Làng vạn chài Vung Viêng ở Bái Tử Long, một làng nằm trong hàng ngàn hòn đảo của Vịnh Hạ Long thơ mộng. Đôi, ba lần đi qua, tự nhiên tôi cứ nghĩ cái tên Vung Viêng (tên cổ là Vung Vênh) phải là “Chông Chênh” mới đúng.
“Cao nhất là núi Vung Viêng
Thấp nhất là biển, cao hơn là trời”…
Nghe cái tên của làng vạn chài Vung Viêng ở Bái Tử Long (Quảng Ninh), một làng nằm trong hàng ngàn hòn đảo của Vịnh Hạ Long thơ mộng, đôi ba lần đi qua tự nhiên tôi cứ nghĩ cái tên Vung Viêng (tên cổ là Vung Vênh) phải là “Chông Chênh” mới đúng. Bởi lẽ cái làng nổi với hơn năm chục nóc nhà đã bao đời nay vẫn chông chênh tựa lưng vào vách núi chống lại thiên tai, gió bão của trời, sóng nước của biển khơi để tồn tại, hình thành và phát triển.
Chông chênh làng Vung Viêng
Làng có từ lâu rồi, lâu bao nhiêu chẳng ai rõ. Ngày xưa chắc cũng có bãi đất, bãi cát, vì mỗi khi thủy triều rút dưới đáy vịnh vẫn còn vài dấu tích của móng nhà, công trình được xây bằng đá. Và người dân của làng vẫn vớt được nhiều đồ gốm sành nâu thô mộc, cùng những nét vạch thẳng từ trên xuống trông như gốm Thổ Hà. Đồ gốm này có thể do dân địa phương tự sản xuất, và cũng có thể do các thương lái vận chuyển từ đất liền ra bán cho các làng, các thuyền, hoặc mang đi đâu xa hơn nữa. Bởi lẽ từ Vung Viêng đi ra thương cảng Vân Đồn chẳng bao xa, chỉ đôi ba tiếng đi thuyền là tới. Thôi thì nhờ các nhà nghiên cứu lịch sử vậy…
Tên cũ của khu gọi là khu Cặp Dè. Với những địa danh như Cống Vung Viêng, Cống Đỏ, Cống Đầm. Làng chài Vung Viêng là hệ thống làng nổi trên biển. Cuộc sống sinh hoạt của cả làng chỉ trên bè. Trước kia các gia đình sống trên thuyền, họ tập trung vào cái vịnh nhỏ để chống gió bão. Lâu dần thành làng, qua thời gian họ dựng những ngôi nhà tạm bằng gỗ, tre, lá. Rồi bè mái lá, vách gỗ, thay bằng bè mái bằng, mái úp. Hiện đại bây giờ thì lợp mái tôn, mái lá bộc lưới cũ lên chống gió.
Các bè được đặt lên những thanh gỗ dài từ 5 đến 7m. Gỗ làm công trình có gỗ táu là tốt nhất. Các cây gỗ được kết cấu bằng bu long sắt. Toàn bộ sức nặng được đặt lên hệ thống phao nổi bằng thùng phuy cũ, xốp được bọc bằng những tấm bạt chống nước. Dân gọi đó là móng nhà.
Nhìn những khu lán bè màu sắc sặc sỡ, nâu, đỏ, vàng, xanh. Tựa lưng vào vách núi đen thẫm, mốc thếch chằng chịt những vết nứt xẻ ngang, xẻ dọc do kiến tạo địa chất được in bóng xuống biển xanh trông như những bức tranh ấn tượng thật đẹp.
Cuộc sống của làng chài Vung Viêng bao đời nay sống với biển và thu lợi từ biển. Làng không có những đội tàu to để đi đánh bắt xa bờ. Thuyền thì nhỏ, tài nguyên biển càng ngày càng cạn kiệt bởi cánh đánh bắt, môi trường biển bị hủy hoại, rồi còn thiên tai, gió bão. Cá to, tôm lớn họa hoằn lắm mới được vài con. Vài chiếc thuyền te lưới xòe ra như càng cua chỉ loanh quanh trên vịnh hớt cá nổi như cá mòi, cá đối, cá sơn và cá ót… Dưới chân những khe núi, vài chiếc mủng bám theo khe, hốc đá để bắt con hà, con cua và cá tôm nhỏ. Cuộc sống của dân làng còn nghèo lắm, cư dân của làng ngày càng đông, nguồn lợi từ biển càng ngày càng cạn kiệt, xăng dầu, nguyên vật liệt càng ngày càng đắt đỏ.
