme, cũng khá là chi tiết. Đi xa hơn Ushisar một chút, tôi rơi vào thung lũng White Valley. 

 Tại sao lại có tên này thì cũng không khó đoán, toàn bộ thung lũng là một màu trắng muốt bao phủ. Nhìn từ xa, các khối đá trông giống như những ụ kem ốc quế đang chảy xuống. Một số người địa phương kể cho tôi rằng thung lũng này đã từng là trường quay cho bộ phim chiến tranh giữa các vì sao. 

 Tôi không có dịp kiểm tra sự xác thực của thông tin này nhưng tôi nghĩ việc chọn nơi này để làm các bộ phim viễn tưởng cũng rất là thích hợp. Cứ nhìn vào các dải đá trắng muốt như thế này thì người ta sẽ cảm giác như được đặt chân đến mặt trăng hay ở hành tinh khác. 

Ngay sát White Valley là một thung lũng nhỏ khác có tên là Love Valley. Không quá khó để đoán được tại sao thung lũng này lại liên quan đến tình yêu vì hình dáng của các cột đá giống như dương vật khổng lồ đang cương lên. Chào mừng bạn đến vùng đất của những dương vật khổng lồ ! Cứ lần theo con đường mòn thì tôi đến được thung lũng Pigeon Valley, thung lũng chim bồ câu. 

người ta khoét hẳn một lỗ to đùng bên trong và để nhiều hạt kê cho chim ăn và chúng tiện thể ỉa luôn trong đó. Người dân thu hồi lại phân chim để sử dụng cho phân bón
 Có tên như vậy vì nơi đây tập trung rất nhiều hẻm đá được khoét lỗ để chim bồ câu ở. Tôi nghĩ chim bồ câu ở vùng Cappadocia là những chú chim hạnh phúc nhất trái đất này vì chúng được nuôi cho ăn và chẳng bào giờ bị làm thịt. Có hai lý do tại sao người dân nơi đây không ăn thịt chim bồ câu. Thứ nhất, người Thổ theo đạo Hồi và trong đạo này thì chim bồ câu là một loài vật linh thiêng. Thứ hai, phân chim bồ câu cực kỳ tốt cho phân bón và nó thực sự là một nguyên liệu hiếm quý ở Cappadocia, một vùng nổi tiếng cằn cỗi. Nhờ phân chim mà người dân địa phương có thể chăm bón nuôi vườn tược. Tôi được biết tại đây, người ta chủ yếu trồng cây dưa hấu, bí ngô, mơ, cà chua và nho 

Hành trình ngày tiếp theo của tôi là xâm nhập vào bộ đôi thung lũng Rose Valley và Red Valley. Người ta đặt cái tên này cũng có lý của nó vì Red Valley có đặc thù là một dải núi đá có bề mặt màu đỏ và đặc biệt là vào thời điểm hoàng hôn dưới ánh nắng mặt trời thì Red Valley lại càng đỏ thắm tuyệt đẹp. Còn Rose Valley có tên như vậy vì sườn dải núi này bị gió và nước biển cách đây hàng triệu năm làm sói mòn dần và tạo ra những hẻm đá có hình thù giống như nụ hoa hồng, nên có tên là rose. 

những cánh hoa hồng bằng đá...
Hai thung thũng này thì cũng chỉ cách Goreme tầm 5km và nhìn thấy rất rõ từ xa. Tuy nhiên, để đến được đó thì lại là vấn đề khác. Không có đường nào dẫn thẳng đến mà tôi phải đi lách qua một thung lũng trung gian có tên là Meskendir. 

thung lũng Red Valley phía xa nhìn từ Meskendir Valley
 Thung lũng này là một quần thể các hẻm núi mà người dân địa phương khoét các lỗ hổng ở độ cao vài chục mét làm nhà ở cách đây vài trăm năm. Ngoài ra, để đi qua được thung lũng này, tôi cũng phải đi qua một số đường hầm tự nhiên. 