Trước những khó khăn như vậy các cán bộ tỉnh, xã cùng mọi người luôn tìm các biện pháp để cải tạo ngư trường cũng như cách để phát triển cho làng xã mình. Và hợp tác xã Vung Viêng được thành lập. Anh Vũ Văn Hùng người làm trưởng thôn đã 12 năm nay. Cũng đã ngần đấy năm chứng kiến thăng trầm của gia đình, làng xóm của mình, tâm sự với tôi: “Anh vẫn chỉ đau đáu một nỗi niềm làm sao dân bớt nghèo, thôn xóm an ninh tốt, không đánh bắt cá bằng mìn để bảo vệ tài nguyên. Và quan trọng nhất là chuyện vui chơi, học tập cho các cháu, tương lai của làng”. Anh cũng như mọi người làng Vung Viêng hiểu rằng quê hương mình vẫn còn đó tiềm năng. Bởi lẽ một phần của di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam – Vịnh Hạ Long.
Tiềm năng của làng Vung Viêng
Vịnh Hạ Long đã và đang là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Làng Vung Viêng của Bái Tử Long cũng nằm trong hệ thống đó. Nó nằm chếch phía đông – bắc của Việt Nam gần sát với các mỏ than Cửa Ông – Hòn Gai - Cẩm Phả và Thương cảng Vân Đồn xưa, đi ngược lên nữa là cửa khẩu Móng Cái, bãi biển Trà Cổ. Nơi đây là vùng kinh tế lớn của đất nước trong tương lai. Và cũng chính nơi đây vẫn còn ẩn giấu sự hoang sơ tiềm ẩn của thiên nhiên như rừng, hang động, bãi tắm cùng những vịnh nhỏ kín gió rất thuận tiện cho việc nuôi cấy ngọc trai và nuôi trồng thủy sản.
Thuyền đưa tôi ra đảo là thuyền buồm gõ đóng theo lối cổ truyền của Hạ Long. Chiếc thuyền của hợp tác xã Vạn Chài Vung Viêng được đóng để phục vụ khách du lịch dạo chơi trong vịnh. Với hai buồm chừng trăm m2 khi đi chơi chủ yếu chạy bằng gió. Từ bến Cọc Năm bên Hòn Gai ra đảo chừng một tiếng đồng hồ. Nhìn những dãy núi đá vôi đủ các loại hình thù trải dài hết tầm mắt. Làng Vung Viêng cũng nằm trong rặng núi như vậy, gồm có núi Vung Viêng (cao nhất Vịnh Hạ Long), núi Vụng Hà rồi Hang Cao…
Làng rất bình dị, thấp thoáng vài lán bè tựa lưng vào núi những chiếc bè loong lai với các phao nổi tròn như quả bóng xếp hàng thẳng tắp, đó là các bè nuôi cấy ngọc trai biển. Càng vào làng không gian càng mở, không ai biết mình sẽ đi đâu giữa cái trùng trùng điệp điệp của núi, của biển, của mây trời. Thỉnh thoảng vài con chim như: cò đen, cò lửa, quạ rồi sáo đá bay ra quàng quạc vài tiếng rồi lại mất hút vào núi. Trung tâm của làng là ngôi nhà bè to và đẹp nhất, đó là nhà cộng đồng.
Bên cạnh đó, cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ và một lớp học cho các cháu. Ngồi trên bè có thể quan sát gần hết các hộ của làng. Phía trước là cổng làng (gọi là Hang Cao) cái hang xuyên thủng qua núi nóc là đá, dưới là biển. Các lán nuôi cá bè nằm dọc theo các vách núi. Các bè cá nằm ngay dưới gầm sàn dưới sân. Những con cá giò, cá song, cá vược được nuôi khá to để phục vụ cho hệ thống nhà hàng, khách sạn hoặc xuất khẩu, cũng có bè nuôi cá cảnh phục vụ thú chơi như cá tai voi, cá ông lão, cá mó rất đẹp.
Từng Vung Viêng, khách du lịch có thể đi thăm đảo Mặt Quỷ, khu Bảy Giếng, đi đánh bắt cá ở Vũng Hà, thăm rừng nguyên sinh ở đảo Trà Bàn, Vân Đồn… rồi hệ thống các bãi tắm nhỏ nằm dưới chân núi như ở Ngọc Vừng hay đảo Vạn Giò. Những bãi này còn hoang sơ, rất phù hợp cho các nhóm du lịch nhỏ. Rồi còn các hang động. Cũng từ Vung Viêng, mất đôi ba giờ trên tàu là đến đảo Quan Lạn, nơi có ngôi đình làng nổi tiếng về kiến trúc. Tại đây, nhiều dấu tích khảo cổ được tìm thấy chứng t tỏ một thời vàng son của thương cảng Vân Đồn.
Công việc mới cùng thách thức mới
Nhìn ra được tiềm năng của một vùng biển, với cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú. Cũng những nét đặc trưng văn hóa ngư dân đa dạng và có bề dày lịch sử. Các công ty du lịch tìm đến làng. Họ đến để hợp tác, để cùng nhau phát triển. Cả làng cũng dang tay chào đón. Bởi họ hiểu thời cơ để phát triển kinh tế, để xóa dần đói nghèo đã đến. Nhưng để làm được họ sẽ phải học từ đầu. Từ khi Hạ Long lên thành phố, xã Vung Viêng giờ đây thuộc phường Hùng Thắng. Anh Hùng, vừa là trưởng thôn, vừa tham gia tổ bảo vệ trật tự, vừa phải lo công việc giữ gìn vệ sinh môi trường của xóm. Trong chương trình "Vì một Hạ Long xanh” được tài trợ bởi các công ty du lịch như Tropical Sails, Indochina Junk và Foot print với dự án xử lý rác thải ở Vung Viêng.
Ngoài thời gian làm việc, cả làng lại tự làm sạch nhà của mình, khu quang bè cá và bất cứ ai đi trên biển, nhìn thấy rác là nhặt. Cụ Lãng đã gần 80 tuổi, một mình một thuyền nhỏ ngày rong ruổi trong Vung Viêng nhặt rác. Các loại rác như ni lon, vụn của phao xốp, vỏ chai, cụ nhặt để riêng từng khu. Xác cá chết, rau cỏ thừa, rác hữu cơ được đốt lên cho vào các hốc đá với đất để trồng rau, dưa, bí. Hơn ba chục cái đò do thanh niên mặc quần áo đồng phục chèo đưa khách từ tàu lớn đi chơi trong làng.
Cửa hàng lưu niệm gần nhà cộng đồng bán đồ lưu niệm, tranh nghệ thuật cho khách than quan. Và sắp tới là vé tham quan làng tất cả đều được trích ra một phần để đóng góp xây dựng, bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cấp cơ sở vật chất của làng. Tất cả hướng đến mục tiêu có thể đón khách ở lại ngay trong làng để được tham gia các sinh hoạt của một làng chài Hạ Long. Để làm được như vậy dân làng rất cần sự quan tâm của thành phố cũng như sự chia sẻ một phần quyền lợi của các công ty du lịch.
Một ngày mới bắt đầu, vài lán bè khói bốc lên từ bếp quyện vào núi đá như mây mù. Cả làng bắt tay vào công việc thường ngày. Trên những chiếc đò nhỏ học sinh đến lớp. Tiếng chào thầy, chào cô cùng những tiếng cười trong trẻo âm vang phá vỡ sự yên tĩnh trên vịnh. Ngồi trên nhà cộng đồng nhìn ra xa, những hạt mưa nhỏ rơi xuống mặt biển tạo ra hàng triệu vòng tròn nhỏ loang ra, lăn tăn như hoa nở.
Tôi cũng mong hoa nở, ấm no, hạnh phúc cho cái làng Vung Viêng bé nhỏ này. Bởi lẽ đã bao năm chông chênh trước thiên nhiên, sóng biển, giờ đây với công việc mới hy vọng sự hợp tác của làng với các công ty du lịch, với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành sẽ phát triển để vịnh Hạ Long mãi là điểm đến hấp dẫn cho tất cả mọi người.
Tới thăm làng chài biển Vung Viêng
Du lịch, GO! - Theo Trần Đỗ Nghĩa (báo An Ninh Thủ Đô), internet
“Cao nhất là núi Vung Viêng
Thấp nhất là biển, cao hơn là trời”…
Nghe cái tên của làng vạn chài Vung Viêng ở Bái Tử Long (Quảng Ninh), một làng nằm trong hàng ngàn hòn đảo của Vịnh Hạ Long thơ mộng, đôi ba lần đi qua tự nhiên tôi cứ nghĩ cái tên Vung Viêng (tên cổ là Vung Vênh) phải là “Chông Chênh” mới đúng. Bởi lẽ cái làng nổi với hơn năm chục nóc nhà đã bao đời nay vẫn chông chênh tựa lưng vào vách núi chống lại thiên tai, gió bão của trời, sóng nước của biển khơi để tồn tại, hình thành và phát triển.
Chông chênh làng Vung Viêng
Làng có từ lâu rồi, lâu bao nhiêu chẳng ai rõ. Ngày xưa chắc cũng có bãi đất, bãi cát, vì mỗi khi thủy triều rút dưới đáy vịnh vẫn còn vài dấu tích của móng nhà, công trình được xây bằng đá. Và người dân của làng vẫn vớt được nhiều đồ gốm sành nâu thô mộc, cùng những nét vạch thẳng từ trên xuống trông như gốm Thổ Hà. Đồ gốm này có thể do dân địa phương tự sản xuất, và cũng có thể do các thương lái vận chuyển từ đất liền ra bán cho các làng, các thuyền, hoặc mang đi đâu xa hơn nữa. Bởi lẽ từ Vung Viêng đi ra thương cảng Vân Đồn chẳng bao xa, chỉ đôi ba tiếng đi thuyền là tới. Thôi thì nhờ các nhà nghiên cứu lịch sử vậy…
Tên cũ của khu gọi là khu Cặp Dè. Với những địa danh như Cống Vung Viêng, Cống Đỏ, Cống Đầm. Làng chài Vung Viêng là hệ thống làng nổi trên biển. Cuộc sống sinh hoạt của cả làng chỉ trên bè. Trước kia các gia đình sống trên thuyền, họ tập trung vào cái vịnh nhỏ để chống gió bão. Lâu dần thành làng, qua thời gian họ dựng những ngôi nhà tạm bằng gỗ, tre, lá. Rồi bè mái lá, vách gỗ, thay bằng bè mái bằng, mái úp. Hiện đại bây giờ thì lợp mái tôn, mái lá bộc lưới cũ lên chống gió.
Các bè được đặt lên những thanh gỗ dài từ 5 đến 7m. Gỗ làm công trình có gỗ táu là tốt nhất. Các cây gỗ được kết cấu bằng bu long sắt. Toàn bộ sức nặng được đặt lên hệ thống phao nổi bằng thùng phuy cũ, xốp được bọc bằng những tấm bạt chống nước. Dân gọi đó là móng nhà.
Nhìn những khu lán bè màu sắc sặc sỡ, nâu, đỏ, vàng, xanh. Tựa lưng vào vách núi đen thẫm, mốc thếch chằng chịt những vết nứt xẻ ngang, xẻ dọc do kiến tạo địa chất được in bóng xuống biển xanh trông như những bức tranh ấn tượng thật đẹp.
Cuộc sống của làng chài Vung Viêng bao đời nay sống với biển và thu lợi từ biển. Làng không có những đội tàu to để đi đánh bắt xa bờ. Thuyền thì nhỏ, tài nguyên biển càng ngày càng cạn kiệt bởi cánh đánh bắt, môi trường biển bị hủy hoại, rồi còn thiên tai, gió bão. Cá to, tôm lớn họa hoằn lắm mới được vài con. Vài chiếc thuyền te lưới xòe ra như càng cua chỉ loanh quanh trên vịnh hớt cá nổi như cá mòi, cá đối, cá sơn và cá ót… Dưới chân những khe núi, vài chiếc mủng bám theo khe, hốc đá để bắt con hà, con cua và cá tôm nhỏ. Cuộc sống của dân làng còn nghèo lắm, cư dân của làng ngày càng đông, nguồn lợi từ biển càng ngày càng cạn kiệt, xăng dầu, nguyên vật liệt càng ngày càng đắt đỏ.