 Và khi đi ra khỏi thung lũng Meskendir, tôi dễ dàng tìm thấy một biển chỉ dẫn đường đến thung lũng Rose Valley, sản phẩm của tạo hóa sau 8 triệu năm điêu khắc của gió và nước. Dọc theo  thung lũng này là một loạt các mỏm đá với những hình thù kỳ quặc. Chúng làm tôi liên tưởng đến các hòn đảo hình thù kỳ quái ở vịnh Hạ Long. 

lúc thì trông giống kem ốc quế chảy
lúc thì giống chó sủa
hay là "ngón tay của chúa"
đi qua hẻm đá này là tôi chính thức ra khỏi Rose Valley và đi sang Red Valley, dãy núi gần như chạy song song với Rose Valley
màu ửng hồng của dãy đá chính là nguồn gốc cái tên của Red Valley
Lúc tôi quay trở lại Goreme  thì cũng đã xế chiều. Tôi không quên đi lên một ngọn đồi cạnh đó để ngắm cảnh hoàng hôn và toàn cảnh thung lũng Rose Valley và Red Valley  thật là huyền ảo. Chúng khiến tôi liên tưởng đến quang cảnh miền Tây nước Mỹ với những đại vực Canyon. Tuy nhiên, tại đây không có cao bồi, thổ dân da đỏ mà thay vào đó là nhà thờ hồi giáo và lạc đà .


Red Valley và Rose Valley nhìn từ Goreme lúc 12h
và lúc hoàng hôn 18h30

Monday, 1 October 2012

Sóc Trăng là một thành phố đẹp và thơ mộng bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố nằm bên bờ sông Maspero hiền hoà. 

< Chùa Sà Lôn - nét đặc sắc của văn hóa Kh’mer Nam bộ.

Trong quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương, tương lai không xa thành phố Sóc Trăng sẽ trở thành quận Bình An: một trong những quận giữ vai trò trung tâm chính trị của thành phố trực thuộc Trung ương.


< Chùa Dơi.

Về địa danh Sóc Trăng thì có vài truyền thuyết trong đó có ý kiến cho rằng Sóc Trăng do tiếng khmer đọc trại ra từ chữ "Srok Tréang có nghĩa là "Bãi Sậy" vì ngày xưa đất Sóc Trăng có nhiều lau sậy hoang vu.

Sóc Trăng là vùng đất hội tụ nhiều lễ hội, với các phong tục, tập quán đặc trưng từ sự giao thoa văn hóa của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng cộng cư. Chính những lễ hội độc đáo, nét kiến trúc đặc sắc của các ngôi chùa đã làm xao xuyến tâm hồn biết bao du khách khi đặt chân đến địa danh này.

Điểm nhấn của Sóc Trăng là ngôi chùa với hàng ngàn con dơi vắt vẻo trên cây trong khuôn viên, nụ cười chân chất của người dân Khmer và lễ hội Ooc-Om-Bok sôi động.

Địa điểm vui chơi:

Có thể chia các địa danh của Sóc Trăng thành 4 nhóm là: chợ nổi, du lịch sinh thái, du lịch tín ngưỡng và du lịch lịch sử.

Chợ nổi Ngã Năm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của 5 con sông đi 5 ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống.

< Vườn cò Tân Long.

Du lịch sinh thái gồm các điểm như vườn cò Tân Long với hàng ngàn con cò làm tổ, sinh sống là nơi thích hợp để bạn cắm trại và thư giãn trong không gian trong lành, dễ chịu.

Đến vườn cò, bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp thanh bình và thơ mộng của hàng ngàn cánh cò sải dài mỗi sáng khi rời tổ, tiếng râm ran khi hoàng hôn về. Ngoài ra, bạn còn được thưởng thức những món ăn đậm chất dân dã.

< Chùa Sà Lôn.

Cồn Mỹ Phước, nơi bạn thử làm nông dân với trò be mương tát cá hay thoải mái thả bước trong vườn, vịn cành, hái và thưởng thức trái cây tươi ngọt và khu du lịch Bình An, "bản sao" với quy mô nhỏ của công viên văn hoá Đầm Sen Sài Gòn.