Trước những khó khăn như vậy các cán bộ tỉnh, xã cùng mọi người luôn tìm các biện pháp để cải tạo ngư trường cũng như cách để phát triển cho làng xã mình. Và hợp tác xã Vung Viêng được thành lập. Anh Vũ Văn Hùng người làm trưởng thôn đã 12 năm nay. Cũng đã ngần đấy năm chứng kiến thăng trầm của gia đình, làng xóm của mình, tâm sự với tôi: “Anh vẫn chỉ đau đáu một nỗi niềm làm sao dân bớt nghèo, thôn xóm an ninh tốt, không đánh bắt cá bằng mìn để bảo vệ tài nguyên. Và quan trọng nhất là chuyện vui chơi, học tập cho các cháu, tương lai của làng”. Anh cũng như mọi người làng Vung Viêng hiểu rằng quê hương mình vẫn còn đó tiềm năng. Bởi lẽ một phần của di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam – Vịnh Hạ Long.
Tiềm năng của làng Vung Viêng
Vịnh Hạ Long đã và đang là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Làng Vung Viêng của Bái Tử Long cũng nằm trong hệ thống đó. Nó nằm chếch phía đông – bắc của Việt Nam gần sát với các mỏ than Cửa Ông – Hòn Gai - Cẩm Phả và Thương cảng Vân Đồn xưa, đi ngược lên nữa là cửa khẩu Móng Cái, bãi biển Trà Cổ. Nơi đây là vùng kinh tế lớn của đất nước trong tương lai. Và cũng chính nơi đây vẫn còn ẩn giấu sự hoang sơ tiềm ẩn của thiên nhiên như rừng, hang động, bãi tắm cùng những vịnh nhỏ kín gió rất thuận tiện cho việc nuôi cấy ngọc trai và nuôi trồng thủy sản.
Thuyền đưa tôi ra đảo là thuyền buồm gõ đóng theo lối cổ truyền của Hạ Long. Chiếc thuyền của hợp tác xã Vạn Chài Vung Viêng được đóng để phục vụ khách du lịch dạo chơi trong vịnh. Với hai buồm chừng trăm m2 khi đi chơi chủ yếu chạy bằng gió. Từ bến Cọc Năm bên Hòn Gai ra đảo chừng một tiếng đồng hồ. Nhìn những dãy núi đá vôi đủ các loại hình thù trải dài hết tầm mắt. Làng Vung Viêng cũng nằm trong rặng núi như vậy, gồm có núi Vung Viêng (cao nhất Vịnh Hạ Long), núi Vụng Hà rồi Hang Cao…
Làng rất bình dị, thấp thoáng vài lán bè tựa lưng vào núi những chiếc bè loong lai với các phao nổi tròn như quả bóng xếp hàng thẳng tắp, đó là các bè nuôi cấy ngọc trai biển. Càng vào làng không gian càng mở, không ai biết mình sẽ đi đâu giữa cái trùng trùng điệp điệp của núi, của biển, của mây trời. Thỉnh thoảng vài con chim như: cò đen, cò lửa, quạ rồi sáo đá bay ra quàng quạc vài tiếng rồi lại mất hút vào núi. Trung tâm của làng là ngôi nhà bè to và đẹp nhất, đó là nhà cộng đồng.
Bên cạnh đó, cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ và một lớp học cho các cháu. Ngồi trên bè có thể quan sát gần hết các hộ của làng. Phía trước là cổng làng (gọi là Hang Cao) cái hang xuyên thủng qua núi nóc là đá, dưới là biển. Các lán nuôi cá bè nằm dọc theo các vách núi. Các bè cá nằm ngay dưới gầm sàn dưới sân. Những con cá giò, cá song, cá vược được nuôi khá to để phục vụ cho hệ thống nhà hàng, khách sạn hoặc xuất khẩu, cũng có bè nuôi cá cảnh phục vụ thú chơi như cá tai voi, cá ông lão, cá mó rất đẹp.
Từng Vung Viêng, khách du lịch có thể đi thăm đảo Mặt Quỷ, khu Bảy Giếng, đi đánh bắt cá ở Vũng Hà, thăm rừng nguyên sinh ở đảo Trà Bàn, Vân Đồn… rồi hệ thống các bãi tắm nhỏ nằm dưới chân núi như ở Ngọc Vừng hay đảo Vạn Giò. Những bãi này còn hoang sơ, rất phù hợp cho các nhóm du lịch nhỏ. Rồi còn các hang động. Cũng từ Vung Viêng, mất đôi ba giờ trên tàu là đến đảo Quan Lạn, nơi có ngôi đình làng nổi tiếng về kiến trúc. Tại đây, nhiều dấu tích khảo cổ được tìm thấy chứng t tỏ một thời vàng son của thương cảng Vân Đồn.
Công việc mới cùng thách thức mới
Nhìn ra được tiềm năng của một vùng biển, với cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú. Cũng những nét đặc trưng văn hóa ngư dân đa dạng và có bề dày lịch sử. Các công ty du lịch tìm đến làng. Họ đến để hợp tác, để cùng nhau phát triển. Cả làng cũng dang tay chào đón. Bởi họ hiểu thời cơ để phát triển kinh tế, để xóa dần đói nghèo đã đến. Nhưng để làm được họ sẽ phải học từ đầu. Từ khi Hạ Long lên thành phố, xã Vung Viêng giờ đây thuộc phường Hùng Thắng. Anh Hùng, vừa là trưởng thôn, vừa tham gia tổ bảo vệ trật tự, vừa phải lo công việc giữ gìn vệ sinh môi trường của xóm. Trong chương trình "Vì một Hạ Long xanh” được tài trợ bởi các công ty du lịch như Tropical Sails, Indochina Junk và Foot print với dự án xử lý rác thải ở Vung Viêng.
Ngoài thời gian làm việc, cả làng lại tự làm sạch nhà của mình, khu quang bè cá và bất cứ ai đi trên biển, nhìn thấy rác là nhặt. Cụ Lãng đã gần 80 tuổi, một mình một thuyền nhỏ ngày rong ruổi trong Vung Viêng nhặt rác. Các loại rác như ni lon, vụn của phao xốp, vỏ chai, cụ nhặt để riêng từng khu. Xác cá chết, rau cỏ thừa, rác hữu cơ được đốt lên cho vào các hốc đá với đất để trồng rau, dưa, bí. Hơn ba chục cái đò do thanh niên mặc quần áo đồng phục chèo đưa khách từ tàu lớn đi chơi trong làng.
Cửa hàng lưu niệm gần nhà cộng đồng bán đồ lưu niệm, tranh nghệ thuật cho khách than quan. Và sắp tới là vé tham quan làng tất cả đều được trích ra một phần để đóng góp xây dựng, bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cấp cơ sở vật chất của làng. Tất cả hướng đến mục tiêu có thể đón khách ở lại ngay trong làng để được tham gia các sinh hoạt của một làng chài Hạ Long. Để làm được như vậy dân làng rất cần sự quan tâm của thành phố cũng như sự chia sẻ một phần quyền lợi của các công ty du lịch.
Một ngày mới bắt đầu, vài lán bè khói bốc lên từ bếp quyện vào núi đá như mây mù. Cả làng bắt tay vào công việc thường ngày. Trên những chiếc đò nhỏ học sinh đến lớp. Tiếng chào thầy, chào cô cùng những tiếng cười trong trẻo âm vang phá vỡ sự yên tĩnh trên vịnh. Ngồi trên nhà cộng đồng nhìn ra xa, những hạt mưa nhỏ rơi xuống mặt biển tạo ra hàng triệu vòng tròn nhỏ loang ra, lăn tăn như hoa nở.
Tôi cũng mong hoa nở, ấm no, hạnh phúc cho cái làng Vung Viêng bé nhỏ này. Bởi lẽ đã bao năm chông chênh trước thiên nhiên, sóng biển, giờ đây với công việc mới hy vọng sự hợp tác của làng với các công ty du lịch, với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành sẽ phát triển để vịnh Hạ Long mãi là điểm đến hấp dẫn cho tất cả mọi người.
Tới thăm làng chài biển Vung Viêng
Du lịch, GO! - Theo Trần Đỗ Nghĩa (báo An Ninh Thủ Đô), internet