Nhóm tham quan tín ngưỡng có các chùa như chùa Sà Lôn, chùa Đất Sét, chùa Kh’lieng và chùa Dơi với nét đặc trưng về kiến trúc và văn hóa. Bên cạnh đó, mỗi chùa cũng có một điểm nhấn riêng. Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) là nét duyên của ngôi chùa sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường để trang trí; chùa Đất Sét với các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp... được tạo ra từ đất sét sống động như thật.

< Chùa Khleang, một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào giữa thế kỷ 16.

Trong chùa có 8 cây nến: 6 cây lớn chưa đốt và 2 cây nhỏ hơn đang cháy. Trọng lượng mỗi cây nến lớn khoảng 200kg, cao 1,6m, ước cháy liên tục khoảng 70 năm. Chùa Kh'leang được xây dựng vào năm 1933 được xem là ngôi chùa cổ nhất tỉnh. Nổi bật nhất trong 4 chùa có thể kể đến chùa Dơi với kiến trúc tuyệt đẹp, cảnh quan trong lành cùng hàng ngàn con dơi treo mình vào ban ngày.

Nhóm du lịch lịch sử của Sóc Trăng gồm căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng, một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp và bảo tàng Khmer Sóc Trăng, một công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer. Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer.

Di chuyển:

Có thể chọn Sài Gòn làm điểm xuất phát, ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở bến xe của tỉnh.

Bằng phương tiện công cộng

Bạn có thể mua vé xe tuyến Sài Gòn – Sóc Trăng tại bến xe Miền đông hay của hãng xe Mai Linh. Giá vé dao động từ 160.000 – 200.000 đồng tùy chất lượng xe. Đến Sóc Trăng, để tiết kiệm và tiện lợi, bạn có thể thuê xe máy.

Bằng phương tiện cá nhân

Sóc Trăng cách Sài Gòn 240km, quãng đường vừa tầm cho một chuyến phượt thú vị. Hướng đi như sau, từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67km nữa là tới Sóc Trăng.

Lưu ý mang đầy đủ giấy tờ nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Trang bị bao tay, khẩu trang, mắt kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.

Đến vào mùa nào?

Bạn có thể đến Sóc Trăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Ngoài ra, nếu muốn hòa mình vào 2 lễ hội Ooc-Om-Bok và đua ghe ngọ, bạn nên thu xếp để tới đây vào dịp tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch).

< Hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng.

Lưu trú:

Khu vực trung tâm Sóc Trăng gồm các tuyến đường 3/2, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi, Hai Bà Trưng… bạn có thể dựa vào địa điểm lưu trú để lên lịch trình cho mình. Lưu ý gọi điện đặt phòng trước khi đến.
Một số khách sạn bạn có thể tham khảo giá trước khi đến như khách sạn Phong Lan, khách sạn Công Đoàn.

Đặc sản Sóc Trăng:

< Bánh phồng tôm "Bãi Xàu".

Là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống nên Sóc Trăng có khá nhiều đặc sản (cả mặn và ngọt) như vịt nấu chao, khô thịt heo, hủ tiếu cá, những món ăn từ xá pấu, bánh gừng của người Khmer.

Một số địa chỉ ăn uống tham khảo:

Búng gỏi già đường Phạm Ngũ Lão và đường Nguyễn Văn Hữu; canh rong biển nấu cá thác lác ở quán Hưng; bánh pía ghé mấy tiệm dọc quốc lộ; bún nước lèo: Quán Cây Nhãn nằm trên đường Võ Đình Sâm; bò nướng ngói: Mỹ Phượng, 63 Phan Bội Châu Ấp Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng…

Mang gì khi đến Sóc Trăng?

- Mang theo quần áo, giày dép tùy ý.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng, dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang theo kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh cơ bản, nhất là thuốc đau bụng.
- Mang theo lều nếu có ý định cắm trại.

Một số cung đường thường gặp:

Sài Gòn – Cần Thơ – Sóc Trăng
Sài Gòn – Sóc Trăng – Cà Mau
Sài Gòn – Sóc Trăng – Bạc Liêu

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Infonet, internet

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống